Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

NHẠC SĨ NGUYỄN ĐĂNG HÒE- NHỮNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỊ ĐÁNH CẮP

Bùi Trọng Hiền

Bài viết này đã hoàn thành từ đầu năm 2014. Đây là một phát hiện tình cờ khi tôi tiến hành đề tài đánh giá lịch sử nghiên cứu Hát Xoan, Hát Ghẹo Phú Thọ. Thật kinh dị- những kết quả nghiên cứu của thế hệ lớp trước đã bị các “tác giả” đi sau đạo tặc khoa học một cách trắng trợn. Thậm chí, khi truy tìm dấu vết ở các thư viện lớn tại Hà Nội, bản gốc đều “biến mất” một cách đáng ngờ! Các thư viện đánh mất sách? Hay có tay đạo tặc nào đã ma mãnh chơi trò xé phích thư viện để “độc chiếm” bản gốc của các tác giả đi trước?

Trong năm 2014, tôi đã lần lượt gửi 2 tạp chí chuyên ngành uy tín nhất nhưng lãnh đạo các tòa soạn đều lần lữa từ chối không đăng. Tất cả đều nói với tôi rằng “hết sức thông cảm” vì nhân vật được đề cập đến là quan chức cấp Cục, họ ngại va chạm với lãnh đạo Bộ... Thậm chí giúp đỡ tôi, NS Đặng Hoành Loan bằng uy tín cá nhân đã gây sức ép quyết liệt để đi bài nhưng cũng không qua nổi “bức tường thép” vô hình của cơ chế “thân- thế”. Vậy đó, cả uy tín của anh Loan và tôi cùng danh vị của một nhà nghiên cứu lão thành như Nguyễn Đăng Hòe cũng không đủ trọng lượng trên “bàn cân” với chức danh của một quan chức cấp Cục!

Trong 3 tác giả đạo tặc khoa học, một người hiện là Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn, một người là nhân viên Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh. Xin nói thêm, do có kẻ “mật báo” nên ra Tết Ất Mùi, một trong 3 “tác giả” nọ đã gọi điện gạ tôi đi uống rượu, hẳn là để “đàm phán” nhưng tôi đã từ chối. Còn nạn nhân vụ đạo tặc khoa học- NNC Nguyễn Đăng Hòe hiện đã già yếu, được biết ông đang phải di chuyển bằng xe lăn. Tôi quyết tâm công bố vụ việc bởi nhiều nhẽ, trước là để tri ân với thế hệ các nhà nghiên cứu tiền bối, sau là để tiếp tục vạch mặt những kẻ đạo tặc khoa học, hiện ngày càng sinh sôi nảy nở vô lối, làm băng hoại nền khoa học Việt Nam, hôm nay và mai sau.

Xin xem bài ở đây:

http://siphubacha.blogspot.com/2015/04/nhac-si-nguyen-ang-hoe-nhung-nghien-cuu.html

NHẠC SĨ NGUYỄN ĐĂNG HÒE- NHỮNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỊ ĐÁNH CẮP

Nhắc đến Hát Ghẹo Phú Thọ, trong giới chuyên môn gạo cội ở Việt Nam, hẳn ai cũng biết đến nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đăng Hòe. Ngay từ những năm đầu sau hòa bình lập lại-1954, ông là một trong số những cán bộ/ nhạc sĩ thế hệ đầu tiên “được điều động” nằm vùng công tác ở những miền đất xa xôi hẻo lánh. Ví như Tô Ngọc Thanh thì được “ưu tiên” lên mãi tận Tây Bắc ngút ngàn, Hồng Thao thì “leo tới” cao nguyên đá Hà Giang… Còn Tú Ngọc và Nguyễn Đăng Hòe lại “cơm nắm, muối vừng” lóc cóc về miền trung du Phú Thọ. “Củ khoai củ sắn thay cơm”, cái thời đói khổ nhọc nhằn, trăm điều vất vả, tủi cực muôn phần đó, những câu chuyện, những hoàn cảnh éo le của họ, thế hệ trẻ ngày nay khó có thể tưởng tượng nổi. Dù vậy, điều cảm phục và rất đỗi tự hào là các bậc tiền bối đã lao động quên mình. Và hầu hết trong số họ, mỗi người ít nhiều đều để lại những dấu ấn nghề nghiệp không thể phai nhạt trong từng lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu. Như Tô Ngọc Thanh với âm nhạc các tộc thiểu số, Hồng Thao với âm nhạc H’mông, Quan họ, Tú Ngọc với Hát Xoan... và Nguyễn Đăng Hòe với Hát Ghẹo.

Công trình đầu tiên của Nguyễn Đăng Hòe có tiêu đề Hát Ghẹo Phú Thọ được công bố vào năm 1958 dưới dạng bản in ronéo. Sau nhiều năm bổ sung chỉnh sửa, cuốn Bước đầu tìm hiểu Hát Ghẹo Vĩnh Phú của ông đã được Ty Văn hóa thông tin Vĩnh Phú xuất bản vào năm 1979. Từ đó đến nay, cuốn sách vẫn được xem như cẩm nang cho những ai muốn bắt tay tìm hiểu Hát Ghẹo Phú Thọ. Thời đó, cũng như những công trình khoa học nói chung, số lượng ấn bản cuốn sách khá hạn chế, sau này cũng không được tái bản lại. Điều lạ lùng là hiện nay, có tìm trong các thư viện lớn ở Hà Nội cũng không thấy “dấu vết”, chẳng hiểu cuốn sách đã “biến mất” khỏi các tàng thư đó như thế nào?! Thế nhưng gần đây, tình cờ phát hiện những nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hòe đã “được” khá nhiều người lẳng lặng “sang tên” họ để làm các luận án thạc sĩ, tiến sĩ hay viết sách. Trên con đường “phấn đấu” học hàm học vị, thăng quan tiến chức, dần dà các “tác giả” đó nghiễm nhiên được xã hội công nhận như những “chuyên gia” thời nay về Hát Ghẹo. Và, người ta sẽ không thể biết được thực chất những kiến thức quý giá trong các công trình đó vốn có từ đâu?! Với đà này, rồi đây từ toàn bộ đến từng phần cuốn sách của Nguyễn Đăng Hòe sẽ dần rơi vào quên lãng. Theo đó, các công trình đạo tặc khoa học đã, đang và sẽ được “lên ngôi” chính danh như những ấn phẩm nghiên cứu “mẫu mực” về Hát Ghẹo Phú Thọ. Xét thấy cần phải trả lại công bằng cho một nhà nghiên cứu lão thành đáng kính như Nguyễn Đăng Hòe, bước đầu chúng tôi xin đưa ra ánh sáng một trong số những công trình đạo tặc khoa học đó.

*Dương Huy Thiện, Đào Đăng Hoàn, Ngô Thị Xuân Hương, Đặc trưng cơ bản của Hát Ghẹo, in trong Văn hóa dân gian huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (Dương Huy Thiện chủ biên), Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam- NXB Văn hóa thông tin, 2012.

Chuyên mục II.Đặc trưng cơ bản của Hát Ghẹo trong cuốn sách Văn hóa dân gian huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ nằm từ trang 110-172 (dung lượng 62 trang). Nội dung chuyên mục này đề cập chi tiết hệ giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của Hát Ghẹo. Có những tiểu mục sau:

1.Nguồn gốc lịch sử

2.Tên gọi

3.Quá trình phát triển của Hát Ghẹo

4.Đặc điểm của Hát Ghẹo Phú Thọ

5.Không gian và thời gian diễn xướng

6.Cách ăn mặc và xưng hô

7.Trình tự diễn xướng

8.Lời ca trong Hát Ghẹo

9.Âm nhạc

10.Tính thực hành xã hội của Hát Ghẹo

       Có thể khẳng định 9/10 tiểu mục chuyên đề nêu trên đều bao chứa các nội dung đạo văn/ đạo tặc khoa học. Từ đầu chí cuối, rất phổ biến kiểu đạo tặc nguyên văn hay xào xáo, đánh tráo ngôn từ. Trong toàn bộ chuyên mục này, Nguyễn Đăng Hòe chỉ được nhắc đến tổng cộng có 3 lần kiểu “điểm xuyết” ở các trang 110, 141 và 146, coi như “những ví dụ” để người đọc tưởng rằng các tác giả cũng có trích dẫn ông “đàng hoàng”! Ở đây, các nghiên cứu điền dã từ năm 1957 của Nguyễn Đăng Hòe được nhóm tác giả nêu trên “thuổng” rất nhiều. Toàn bộ những mô tả, những nhận định đánh giá về tên gọi thể loại, trình tự diễn xướng, không gian diễn xướng, trang phục, nguồn gốc, truyền thuyết… đều được “mót nhặt”, “nhào nặn”, sắp đặt khá kỹ lưỡng. Phần lời ca Hát Ghẹo, họ lấy đa số những nhận định về thể thơ, nội dung văn học cùng các ví dụ dẫn chứng tương ứng của Nguyễn Đăng Hòe. Ở phần âm nhạc, sẽ thấy các kết quả nghiên cứu gan ruột của Nguyễn Đăng Hòe bị chôm chỉa gần như toàn bộ để “chuyển chủ sở hữu”! Cụ thể, những đánh giá của ông về cách phổ thơ, cách dùng quãng, điệu, nhịp điệu, cách chuyển giọng… trong Hát Ghẹo cùng các ví dụ minh họa đã bị “thuổng” một cách không thương tiếc! Xin nêu vài ví dụ điển hình:

