Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Tác động từ bài viết đầu năm của Chủ tịch VN

Thanh Trúc, phóng viên RFA

clip_image001

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, ảnh minh họa chụp trước đây. Photo courtesy of chinhphu.vn

Bài viết đầu năm 2015 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được báo chí trong nước đồng loạt đăng tải, qua đó những điểm chính về dân, lấy dân làm gốc được đề cập đến nhiều hơn và mạnh hơn. Tác động thực tế từ bài viết năm mới của ông Trương Tấn Sang đối với người trong nước như thế nào?

Bài học gốc rễ?

Phát huy quốc bảo lòng dân, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, có dân là có tất cả, là nội dung chính yếu trong bài viết đầu năm 2015 mà ông chủ tích nước Trương Tần Sang gọi là bài học gốc rễ cũng như mục tiêu tối thượng liên quan đến những công việc lớn đặt ra trước toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Giang sơn xả tắc mấy nghìn năm từ cha ông truyền lại, ông Trương Tấn Sang viết, là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ con cháu hôm nay và mai sau dù phải tát cạn biển Đông dù phải đốt cháy Trường Sơn cũng quyết phải giữ gìn và không để tổn thất một ly lai.

Hơn lúc nào hết, có vẻ như Chủ tịch nước đang muốn đề cao lòng dân, quyền dân nhiều hơn trước. Trong thời đại, mà ông xưng tụng là “thời đại Hồ Chí Minh, thì tư tưởng dân là gốc, sức dân là vô địch, dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.”

Quan trọng nhất là ngôn hành phải đi với nhau, đấy mới là dấu hiệu tiến bộ trong chính sách trong chủ trương trong hành động thể hiện. Tôi nghĩ phải chờ đợi và phải thúc đẩy để cho họ thực hiện những điều tốt đẹp và tử tế hơn.

-Ông Nguyễn Khắc Mai

Từ Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Mai, một đảng viên đang chủ trương nhóm Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, phát biểu rằng khi lòng dân và quyền dân được nói đến một cách đậm đà thì đấy là điều đáng mừng nhưng nói được thì phải làm được:

“Tôi thấy gần đây những quan chức cao cấp, gọi là cán bộ lãnh đạo, họ bắt đầu phải có những suy nghĩ và có những lời lẽ gọi là thân dân, đi gần dân hơn, nói về tình tự dân tộc, chủ quyền, quyền dân nhiều hơn trước và có vẻ là nói đậm đà hơn.

Tôi cho đấy là điều nên mừng vì họ đã có chuyển động trong suy nghĩ. Vì sao họ chuyển động được như thế thì chính là ý của dân, cuộc đấu tranh của nhân dân để khẳng định chủ quyền và khẳng định quyền của công dân càng ngày càng rõ càng mạnh hơn ở trong nước. Cho nên quan chức cao cấp lãnh đạo tất yếu là không thể nói khác hay là nói ngược. Quan trọng nhất là ngôn hành phải đi với nhau, đấy mới là dấu hiệu tiến bộ trong chính sách trong chủ trương trong hành động thể hiện. Tôi nghĩ phải chờ đợi và phải thúc đẩy để cho họ thực hiện những điều tốt đẹp và tử tế hơn.”

Không thực tế?

Ông Hồ Hiếu, đã ra khỏi đảng, từng là cựu tù Côn Đảo, sau 1975 trở về làm chánh văn phòng quận ủy Quận Nhất, chánh văn phòng Ban Dân Vận Thành Ủy cho đến khi tham gia Câu Lạc Bộ Kháng Chiến năm 1989 và bị bắt sau đó, cho rằng bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang có những điểm tích cực nhưng nói cho cùng chẳng có gì mới:

“Trước tôi ở trong đảng cho đến năm 90 tôi ra khỏi đảng. Bài phát biểu có những điểm là không để cho người ngoài lấn đảo lấn biển. Trước ông Trương Tấn Sang thì người ta cũng nói rồi. Lãnh đạo nói người ta cũng mừng nhưng người ta nghe riết mấy chục năm nay người ta nghe riết. Những câu nói của lãnh đạo cộng sản, kể cả thủ tướng, kể cả tổng bí thư, kể cả Chủ tịch nước, không bao giờ thực tế hết, nói mà không làm. Đó là đặc điểm của lãnh đạo cộng sản.

Tôi là người từng đi theo cách mạng mà bây giờ tôi không còn tin nữa. Đầu năm nói vậy thì hoan hô, nhưng mà quí vị nói láo quen rồi cho nên bây giờ dân không tin nữa. Toàn nói tốt mà thực tế không tốt chút nào. Đảng cộng sản hiện nay đang mất dân, chính ngài Chủ tịch nước thấy điều đó và ngài báo động cho đảng chứ dân người ra biết rồi, khỏi cần ngàu báo động làm chi. Đảng đang mất dân từ từ đó, mất đến nỗi mà dân không tin ở vị trí lãnh đạo của đảng nữa. Đảng vừa cầm quyền vừa lãnh đạo mà tư thế quị lụy ngoại bang như vậy không xứng đáng là lãnh đạo chứ đừng nói là bất khuất yêu nước, nói thật như vậy.”

