Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

SEMINAR: “BI KỊCH” VÀ CÁI BI TRONG VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG ĐƯƠNG ĐẠI

Đơn vị tổ chức: NXB Tri Thức

Đơn vị phối hợp: Book Hunter

Chủ tri: GS Chu Hảo

Diễn giả: Hà Thủy Nguyên – Lê Duy Nam – Nguyễn Vũ Hiệp

Thời gian: 14h00 Thứ 6 ngày 25 tháng 9 năm 2015

Địa điểm: Hội trường tại VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Timeline:

13h50-14h00: Vào cửa
14h00- 14h05: Giới thiệu
14h10 – 14h40: Tham luận “Bi kịch – Đánh thức sự hoài nghi” – Lê Duy Nam
14h40- 15h00: Thảo luận
15h00– 15h20: Tham luận: “Cảm hứng bi tráng trong các hiện tượng phim ảnh đương đại” – Hà Thủy Nguyên

15h20 – 15h40: Tham luận:  “Cách xây dựng cái bi trong truyện tranh Nhật Bản” – Nguyễn Vũ Hiệp

15h40 – 16h30: Thảo luận

Nội dung chính:

Adrian Poole là giáo sư môn Ngữ văn Anh và Văn học so sánh tại Đại học Cambridge. Ông dành nhiều sự quan tâm đến văn học thế kỷ 19 và 20, đặc biệt là tiểu thuyết và bi kịch. Trong cuốn sách ngắn “Bi kịch” của mình, A.Poole đã đưa ra một khảo sát tổng thể về bi kịch cổ điển và bi kịch hiện đại. Bên cạnh đó, ông cũng nêu lên những suy nghĩ của mình về vai trò của bi kịch trong đời sống và lý giải tại sao các chính trị gia, các triết gia như Plato lại có thái độ thù nghịch với bi kịch đến vậy. Ông cho rằng “Bi kịch là một từ cao quý.” Cuốn sách được dịch bởi Dịch giả Đinh Hồng Phúc, do NXB Tri Thức ấn hành.

Bi kịch chi phối cách thức kể chuyện trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại và có ảnh hưởng sâu sắc đến các trạng thái tâm lý xã hội trong các thời kỳ. Nghiên cứu bước chuyển của bi kịch cho ta thấy bước chuyển tâm lý xã hội, qua đó phản ánh các biến cố lịch sử tạo ra bước ngoặt của nhân loại. Bi kịch không chỉ là sự phản ánh, bi kịch thậm chí còn tác động tới nhận thức của đám đông và thúc đẩy bước ngoặt.

Cho đến nay, những vở bi kịch không còn thu hút được đám đông khán giả, nhưng cái bi vẫn còn thấm đẫm trong các sản phẩm văn hóa đại chúng như phim Holywood, truyện và phim ngôn tình, kiếm hiệp, tiên hiệp… Chúng ta có thể coi những sản phẩm văn hóa ấy thị trường và giải trí, nhưng trên thực tế, các sản phẩm ấy được đa số khán giả tiếp nhận một cách tự nguyện nên chúng có sức ảnh hưởng đến tâm trí mạnh mẽ không thua gì giáo dục hay chính trị.

Chúng ta sẽ khảo sát cái bi ở trong phim ảnh đương đại và truyện tranh Nhật Bản để thử phân tích các hiện tượng vào trào lưu thể hiện cái bi, qua đó cho thấy những ý tưởng được truyền tải một cách hệ thống như thế nào.