Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

KÝ TÊN ỦNG HỘ TIẾN SĨ NGUYỄN QUANG A ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA 14 (2016)

TS Nguyễn Quang A, nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với cộng đồng người Việt trong ngoài nước, đã quyết định ứng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016) với tư cách ứng viên độc lập. Việc này thể hiện trách nhiệm chính trị và quyền làm chủ của công dân một nước hướng tới nền dân chủ đích thực. Chúng tôi, những trí thức, văn nghệ sĩ, người hoạt động xã hội, người lao động và những công dân bình thường có tên dưới đây hoàn toàn ủng hộ TS Nguyễn Quang A ứng cử Quốc hội, và yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội tôn trọng quyền tự do ứng cử của ông theo đúng Hiến pháp Việt Nam, không dùng bất kỳ thủ đoạn bất minh nào để ngăn cản ông ứng cử và ngăn cản cử tri bầu cử cho ông.
Chúng tôi xin mời những công dân Việt Nam có tư cách cử tri (từ 18 tuổi trở lên, có quốc tịch Việt Nam) tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ đối với ứng viên Quốc hội Nguyễn Quang A qua việc ký tên và gửi đến hộp thư: ungho.nguyenquanga@gmail.com
Trân trọng giới thiệu tiểu sử và cương lĩnh tranh cử của TS Nguyễn Quang A:
CƯƠNG LĨNH TRANH CỬ
Tôi, Nguyễn Quang A (xem tóm tắt tiểu sử đính kèm), tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14 xin nêu vắn tắt cương lĩnh tranh cử của tôi trước các cử tri.
Tôi đã, đang và sẽ phấn đấu liên tục để đóng góp cho việc xây dựng
- một nước Việt Nam nơi người dân thực sự tham gia vào công việc quản lý đất nước; nơi nhân quyền được bảo đảm; nơi không một ai, một tổ chức nào được đứng trên pháp luật;
- một nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng, phát huy mọi nguồn lực phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống sung túc, giữ môi trường trong sạch cho mọi người và con cháu mai sau;
- một bộ máy hành chính ổn định, chuyên nghiệp, tận tụy, được tuyển chọn theo năng lực và phẩm chất; chống sự tha hóa, sự mua quan bán tước, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;
- một xã hội văn minh, nhân bản nơi người dân có thể sống an bình, an toàn, phát huy văn hóa phong phú, đa dạng, không mê tín dị đoan, đồng cảm và chia sẻ nỗi đau và khó khăn của đồng loại;
- một nền ngoại giao hòa bình, xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc, quan hệ đặc biệt với các nước Asean, các mối quan hệ tốt với các nước khác, nhất là Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, EU nhằm giữ vững sự độc lập chính trị và phát triển kinh tế;
- một nền quốc phòng vững mạnh, có khả năng đánh bại bất kể kẻ xâm lược nào để giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và sự độc lập chính trị.
Nếu trở thành đại biểu Quốc hội tôi có điều kiện thuận lợi hơn để đóng góp cho việc thực hiện những điều trên. Cùng với các đại biểu Quốc hội khác, tôi làm hết sức mình để:
- xây dựng thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực thi các quyền con người và các quyền hiến định của mình, cụ thể là hủy bỏ mọi điều khoản trong Hiến Pháp và luật hiện hành vi phạm các quyền con người, vi phạm các luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có nghĩa vụ thi hành; xây dựng luật về đảng, luật biểu tình, luật về quyền tự do lập hội, luật về quyền tiếp cận thông tin, luật về quyền tự do báo chí, xuất bản, tín ngưỡng, … (chứ không phải luật để quản lý, cản trở các quyền tự do đó); đảm bảo sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau của ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp);
- sửa đổi các luật về kinh doanh và luật dân sự để đảm bảo tuyệt đối tôn trọng quyền sở hữu tư nhân (kể cả quyền sở hữu đất đai), tháo dỡ mọi rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, chống độc quyền, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- sửa đổi các luật về giáo dục, y tế, an toàn thực phẩm, phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo ai cũng được học hành, được bảo vệ sức khỏe và được hưởng phúc lợi xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế;
- giám sát và động viên nhân dân giám sát buộc các tổ chức và quan chức (nhất là các quan chức nhà nước) tuân thủ pháp luật;
- thường xuyên tiếp xúc với cử tri nhằm tập hợp và phản ánh trung thực ý nguyện của người dân.
TÓM TẮT TIỂU SỬ
- Họ và tên: Nguyễn Quang A
- Ngày sinh: 17-10-1946
- Nơi sinh: Bắc Ninh
- Kỹ sư điện tử viễn thông (1971), tiến sĩ (về điện tử viễn thông, 1975, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary), tiến sĩ khoa học (về lý thuyết thông tin, 1987, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary), cựu giáo sư Đại học Kỹ thuật Budapest - Hungary.
