Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2025

Các nghệ sĩ trường phái New York, chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng và tranh Hành động

 Nguyễn Man Nhiên

1. Sau Thế chiến II, khi cuộc sống nghệ thuật tiếp tục trở lại trong môi trường hậu chiến, nhiều nhà quan sát dần nhận ra rằng nghệ thuật mới thú vị nhất không còn bắt nguồn từ Paris nữa. Đúng hơn, nó được tìm thấy ở New York. Trung tâm của năng lượng đã dịch chuyển. Một số phát triển đã mở đường cho sự nở rộ của nghệ thuật tiên tiến ở Mỹ, chẳng hạn sự thành lập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) vào năm 1929.

Là bảo tàng phương Tây đầu tiên dành riêng cho nghệ thuật hiện đại, Bảo tàng MoMA tập hợp một bộ sưu tập quan trọng và tổ chức các cuộc triển lãm về Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), Nghệ thuật Trừu tượng (Abstract Art), Trào lưu Dada (Dadaism) và Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism) — tất cả các xu hướng quan trọng của châu Âu.

Một số nghệ sĩ châu Âu tiến bộ, bao gồm cả những thành viên chủ chốt của phong trào Siêu thực, đã sống lưu vong trong những năm chiến tranh ở New York. Cùng với họ, có một nhà sưu tập mạo hiểm người Mỹ tên là Peggy Guggenheim, người từng sống ở Paris và London. Tại New York, Guggenheim mở một phòng trưng bày mang tên Art of This Century, nơi bà không chỉ trưng bày những nghệ sĩ châu Âu tiên phong mà cả những họa sĩ trẻ đầy triển vọng mới được phát hiện.

Tóm lại, New York bây giờ có nhiều đặc điểm của các thủ đô nghệ thuật châu Âu trước đây: tiếp xúc trực tiếp với những hướng đi mới nhất trong nghệ thuật, các nhà phê bình quan tâm và gắn bó, các diễn đàn để xem và thảo luận về tác phẩm mới, các nhà sưu tập sẵn sàng mua, báo chí trong nước ca ngợi thành tựu nghệ thuật, sự tự tin sinh ra từ sức mạnh kinh tế và chính trị, và hơn hết là khả năng thu hút các nghệ sĩ trẻ tài năng và đầy tham vọng.

Trong vòng vài thập kỷ, thành phố New York trở thành một trung tâm nghệ thuật quan trọng trong số nhiều trung tâm nghệ thuật trên thế giới. Nhưng câu chuyện về nghệ thuật phương Tây có thể được tiếp tục bằng cách nhìn vào những gì đã xảy ra ở đó.

Gắn liền với phong trào nghệ thuật lớn đầu tiên sau chiến tranh là một nhóm nghệ sĩ thường được gọi bằng cái tên thân mật là Trường phái New York (New York School). Không phải là một trường học theo nghĩa tổ chức hay giảng dạy, Trường phái New York là một nhãn hiệu thuận tiện để tập hợp một nhóm các họa sĩ theo Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) phổ biến trong những năm 1940 và 1950. Những gương mặt chính trong số đó là các họa sĩ "hành động" như Jackson Pollock, Willem de Kooning, Robert Motherwell, Franz Kline và Lee Krasner.

Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng có nhiều nguồn gốc, nhưng ảnh hưởng trực tiếp nhất là Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), với sự nhấn mạnh vào sức mạnh sáng tạo của vô thức và khai thác kỹ thuật theo Chủ nghĩa Tự động (Automatism).

Các họa sĩ của Trường phái New York đã phát triển những phong cách rất riêng và dễ nhận biết, nhưng có điểm chung là tỷ lệ: các bức tranh thường có kích thước lớn, và điều này rất quan trọng với hiệu ứng của chúng. Người xem cảm thấy bị nhấn chìm, cuốn hút vào thế giới của bức tranh như cách bị cuốn vào một bộ phim ngồi gần đến mức màn hình lấp đầy toàn bộ tầm nhìn của họ.

Nghệ sĩ biểu hiện trừu tượng tinh túy là Jackson Pollock, người vào cuối những năm 1940 đã hoàn thiện “họa pháp nhỏ giọt” (drip painting) của mình. Để tạo ra tác phẩm như bức Number 1 (1949), Pollock đã trải tấm vải bố chưa được căng lên trên sàn và tác động gián tiếp từ trên cao bằng cách rảy và đổ sơn từ cọ vẽ hoặc nhỏ giọt sơn từ que khuấy theo các cử chỉ có kiểm soát. Hết lớp này đến lớp khác, hết màu này đến màu khác, bức tranh phát triển thành một mớ hỗn độn bao gồm những vòng cung duyên dáng, những đường nét nhỏ, những tia xẹt và những vũng màu. Không có tiêu điểm, không có bố cục. Thay vào đó, người xem thấy mình đứng trước một trường năng lượng giống như làn sóng vỗ.

