Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2025

"Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba" – Một cuốn sách nhiều cách đọc

 Ngô Thị Thu Ngần

Mỗi cuốn sách có thể có được tiếp cận theo nhiều cách, chạm vào nhiều người theo nhiều kiểu. Và cuốn sách này là một ví dụ.

Trong cuộc trà buổi sáng ở cơ quan chúng tôi sôi nổi bàn về Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba, cuốn sách đang được quan tâm đặc biệt trong những ngày tháng 7 này. Một cô thì thầm đầy bí ẩn "Chị Thùy thiêng thật ấy" với những tình tiết, câu chuyện đậm màu tâm linh từ trong cuốn sách và xoay quanh cuốn sách! Ừ thì cô ấy có đức tin vào thế giới bên kia và những 'chuyện tâm linh không đùa được đâu', và câu chuyện về 'chị Thùy' cũng có đôi chút tâm linh thiêng liêng và huyền bí...

Một cô khác xuýt xoa: "Ôi em muốn có một nhà văn nào đó tiểu thuyết hóa mối tình của chị Thùy và anh Đỗ M. quá. Tình yêu ấy xứng đáng được 'bất tử hóa' vì nó quá đặc biệt, quá nhiều sắc thái... Vâng, trong cuốn sách này có những bức thư tình của chị Thùy, có những dòng nhật ký đầy băn khoăn và dằn vặt của chị về tình yêu với anh M. để rồi chị quyết tâm xông pha vào chiến trường ác liệt vì lý tưởng cống hiến và cũng là để được chung chiến hào với anh M. của chị; có những dòng hồi ức của các em gái chị về mối tình đầu tiên và duy nhất của chị, có cả bài thơ tình mà cha anh M. (một nhà thơ có tên tuổi trên thi đàn) viết về tình yêu ấy của con trai, có cả một bài luận Siêu lý tình yêu của nhà văn Nguyên Ngọc luận giải về mối tình đặc biệt ấy...

Một cô khác nữa thì trầm ngâm: "Câu chuyện của chị Thùy thực sự là "cây cầu bắc qua dòng sông chia cắt", nó thực sự đã hóa giải những hận thù, hòa giải bên thắng cuộc và bên thua cuộc ở hai nửa địa cầu..." Quả thực là vậy. Câu chuyện của các em gái chị kể về hành trình của hai anh em lính Mỹ và bà mẹ của họ đau đáu suốt mấy chục năm trời tìm cách trao trả nhật ký của chị Thùy cho gia đình chị; câu chuyện của người phiên dịch đã ngăn người lính Mỹ "đừng đốt" mà sau này ông chọn cách 'ở ẩn'; câu chuyện về nhà báo Mỹ lặn lội khắp các ngõ ngách Hà Nội để 'tìm Thùy'; câu chuyện mẹ chị và các em gái sang Mỹ nhận cuốn nhật ký thật sự là những trang gây xúc động sâu sắc...

Tôi thì có ấn tượng đặc biệt với bà Doãn Ngọc Trâm mẹ của chị Thùy. Đọc những trang nhật ký của bà từ thời là một tiểu thư học trường Tây xuất sắc hơn cả đám 'con Tây' đến những gian khó mà bà phải trải qua khi sinh và nuôi một bầy con trong khói lửa chiến tranh, những oan trái khi chồng là một bác sĩ bị tù oan, rồi đau thương chồng chất khi phải khóc ba đứa con - một mất khi còn nhỏ, một hy sinh ở chiến trường, một mất vì bạo bệnh ở xứ người, rồi gồng gánh người chồng chẳng may mắc bạo bệnh mười mấy năm ròng... mới thấy sức bền bỉ kiên cường của một người phụ nữ điển hình trong những tao đoạn của thời cuộc bể dâu. Tôi ngạc nhiên vô cùng rằng người phụ nữ nếm trải đủ mọi trầm luân và đau thương của kiếp người như vậy lấy đâu ra sức lực và nghị lực mà kiên gan vừa học hành, công tác vừa là trụ cột vừa là linh hồn của gia đình. Ngắm nhìn những bức ảnh của bà lúc sinh thời luôn tràn đầy tinh thần lạc quan, hóm hỉnh và ung dung tự tại tôi lại thấy tiếc cho cái bà mẹ trong phim "Đừng đốt" của ông đạo diễn cũng họ Đặng kia. Cái bà mẹ trong phim ấy có diện mạo khắc khổ và lam lũ, kiểu bà mẹ Việt Nam anh hùng, hoàn toàn không phải là bà mẹ trí thức lịch lãm, uyên bác, vui vẻ và đầy hóm hỉnh của "chị Thùy" ngoài đời. Tiếc thật sự!

Sáng nay, trong sự kiện giới thiệu sách, một cô đồng nghiệp ghé sang tôi bình luận: "Ôi gia đình này NỮ QUYỀN đỉnh cao đấy chị. Những năm 1940-1950 mà tất cả con gái đã mang tên mẹ, chỉ khác tên đệm, là một sự văn minh tột bậc đó". Hẳn các chị Phương Trâm, Hiền Trâm, Kim Trâm – em gái của chị Thùy Trâm – và nhiều bạn đọc đồng ý với nhận định này.

Nói tóm lại, Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba là một cuốn sách vô cùng đặc biệt, gói trong nó vô vàn câu chuyện và nó có thể chạm vào bạn theo nhiều cách, tùy vào trải nghiệm của riêng bạn. Đây là cuốn thứ 2 tôi gợi ý cho bạn nhất định "phải đọc" trong năm 2025 này.