Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Thơ Đỗ Trọng Khơi

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi

Nằm một chỗ, không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách. Bắt đầu từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, ông đọc được là các loại sách cổ của Trung Hoa, cùng các loại sách thời hiện đại của các nước khối xã hội chủ nghĩa, như Liên Xô, Đức, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc… Ông đọc sách để tìm đến với chân lý sống, tìm đến những niềm tin, niềm lạc quan và tìm thấy chính mình. Tôi tự chèo lái lấy thôi/ Con thuyền bào ảnh là tôi, hay là?../ là tôi thì tôi sẽ qua/ không là tôi cũng như là thế gian. Mới “tốt nghiệp” lớp 3 ở trường làng nên kiến thức ông chỉ hết bảng chữ cái, đủ biết đọc, biết viết. Để trở thành nhà thơ có tiếng tăm như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc của một con người.

Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001. Nằm nghiêng trên cái giường đơn sơ, gối đầu lên những cuốn sách, bên chiếc máy tính cũ kỹ thế mà con người tật nguyền ấy đã cho in 12 tập thơ, truyện ngắn, bình thơ. Như các tập thơ: Con chim thiêng vẫn bay (năm 1992), Gọi làng (năm 1999), Cầm thu (năm 2002), ABC (năm 2009), Với tay ngắt bóng (năm 2010)… và tập truyện ngắn Ma ngôn (năm 2001), Hành trạng tâm linh (năm 2011); tập bình thơ (năm 2007)… Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học có giá trị: Giải nhì cuộc thi thơ trên Báo Văn Nghệ (1990); Giải B truyện ngắn của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2002); Giải A – Giải thưởng Lê Quý Đôn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1996); Giải nhì truyện ngắn của Báo Tài Hoa Trẻ (1998); Giải C Giải thưởng Lê Quý Đôn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2001); Giải 3 cuộc thi thơ của Báo Tài Hoa Trẻ (2002), giải tư cuộc thi thơ Đây biển Việt Nam (2011) do Vietnamnet tổ chức

[…]

Nguyễn Chí Hòa, Quân đội Nhân dân

LƯƠNG TÂM

Như hương hoa

đêm vẫn thơm

Như tiếng vọng

không thể bắn rụng

Như ánh sáng

không thể đập tan

Như thời gian

không thể cản.

BÀI SỐ I

Phải yêu bầu trời lắm ban mai mới trong sạch nhường kia

một tình yêu như con yêu mẹ…

sáng nay ăn xôi mẹ ta nghẹn hai lần

ta nhìn ban mai

sự sạch trong quay mặt ngại ngần.

BÀI SỐ II

Khi giọt sương đầu tiên chạm phải hơi ấm, rơi

thì tiếng chim thổi qua vườn lon ton lót tót

hàng cây cỏ thở hơi thở dài mươn mướt

thấp thoáng tà heo may từ thân thể người bước ra

Sao heo may cứ lộng mãi trong hình hài ấy

người bỏ ta đi đã mấy thu rồi

mắt ta giờ như hai chiếc lá rơi

trái tim lại đành cho thu vàng nhuộm khắp

Bàn tay không biết khóc mà như khóc

và cứ run run cởi chiếc áo mùa cho cái lạnh tìm sang.

BÀI SỐ V

Có một nỗi buồn sáng

sẽ thành tấm gương trong

Có một niềm vui sạch

thơm tho lên cõi lòng

Mang một nỗi đau lớn

làm đường rộng thời gian

Mang tình cao thượng lớn

Tự do sang mơ màng.

BÀI SỐ VI

Con chim bỏ tiếng vào trời tiếng vang đi khắp nơi

bông hoa bỏ hương vào trời hương bay đi khắp nơi

mặt trời bỏ ánh vào trời ánh chiếu sáng khắp nơi

ta bỏ tiếng thương vào lời

lời bỏ ý lời vào chữ

mỗi chữ làm một ô cửa

ô mở ra phía tiếng chim

ô mở ra phía hương hoa

ô mở ra phía ánh sáng…

Ô mở ra phía nỗi buồn biết im lặng

phía ấy đi sâu về cõi người!

Í a í ới

Mùa mùa không buồn không vui

Có khi hoa tàn hoa nở

Ngọn lửa không buồn không vui

Khi le lói khi rực rỡ

Dòng nước không buồn không vui

Khi lặng lờ khi thác lũ…

Mùa mùa nước nước lửa lửa

Í a ia ới qua lòng

MƯƠI KHÚC

Chiều qua trời rách như tổ đỉa

sáng nay chốc đã xanh non

khà!

ta ngủ đẫy một giấc tròn.

*

Sớm chiều chim bay qua sân nhà

sống ngần này tuổi chưa thấy chim già

mây trắng mây xanh bay qua sân nhà

mây ơi, tóc ta sương sa

*

Nhà bên tiếng trẻ ê a

nhà trời nắng mới ló ra

pha một ấm trà buổi sớm

hương thơm như bạn đến nhà.

*

Đêm hệt một dấu lặng đơn chứa ngàn ý tứ

khe khẽ, khe khẽ ta mở của

chữ đực chữ cái

bày trò chơi sự sống.

*

Mẹ đã già không còn sữa cho ta bú nữa

đất mùa đông không cho hoa quả nữa

trời thì cho ta cái rỗng không

đựng ta như vợ đựng chồng.

*

Tiếng chim cài then

câu nói giữa miệng

lòng như đáy giếng

ủ đôi mầm sen.

*

Chân trời cách ta vài mươi dặm

đi đến rồi, biết làm gì?

có nhẽ chỉ để sờ tay vào trời xanh một cái,

cười khì.

*

Ngoài cửa lũ chim cứ ríu ra ríu rít

hót như thể có gì cần kíp

chim với trời ngỏ ý những gì?

hỏi cây xanh cây cứ xanh da diết.

*

Xa làng, thường đi khi trời sáng

trở về trú ngụ lúc tối đêm;

bước xin đặt bước cho thật nhẹ

kẻo chạm vào động giấc tổ tiên.