Nhà phê bình nghệ thuật người Mỹ Harold Rosenberg đã đặt ra thuật ngữ Hội họa Hành động (Action Painting) vào năm 1952 để mô tả tác phẩm của Pollock và những nghệ sĩ khác có lối vẽ bằng cử chỉ táo bạo, tự do, tác động nhiều vào cơ thể. Tranh của họ không phải là hình ảnh theo nghĩa truyền thống mà là dấu vết của một hành động, vũ điệu sáng tạo của họa sĩ. Pollock nói rằng phương pháp làm việc của ông cho phép ông đắm chìm trong bức tranh, quên đi bản thân trong hành động vẽ tranh, và đó cũng là cách tốt nhất để nhìn vào các tác phẩm của nghệ sĩ, để đánh mất chính mình trong chúng.

2. Khi châu Âu đang phải vật lộn để phục hồi sau Thế chiến II, Mỹ đã chuyển sang vị trí một cường quốc về chính trị, kinh tế và văn hóa. Những người tiên phong theo Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) là một nhóm nhỏ các nghệ sĩ có liên kết lỏng lẻo, nhiều người trong số họ từ Châu Âu đã lánh nạn sang Mỹ trong chiến tranh, sáng tác theo nhiều phong cách khác nhau, nhưng đến cuối những năm 1940 bắt đầu làm việc theo những hướng mới triệt để, phản ánh tâm trạng của thời điểm đó.

Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng là thuật ngữ chỉ phong trào nghệ thuật trừu tượng mới được phát triển bởi các họa sĩ người Mỹ thuộc Trường phái New York trong những năm 1940 và 1950. Họ nhấn mạnh vào sự thể hiện cảm xúc cá nhân, hành động sáng tạo tự phát, sự tự do về kỹ thuật để đạt được mục tiêu này. Họ còn khai thác đặc tính vật lý có thể thay đổi của sơn để gợi lên những phẩm chất biểu cảm (ví dụ: tính gợi cảm, tính năng động). Thế hệ đầu của Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng hoạt động mạnh mẽ từ năm 1943 đến giữa những năm 1950. Là phong trào nghệ thuật đầu tiên của Hoa Kỳ có ảnh hưởng quốc tế và trở thành xu hướng chủ đạo trong hội họa phương Tây những năm 1950, cuối cùng đã dẫn đến việc New York thay thế Paris trở thành trung tâm của thế giới nghệ thuật.

Thiếu một định nghĩa chính xác, Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng được truyền cảm hứng từ nhiều ý tưởng khác nhau, đặc biệt là chủ nghĩa Siêu Thực (Surrealism). Hầu hết những người theo trường phái Biểu hiện Trừu tượng đều xây dựng tác phẩm dựa trên ý tưởng của Chủ nghĩa Tự động (Automatism). Những bức tranh được tạo ra bởi cảm xúc sâu thẳm của người nghệ sĩ, sử dụng các cử chỉ tự phát và không bị giới hạn, thể hiện sức mạnh của vô thức trong nghệ thuật. Điều này được các nhà phê bình gọi là Hội họa hành động (Action Painting) hoặc Trừu tượng bằng cử chỉ (Gestural Abstraction).

Các họa sĩ nhỏ giọt, rắc, vẩy, đổ, quét và tạt sơn tung tóe lên các bức tranh khi họ thể hiện cảm xúc bên trong. Tác phẩm thường có kích cỡ lớn và bề mặt được lấp đầy bằng các kỹ thuật linh hoạt khác nhau, mang lại những hiệu ứng hình ảnh vừa hoành tráng vừa có sức gợi mãnh liệt. Một số khuôn mặt quan trọng nhất trong phong trào Biểu hiện Trừu tượng bao gồm Jackson Pollock (1912–56), Willem de Kooning (1904–97), Arshile Gorky (1904–48), Mark Rothko (1903–70) và Franz Kline (1910–62).

Bất chấp sự đa dạng, có thể phân biệt ba cách tiếp cận trong thực hành hội họa của phong trào Biểu hiện Trừu tượng.