Cùng một hướng đi như ông Hồ Hiếu nhưng đến giờ còn ở trong đảng, ông Lê Công Giàu, thành viên phong trào học sinh sinh viên tranh đấu trước 1975, sau 75 tham gia Đoàn Thanh Niên Thành Phố, hiện thuộc nhóm nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn, nói rằng quan điểm mà lãnh đạo bày tỏ thì bao giờ cũng tốt đẹp cả:

“Chỉ có vấn đề là thể hiện cụ thể nó như thế nào, trong luật pháp rồi trong hành xử cụ thể, chứ còn đó là những vấn đề mà ông cha mình đã nói rồi, nhiều chính trị gia cũng đã nói rồi.

Trong việc thực thi, thí dụ nói dân là gốc thì phải nghe tiếng nói của dân, nếu không nghe dân thì như vậy là nói mà không thực hiện được, như thế là không đúng và đó là vấn đề hiện nay. Đối với người lãnh đạo đương nhiên phải nói theo hướng lạc quan, có thể tình hình nó lạc quan thật nhưng cũng có thể tình hình chưa tới mức đó. Nhưng thường người lãnh đạo, nhất là ở Việt Nam, thì phải nói một hướng cho nó lạc quan. Vấn đề là dân có niềm tin hay không. Có người tin có người không tin mà muốn biết chính xác thì phải có cái điều tra. Ở các nước đã phát triển dân chủ rồi thì họ điều tra rồi họ mới có thể trả lời được.”

Trong việc thực thi, thí dụ nói dân là gốc thì phải nghe tiếng nói của dân, nếu không nghe dân thì như vậy là nói mà không thực hiện được, như thế là không đúng và đó là vấn đề hiện nay.
-Ông Lê Công Giàu

Rất mừng là trong thời điểm này mà lãnh đạo đất nước như ông Trương Tấn Sang đã để cao lòng dân, lòng yêu nước, sự toàn vẹn lãnh thổ, trách nhiệm bảo vệ biển đảo, lấy dân làm gốc… là ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Nhã, người sáng lập Quĩ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Foundation:

“Theo tôi đó là vấn đề thực tế, gốc rễ bền thì cây mới vững. Tôi nghĩ với tinh thần đó thì cây Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn mới, ngoài ra thì còn thời gian và mong đợi. Tất cả mọi người ở Việt Nam đều thấy rất rõ là hiện nay người dân thiếu niềm tin, dân thiếu niềm tin thì làm sao vững vàng được.

Lời phát biều như vậy cũng phản ánh tình trạng hiện nay là lãnh đạo nhà nước cũng đã thấy người dân thiếu niềm tin như vậy bao nhiêu năm nay. Theo tôi, nếu có sự thay đổi nào đó thì ngoài lời nói còn phải bằng hành động nữa. Có rất nhiều người cũng nói rằng nếu đất nước rối ren thì chỉ Trung Quốc là có lợi nhất.”

Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật Và Phát Triển ở Hà Nội, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao:

“Chuyện đó thì ai cũng hiểu, chỉ có điều trong cấp lãnh đạo hay ở các cấp chính quyền hiện nay chưa nhận thức được dân là gốc mà vẫn hành xử như những người cai trị. Cho nên với tư cách một người lãnh đạo thì phải nhắc nhở dân là gốc để làm sao đó để hành động cho đúng. Thực chất hiện nay cho thấy rõ ràng trong hành xử của chính quyền các cấp không phải ai cũng lấy dân làm gốc.

Theo tôi hiểu đây là một sự nhắc nhở phải làm như thế thì mới giữ được chế độ, còn nếu không làm như thế thì chắc một lúc nào đó dân không chịu nổi.”

Đồng ý với nhận xét của nhiều người là thực tế lòng tin của người dân đối với nhà nước và cấp lãnh đạo không còn được như xưa, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nhận định tiếp:

“Ngay  trong các văn kiện đảng cũng nói rằng phải tăng cường lòng tin của dân. Điều này phản ảnh một thực tế là dân bây giờ muốn tin bằng hành động, muốn bằng hành động thì thể chế này phải minh bạch, phải vì dân, các cấp chính quyền phải kiểm soát được lẫn nhau. Chứ còn như tình hình hiện nay thì rõ ràng nó ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tin của người dân, rõ ràng đây thể hiện sư lo lắng của những người cầm quyền.”

Vừa rồi là ý kiến của người trong nước về bài viết đầu năm 2015 l của ông Chủ tịch nước Việt Nam. Kết luận bài viết của mình, ông Trương Tấn Sang viết là không sợ bất cứ kẻ thù nào dù là hung bạo nhất mà chỉ sợ mất lòng dân. Lòng dân, ông khẳng định, là Quốc bảo dựng nước và giữ nước ViệtNam.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thoughts-over-president-s-n-year-speech-tt-01032015093518.html