Nguyễn Đăng Hòe

Nhóm tác giả: Thiện, Hoàn, Hương

Trong ngôn ngữ của ta nói chung có 6 thanh điệu khác nhau ứng vào các từ có các loại dấu và không có dấu. Do đó âm nhạc dân gian (chủ yếu là dân ca) nói chung cũng chịu ảnh hưởng của ngữ ngôn… Hát Ghẹo cũng nằm trong quy luật nhất định đó của ngữ ngôn dân tộc…

Trong hát Ghẹo mỗi từ thường không mấy khi ở yên một nốt, nhất là những từ có dấu nặng, dấu ngã hoặc dấu hỏi. Mỗi từ ấy thường là có 2 hoặc 3 nốt luyến lại. Vì thế cho nên đáng lẽ trong lời ca có một từ thì ở nét nhạc cũng có một nốt tương ứng lại biến thành nhiều nốt và cũng vì thế có nhiều khi trường độ của mỗi từ kéo dài ra thành hai ba phách, làm cho nét nhạc mềm mại hơn, có điều kiện để trở nên phong phú. (tr.61)

Trong ngôn ngữ thường ngày của người Việt Nam chúng ta nói chung có 6 thanh điệu khác nhau ứng vào các từ có các loại dấu và không có dấu do đó âm nhạc dân gian Việt Nam nói chung và Hát Ghẹo nói riêng chịu ảnh hưởng của những thanh điệu đó… trong Hát Ghẹo, mỗi từ không mấy khi ở yên một nốt, nhất là những từ có dấu nặng, dấu ngã hoặc dấu hỏi; ứng với mỗi từ này thường có 2 hoặc 3 nốt luyến lại, vì thế cho nên đáng lẽ trong lời ca có một từ thì ở nốt nhạc cũng có một nốt tương ứng, nhưng lại biến thành nhiều nốt và cũng chính vì thế mà nhiều khi trường độ của mỗi từ kéo dài ra thành 2- 3 phách làm cho nét nhạc mềm mại, uyển chuyển và phong phú hơn. (tr.133)

Cũng như các loại dân ca khác, phần lớn lời ca của hát Ghẹo là một bộ phận của ca dao, của thơ ca bình dân. Nhạc điệu dựa trên những câu thơ đó mà phổ lên tạo cho lời ca một nét riêng. (tr.51)

Cũng như các loại đàn ca khác, phần lớn lời ca của Hát Ghẹo là một bộ phận của ca dao, của thơ bình dân. Nhạc điệu dựa trên những câu thơ đó mà phổ lên, tạo cho lời ca một nét riêng. (tr.135)

…lối phổ thơ phổ biến nhất trong hát Ghẹo… là lối phổ thơ xuôi chiều với câu thơ một cách tự nhiên, đơn giản… Người ta không đảo lộn câu thơ hoặc thay đổi quá nhiều chữ trong câu thơ mà chỉ thỉnh thoảng mới đặt thêm một vài chữ không có trọng lượng về nội dung để ta vẫn nghe trọn vẹn cả câu thơ rõ ràng như nghe đọc vậy. Những chữ dặm thêm của bài trên là: ta, à, rằng, ới… Những chữ này ở mỗi bài có thay đổi chút ít kể cả cách dùng nhưng cũng vẫn sắp xếp khéo léo cho nên tuy cùng một lối phổ thơ mà màu sắc mỗi bài đều có khác nhau… (tr.52)

Lối phổ thơ trong hát Ghẹo thông thường nhất vẫn là kiểu xuôi chiều một cách tự nhiên và đơn giản. Người ta không đảo lộn hoặc thay đổi quá nhiều chữ trong câu thơ mà chỉ thỉnh thoảng mới dặm thêm một vài chữ không có trọng lượng về nội dung để người nghe vẫn thấy trọn vẹn cả câu thơ rõ ràng như nghe đọc vậy. Những chữ dặm thêm của các bài là: ta, à, rằng, ới.v.v… Những chữ này ở mỗi bài có thay đổi chút ít kể cả cách dùng nhưng vẫn sắp xếp khéo léo, cho nên tuy cùng một lời thơ mà màu sắc mỗi bài đều có khác nhau. (tr.135)

Hát Ghẹo là loại ca hát đơn thuần không có trống, phách hoặc bất cứ một nhạc khí nào đệm theo. Cho nên nhịp điệu hoàn toàn dựa vào sự nhịp nhàng tương đối của hơi thở người hát. Do đó có lúc khoan lúc nhặt, nhiều khi ngay trong một vài phách trường độ… cũng dãn ra hoặc xiết lại chứ không hoàn toàn đều đặn từ đầu đến cuối. (tr.54)

Hát Ghẹo là loại ca hát đơn thuần không có trống, phách hoặc bất cứ nhạc khí nào đệm theo, cho nên nhịp của bài hát hoàn toàn dựa vào sự nhịp nhàng tương đối của hơi thở người hát, do đó có lúc khoan lúc nhặt, nhiều khi ngay trong một vài phách cũng dãn ra xiết lại chứ không hoàn toàn đều đặn từ đầu đến cuối. (tr.139-140)

Trong hát Ghẹo, đại bộ phận các quãng thường dùng là quãng đơn… và ít dùng đến quãng kép… Các quãng đơn thường dùng là các quãng 3 thứ, quãng 4 đúng, và quãng 2 trưởng -Quãng 3 thứ là quãng thường dùng nhất. Có thể nói quãng 3 thứ và quãng 4 đúng là 2 quãng nòng cốt thay phiên nhau làm cột trụ cho các bản nhạc. (tr.56-57)

Trong Hát Ghẹo, đại bộ phận các quãng thường dùng là quãng đơn và ít dùng đến quãng kép. Các quãng đơn thường dùng là các quãng 3 thứ, quãng 4 đúng và quãng 2 trưởng, trong đó quãng 3 thứ là quãng được dùng nhiều nhất. Có thể nói quãng 3 thứ, quãng 4 đúng và quãng 2 trưởng là nòng cốt thay phiên nhau làm cột trụ cho các bản nhạc của Hát ghẹo. (tr.144)

…phần lớn hát Ghẹo dựa trên những gam 5 nốt cho nên không bị ràng buộc bởi 2 quãng cách ½ cung và những tính chất riêng biệt và phần nào cố định của các bậc trong gam 7 nốt trưởng thứ. Những bài ca hát Ghẹo chuyển giọng qua lại rất mau lẹ, nhẹ nhàng và tự nhiêu hơn nhiều so với cách chuyển giọng của âm nhạc theo các gam 7 nốt trưởng thứ các kiểu. (tr.66)

Phần lớn Hát Ghẹo dựa trên những gam 5 nốt cho nên không bị ràng buộc bởi 2 quãng cách ½ cung và những tính chất riêng biệt, phần nào cố định của các bậc trong gam 7 nốt trưởng thứ. Những bài ca Hát Ghẹo chuyển giọng qua lại rất mau lẹ, nhẹ nhàng và tự nhiêu hơn nhiều so với cách chuyển giọng của âm nhạc theo 7 nốt trưởng thứ. (tr.148)

Chuyển giọng của hát Ghẹo rất nhẹ nhàng và tự nhiên. Liên hệ với âm nhạc cổ điển châu Âu thì lối chuyển này gần giống với lối chuyển tạm.., nhưng ở đây có nhiều lúc sự “chuyển tạm” đó trở thành chuyển hẳn sang gam khác có âm chủ mới và kết ở gam mới đó.

Âm dẫn… trong nhiệm vụ dùng để báo hiệu sự chuyển giọng thì không phải là nốt áp với âm chủ có khoảng cách 1/2 cung mà cũng không phải là một nốt có một vị trí cố định. Có thể nói rằng đó là nốt… đặc biệt của gam mới mà không có trong gam cũ. Những lúc chuyển giọng qua lại, hát Ghẹo đã dùng những nốt đó một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn để làm nốt báo hiệu (tr.69)

+Chuyển giọng của Hát Ghẹo nhẹ nhàng, tự nhiên, lối chuyển này gần giống với lối chuyển tạm của nhạc cổ điển châu Âu. Nhưng ở Hát Ghẹo nhiều lúc sự chuyển tạm đó thành chuyển hẳn sang giọng khác có âm chủ mới và kết thúc ở gam mới.

+Âm dẫn trong nhiệm vụ dùng để báo hiệu sự chuyển giọng thì không phải là nốt áp với âm chủ có khoảng cách 1/2 cung mà cũng không phải là một nốt có vị trí cố định, đó là nốt đặc biệt của gam mới mà không có trong gam cũ. Những lúc chuyển giọng qua lại, Hát Ghẹo đã dùng những nốt đó một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn để làm nốt báo hiệu (tr.148-149)

Điều đáng sợ, dung lượng đạo tặc khoa học trong chuyên mục Đặc trưng cơ bản của Hát Ghẹo diễn ra gần như liên tiếp, có thể gạch chân bắt lỗi chi chít dầy đặc các trang sách. Phân tích kỹ, thấy chuyên luận dài 62 trang (110- 172) thì có tới 54 trang ít nhiều đã “thuổng” các nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hòe, chiếm tỷ lệ khoảng 87% tổng số trang sách. Để thấy rõ hơn, dưới đây xin đối chiếu nội dung từ trang 111 đến trang 126 (tức 15 trang liền) của “bản sao” với bản gốc của Nguyễn Đăng Hòe.

Nguyễn Đăng Hòe

Nhóm tác giả: Thiện, Hoàn, Hương

Bất kỳ một bộ môn văn học nghệ thuật nào đã gọi là dân gian đều hình thành và phát triển lúc đầu từ hình thái tự nhiên, tự phát của đông đảo quần chúng lao động… Văn học nghệ thuật dân gian… xuất phát từ nhận thức, từ nhu cầu tình cảm tâm lý và thẩm mỹ của tập thể quần chúng nhân dân thông qua sự sáng tạo của bản thân mỗi cá thể trông tập thể đó, được tập thể chấp nhận uốn nắn và gọt dũa… Dân ca nói chung cũng như Hát Ghẹo nói riêng là một bộ phận trong sự sáng tạo nghệ thuật dân gian đó… Dân ca bắt đầu bằng những âm thanh gần gũi đầu tiên của con người như tiếng nói, tiếng nựng con, ru con, tiếng rì rầm to nhỏ khi cầu khấn, tiếng gọi, tiếng hú, tiếng thì thầm trò chuyện của thanh niên. Dân ca có thể… bắt nguồn từ những âm điệu thô sơ… Từ những “dấu hiệu ca hát” sơ khai ban đầu đó, nhân dân lao động đã phát triển dần lên theo cách truyền miệng, từ thế hệ này đến thế hệ khác, mỗi thế hệ lại đóng góp gọt dũa, tinh lọc và sáng tạo thêm, những câu ca đơn giản trở nên những bài ca ngày một hoàn mỹ. (tr.101)

…tất cả các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đều đã được ra đời và phát triển từ hình thức tự nhiên, tự phát của quần chúng nhân dân lao động. Nó xuất phát từ nhận thức, từ tâm tư, tình cảm, tâm lý và nhu cầu thẩm mỹ của con người, thông qua sự sáng tạo của mỗi cá nhân và tập thể sống trong cộng đồng. Những sáng tạo ấy dần dần được chấp nhận và gọt giũa... Dân ca nói chung và Hát Ghẹo nói riêng là một bộ phận trong sự sáng tạo nghệ thuật dân gian đó. Nó cũng được ra đời trên cơ sở hình thái tự nhiên, từ những ngôn ngữ, âm thanh gần gũi đầu tiên của con người như: Tiếng nói, tiếng nựng con, ru con, tiếng rì rầm to nhỏ khi cầu khẩn; tiếng gọi, tiếng hú, tiếng thì thầm, khi trò chuyện của thanh niên. Những âm điệu thô sơ… bắt nguồn cho những dấu hiệu ca hát sơ khai ra đời… đã được người dân lao động phát triển lên bằng con đường truyền miệng… từ thế hệ này sang thế hệ khác, mỗi thế hệ lại bổ sung, đóng góp gọt giũa, tinh lọc và sáng tạo thêm. Chính vì vậy, từ những câu ca đơn giản mà nó trở thành những bài ca và ngày một hoàn mỹ hơn. (tr.111)

Vào khoảng trước năm 1940 hát Ghẹo còn là hai tiếng nghe quen thuộc với dân dân ta… hình thức hát giao duyên, đối đáp nam nữ là lối hát phổ biến ở nhiều nơi, miền xuôi cũng như miền ngược, ở đồng bào các dân tộc ít người cũng như ở đồng bào kinh mà ta thường gặp vào những ngày xuân ngày thu, ngày hội, ngày mùa, những đêm trăng sáng… mà nhân dân ta thường gọi chung là hát Ghẹo.

Hát Ghẹo...là tên gọi chung cho các hình thức ca hát đối đáp giao duyên nam nữ... không phải là tên riêng mà những người tham gia ca hát hay đồng bào vùng có ca hát "tự đặt"... tên gọi đó là do xã hội đặt ra để chỉ chung cho lối hát này... Nhân dân ta... tiến hành ca hát trong sinh hoạt một cách thoải mái, tự nhiên, lành mạnh và trong sáng... người ta... gọi lên hai tiếng đó một cách rõ ràng chính xác chứ không bao giờ dùng riêng chữ “Ghẹo” đứng một mình.., càng không bao giờ dùng và nghĩ đến chữ “chòng ghẹo” một cách thô lỗ (tr.7)

Hát Ghẹo thực chất là cái tên gọi giản dị của hình hát đối đáp giao duyên nam nữ của những người nông dân bình dị… phổ biến ở nhiều nơi vào những ngày xuân, thu, ngày hội, ngày mùa, những đêm trăng sáng.v.v… Khoảng những năm 1940 trở về trước, người ta vẫn thường bắt gặp ở nhiều nơi.., ở miền xuôi cũng như miền ngược, ở đồng bào dân tộc ít người cũng như đồng bào dân tộc Kinh…

Hát Ghẹo là cái tên do xã hội đặt ra nhằm để chỉ chung cho lối hát chứ không phải cái tên riêng mà người tham gia ca hát hay đồng bào vùng có ca hát tự đặt cho nó. Họ gọi hai tiếng Hát Ghẹo một cách rõ ràng chính xác chứ không bao giờ dùng riêng chữ “Ghẹo” đứng một mình.., càng không bao giờ dùng và nghĩ đến chữ “chòng ghẹo” một cách thô lỗ. Hát Ghẹo dùng để chỉ việc tiến hành ca hát trong sinh hoạt một cách thoải mái, tự nhiên, lành mạnh và trong sáng (tr.112)

…hát Ghẹo ở nhiều nơi: hát Ghẹo Hải Dương, hát Ghẹo Hưng Yên, hát Ghẹo Sơn Tây.., hát Ghẹo Kiến An, hát Ghẹo Quảng Yên, hát Ghẹo Hải Phòng, Đồ Sơn, hát Ghẹo Vĩnh Yên, Phúc Yên… đi xa vào miền Trung chúng tôi lại được tiếp xúc với hát Ghẹo Thiệu Hóa, hát Ghẹo Tĩnh Gia (Thanh Hóa), hát Ghẹo Nghệ Tĩnh… (tr.7-8)

Hát Ghẹo… ở nhiều nơi như: Hát Ghẹo Hải Dương, Hát Ghẹo Hưng Yên, Hát Ghẹo Hải Phòng, Hát Ghẹo Sơn Tây, Hát Ghẹo Kiến Xương, Hát Ghẹo Quảng Yên đi dần vào miền Trung, còn có Hát Ghẹo Thiệu Hóa, Hát Ghẹo Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Hát Ghẹo Nghệ Tĩnh…(tr.113)

Hát Ghẹo chính là từ những lời nói có điệu có vần xưa kia, rồi sau nữa là những bài ca dao và thơ ca bình dân phát triển mà hình thành (tr.102)

…Hát Ghẹo… hình thành từ những lời nói có điệu, có vần xưa kia và rồi sau nữa là những câu ca dao, những bài thơ bình dân phát triển mà thành (tr.113)

Hát Ghẹo không phải là bước tiếp nối của một truyền thống các bản đàn dân gian đã có sẵn của những nhạc khí nào đó mà phát triển thêm lời ca. Từ rất xa xưa hát Ghẹo… không được bất kỳ một nhạc khí nào đệm theo… góp phần sáng tạo, không có sinh hoạt của một phường nhạc, phường bát âm nào ở quanh vùng tham gia vào… Có thể là hát Ghẹo ở đây xưa kia cũng chỉ là một loại dân ca có một hoặc hai làn điệu (như ví và sổng chẳng hạn) và chủ yếu là vận dụng lời ca để đối đáp trao đổi tâm tình với nhau. Dần dần nhân dân đã sáng tạo thêm nhờ dựa vào những sinh hoạt văn hóa khác cùng phát triển mà đã xây dựng được lề lối và phong cách riêng, âm điệu và lời ca ngày càng phong phú. Hát Ghẹo rõ ràng là nguồn dân ca của những người lao động trên dải đất Mê Linh xưa với truyền thống của dân tộc, với phong tục hội hè mùa xuân. Hát Ghẹo không phải là hình thức ca hát đơn độc ở địa phương mà lại được hình thành trong một địa bàn mà mọi văn học nghệ thuật dân gian phát triển. Về mặt ca hát, hát Ghẹo tồn tại bên cạnh hát Xoan, hát trống quân… gần đây cũng vẫn tồn tại ở Vĩnh Phú. (tr.101-102)

Hát Ghẹo Phú Thọ không phải là bước tiếp nối của truyền thống các bản dân gian đã có sẵn của nhạc sĩ nào đó mà phát triển lời ca… Từ rất xa xưa cho đến ngày nay nó vẫn không được bất kỳ một nhạc sĩ nào, một ban nhạc, phường nhạc, phường bát âm nào trong vùng tham gia đóng góp vào việc sáng tạo ra nó. Có thể nói, Hát Ghẹo xưa kia cũng chỉ là một loại dân ca có một hai làn điệu (như ví và sổng chẳng hạn) và chủ yếu là vận dụng lời ca để đối đáp trao đổi tâm tình với nhau. Dần dần, nhân dân đã sáng tạo thêm nhờ dựa vào những sinh hoạt văn hóa khác cùng phát triển mà đã xây dựng được lề lối và phong cách riêng, âm điệu, lời ca ngày càng phong phú. Hát Ghẹo Phú Thọ rõ ràng là dân ca của những người lao động trên mảnh đất trung du- Đất Tổ với truyền thống và các phong tục hội hè mùa xuân. Đây không phải là hình thức ca hát đơn độc ở địa phương mà nó được hình thành trên một địa bàn có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm nét của văn hóa bản địa. Về ca, hát Ghẹo tồn tại bên cạnh Hát Xoan, hát Trống quân.., đến bây giờ các hình thức hát này vẫn còn tồn tại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. (tr.113-114)

…hát Ghẹo trải qua một thời gian lịch sử dài dưới ách xâm lược và chính sách đồng hóa của phong kiến Trung Hoa, chính sách ngu dân của đế quốc xâm lược Pháp, vẫn tồn tại cho đến ngày nay, vẫn giữ được âm điệu gắn bó chặt chẽ với ngữ ngôn, vẫn còn đậm đà mầu sắc và phong cách dân tộc… Tuy nhiên trong quá trình sáng tạo có thể là chậm chạp đó, hát Ghẹo cũng chịu ảnh hưởng của những thời kỳ thịnh suy trong lịch sử, nhất là những thời kỳ có những nét đặc biệt ảnh hưởng đến nền văn hóa dân tộc. Sau những thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ triền miên, đến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, nước ta mới bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ… Cho đến thời Lý từ thế kỷ thứ XI nước ta mới ở vào thời kỳ cường thịnh… Đây là thời kỳ thịnh vượng nhất từ ngày dựng nước kể cả các mặt kinh tế, quân sự và văn hóa. Với nền kinh tế nông nghiệp tương đối sung túc, các sinh hoạt vui chơi, hội hè, tế lễ hàng năm vào những ngày mùa, ngày xuân, thu được mở ra khắp nơi. Vào thời kỳ này các đền chùa miếu mạo cũng được ưu tiên xây dựng. Chính nhờ vào xu thế đang lên trong hoàn cảnh kinh tế và văn hóa phát triển đó mà nghệ thuật cũng có thêm sinh khí. Thời nhà Lý các vua chúa lại rất coi trọng ca múa. Chắc chắn hát Ghẹo cũng như các loại dân ca khác đã có những bước tiến đáng kể ở thời kỳ này. (tr.102)

Trải qua những thời kỳ lịch sử, dưới ách xâm lược và chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc, chính sách ngu dân của đế quốc Pháp xâm lược, Hát Ghẹo vẫn phát triển và tồn tại cho đến ngày nay, vẫn giữ được âm điệu, gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ địa phương vẫn còn đậm đà mầu sắc, phong cách dân tộc. Tuy nhiên trong quá trình sáng tạo và phát triển, Hát Ghẹo cũng chịu những ảnh hưởng bởi sự thịnh suy của lịch sử (nhất là những thời kỳ bị phong kiến phương Bắc đô hộ triền miên). Từ triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, nước ta mới bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ, cho đến thời Lý (thế kỷ XI) nước ta mới bước vào giai đoạn cường thịnh. Đây là thời kỳ thịnh vượng và phát triển mạnh mẽ về các mặt kinh tế, quân sự và văn hóa. Với nền kinh tế nông nghiệp tương đối sung túc, các sinh hoạt vui chơi, hội hè, tế lễ hàng năm vào những ngày mùa, ngày xuân, thu được mở ra khắp nơi. Vào thời kỳ này các đền chùa miếu mạo cũng được ưu tiên xây dựng. Chính nhờ vào xu thế đang lên trong hoàn cảnh kinh tế và văn hóa phát triển đó mà nghệ thuật cũng có thêm sinh khí. Thời nhà Lý các vua chúa lại rất coi trọng ca múa, nên chắc chắn Hát Ghẹo cũng như các loại dân ca khác đã có những bước tiến đáng kể trong thời kỳ này. (tr.114-115)

…những cuộc hành quân lớn… của Quang Trung ở thế kỷ thứ XVIII từ miền Trung ra Bắc đánh đuổi quân xâm lược Thanh. Nghĩa quân Tây Sơn khí thế hùng dũng được xây dựng trong cao trào khởi nghĩa của nông dân cho nên được nhân dân miền Bắc rất tin yêu và ủng hộ. Đuổi quân xâm lược đến đâu nghĩa quân cũng được nhân dân đón tiếp và trong niềm vui chan hòa liên hoan với xóm làng, nghĩa quân miền Trung đã mang những điệu hát lời ca tiêu biểu của địa phương mình mà truyền đạt lại cho nhân dân miền Bắc mà hát Ghẹo cũng như các loại dân ca ở các địa phương khác đã tiếp thu một cách trân trọng. Cũng chính ở giai đoạn này sự thuyên chuyển binh sỹ từ vùng này sang vùng khác đã góp phần đáng kể vào việc trao đổi các bài bản dân ca ở vùng này sang vùng khác. Đồng thời đây cũng là thời kỳ mà những hình thức… hát chầu văn, chèo, tuồng, nhạc lễ.v.v.. có thể đã hình thành từ thế kỷ XI nhưng đến nay mới bắt đầu phổ biến rộng rãi hơn, đã bắt đầu giai đoạn tác động và xâm nhập vào hát Ghẹo… Cũng có thể nói đó là những cái mốc thời gian ghi lại sự xâm nhập các làn điệu dân ca ở các vùng khác kể cả từ ở miền trung ra đã góp phần làm phong phú dân ca ở các vùng ngoài. (tr.103)

Đến thế kỷ XVIII, khi mà cuộc hành trình lớn của vua Quang Trung từ miền Trung ra miền Bắc đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh, nghĩa quân Tây Sơn khí thế hùng dũng được xây dựng trong cao trào khởi nghĩa của nhân dân cho nên được nhân dân miền Bắc tin yêu và ủng hộ. Đánh đuổi quân xâm lược đến đâu nghĩa quân cũng được nhân dân đón tiếp nồng nhiệt. Trong niềm vui chan hòa, liên hoan với xóm làng, nghĩa quân miền Trung đã mang những điệu hát, lời ca tiêu biểu của địa phương mình mà truyền lại cho nhân dân miền Bắc. Hát Ghẹo Phú Thọ cũng như các loại dân ca ở địa phương… đã tiếp thu một cách trân trọng… Cũng trong giai đoạn này sự thuyên chuyển binh sĩ từ vùng này qua vùng khác đã góp phần đáng kể vào việc trao đổi các bài bản dân ca ở vùng này sang vùng khác. Đây cũng là thời kỳ mà những hình thức Chầu văn, Chèo, Tuồng, Nhạc Lễ.v.v.. có thể đã hình thành từ thế kỷ XI nhưng đến đó mới phát triển rộng rãi và phổ biến, đồng thời nó tác động, xâm nhập vào hát Ghẹo. Có thể đây là thời gian đánh dấu sự thâm nhập các làn điệu dân ca ở các vùng, cả từ miền Trung tới góp phần làm phong phú thêm các làn điệu Hát Ghẹo Phú Thọ. (tr.115-116)

Hằng năm cứ trước ngày tế lễ chừng một tháng các bô lão trong làng lại tổ chức một cuộc họp dân làng để bàn đến việc cúng tế. Ngày họp mặt đó gọi là “Cầu hội diện” nghĩa là “Cầu họp mặt”. Việc tổ chức tế lễ và mời nước nghĩa hoàn toàn tùy ở nhân dân... Nếu vào năm mất mùa thì không tổ chức tế lễ lớn, không mời nước nghĩa. Trái lại nếu được mùa thì lại tổ chức rất lớn, có khi mời nước nghĩa đến bốn năm mâm (16- 20 người). Thông thường thì nếu ngày cầu hội diện mà toàn thể dân làng nếu đồng ý đóng góp tổ chức tế lễ thì đồng thời cũng gửi giấy mời nước nghĩa (mời độ 12 người). Dân làng cũng cử ra một hai bà già và một số chị em tương đương với số mời nước nghĩa chuẩn bị ôn luyện ca hát với nhau trước để đón tiếp các anh nước nghĩa. Các chị được chọn là những người có giọng hát tốt, nhớ được nhiều câu nhiều giọng, còn trẻ, không bận rộn con nhỏ, đặc biệt là không có tang trở gì, trạc tuổi độ 16 đến 20. Nước nghĩa được mời thì cử đi một hai ông già và chừng 10 anh cũng có những điều kiện và trạc tuổi tương đương hoặc già dặn hơn một ít. Các anh cũng chuẩn bị ôn luyện ca hát với nhau trước để chờ ngày đi dự tế lễ và ca hát.

Hát Ghẹo chỉ bắt đầu sau khi tế lễ đã hoàn toàn xong và tổ chức hát ở một nhà nào đó của đồng bào trong làng, nhà rộng rãi, sạch sẽ, gia đình không có chuyện gì buồn. Hát Ghẹo không giống tính chất của lối hát cửa đình… như hát Xoan hay lối hát Trống quân ở chùa, hát thờ khác ở các đền.v.v.. hát Ghẹo không có dính dáng gì đến chuyện tế lễ vừa qua ở ngoài đình. Về mặt địa điểm… hát ở nhà… Các quan trùm, quan anh là khách… thì ngồi ở trên sập trên giường ở giữa nhà. Các bà trùm, các chị thường giải chiếu ngồi ở nền nhà hoặc ngồi trên dẫy giường của gian bên cạnh.

Cuộc ca hát đó cũng xem như phần kết thúc việc mời nước nghĩa đến dự tế lễ và các chị là người thay mặt dân làng sáng hôm sau tiễn nước nghĩa ra về. (tr.15-17)

Thông thường trước ngày lễ, ngày hội một tháng, làng… tổ chức buổi họp mặt các bô lão và toàn thể dân làng để bàn việc cúng lễ, ngày họp mặt đó gọi là “cầu hội diện” hay là “Cầu họp mặt”. Việc tổ chức họp hoàn toàn phụ thuộc vào dân làng đó… Nếu năm làng bị mất mùa thì tổ chức nhỏ, có khi không mời dân nước nghĩa đến dự. Còn năm nào được mùa thì tổ chức lớn và mời dân nước nghĩa đến dự bàn, liên hoan tới bốn, năm mâm (16 đến 20 người). Thông thường đến ngày cầu hội diện, nếu toàn thể dân làng đồng ý đóng góp tổ chức tế lễ thì gửi giấy mời dân nước nghĩa (khoảng 12 người). Đồng thời làng phải cử ra một bà già cao tuổi… tập trung một số nữ thanh niên (số lượng tương đương với số khách nam dân nước nghĩa được mời), đến tập luyện… Nữ được chọn là những người có giọng hát hay, hát tốt và nhớ được nhiều giọng, phải còn trẻ trạc tuổi 16 đến 20, không bận con nhỏ, đặc biệt không có tang… Làng được mời đến dự cũng cử một hay hai ông già… và khoảng 12 nam thanh niên trạc tuổi tương đương… hoặc già dặn hơn một chút họ ôn luyện trước để ca hát với nữ ở làng đó.

Hát Ghẹo Phú Thọ chỉ bắt đầu sau khi tế lễ đã xong và tổ chức hát ở một nhà nào đó trong làng với điều kiện nhà đó rộng rãi, sạch sẽ, gia đình không có chuyện buồn. Hát Ghẹo không giống một số lối hát nghi thức tín ngưỡng khác như Hát Xoan ở cửa đình, hát Trống quân ở chùa, hát thờ ở đền.v.v.. Hát Ghẹo không có dính dáng gì đến chuyện ở đình. Hát Ghẹo được hát ở trong nhà, bố trí: nam giới ngồi trên sập hoặc trên giường ở giữa nhà, nữ giới thường giải chiếu ngồi ở nền nhà hoặc ngồi ở giường gian bên cạnh

Cuộc ca hát này cũng được xem như là phần kết thúc của tiệc làng mời dân nước nghĩa đến dự và sáng hôm sau các chị là người thay mặt dân làng tiễn các anh (nước nghĩa) ra về. (tr.117-118)

Các anh các chị mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình dành cho ngày lễ, ngày hội. Những trang phục của đồng bào ở đây cũng không có gì đặc biệt hoặc khác với trang phục ngày lễ của đồng bào ở những địa phương khác miền đồng bằng xưa. Các anh mặc áo the, khăn xếp, quần trắng; các chị mặc áo năm thân, khăn mỏ quạ, áo cánh trắng, yếm điều, thắt lưng bao các màu, đeo xà tích, quần lụa (sồi).v.v.. (tr.16)

…nam giới thường mặc những bộ quần áo đẹp nhất dành cho ngày lễ, ngày hội, các anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp. Nữ giới… mặc áo năm thân, khăn mỏ quạ, áo cánh trắng, quần lụa, lĩnh yếm điều, thắt lưng màu, đeo xà tích.v.v.. Trang phục của nam giới và nữ giới cũng không có gì khác biệt so với trang phục ngày lễ của đồng bào miền đồng bằng Bắc Bộ xưa kia. (tr.118-119)

Hai bên nước nghĩa rất quý trọng nhau và xưng hô với nhau rất lễ phép. Nhân dân thường gọi ông già “quan trùm”, gọi các thanh niên là “quan anh”, gọi các bà già là “bà trùm”, gọi các chị là “các chị”… (tr.16)

hai bên nước nghĩa rất quí trọng nhau và xưng hô với nhau rất lịch sự, lễ phép. Họ thường gọi các ông già đứng đầu nhóm hát là “quan trùm” và các anh thanh niên là “quan anh”. Các bà đứng đầu nhóm nữ gọi là “bà trùm” và các chị là “quan chị” (tr.119)

Ví đãi trầu. Sau một vài câu chào hỏi thường lệ, các anh các chị bắt ngay vào ví đãi trầu. Trầu thường để vào khăn tay, hoặc đặt ở trên khay, trên đĩa. Các chị đưa trầu ra mời các anh bằng những câu ví…

Tuy mời trầu một cách lễ phép và ân cần như vậy nhưng các anh đâu có vội vàng nhận trầu ngay. Các chị còn phải mời đi mời lại nhiều lần và có khi còn phải trách móc bóng gió…

Các anh chần chừ mãi một cách khéo léo, nhưng rồi đến lúc cũng phải “ngại ngùng” đáp lại…

Trao đổi bằng ví đãi trầu như vậy có khi đến mấy tiếng đồng hồ rồi các anh mới chịu nhận trầu, ăn trầu và cùng hát sang giọng sổng. (tr.17-18)

Ví đãi trầu Sau khi hai bên nước nghĩa chào hỏi nhau một vài câu thường lệ, các anh, các chị bắt ngay vào hát ví đãi trầu. Các chị thường để trầu vào khăn tay, hoặc đặt ở trên khay, trên đĩa, vừa đưa trầu ra mời các anh vừa hát những câu ví…

Tuy mời trầu một cách lễ phép và ân cần như vậy nhưng các anh đâu có vội vàng nhận trầu ngay, mà phải để các chị mời đi mời lại nhiều lần, có khi còn trách móc bóng gió…

Các anh chần chừ một cách khéo léo… nhưng… các anh cũng không thể ngồi yên và ngại ngùng đáp lại…

Hai bên cứ thế trao đổi.., có khi đến mấy tiếng đồng hồ các anh mới chịu nhận trầu, ăn trầu và cùng hát sang Giọng sổng. (tr.120-121)

Giọng sổng… là một nét nhạc mà người ta dùng để hát những câu ca khác nhau. Lời ca giọng sổng có một thứ tự nhất định chứ không như ví là loại ứng khẩu để đối đáp chuyện trò. Lời ca giọng sổng thường có những phần có nội dung gần gần nhau, mỗi phần như vậy có thể có nhiều câu (có khi có 4,5 câu), có câu của nam, có câu của nữ. Các anh các chị phải nhớ mà hát cho hết tất cả các câu rồi mới sang phần khác. Cũng có nhiều câu chung cho cả nam lẫn nữ nhưng khi hát chỉ thay đổi một vài chữ về cách xưng hô…

Hết các phần các câu của giọng sổng rồi thì người ta sang giọng và bao giờ cũng dùng một câu chuyển (tạm gọi là câu bắc cầu) để sang giọng… (tr.18)

Giọng sổng Đây là một nét nhạc mà người ta dùng để hát những câu ca khác nhau, lời ca giọng Sổng có một thứ tự nhất định chứ không như ví (ví là loại ứng khẩu để đối đáp chuyện trò). Lời ca giọng Sổng thường có những phần mang nội dung gần với nhau, mỗi phần có thể có nhiều câu (có khi có 4 đến 5 câu), có câu của nữ, có câu của nam. Hai bên phải nhớ và hát hết tất cả các câu mới sang phần khác. Trong đó có nhiều câu chung cho cả nam cả nữ đều hát được và khi hát thì chỉ cần thay đổi một vài chữ và cách xưng hô...