- Đã nghiên cứu hay làm việc tại:
+ Viện Kỹ thuật Quân sự (1976-1982)
+ Nhóm nghiên cứu công nghệ Thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (1983-1987) tại Đại học Kỹ thuật Budapest - Hungary
+ Tổng cục Điện tử và Tin học Việt Nam (3 tháng, 1987-88)
+ Tổng giám đốc công ty Genpacific (1988-1993)
+ Chủ tịch công ty Máy tính - Truyền Thông - Điều kiển - 3C (1989 -2012)
+ Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam khóa 3 (1996-2000)
+ Chủ tịch VPBank (1997-2002)
+ Chủ nhiệm khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Sư phạm Hà Nội (2002-2006)
+ Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam - Hungary (2007-2012)
+ Viện trưởng viện Nghiên cứu Phát triển – IDS (2007-2009)
- Hoạt động báo chí
+ Viết cho Tin học và Đời sống từ 1991 (chịu trách nhiệm về tạp chí Tin học và Đời sống từ 1999);
+ Với tư cách nhà báo tự do đã viết (bình luận chính sách) thường xuyên cho Vietnamnet (2000-2011), Kiến thức (2010-2012), Lao Động Cuối tuần (2006-2014), Nông thôn Ngày nay (Dân Việt: 2011-2016), đôi khi cho Sài Gòn Tiếp thị, Tuổi trẻThời báo Kinh tế Sài Gòn.
DANH SÁCH KÝ TÊN ĐỢT 1
1. Hoàng Hưng, nhà thơ - dịch giả, nguyên Trưởng ban VHVN báo Lao Động, phường Tân Định, quận 1, TPHCM
2. Nguyễn Thị Mười, phường Tân Định, quận 1, TPHCM
3. Hoàng Ly, nghệ sĩ thị giác - nhà thơ, phường Tân Định, quận 1, TPHCM
4. Tiết Hùng Thái (Hiếu Tân), nhà văn - dịch giả, phường 7, Vũng Tàu
5. Dương Tường, nhà thơ - dịch giả, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
6. Đặng Anh Đào, PGS, dịch giả, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
7. Phạm Hồng Minh, Đại tá QĐNDVN, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM
8. Trần Phương Liên, Trung tá QĐNDVN, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM
9. Trần Tiến, nhạc sĩ, phường 4, Vũng Tàu
10. Nguyễn Mạnh Tuấn, nhà văn, quận Gò Vấp, TPHCM
11. Đỗ Thị Thanh Hà (Hà Phương), nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Phụ nữ TPHCM, quận Gò Vấp, TPHCM
12. Trần Thị Bích Ngà, nhà giáo, nguyên Hiệu trưởng truờng PTTH Huỳnh Khương Ninh Sài Gòn, phường 4, Vũng Tàu
13. Hoàng Thị Ý Nhi, nhà thơ, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM
14. Nguyễn Lộc, PGS, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM
15. Từ Quốc Hoài, nhà thơ, phường 7, quận Phú Nhuận, TPHCM
16. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Sài Gòn 
17. Lê Hoài Nguyên (cựu đại tá an ninh Thái Kế Toại), nhà thơ, Khu đô thị mới Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
18. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn - nhà báo, phường 4, quận 4 TPHCM
19. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
20. Trần Đồng Minh, nhà giáo, Hà Nội
21. Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, quận 3, TPHCM
22. Phạm Đình Trọng, nhà văn - nhà báo, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Sài Gòn
23. Hoàng Dũng, PGS TS, quận 7, TPHCM
24. Thuỳ Linh, nhà văn, phố Ngọc Hà, Hà Nội
25. Nguyễn Duy, nhà thơ, quận 3, TPHCM
26. Trần Văn Bang (Trần Bang), quận Bình Thạnh, TPHCM
27. Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ Địa Vật lý, đường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
28. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
29. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
30. Vũ Thế Khôi, nhà giáo ưu tú, nguyên Trưởng khoa tiếng Nga Đại học Hà Nội, phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
31. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chú tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
32. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó trưởng ban Ban Văn học Cổ Cận đại Viện Văn học, Hà Nội
33. Tô Lê Sơn, kỹ sư, quận 3 TPHCM
34. Lê Phú Khải, nhà báo, quận Tân Bình TPHCM
35. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hồ Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
36. Trần Trung Chính, nhà báo, quận Hoàng Mai, Hà Nội
37. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, công tác tại Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, TPHCM
38. Trần Thị Tươi, quận Tân Bình, TPHCM
39. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên TBT báo Lao Động, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM
40. Phạm Gia Minh, TS kinh tế, Hà Nội
41. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
42. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, phố Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
43. Nguyễn Tuấn Khanh, bút danh Tuấn Khanh, nhạc sĩ, ký giả, phường 3, quận 5, TPHCM 
44. Nguyễn Khắc Mai, phố Kim Hoa, Hà Nội
45. Trần Thị Băng Thanh, phố Kim Hoa, Hà Nội
46. Bùi Chát, phường Trường Thạnh, quận 9, TPHCM 
47. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, Sài Gòn
48. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, TP HCM   
49. Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), TS Sinh học, Đà Lạt
50. Nguyễn Thị Khánh Trâm, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM
51. Inrasara (Phú Trạm), nhà thơ - nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, Sài Gòn
52. Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu văn học, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội