Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Luật pháp kiểu Úc (xứ giãy chết)

Nguyễn Văn Tuấn

Chiều nay xem một bản tin hay mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Đó là trường hợp ông Bill Shorten bị cảnh sát bang Victoria phạt $455 và bằng lái xe của ông bị trừ 4 điểm (trên tổng số 12 điểm) (1). Ông Shorten không phải là công dân thường như tôi; ông là lãnh tụ đảng đối lập Lao Động, và có thể là thủ tướng tương lai của Úc. Nhưng không như ở Việt Nam, luật pháp của Úc chẳng "tha thứ" cho những người như ông Shorten.
Câu chuyện khá hi hữu và rất thú vị và xảy ra 4 tháng trước. Ngày 23/8/2015 một người lái xe phía sau xe [mà sau này mới biết là của ông Shorten] chú ý thấy dù đèn đã bật xanh, nhưng xe ông Shorten vẫn không đi. Đến khi xe ông Shorten chuyển động thì xe có vẻ loạng quạng giữa hai làn xe. Thế là người lái xe kia lấy điện thoại di động ra thu hình vì nghi là người lái xe kia đang say rượu. Nhưng người thu hình không biết người lái xe kia là Bill Shorten, một "Big Man" trong chính trường Úc.
Hoá ra, ông Shorten không say rượu, nhưng ông đang nói chuyện trên điện thoại di động, và do đó hành vi lái xe tỏ ra nguy hiểm. Người lái xe kia cũng chỉ mới tiết lộ đoạn phim 6 giây ngày hôm qua.
Luật giao thông Úc phạt rất nặng những người vừa lái xe vừa dùng điện thoại di động. Nhấn mạnh là "dùng". Có nghĩa là người lái xe không chỉ nghe điện thoại (đã là phạm lỗi), mà chỉ cần nhấn điện thoại di động trong lúc xe đang dừng ở đèn giao thông, nếu bị phát hiện, thì vẫn bị phạt như thường!
Thế là, dựa vào cái video clip đó, cảnh sát Victoria liên lạc văn phòng ông Shorten để xác minh. Ông Shorten thú nhận là ông là người trong cái video clip, và ông đã sai khi dùng điện thoại di động như thế. Thế là anh chàng cảnh sát vui vẻ cho ông Shorten một cái vé 455 AUD và giảm điểm bằng lái xe của ông 4 điểm.
Ow, đau quá! (Ông bạn già Nicholas của tôi coi chừng nghen!).
Cái hình phạt dành cho ông Shorten làm tôi suy nghĩ về hình phạt ở VN. Chúng ta còn nhớ trước đây vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ tham ô gần 1 triệu USD, nhưng vì "nhân thân tốt" nên chỉ bị phạt 3 năm tù giam. Một vụ khác là ông giám đốc sở nông nghiệp ngoài Hà Nội (hay Hà Tây?) lái xe gây tai nạn làm chết 2 người, mà cũng chỉ bị phạt 3 năm tù treo! Trong khi đó, một thiếu nữ vì tức giận khi thấy mẹ mình bị cảnh sát hành hung mà tát cho cảnh sát 2-3 cái, nhưng bị phạt 6 tháng tù! Toàn những hình phạt thật là bất công. Quan thì bị phạt nhẹ hều, còn dân thì bị phạt thật nặng.
Đúng là địa lí là định mệnh. Kể ra thì ông Bill Shorten xui quá. Nếu ông sống ở Việt Nam, và với cái vị trí cao ngất trong chính trường như thế thì điểm "nhân thân" của ông đã giúp ông khỏi bị tốn tiền và cũng chẳng mất điểm bằng lái. Thế nhưng ông lại sống ở Úc, nên mới ra nông nỗi – đúng là công lí của xứ giãy chết mà.
====