Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Mẹ Việt…

(Rút từ facebook của Mạnh Kim)

Mẹ bây giờ là trẻ thơ, em gái… thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu học hành. Đời thiếu an ninh, tình yêu cũng thiếu. Mở mắt nhìn nhau, chẳng thấy mai sau… Mẹ bây giờ ở miền quê oan trái. Trẻ thơ vào đời chỉ thấy đơn côi. Tuổi xanh hung dữ nên tuổi mau phai… Mẹ bây giờ lạc loài trên thế giới. Việt Nam là gì, giảng nghĩa cho coi? Mẹ quên tiếng nói, tên họ đổi thay… Mẹ đang trên bờ vực sâu tăm tối. Bước đi có thể là phía suy đồi. Nhìn kỹ đi coi: Một trăm năm tới. Mẹ nước Việt Nam: Vượt mãi? Hay lui?... Nào ai đang nhìn Mẹ Ta hấp hối. Mẹ đau, Mẹ nghèo, Mẹ yếu, không vui. Mẹ đang đi vào thế kỷ ngày mai. Sinh con anh hùng, người hiền nhân ái? Hay sinh kẻ hèn, bạo chúa vô loài?...

Tháng 2-1988, tại San Francisco, nhạc sĩ Phạm Duy đã nhìn thấy một bà mẹ dân tộc như thế, trong ca khúc “Mẹ năm 2000” (từ tập 10 bài rong ca có tựa đề “Người Tình Già Trên Đầu Non”). Có lẽ thiên tài họ Phạm, thời điểm đó, chỉ miêu tả một quê hương “nhìn từ xa” với những nỗi niềm của ông. Nhưng quê hương này, giờ nhìn gần, thời điểm hiện tại, cũng thế và có lẽ vẫn sẽ y như thế, hoặc tệ hơn. Mẹ Việt Nam, khi nhắc đến, dường như cứ mãi luôn là một tiếng nấc nghẹn ngào…

http://www.nhaccuatui.com/…/me-nam-2000-pham-duy-thai-hien.…

Manh Kim's photo.