Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Tưởng nhớ Bửu Chỉ: Linh hồn tuôn chảy

Linh hồn tuôn chảy
Jeffrey Hanfover

Bửu Chỉ là một con người bị ám ảnh. Thì chính ông tự nhận, ông bị ám ảnh “bởi giới hạn của con người và tính vô hạn của không gian và thời gian”. Thế nên bạn thường bắt gặp trong tranh ông hình ảnh con người trông dáng vẻ thê lương, với bàn tay bàn chân khổng lồ, đứng giữa cả mặt trời mặt trăng, đôi cánh tay dài vươn ra như đang khẩn cầu trong cảnh khô cằn bao quanh, hoặc cố níu lấy chiếc kim đồng hồ, để từ từ bị thời gian bóp nghẹt. Đối với Bửu Chỉ, định mệnh của mọi người là “bất hạnh và bất trắc”, và “con người luôn khao khát một điều gì đó làm thay đổi cuộc đời mình. Hắn không bao giờ thỏa mãn với điều mình có”. Và thế là Bửu Chỉ vẽ cái định mức này một cách thật rõ rệt. Đối với ông thân phận con ngườii vốn cắt ngang các biên giới nhân vi: tất cả chúng ta đều là anh em trong tuyệt vọng. Thế tuy nhiên, nghịch lý thay, bên trong lời khẳng định tổng quát này vẫn tiềm ẩn một niềm tin đã cứu cho ông khỏi rút lui vào im lặng và vào chủ nghĩa hư vô: “Hội họa là một ngôn ngữ ai cũng hiểu. Mọi người đều có thể chia sẻ những gì tôi muốn nói”.

Từ những ngày còn là sinh viên, Bửu Chỉ đã là họa sĩ và là nhà hoạt động luôn cưu mang trong mình một thông điệp. Vốn là dòng dõi của một trong số mười một người con trai của Hoàng Đế triều Nguyễn Minh Mạng (1820 – 1840), Bửu Chỉ tự học hội họa nhưng cha mẹ ông không muốn ông tiếp tục cái năng khiếu sớm sủa này mà muốn ông đi theo ngành luật vốn danh giá hơn. Thế là ông tốt nghiệp trường luật Huế vào năm 1971, rồi một năm sau ông bị chính quyền miền Nam lúc đó bỏ tù vì việc ông lãnh đạo phong trào sinh viên chống chiến tranh và chống nhà cầm quyền. Ngay trước khi vào tù, các bức tranh vẽ bằng bút sắt của ông diễn tả thảm họa chiến tranh và cả giấc mơ hòa bình đã có mặt trong các tuyển tập thơ văn được Hiệp hội sinh viên sáng tác hoặc các nhà in Việt Nam ở hải ngoại tại Pháp, Đức và Canada xuất bản. Rồi trong tù, làm việc với bất cứ dụng cụ gì tìm thấy được: than, bút chì, que tre, hộp diêm, giấy thuốc lá – ông tiếp tục vẽ, và những tác phẩm này được lén đưa ra ngoài và công bố trong các sách báo chống chiến tranh ở Bắc Mỹ và châu Âu… Điều lạ kỳ là tính nhất quán của trí tưởng tượng từ những bức vẽ bằng than, mực ngày ấy đến các bức sơn dầu của ông ngày nay. Các chấn song nhà tù đã biến mất, những thảm cảnh chiến tranh trên quê hương ông không còn, điều còn lại là con người bị giam hãm, tra tấn, hành hạ bởi chính bản thân của mình.
Bửu Chỉ, nhà họa sĩ của ý tưởng, có lẽ là người mang tính chất Pháp nhất trong tất cả các họa sĩ ở cuộc triển lãm này (1). Thế giới của ông chính là thế giới của Giacometti, Camus và nhất là Beckett – cái thế giới đơn độc, cái thế giới của cuộc chiến đấu vô vọng (2), cái thế giới phi lý tối hậu của hiện hữu con người. Cả Beckett và Bửu Chỉ đã liều thân trong cái thế giới mà họ cho là phi lý, một thế giới trong đó mà con người bị buộc phải chạm trán với thất vọng và bất hạnh. Bửu Chỉ đã chiến đấu để thay đổi xã hội, còn Beckett, người Ái Nhĩ Lan lưu đày, đã tham gia cuộc kháng chiến Pháp trong thế giới thứ II. Trong khi Beckett phủ lên cái nhìn tăm tối của mình vẻ hài hước, thì Bửu Chỉ choàng lên nhãn quan ảm đạm của mình những màu sắc vui mắt. Người kể chuyện ở cuối tác phẩm cái không thể gọi tên của Beckett dường như đã phát ngôn thay cho Bửu Chỉ khi hắn ta nói: “Tôi không thể tiếp tục, tôi sẽ tiếp tục”.

J. H.

Trích trong Jeffrey Hanfover 1991. Uncorked Soul – Contemporary Art from Vietnam. Hongkong: Plum Blossoms Gallery.

(Bản dịch của Lê Khắc Cầm)

(1)                Cuộc triển lãm này chúng tôi chưa xác định rõ thời gian và địa điểm. Nếu bạn đọc nào biết xin chỉ dẫn (Biên tập).

(2)                Nguyên văn: Sisyphian struggle (người dịch).
Nguồn: Tranh Bửu Chỉ, nhà xuất bản Trẻ và Công ty Văn Hóa Phương Nam, 2003