Sau khi hát hết các phần các câu của giọng Sổng thì mới sang giọng. Trước khi sang giọng thường dùng một câu chuyển, tức là câu bắc cầu để sang giọng… (tr.121.122)

Sang giọng: Đến đây các anh các chị hát những giọng hát riêng, muốn hát vào giọng nào trước cũng được. Nhưng mỗi giọng có thể có hai ba lời ca khác nhau mà mỗi bên chỉ hát một lời. Người hát trước có thể hát lời nào cũng được, còn người hát sau thì hát lời ca còn lại xem như là một hình thức đối giọng thi giọng vậy. Khi nào đã hết các lời ca cùng giọng rồi thì người ta chuyển sang giọng khác. Theo các cụ thì ngày xưa có 36 giọng. Hát hết 36 giọng này thì trời cũng đã sáng. Dân làng dọn cơm để các anh ăn chuẩn bị ra về. Các chị tạm lánh về nhà để các anh ăn cơm và khi các anh ăn xong mới trở lại tiễn chân các anh ra về. Các anh các chị lại trở lại “giọng” ví lúc ban đầu. (tr.19)

Sang giọng Phần này nam, nữ hát những giọng hát riêng và muốn hát vào giọng nào trước cũng được, mỗi giọng có thể có hai, ba lời ca khác nhau mà mỗi bên hát một lời. Người hát trước có thể hát lời nào cũng được, còn người hát sau thì hát lời ca còn lại xem như là một hình thức đổi giọng vậy. Khi nào đã hết các lời ca cùng giọng rồi thì chuyển sang giọng khác... Theo các cụ thì ngày xưa có 36 giọng và hát hết 36 giọng này thì trời cũng vừa sáng, dân làng dọn cơm để các anh ăn chuẩn bị ra về. Các chị tạm lánh về nhà để các anh ăn cơm, sau khi các anh ăn xong mới trở lại tiễn chân các anh ra về và họ lại trở lại “giọng ví” lúc ban đầu... (tr.123-124)

Ví tiễn: (ví tiễn chân)- Các câu ví lúc này rất say sưa thắm thiết. Thốt lên tự đáy lòng của mỗi con người vừa sống qua cuộc chuyện trò chan chứa tình cảm cho nên lời ca ứng tác lên lúc này đầy xúc cảm và đầy sức sáng tạo…

Chia tay nhau nhưng họ vẫn thường trao đổi thư từ và đến thăm nhau, gửi quà cho nhau. Họ giữ mãi những kỷ niệm của tuổi xuân và nhớ nhau mãi cho đến lúc về già. Có lẽ vì xưa họ đã trót hẹn hò…

Các chị tiễn chân các anh về có khi cùng đi một đoạn đường rất xa, từ 5 đến 7 cây số, vừa đi vừa ví, lưu luyến tưởng như khó mà chia tay được. Mặt trời lên cao họ mới tạm biệt nhau mỗi người theo một đường về làng. (tr.19)

Ví tiễn chân Các câu ví lúc này rất say sưa, thắm thiết, thốt lên tự đáy lòng của mỗi người vừa sống qua cuộc chuyện trò chan chứa tình cảm, cho nên lời ca ứng tác lúc này đầy cảm xúc và đầy sức sáng tạo…

Chia tay nhau nhưng họ vẫn thường trao đổi thư từ vẫn đến thăm nhau và gửi quà cho nhau. Họ giữ mãi những kỷ niệm của tuổi xuân và nhớ nhau mãi cho đến lúc về già. Có lẽ vì xưa kia họ đã trót hẹn hò…

Các chị tiễn chân các anh về một đoạn đường dài khoảng năm đến bảy cây số, vừa đi vừa hát ví, lưu luyến tưởng như khó mà chia tay được. Tiễn nhau đến lúc mặt trời lên cao, rồi họ mới tạm biệt nhau, sau đó mỗi người theo một đường trở về làng. (tr.124-125)

Thường thường những lúc ca hát này, hai bên nam nữ cũng có hát thi với nhau, nhưng không phải hát thi để ai được thì lấy giải mà chỉ là để cho cuộc vui thêm sôi nổi hào hứng. Các anh các chị đều có ước lệ với nhau: thi câuthi giọng. Thi câu thì căn cứ vào lời ca sẵn có theo thứ tự đã định sẵn, quên đoạn lời ca nào thì xem như là thua câu. Nhưng quan trọng nhất là thi giọng, nghĩa là không biết hát giọng nào thì tính là thua giọng. Cũng có khi trong cuộc thi các anh các chị chỉ tính giọng mà không tính câu. Hát Ghẹo...chỉ thi giọng và câu đã có sẵn (trừ hát ví là lúc trò chuyện có ứng khẩu đối đáp nhưng không tính vào phần thi...). Muốn ghi ai quên, ai nhớ nhiều hơn người ta thường dùng một que tăm dài (hay cái lạt cứng) và bẻ gập từng khúc làm dấu- các cụ gọi là “bẻ cò”. Bẻ cò còn để nhớ số giọng đã hát qua để khỏi bị bỏ quên chưa hát đến.

Các quan trùm, là những người già cả thì không hát mà chỉ ngồi nhắc cho đàn em và để cầm trịch cho hai bên hát thi với nhau. Theo các cụ thì bên nam thường thua bên nữ, bởi vì các anh không chịu khó ôn luyện mà cũng lại ít nhớ bằng các chị. Mỗi lần thua một câu hay một giọng các anh hoặc các chị lại phải lấy một thứ trang phục như khăn hoặc áo, hoặc một thứ đồ vật nào khác để trao cho bên được. Khi hát xong, sắp ra về lại được trao trả lại. (tr.17)

Trong Hát Ghẹo, có những lúc hai bên nam, nữ cũng thi hát với nhau, phải hát thi để bên nào được thì lấy giải. Thông thường lúc thi hát, hai bên đều có qui ước với nhau: Thi câu hay thi giọng. Thi câu thì căn cứ vào lời ca sẵn có theo thứ tự đã định sẵn, quên đoạn lời ca nào thì bên quên xem như là thua câu. Thi giọng thì không biết hát một giọng nào đấy là thua giọng. Hình thức hát thi này là để cho cuộc hát thêm vui, thêm sôi nổi, hào hứng. Cũng có khi trong cuộc thi hai bên chỉ thi và tính giọng chứ không tính câu. Hát Ghẹo chỉ thi giọng và câu đã có sẵn nên ở phần hát ví là phần hát có tính chất ứng khẩu, chuyện trò đối đáp sẽ không tính vào phần thi... Muốn ghi lại để xem ai quên, ai nhớ nhiều hơn người ta thường dùng một que tăm dài (hay cái lạt cứng) để bẻ gập từng khúc làm dấu- các cụ gọi là “bẻ cò”. Bẻ cò còn để nhớ số giọng đã hát, không bị bỏ quên giọng chưa hát đến.

...các quan trùm của cả hai bên, mặc dù hát rất giỏi... nhưng không hát mà chỉ ngồi nhắc lời hoặc nhắc giọng, cầm trịch cho bên mình hát. Các cụ kể rằng... thường thường bên nam hay bị thua bên nữ, bởi các anh không chịu ôn luyện nên ít nhớ các câu, các giọng. Mỗi lần thua một câu hay một giọng thì bên thắng lấy một thứ trang phục như khăn hoặc áo, hay đồ vật nào đó của bên thua. Khi hát xong, sắp ra về.., họ đem trả lại cho nhau. (tr.125-126)

Bên cạnh những nội dung đạo tặc khoa học, dễ nhận dạng những gì gọi là “sáng tạo thêm vào” trong chuyên mục này. Đó là những nhận định, kiến giải khá ngô nghê, lòng vòng rối rắm, thậm chí phi khoa học. Xin nêu những ví dụ điển hình:

-Tr.125: khi đạo văn, do sắp xếp câu chữ lẫn lộn nên tác giả đã vô tình viết rằng “Trong Hát Ghẹo, có những lúc hai bên nam, nữ cũng thi hát với nhau, phải hát thi để bên nào được thì lấy giải”. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhận định của Nguyễn Đăng Hòe, ông cho biết trong Hát Ghẹo, “không phải hát thi để ai được thì lấy giải mà chỉ là để cho cuộc vui thêm sôi nổi hào hứng[1].

-Tr.127: “Khi chúng ta so sánh với thể thơ lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thế kỷ XIX hay so sánh với nghệ thuật văn chương trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm thế kỷ XVIII… thì thấy: Những câu thơ và bài thơ được dùng vào Hát Chẹo còn nhiều hạn chế.., nhiều chỗ còn chưa điêu luyện trong ca từ”.

-Tr.132-133: “trong quá trình diễn xướng của Hát Ghẹo, thành tố âm nhạc bao giờ cũng là thành tố xuyên suốt, từ khi hát Ví mời trầu mở đầu đến khi hát Ví tiễn chân (kết thúc) thì giọng nào, bài hát nào cũng có sự hiện diện của âm nhạc… thành tố văn chương tuy cũng xuyên suốt như thành tố âm nhạc, nhưng thành tố văn chương lại phải thông qua cái vỏ bọc của âm nhạc. Ngôn từ văn chương không ở dạng thuần túy mà nó hiện diện dưới dạng ngữ điệu và đặt trong cấu trúc bài ca, do đó âm nhạc trong Hát Ghẹo vừa là thành tố xuyên suốt, thành tố trội, vừa là thành tố trung tâm”.

