Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Ngăn cản Giáo sư Nguyễn Huệ Chi xuất cảnh, thu giữ hộ chiếu của ông là hành vi thiếu khôn ngoan


Vào hồi 23 giờ ngày 18 tháng 5 năm 2015, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cùng vợ và con gái  đang làm thủ tục cho chuyến bay sang Hoa Kỳ tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn thì bị các nhân viên an ninh thu giữ hộ chiếu và cấm xuất cảnh. Trước đây, Giáo sư đã có những dịp sang Pháp theo lời mời của Hội Partage, sang Hoa Kỳ làm việc ở Đại học Massachusetts cũng như sang thăm gia đình con gái ở thành phố Boston, nhưng chưa bao giờ bị gây khó dễ như lần này. Khi các tiếp viên hãng hàng không Korean hỏi vì sao không cho ông này lên máy bay thì một nhân viên an ninh sân bay đã có câu trả lời không mấy dễ chịu: “Không cần biết lý do”. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng rõ, lệnh trên được gửi từ Hà Nội vào. Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất chỉ là người thừa hành.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, sinh năm 1938, năm nay 77 tuổi. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam Cổ, Trung đại. Trước khi nghỉ hưu, trong quá trình công tác, ông đã đảm nhiệm các cương vị: Trưởng ban Văn học Việt Nam Cổ Cận đại, Nghiên cứu viên cao cấp, Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Văn học, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng Khoa học xét phong Học hàm Nhà nước Liên ngành Ngữ văn… Nguyễn Huệ Chi được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và truyền thống văn học. Trước 1945 gia đình ông từng bị liệt vào hàng “cừu gia tử đệ” của chính quyền đô hộ Pháp. Thân sinh của ông, Giáo sư Nguyễn Đổng Chi, là một học giả nổi tiếng, được tặng Giải thưởng HCM về Văn học Nghệ thuật đợt 1, vừa được tổ chức Hội thảo khoa học nhân 100 năm ngày sinh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là người có uy tín về cả trình độ chuyên môn lẫn nhân cách, là một trong ba người sáng lập trang Bauxite Việt Nam, một trang báo điện tử phản biện có chất lượng cao của giới trí thức Việt Nam và nước ngoài. Ông cũng từng được cán bộ Bộ Công an khẳng định là người yêu nước.
Như vậy, xét về nhân thân, Giáo sư là công dân Việt Nam mẫu mực, đáng để mọi người kính trọng.
Vậy thì tại sao, Nhà nước Việt Nam, cụ thể là Công an Hà Nội lại có cách hành xử đi ngược lại những nguyên tắc tối thiểu về quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà hội nhập? Nên nhớ là, Việt Nam đã đặt bút ký rất sớm Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, trong đó có Quyền tự do cá nhân được hiểu theo nghĩa tự do di chuyển, tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, tự do phát biểu và giữ quan điểm mà không bị ai can thiệp, tự do lập hội và hội họp, tự do lập gia đình, quyền khai sinh, và quyền bí mật đời tư (Điều 12, 13, 17 – 24). Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng ghi rất rõ trong Điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. 
Hơn thế nữa, vào Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam còn được Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 bầu làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ 2014-2016. Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền thế giới mà lại công khai cấm công dân (không vi phạm pháp luật) của mình xuất cảnh, chẳng hóa ra, việc vận động vào Hội đồng Nhân quyền có trách nhiệm giám sát và bảo vệ quyền con người chỉ là trò bịt mắt bắt dê, lừa cộng đồng quốc tế?
Trường hợp Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chỉ là một trong rất nhiều nạn nhân của sự tùy tiện vận dụng các điều luật mơ hồ, vi hiến, trong đó có những “QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM” tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, được đặt ra chỉ để đối phó với những người đấu tranh ôn hòa cho một nền dân chủ đích thực nhằm thức tỉnh nhà cẩm quyền trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước. Họ không phải là “thế lực thù địch” như những ai đó đã từng tùy tiện cáo buộc, mà là những người thực sự yêu nước, góp tiếng nói của mình cho tương lai tươi sáng của một Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh.
Cấm Giáo sư Nguyễn Huệ Chi xuất cảnh, thu giữ hộ chiếu của ông là hành động thiếu khôn ngoan của nhà cầm quyền. Ai cũng biết, đây là việc làm lợi bất cập hại.
Bauxite Việt Nam