Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Giêng hai lai rai về đa nguyên đa đảng

(Rút từ facebook của Phạm Nguyên Trường)

 

I. Đa nguyên

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một khu rừng tự nhiên chỉ có một loại cây hay chưa? Câu trả lời chắc chắn là: Chưa! Rừng tự nhiên bao giờ cũng có nhiều loại cây, nhiều tầng lá, cây nọ sống dựa vào cây kia, cây này che nắng cho cây kia, cây này giữ nước cho cây kia, lá của cây này bị sâu ăn thì cây kia có hoa thu hút ong tới để diệt bớt sâu đi… vì thế mà rừng tự nhiên không cần bón phân, không cần tưới nước hay bắt sâu. Nhưng nếu muốn khu rừng chỉ có một loại cây thì sẽ phải can thiệp thường xuyên: làm cỏ, bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu…

Xã hội loài người cũng vậy, chín người mười ý, trăm người bán, vạn người mua là sự thường. Chỉ nói một thứ là món quà sáng thôi cũng đã thấy là muôn hình vạn trạng rồi: phở, bún, bánh cuốn, bánh đúc… mỗi thứ lại có rất nhiều biến thể, ví dụ, phở thì lại có phở bò, phở gà, trong phở bò thì lại có tái, chín, gầu gân, v.v. Giả sử bây giờ có một ông vua (lãnh tụ, đảng…) nào đó tự nhận là biết tuốt và hạ lệnh tất cả mọi người buổi sáng chỉ được ăn phở thôi, rồi cấm tất cả các món quà khác thì sẽ ra sao? Chắc chắn là những người thích bún, bánh cuốn, bánh đúc… và những người biết làm những món đó sẽ đau khổ và sẽ tìm cách “lách luật”. Muốn mọi người tuân lệnh thì phải có biện pháp cấm đoán và có lực lượng thực thi những biện pháp này. Thế là xã hội phải gánh chịu những chi phí vô ích. Cái gì đúng với quà sáng thì cũng đúng với ngôn ngữ, tôn giáo, văn học, tư tưởng… Cấm đoán bao giờ cũng gây ra đau khổ và chi phí vô ích.

Đa nguyên làm cho xã hội trở thành sống động hơn, vui tươi hơn và ít tốn kém chi phí quản lí hơn. Như có một bàn tay vô hình điều tiết tất cả và tất cả mọi người đều tìm được vị trí của mình. Nhưng muốn làm cho xã hội trở thành nhất nguyên thì phải có sự can thiệp từ bên ngoài:

1. Lực lượng mạnh thân thiện ở bên ngoài, ví dụ, Liên Xô giàu tài nguyên bao cấp cho những nước như Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan… Khi Liên Xô không muốn hay không còn bao cấp được nữa thì các nước nhất nguyên kia tan rã.

2. Kẻ thù đầy sức mạnh ở bên ngoài: kẻ thù là lực lượng cố kết nhân tâm. Vì vậy mà các nước nhất nguyên luôn luôn nói đến thế lực thù địch, nói đến kẻ thù, thậm chí khi không có kẻ thù cũng phải tìm cho ra kẻ thù.

Không còn lực lượng thân thiện hay kẻ thù đầy sức mạnh ở bên ngoài thì các chế độ nhất nguyên sẽ không có lí do và không thể tồn tại được.

II. Đa đảng

Khi xã hội chỉ có một mục đích, ví dụ, đánh đuổi quân xâm lược nước ngoài hoặc có nền kinh tế hướng tới một thành phần như trong thời bao cấp mà có người gọi là nền kinh tế “một nồi cháo chung” thì có lẽ nhiều đảng phái sẽ làm người ta phân tâm, nhiệm vụ chung khó có thể hoàn thành một cách mĩ mãn. Nhưng trong xã hội với nền kinh tế thị trường thì nhất định sẽ xuất hiện những nhóm lợi ích khác nhau, ví dụ, nông dân không muốn mở cửa thị trường nông sản, trong khi người tiêu dùng ở thành thị lại muốn mở cửa thị trường này; hay ngành công nghiệp lắp ráp ô tô muốn tăng thuế đánh vào ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, v.v.

Thêm nữa, ngay cả những giá trị mà chúng ta tôn trọng không phải lúc nào cũng tương thích với nhau. Ví dụ, tự do và bình đẳng. Mọi người đều biết rằng muốn xã hội phát triển thì phải có tự do, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do thể hiện, tự do làm những việc mà luật pháp không cấm, tự do hợp đồng, v.v. Vì vậy mà có những người ủng hộ tự do hết lòng, thậm chí đến mức cực đoan. Nhưng tự do quá thì khoảng cách giàu nghèo sẽ rất lớn, đe dọa sự ổn định, thậm chí đe dọa sự tồn tại của chính xã hội. Vì vậy mà lại có những người ủng hộ bình đẳng đến mức cực đoạn. (Chính trường Mĩ là ví dụ điển hình cho hai trường phái này: Đảng Cộng hòa ủng hộ tự do nghĩa là thuế khóa thấp, hạn chế chi tiêu cho các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế… và bất bình đẳng gia tăng. Ngược lại, Đảng Dân chủ ủng hộ bình đẳng, thuế khóa cao, đầu tư nhiều vào y tế, giáo dục… và kinh tế không thể phát triển được. Đấy là lí do vì sao hai đảng này thường luân phiên nhau cầm quyền).

Những nhóm lợi ích, những người ủng hộ tư tưởng tự do hay tư tưởng bình đẳng hoặc bất kì tư tưởng nào khác thành lập các tổ chức xã hội dân sự, các hiệp hội và các nhóm vận động hành lang… nhằm thúc đẩy quyền lợi hoặc tư tưởng của mình. Chặt chẽ nhất trong các tổ chức nói trên là các đảng phái chính trị hay chính đảng. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia bằng cách tham gia vào chính trường.

Như vậy, đa nguyên, đa đảng là những hiện tượng tự nhiên của xã hội loài người trên con đường phát triển, chứ không phải là thoái hóa về tư tưởng hay đạo đức như có người nói. Ngược lại, các đảng phái, các tổ chức xã hội dân sự, các hiệp hội và các nhóm vận động hành lang… là những tổ chức hoạt động công khai (tốt hơn hẳn những nhóm hoạt động ngầm), người dân có thể tham gia hay phản biện và sử dụng những tổ chức đó làm áp lực với chính quyền. Các đảng phái mất lòng dân đang cầm quyền sẽ bị các đảng phái khác thay thế bằng biện pháp hòa bình, thông qua bầu cử. Đa đảng không làm cho xã hội hỗn loạn như một số người cố tình hiểu sai.