-Tr.145-146: “Khi xem xét những đặc điểm âm nhạc của nền dân ca.., người ta thường dùng đến một phạm trù biểu hiện quan trọng, đó là thang âm- điệu thức… Hệ thống âm chuẩn chính là linh hồn của hệ thống thang âm- điệu thức… Dân ca người Việt nói chung và vùng trung du nói riêng đều được dựa trên hệ thống âm nhạc tự nhiên, có độ cao tương đối linh hoạt, uyển chuyển, chứ không phải là hệ thống nhạc âm có độ cao tuyệt đối như một số nền nhạc chuyên nghiệp châu Âu… Hát Ghẹo… khi diễn xướng, nhạc âm phát ra từ thanh đới và không chịu sự chi phối của một nhạc khí nào. Khi nghiên cứu, phân tích giai điệu của Hát Ghẹo về mặt thang âm- điệu thức, thấy chúng thuộc phạm trù phổ biến đối với dân ca người Việt”.

-Tr.157: “Qua tìm hiểu nội dung những câu hát, những bài Hát Ghẹo cho thấy: Hát Ghẹo không phải là hát tế lễ, cầu cúng mà là những lời ca đối đáp giao duyên”.

-Tr.169: “Tuy rằng tình cảm đôi bên nam, nữ thương yêu nhau thắm thiết như vậy, nhưng cuối cùng họ vẫn không lấy được nhau. Bởi vì phong tục “nước nghĩa” giữa hai làng đã qui định đôi bên nước nghĩa không được lấy nhau… sở dĩ hai bên không lấy nhau là để cho tình cảm gắn bó lâu dài, và đã kết nghĩa, thì coi như anh em trong một nhà, đã là anh em trong một nhà thì không thể lấy nhau”.

Cũng xin nói thêm, ở mục IV cuốn sách Văn hóa dân gian huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ có nhan đề Lời ca hát Ghẹo (tr.186), toàn bộ các bản ký âm làn điệu Hát Ghẹo đã công bố của Nguyễn Đăng Hòe cũng bị sao chép mà không hề trích nguồn hay đề tên người ký âm. Và, độc giả đương nhiên sẽ coi đó là thành quả lao động của nhóm tác giả cuốn sách.

Ngoài ra, cũng trong cuốn sách này, chuyên mục I.Hát Ghẹo Nam Cường (tr.100-109, cũng do nhóm tác giả Dương Huy Thiện, Đào Đăng Hoàn, Ngô Thị Xuân Hương đứng tên) trùng lặp một cách kỳ lạ với chuyên mục VI.Về Hát nước nghĩa ở Phú Thọ (tr.265-281) và chuyên mục VII.Hát thi (tr.281-282) của tác giả Nguyễn Đình Bưu. Điều đáng nói, sự giống nhau đó phần lớn nguyên xi 100%, hệt như thao tác copy/paste trên máy vi tính, thậm chí lặp lại cả tab trên trang. Cùng đăng trong một cuốn sách, vậy ai copy của ai?

Trong nhóm tác giả đạo tặc khoa học vừa phân tích, bước đầu đã phát hiện thêm một trường hợp vi phạm tương tự. Đó là công trình của nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn- sao chép tài liệu của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương và Tú Ngọc trong lĩnh vực nghiên cứu Hát Xoan. Dưới đây là vài ví dụ đối chiếu giữa hai văn bản: cuốn Hát xoan, Hát ghẹo Vĩnh phú của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương[2] và luận văn tốt nghiệp đại học Lý luận âm nhạc của ông Hoàn với nhan đề Nhịp điệu “Hát xoan” dân ca Vĩnh Phú (Nhạc viện Hà Nội, 1990).

Nguyễn Khắc Xương

Đào Đăng Hoàn

Vĩnh Phú… một vùng văn hóa truyền thống với những di vật nghệ thuật từ hàng ngàn năm dựng nước còn để lại cũng là đất của những hội làng đình đám tưng bừng vui vẻ mà mỗi hội làng đều có thể coi là hội diễn nghệ thuật của quần chúng. Những ngọn cờ thần nhiều màu sắc tung bay, tiếng trống đình làng giục giã, sôi động, đám rước với nghi trượng, cờ xí, chiêng trống, sáo kèn lôi cuốn mọi người và những trò diễn hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân hàng xã, hàng tổng và nhiều khi cả hàng huyện. (tr.5)

Vĩnh Phú có một nền văn hóa truyền thống với những di vật nghệ thuật từ hàng ngàn năm dựng nước còn để lại, nơi đây cũng là đất của những hội làng đình đám tưng bừng vui vẻ mà mỗi hội làng đều có thể coi là một hội diễn nghệ thuật quần chúng. Những ngọn cờ thần nhiều màu sắc tung bay, tiếng trống đình làng giục giã, sôi động, đám rước với nghi trượng, cờ xí, chiêng trống, sáo kèn lôi cuốn mọi người và những trò diễn hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân hàng xã, hàng tổng và nhiều khi cả hàng huyện. (tr.1)

Hát Xoan chính là hát xuân, tiếng hát của làng chạ Việt Nam xưa cất lên trong mùa xuân phơi phới lộc mới hoa mới để cầu chúc một năm mới tốt đẹp, ấm no. Hát Xoan gắn với hội hè đình đám, chỉ cất lên trong các dịp tế lễ... Thuộc loại hình dân ca nghi lễ- phong tục, hát Xoan là “hát cửa đình”, mang nội dung ca ngợi thần linh ban phúc cho dân làng được “phong đăng hòa cốc, thóc lúa dư thừa, thịnh người thịnh của”… Với tính chất là một loại hình ca hát dân gian phục vụ yêu cầu tín ngưỡng, hát Xoan không phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Xoan có phường gọi là phường Xoan, cũng gọi là họ Xoan…(tr.8)

Hát Xoan chính là hát xuân, tiếng hát của làng chạ Việt Nam xưa cất lên trong mùa xuân phơi phới lộc mới, hoa mới để cầu chúc một năm mới tốt đẹp, ấm no. Hát Xoan gắn với hội hè đình đám chỉ cất lên trong dịp tế lễ, thuộc loại dân ca nghi lễ phong tục, hát Xoan là: “Hát cửa đình”… mang nội dung ca ngợi thần linh ban phúc lộc cho dân làng được “Mưa thuận gió hòa, thóc lúa dư thừa, thịnh người thịnh của…” Với tính chất là một loại hình ca hát dân gian phục vụ yêu cầu tín ngưỡng, Hát Xoan không phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Xoan hát có phường gọi là “Phường Xoan”  hay “Họ Xoan”. (tr.1)

Mỗi phường Xoan có một ông trùm, 4 hay 5 kép và từ 12 tới 15 đào. Ông trùm thường là người đứng tuổi, được dân làng tín nhiệm, thuộc bài bản và đọc được các bản Xoan nôm. Ông trùm hướng dẫn các đào kép học tập làn điệu múa hát, quản lý phường và giao dịch với các địa phương mà phường đến hát. (tr.8-9)

Mỗi phường Xoan có một ông Chùm, bốn hay năm kép và từ 12- 15 đào. Ông Chùm là người đứng tuổi được dân làng tín nhiệm, thuộc được các bài bản và đọc được các bài bản xoan Nôm và cũng là người hướng dẫn các đào kép học tập làn điệu múa hát, giao dịch với các địa phương mà phường đến hát. (tr.1-2)

Hát Xoan là “hát cửa đình” thì mỗi phường Xoan đều có các đình quen thuộc của mình… Mỗi họ Xoan đều có một số đình làng mà họ ấy giữ cửa… các họ khác không được tự do đến hát. Tục giữ cửa đình cũng có một ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và dẫm chân lên nhau giữa các phường Xoan. Tục giữ cửa đình đã đưa tới tục kết nghĩa. Họ Xoan giữ cửa đình và dân địa phương kết nghĩa với nhau, tình nghĩa ấy rất được coi trọng. Kết nghĩa của Xoan là kết nghĩa giữa họ với làng, khác với Ghẹo Vĩnh Phú kết nghĩa giữa hai hay nhiều làng với nhau, cũng khác với Quan họ Bắc Ninh chỉ kết nghĩa giữa hai Quan họ. Trong lệ kết nghĩa của Xoan, bao giờ dân (địa phương) cũng là vai anh, còn họ (Xoan) là vai em... Tục kết nghĩa cấm ngặt trai gái hai bên họ và dân kết hôn với nhau với lẽ rằng dân với họ là anh em, vậy đã là anh em tất nhiên không thể lấy nhau được. (tr.9-10)

Hát Xoan là hát “cửa đình” nên mỗi phường Xoan đều có các đình quen thuộc của mình. Có một số đình họ đã giữ lấy cửa, các họ khác không được tự do đến hát, tục giữ cửa đình cũng có một ý nghĩa là tránh sự dẫm chân lên nhau giữa các phường Xoan. Cũng nhờ đó đã đưa tới tục kết nghĩa họ Xoan và dân địa phương nơi có đình mà họ xoan giữ cửa. Tình nghĩa ấy rất được coi trọng kết nghĩa của Xoan là kết nghĩa của họ với làng, khác với hát Ghẹo Vĩnh Phú là kết nghĩa giữa hai hay nhiều làng với nhau, cũng khác với quan họ Bắc Ninh chỉ kết nghĩa giữa hai quan họ. Trong lệ kết nghĩa của Xoan bao giờ dân địa phương cũng là vai anh còn họ Xoan là vai em. Tục kết nghĩa cấm ngặt trai gái hai bên họ và dân không được lấy nhau với nhẽ rằng: Dân với họ là anh em, vậy đã là anh em thì không thể lấy được nhau. (tr.2)

Nghệ thuật hát Xoan là một hình thức nghệ thuật diễn xướng tổng hợp. Xoan không chỉ có hát mà còn có múa, và cũng có nhạc cụ gõ đệm theo để đỡ giọng, giữ nhịp. Hát Xoan là một tổ thành với 3 yếu tố biểu diễn: hát, múa và nhạc cụ đệm.

