Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Giao lưu với André Menras – Hồ Cương Quyết , tác giả bộ phim tài liệu “Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát”

clip_image002clip_image004

Giao lưu với André Menras – Hồ Cương Quyết , tác giả bộ phim tài liệu “Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát”

Thời gian: 14:00 – 16 :30, thứ Sáu, ngày 11 tháng 07 năm 2014
Địa điểm: Hội trường tấng 3, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội 

****** 

Giới thiệu ngắn về André Menras – Hồ Cương Quyết và bộ phim “Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát”.

Anh André Menras – Hồ Cương Quyết là công dân mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam.

Năm 1968, André Menras tới Việt Nam dạy tiếng Pháp tại Lycée Blaise Pascal ở Đà Nẵng và năm 1970 tại trường phổ thông trung học Jean-Jacques Rousseau ở Sài Gòn.

Với tinh thần phản đối Chiến tranh và đứng hẳn về phía cuộc Chống Mỹ, Cứu nước của Mật trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, André Menras đã cùng bạn là Jean-Pierre Debris leo lên tượng Thủy quân Lục chiến ở Sai Gòn để treo cờ xanh đỏ vàng. Vì hành động này, André Menras và Jean-Pierre Debris đã bị xử tù người ba năm, người bốn năm. Ra tù, trở về Pháp, hai anh tiếp tục cuộc đấu tranh cho độc lập và thống nhất của nước Việt Nam mà các anh yêu quý.

André Menras quay trở lại hoạt động mạnh mẽ cho chính nghĩa Việt Nam khi bọn bành trướng Bắc Kinh có những hoạt động hung hăng hiếu chiến trên Biển Đông, nơi chúng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và tàn sát 64 chiến sĩ Việt Nam năm 1988 tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

Điều làm André Menras đau lòng hơn cả là hoàn cảnh sống và chiến đấu của ngư dân miền Trung Việt Nam. Tên cuốn phim nói lên NỖI ĐAU của chính anh với tư cách người viết kịch bản và đạo diễn.

Bộ phim “Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát” (bản tiếng Pháp “Hoang Sa Vietnam – La Meurtrissure” và bản Pháp-Anh là “La Meurtrissure – Painful Loss”). Phim dài 59 phút. Nội dung phim nói đến những ngư dân Việt Nam anh hung đã bám biển làm kế sinh nhai và giữ biển cho tổ quốc Việt Nam. Bộ phim nói về những phụ nữ ngư dân còn hy sinh gấp bội khi chồng con và anh em đang vật lộn ở nơi đầu sóng ngọn gió. Bộ phim còn nói lên đời sống tâm linh qua những mộ gió và những lễ hội nhắc nhở tới các Đội Hoàng Sa có từ thế kỷ thứ 17.

Tháng 11 năm 2009, với quyết định do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký, André Menras chính thức trở thành công dân Việt Nam với tên Hồ Cương Quyết. Các bài viết của anh từ đó thường ký hai tên André Menras - Hồ Cương Quyết.

clip_image005

Theo chiều kim đồng hồ. (1) Trên, trái: Andre Menras; (2) Menras bắt tay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sau khi nhận quốc tịch Việt; (3) Menras viết biểu ngữ cho cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và (4) Menras cầm biểu ngữ với một số người tham gia biểu tình ở Việt Nam, tháng 5 năm 2011.

clip_image006

André Menras phỏng vấn gia đình ông Nguyễn Việt cho phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”. Ông Việt có người con trai tên Nguyễn Thanh Biên đi biển bị quân Trung Quốc bắt ở Hoàng Sa năm 2009, bị tịch thu hết thuyền bè, và còn bị đòi tiền chuộc.

clip_image007

Vài khuôn mặt trong “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” do André Menras thực hiện, từ trái: Em Lê thị Thanh Thanh, cư dân đảo Lý Sơn, có cha là Lê Minh Tâm, đi biển chết mất xác; Bà Lê thị Sanh, cư dân đảo Lý Sơn, có chồng là Nguyễn Hoàng, đi biển mất tích với năm người khác, đề lại cho bà ba đứa con không một phương tiện sinh nhai; ông Võ Hiển Đạt, 80 tuổi, gia đình sống nhiều đời trên đảo Lý Sơn, nói Hoàng Sa thuộc về Việt Nam từ trước cả thời Vua Gia Long, và ông còn giữ nhiều tài liệu liên hệ.

Nhân dịp giao lưu với tác giả André Menras – Hồ Cương Quyết, Nhà xuất bản Tri thức và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trân trọng trình chiếu bộ phim tài liệu của ông “Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát” vào hồi 15h ngày 11 tháng 7 năm 2014 tại Hội trường tầng 3, 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

VÀO CỬA TỰ DO

LIÊN HỆ

Ban Truyền thông Nhà xuất bản Tri thức

Điện thoại: 04.3944.7280 - Email: seminar.trithuc@gmail.com

Ban tổ chức trân trọng kính báo và kính mong sự tham dự của Quý vị tại chương trình.