Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

Tiến tới kỷ niệm 100 năm Trường Mỹ thuật Đông Dương – Yết Kiêu (38)

 Đông Ngàn Đỗ Đức

NGƯỜI THẦY KHÔNG BỤC GIẢNG

(Về họa sĩ Thẩm Đức Tụ)

Có một họa sĩ mà nhắc đến tên thì hầu như những ai theo nghề vẽ ở Thủ đô thuộc lứa tuổi sáu bảy mươi đều biết. Đó là họa sĩ Thẩm Đức Tụ.

Khác với họa sĩ Phạm Viết Song dạy vẽ tại nhà và tham gia hoạt động cho phong trào Mỹ thuật Thủ đô những năm sau hòa bình lập lại 1955, Thẩm Đức Tụ lại là lứa sau, ăn lương bên Trung ương đoàn, và nhận trách nhiệm dạy vẽ năng khiếu ở Cung Văn hóa Thiếu nhi thủ đô nhiều năm. Khá nhiều họa sĩ tên tuổi hôm nay từng được khai tâm nghề vẽ từ cung thiếu nhi này. Không biết âm nhạc, múa thế nào, còn về Mỹ thuật thì số thụ giáo từ ông sau này thành họa sĩ, đếm thì cũng có hàng trăm. Nếu coi việc dạy phong trào ở Cung Thiếu nhi như trường lớp thì số trò của ông chỉ kém mỗi cụ Phạm Viết Song chút ít. Nếu có thể ví cụ Phạm Viết Song như tre già thì Thẩm Đức Tụ như măng mọc tiếp bước.

Năm 1970, tôi chuyển công tác từ Thái Nguyên về Hà Nội; nhà điêu khắc Vũ Tiến kéo tôi gia nhập Hội Mỹ thuật thủ đô. Tôi đã gặp và quen biết ông Thẩm Đức Tụ từ đó.

Bây giờ không nhớ Hội Mỹ thuật thủ đô qua bao đời lãnh đạo, nhưng tôi nhớ nhất vẫn là khóa Thẩm Đức Tụ làm Chủ tịch. Ông là người rất có lòng với hội viên. Còn nhớ những năm 80 đói kém, ông cùng họa sĩ Văn Dương Thành mò lên tận nhà máy giấy Bãi Bằng tổ chức triển lãm bán tranh cho hội viên. Lúc đó mua tranh nhiều nhất chỉ có chuyên gia Thụy Điển. Tôi cũng đã bán được tranh dịp ấy mà chẳng phải nộp phần trăm nào. Là một hội nhỏ thủ đô mà ông đã tổ chức đưa tranh sang Cộng hòa dân chủ Đức triển lãm. Tôi nhớ khóa ông làm Chủ tịch, hội Hà Nội hoạt động tấp nập, triển lãm hàng năm rất nhiều. ông là người tận lòng với Hội. Còn nhớ Hội lúc đó kinh phí hẻo lắm, không phải Hội chính trị hàng năm có mấy tỉ như bây giờ.

Bỗng một lần ở trụ sở Hội ở Hàng Buồm, gặp thấy ông buồn buồn, hỏi thì biết ông bị hội viên N.Đ.B. tố cáo về chuyện ăn phần trăm phần nghìn gì đó ở những hợp đồng nghệ thuật mà ông đại diện tư cách pháp nhân Hội để kí cho hội viên. Chuyên gia gây rối này lèm bèm đủ nơi. Thật giả không biết thế nào. Chỉ là thủ đoạn Tàu "bới lông tìm vết", rêu rao gây dư luận nghi ngờ. Chẳng có ai bênh ông. Ông cũng lặng lẽ chẳng thanh minh. Tôi thì biết đó là chuyện vu cáo không có căn cứ. Nhưng sau đó thì ông cũng thôi làm công tác Hội.

Nhưng nghiệp đời khó bỏ, trên chục năm trước ông loay hoay mượn chỗ tại Cung Văn hóa Hữu nghị mở lớp phong trào, dạy vẽ, dạy cả làm sơn mài. Rồi cũng tổ chức triển lãm cho học viên nối dài tới cả Huế, Sài Gòn có nhiều học viên thành danh từ lò nghiệp dư đó. Ông luôn được nhiều bạn bè quý mến và có nhiều chỗ hợp tác làm việc.

Mấy năm nay ông yếu. Tuổi Nhâm Ngọ 1942, thì nay đã sang 81, lại thêm mấy lần tai biến nên ông phải rời công việc. Ông ở xa nên tôi chẳng có thể tìm đến để hỏi chuyện thêm về ông. Con người hiền lành phúc hậu đó cả cuộc đời như cái đầu máy kéo bền bỉ và lặng lẽ với các toa tàu, chẳng nề hà trong việc truyền dạy. Nó như cái nghiệp mà ông phải gánh. Thẩm Đức Tụ rõ ràng là cái tên rất đáng kính trọng trong trong biên niên sử Mỹ thuật Việt Nam, một người thầy có công không đứng trên bục giảng.

18/9/2021

Họa sĩ Thẩm Đức Tụ sinh năm 1942 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội (Đại học Mỹ thuật Việt Nam)