Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Ngẫu hứng Trần Tiến 20

Lập à.

Sáng nay có tin nhắn: Anh được hơn bốn triệu vì 15 cái “Ngẫu hứng Trần Tiến”, người ta chọn đăng lại.Vừa buồn cười vừa lâng lâng. Mình nhậu mẹ nó hết đi em nhỉ, công của em mà. Ai bảo em xúi anh viết văn.

Nhớ ngày nhạc sỹ Đỗ Nhuận mang 80 đồng nhuận bút và một cây viết Kim Tinh gì đó, gõ cửa nhà anh.

Mặt ông ấy lầm lì lắm: “giải thưởng của cậu” (!)
-    Em làm gì mà có giải thưởng?
-    Cậu sáng tác “Bài ca thanh niên ra tiền tuyến “, đúng không?

-    Vâng, nhưng… em chỉ bịa ra và hát khi gặp lại bạn cùng lớp ở chiến trường í mà. Đâu có ghi lại, vì em đâu biết nhạc và …có ai biết đâu.
-    Vậy cậu nên cám ơn Sĩ Năng, người chơi đàn accordeon đệm đàn cho cậu. Sĩ Năng đã ghi lại bài này thành nốt nhạc và gửi cho hội nhạc sỹ đấy.

Nhìn ông ấy quay tấm lưng to bản lọc cọc đi xuống cầu thang, anh cứ như đang ở trên trời. Cái cầu thang ấy, nơi về nhà, leo lên  gác, là anh lại nghêu ngao khúc “Tristes Chopin: “Thôi, buồn làm chi, héo hắt làm chi, bao nhiêu sầu nhớ sẽ tan đi cùng thời gian..”

        Lần nào hát cũng bị mẹ mắng: “đừng hát buồn như thế, rồi nó vận vào thân đấy, con ạ…”
Thế mà lần ấy anh hát, mẹ lại cười. Con trai lần đầu tiên có tiền… vì viết nhạc.
Nhớ có lần đi làm “cò”, chỉ chỉ chỏ chỏ, bán dầu metanol phế thải, được cái tivi màu đầu tiên trong đời. Ngồi cười một mình, lâng lâng…
Nhớ những ngày đi kéo xe bò chở nứa bên sông Hồng, đi dạy nấu phở, thiết kế công trình, dạy nhạc cho chương trình đại học của Mỹ. Cứ mỗi lần làm nghề tay trái, có tiền, lại lâng lâng và cười một mình. Nghề tay phải thì rách như tổ đỉa. Nghề tay trái có vẻ... hên. Sáng nay có tiền vì viết văn nghiệp dư. Hì hì…lâng lâng… hì hì.
Lúc nhận tin có tiền, bạn anh đang mời ăn sáng ở một nhà hàng sang trọng. Tivi chiếu cậu MC to béo trao giải thưởng và phỏng vấn mấy người nông dân xác xơ, người gày héo chỉ  bằng môt phần tư cậu ta. Họ đến nhận bò, của chương trình từ thiện “Lục lạc vàng". Nền nhạc phát lên, là bài hát “Lá lành đùm lá rách” của anh.
Nghe sướng lâng lâng, lại như đau, muốn ứa nước mắt.
-    Sao anh cứ thương cảm thế. Đây này, ở nhà hàng này, em nhắc lại đến ba lần: “Cho tôi xin ly cà phê đen”. Cô phục vụ vẫn mang cà phê sữa.

Nếu thông minh hơn, thì cô đâu phải làm nghề chạy bàn, có khi lại… làm nhạc sỹ, cạnh tranh Trần Tiến thì sao?

Nghe thì cũng có lý, nhưng sao … cứ thấy buồn buồn.