Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Ra mắt tuyển thơ Wislawa Szymborska tại Việt Nam

Nguyễn Trọng Tạo tổng hợp

vv  

Nhà thơ Wislawa Szymborska

 
Đó là tập thơ chọn lọc của nhà thơ đương đại vĩ đại Symborska, một trong bốn giải Nobel văn học thuộc về Ba Lan, đã được nhà thơ, đại sứ Tạ Minh Châu chọn, dịch.

Buổi ra mắt tập thơ tại Hội Nhà Văn Việt Nam sáng 16.7.2014 có mặt ngài đại biện lâm thời Ba Lan tại Việt Nam, chủ tịch quỹ Wislawa Szymborska – ông Michal Rusinek và nhiều nhà văn nhà thơ tại Hà Nội.

Szymborska được tặng nhiều giải thưởng văn học. Năm 1954 bà được tặng giải thưởng của thành phố Krakow; năm 1963 bà đoạt giải Văn học của Bộ trưởng Văn hóa Nghệ thuật Ba Lan; năm 1991 giải Goethe của Đức và năm 1995 giải thưởng Herder của Áo. Bà được trao bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Adam Mickiewicz tại Poznan (1995) và giải thưởng Hội Văn bút Ba Lan (1996).

Năm 1996, Szymborska được trao giải Nobel cho “những tác phẩm thơ tái hiện chân thực một thế giới trong đó cái thiện và cái ác đan xen, giành giật nhau chỗ đứng cả lẫn trong tư duy và hành động của con người, thể hiện tấm lòng một công dân, một nghệ sĩ có nhân cách lớn và đầy trách nhiệm trước những thực trạng các giá trị tinh thần bị đảo lộn, trước nguy cơ suy đồi đạo đức trong cuộc sống hiện đại”. Thơ của Wislawa Szymborska được dịch ra gần 40 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

Da-sua-7097-1405499036.jpg

Nhà thơ Tạ Minh Châu (trái) và ông Michal Rusinek – Chủ tịch quỹ Wislawa Szymborska – trong lễ ra mắt sách sáng 16/7 tại Hà Nội.

Người tuyển chọn, dịch và thực hiện sách Wislawa Szymborska – Thơ chọn lọc là nhà thơ Tạ Minh Châu. Nhà thơ có một nửa thế kỷ học tập, sống và làm việc tại Ba Lan; ông từng là Đại sứ Việt Nam tại xứ bạch dương. Tại buổi lễ ra mắt ở Hà Nội sáng 16/7, nhà thơ Tạ Minh Châu nói: “Dịch thơ Szymborska là một thách thức không nhỏ. Nhưng với tình yêu, sự ngưỡng mộ thơ bà, và kinh nghiệm sống 50 năm ở Ba Lan, tôi đã cố làm hết mình. Tôi hy vọng bạn đọc Việt Nam tiếp cận đầy đủ giá trị đích thực của thơ bà”.

Ông Michal Rusinek – Chủ tịch quỹ Wislawa Szymborska – có mặt tại Việt Nam nhân dịp cuốn sách ra mắt. Từng là thư ký của nhà thơ trong 15 năm, Michal Rusinek chia sẻ: “Tôi chỉ đồng hành trong một phần cuộc sống của bà thôi, bởi bà luôn làm việc trong sự cô đơn. Szymborska sống giản dị, tiết kiệm. Số tiền một triệu USD được thưởng từ giải Nobel bà không tiêu đồng nào, để dành cho quỹ Szymborska. Hiện nay, Quỹ này trao giải cho những tập thơ quốc tế hay nhất được dịch ra tiếng Ba Lan, giải thưởng lên tới 70.000 USD”. Nhận xét về cuốn Wislawa Szymborska – Thơ chọn lọc, ông nói: “Cuốn sách có bìa đẹp. Tôi nghĩ Tạ Minh Châu không chỉ là Đại sứ của Việt Nam ở Ba Lan, mà còn là Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam nữa”.

TaMinhChau2

Còn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận xét: “Szymborska qua bản dịch Tạ Minh Châu giản dị, gần gũi, có thể chia sẻ với ta. Những điều bà nói ở một nền văn hóa khác, nhưng chúng ta có thể tìm được sự đồng cảm, chia sẻ”.

Nhà thơ Huy Giang thì nói ông yêu thơ Szymborska bởi sự giản dị mà sâu sắc: “Szymborska là một DJ, bà mix hai nền văn hóa Đông – Tây trong thơ mình. Bà là người nhân bản. Muốn làm tên tuổi lớn thì phải có tính nhân văn trong tác phẩm. Đọc thơ bà luôn gợi một khoảng trống nghĩ ngợi. Trong diễn từ nhận Nobel, không có ai viết giản dị mà sâu sắc như bà”.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói: “Thơ Szymborska giàu tâm trạng, đầy chính kiến, chính vì thế đã đẩy thơ tới tầm cao tư tưởng. Những lời thơ bình dị như là thở, như là sống, nhưng với những cấu tứ độc đáo đã khiến người đọc luôn kinh ngạc về những phát hiện mới mẻ về cuộc sống trong thơ bà. Nhà thơ Tạ Minh Châu đã dịch thơ như một sự đồng cảm, như là trải nghiệm chính mình”.

Nhà thơ Trần Quang Quý cho biết ông là người chứng kiến Tạ Minh Châu dịch thơ và làm việc cẩn thận với từng con chữ. Theo ông dịch giả đã chuyển tải được cái hay, cái đẹp trong thơ Szymborska với hồn thơ dung dị, chống chiến tranh, những điều bất an, nhiều ám ảnh trong cuộc sống. “Đọc cuốn thơ này, thấy được thơ Szymborska phục hiện đời sống trong vẻ đẹp lộng lẫy, sắc sảo, trường liên tưởng phong phú” – Trần Quang Quý nhận xét.

Nguồn: nguyentrongtao.info