Một, hội họa hành động (Action Painting), đặc trưng bởi cách xử lý sơn lỏng lẻo, nhanh, năng động hoặc mạnh mẽ bằng các nét vẽ quét, tạt, rẩy, nhỏ giọt hoặc đổ sơn trực tiếp lên khung vải, được quyết định một phần do tình cờ. Chẳng hạn Jackson Pollock lần đầu tiên vẽ tranh hành động bằng cách nhỏ giọt sơn lên vải bạt và biến các dòng chảy phức tạp và rối rắm thành các mẫu tuyến tính thú vị và gợi mở. Willem de Kooning với những nét vẽ cực kỳ mạnh mẽ và biểu cảm tạo nên những hình ảnh có kết cấu và màu sắc phong phú. Franz Kline với những nét vẽ đen sâu, mãnh liệt trên nền trắng tạo ra những hình khối hoành tráng một cách rõ ràng.

Hai, xu hướng trung gian được thể hiện bằng nhiều phong cách khác nhau, từ hình ảnh trữ tình, tinh tế và uyển chuyển trong các tác phẩm của Philip Guston và Helen Frankenthaler cho đến những bức tranh có cấu trúc rõ ràng, mạnh mẽ và gần với thư pháp của Robert Motherwell và Adolph Gottlieb.

Cách tiếp cận thứ ba là của Mark Rothko, Barnett Newman và Ad Reinhardt. Những họa sĩ này đã vẽ trên những bề mặt tranh rộng lớn, tạo màu phẳng với các lớp sơn mỏng, trong mờ để đạt được hiệu ứng yên tĩnh, thuần khiết, gần như thiền định. Hầu hết các tác phẩm của Rothko đều bao gồm sự kết hợp quy mô lớn các mặt phẳng hình chữ nhật với đường viền mềm mại, đồng màu, có xu hướng lung linh, cộng hưởng. Người xem bị choáng ngợp bởi những cánh đồng màu sắc, ánh nhìn của họ bị mê hoặc mà tâm trí không thể hiểu hoặc xác định rõ ràng cảm xúc thị giác được khơi dậy.

Untitled (1954) – Lee Krasner

clip_image050

Number 20 (1949) – Bradley Walker Tomlin

PH 455 (1949) – Clyfford Still

clip_image029

Agony (1947) – Arshile Gorky

Number 1A (1948) – Jackson Pollock

Woman 1 (1952) – Willem de Kooning

Elegy to the Spanish Republic, 54 (1957-61) –  Robert Motherwell

Also Last October (1977) – Joan Mitchell

Franconia Notch  (1965) – Michael Corinne West

clip_image033

Composition (1951) – Olivier Debré

clip_image125

Bullfight (1957) –  Elaine de Kooning

Shinnecock Canal (1957) –  Grace Hartigan

Blueberry Eyes (1960) – Franz Kline

King Oliver (1958) – Franz Kline

West 23rd (1963) –  Jack Tworkov

Martha's Vineyard (1954) – Aaron Siskind

The She Wolf (1043) – Jackson Pollock

Sky Cathedral (1958) – Louise Nevelson

clip_image071

Memoria in Aeternum (1962) – Hans Hofmann

Composition (1965) – Olivier Debré

Untitled (1953) – Al Held

For Nanna (1965) – Adolph Gottlieb

№5/№22 (1949-50) – Mark Rothko

№3 / 13 (1949) – Mark Rothko

clip_image016

Summertime in Italy No. 3 (1960) – Robert Motherwell

clip_image001

First Time Painting (1961) – Robert Rauschenberg

Mahogany Road (1951) – Mary Abbott

Before, Again IV (1985) – Joan Mitchell

Sea Picture with Black (1959) – Helen Frankenthaler

Untitled (1940) – Perle Fine

clip_image019

Autumn Rhythm (Number 30) (1950) – Jackson Pollock

clip_image084

To The North (1980) – Lee Krasner

clip_image095

Blast Off (1970) – Alma Thomas

clip_image011

Excavation (1950) – Willem de Kooning

clip_image007

Abstract Force: Homage to Franz Kline (1951–52) – Audrey Flack

clip_image118

Scena Campestre (1954) – Gerome Kamrowski

clip_image017

Doth Suffer a Sea Change into Something Rich & Strange (2014) – Max Gimblett

clip_image015

Ladybug (1957) – Joan Mitchell

clip_image001

Four Square (1956) – Franz Kline

clip_image002

Probst 1 (1960) – Franz Kline