Các bài hát của Xoan được gọi là các quả cách hay cách. Mỗi cách là một làn điệu độc lập về nhạc hát và cả về lời văn, bài bản, nói cách khác thì mỗi “cách” là một ca khúc riêng biệt… Các bài hát này được hát diễn trong một chương trình… nhiều tiết mục hợp thành. Về điểm này, hát Xoan cũng gần gũi với Quan họ.

Hát Xoan không chỉ là hát, là thanh nhạc. Hát Xoan còn có múa. Mỗi quả cách Xoan cũng là một điệu múa riêng… múa Xoan chỉ ở mức độ múa minh họa, một hình thức múa mô phỏng và phần nào cách điệu các động tác trong đời sống xã hội và trong thiên nhiên. Trong các giọng “xe chỉ, luồn kim”, “vá may”, “con cò con cốc”..v.v.. múa Xoan bắt chước những động tác… vá may... lặn, lội … Trong các điệu múa thờ, Xoan chủ yếu là làm động tác múa cơ bản… Nhạc khí đệm… chỉ có trống con và phách. (tr.12-13)

Về nghệ thuật, hát Xoan là một hình thức diễn xướng tổng hợp. Xoan không chỉ có hát mà còn có cả múa và có nhạc cụ gõ đệm theo để giữ giọng, giữ nhịp. Hát Xoan là tổ thành với 3 yếu tố- biểu diễn, hát, múa và nhạc đệm- nhưng phần hát là chính nên người xưa mới gọi là “Hát Xoan”.

Các bài của Xoan được gọi là “quả cách” hay “cách”. Mỗi cách là một làn điệu độc lập về nhạc hát và cả lời văn, nói cách khác thì mỗi “cách” là một ca khúc riêng biệt... Các bài hát được diễn xướng trong một chương trình với nhiều tiết mục hợp thành. Về điểm này hát Xoan cũng gần gũi với quan họ.

Hát Xoan không chỉ có hát (là thanh nhạc) mà còn có múa, mỗi bài hát là một điệu múa riêng biệt, nhưng múa ở Xoan chỉ ở mức minh họa, đó là hình thức múa mô phỏng và phần nào cách điệu các động tác trong sinh hoạt và mô phỏng thiên nhiên như là các bài “xe chỉ, vá may”, “con cò, con cốc”. Múa xoan cũng bắt chước những động tác vá may, lặn lội..v.v.. Trong các điệu múa thờ, Xoan chủ yếu làm động tác múa cơ bản, nhạc đệm chỉ có trống con và phách. (tr.2-3)

Nhìn chung, hát Xoan có hai nội dung đi bên nhau: một là nội dung thờ tế và cầu chúc, hai là nội dung trữ tình biểu lộ những tình cảm lành mạnh hồn nhiên của nhân dân lao động. (tr.21)

Nhìn chung hát Xoan có hai nội dung đi bên nhau.

1- Nội dung thờ tế và cầu chúc

2- Nội dung trữ tình biểu lộ tình cảm lành mạnh của nhân dân lao động. (tr.3)

Múa Mó cá.., 12 đào Xoan nắm tay nhau quây thành vòng tròn khẽ đưa mình, dún chân, hình dung sóng nước và 4 trai ở giữa bắt “cá- đào xoan” dâng lên vua làng… (tr.18)

Bài “Giã cá”… các cô đào Xoan nắm tay nhau quây thành vòng tròn khẽ đưa mình giún chân hình dung sóng nước và bốn trai ở giữa, làm động tác bắt cá dâng lên vua làng để cầu phúc. (tr.9)

Còn dưới đây là ví dụ so sánh luận văn của ông Hoàn với chuyên luận Bước đầu tìm hiểu nhịp điệu trong dân ca của nhà nghiên cứu Tú Ngọc[3]:

Tú Ngọc

Đào Đăng Hoàn

Khái niệm về nhịp điệu bao giờ cũng liền với khái niệm về nhịp phách (hay tiết phách), do đó những điểm nhấn (trọng âm) cũng là một thuộc tính của nhịp điệu. Nhịp điệu là một trong những nhân tố có ý nghĩa bản chất của âm nhạc, nó là một thành phần gắn bó khăng khít với các yếu tố khác trong âm nhạc như giai điệu, điệu thức, hòa âm, khúc thức…(tr.27)

Những khái niệm về nhịp điệu bao giờ cũng liền với khái niệm về nhịp phách hay còn gọi là tiết phách vì nó có những điểm nhấn (trọng âm) và đó cũng là một thuộc tính của nhịp điệu… vì thế trong âm nhạc nhịp điệu là một nhân tố quan trọng, nó là một thành phần gắn bó khăng khít với các yếu tố khác như giai điệu, điệu thức, hòa âm, khúc thức… (tr.7)

…khi diễn xướng các cô đào tay cầm quạt làm thêm động tác minh họa với một số đội hình khác nhau. Nhiều động tác được cách điệu còn lộ rõ nội dung biểu hiện của nó như khi họ dang tay vẫy lên vẫy xuống nhịp nhàng tựa hình chim bay… Trong tiết mục Bợm gái, chắc khởi thủy là một tiết mục có liên quan đến nội dung khẩn nguyện: “Bái ra ta xé bái ra. Đôi tay sửa mũ, đồng ca đội đầu…”. Ở nhiều chỗ, cuối đoạn thường kết thúc bằng một âm hình có phách lệch kèm theo đó là động tác nhún người của các diễn viên. (tr.29-30)

Khi diễn xướng các cô gái tay cầm quạt làm thêm các động tác minh họa với các đội hình khác nhau, có những động tác cách điệu chim bay, dang tay vẫy lên, vẫy xuống nhịp nhàng. Trong những bài hát này khởi thủy của nó liên quan đến nội dung khẩn nguyện: “Bái ra ta sẽ bái ra, đôi tay sửa mũ đồng ca đội đầu…”. Cuối mỗi câu, mỗi đoạn bài hát thường kết bằng một phách lệch kèm theo là động tác nhún người của diễn viên … (tr.10)

Trong tất cả những yếu tố khách quan tác động đến nhịp điệu âm nhạc của dân ca thì yếu tố nhịp điệu thơ ca là quán xuyến và trực tiếp hơn cả. (tr.31)

Trong tất cả những yếu tố khách quan tác động đến nhịp điệu âm nhạc thì nhịp điệu thơ ca có tác động trực tiếp hơn cả. (tr.13)

Từ luận văn này, ông Đào Đăng Hoàn đã rút tỉa, cắt gọt nội dung để chuyển thành một chuyên luận có tên Những đặc trưng tiêu biểu của nhịp điệu Hát Xoan Phú Thọ, in trong cuốn Tổng tập văn nghệ dân gian đất tổ[4] do chính ông ta làm chủ biên.

Có thể nói, đạo tặc khoa học đang được coi như một vấn nạn không hiếm trong giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam. Nếu tiếp tục bỏ qua chuyện này thì chính chúng ta cũng có lỗi với những nhà nghiên cứu tâm huyết- nạn nhân của hành vi đạo tặc khoa học hiện vẫn đang lộng hành./.


[1] Nguyễn Đăng Hòe, Bước đầu tìm hiểu Hát Ghẹo Vĩnh Phú, Ty VHTT Vĩnh Phú xuất bản, 1979, tr.17.

[2] Nguyễn Khắc Xương, Dương Huy Thiện (giới thiệu - sưu tầm): Hát Xoan, Hát Ghẹo Vĩnh Phú, Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú xuất bản, 1979.

[3] Tú Ngọc: Bước đầu tìm hiểu nhịp điệu trong dân ca. Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 1, 1976.

[4] Đào Đăng Hoàn (chủ biên): Tổng tập văn nghệ dân gian đất tổ. Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ, Sở VHTT Phú Thọ xuất bản, 2003.

Nguồn: http://siphubacha.blogspot.com/2015/04/nhac-si-nguyen-ang-hoe-nhung-nghien-cuu.html