Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2024

Từ Phát triển đến Dân chủ - Sự Biến đổi của châu Á Hiện đại (kỳ 3)

Tác giả: Dan Slater Joseph Wong

Việt dịch: Nguyễn Quang A

Nhà Xuất bản Princeton University Press, 2022

3. Định hình Châu Á kiến tạo-Phát triển

CHÂU Á VÀ CHỦ NGHĨA ĐỘC ĐOÁN liên kết chặt trong trí tưởng tượng bình dân về chính trị toàn cầu. Hãy hỏi hầu như bất cứ ai để gán một hướng cốt yếu duy nhất cho dân chủ, và câu trả lời hầu như chắc chắn là “Tây phương.” Các thách thức gần đây cho sức khỏe của các nền dân chủ ở châu Âu và Hoa Kỳ đã nêu ra những nghi ngờ chính đáng rằng dân chủ bằng cách nào đó là kiểu chế độ tự nhiên, không thể tránh khỏi trong thế giới Đại Tây dương. Thế nhưng chính bởi vì nền dân chủ không còn được xem là an toàn nữa ở “phương Tây” không có nghĩa rằng nó đã ngừng được cảm nhận như một hiện tượng Tây phương hơn là một hiện tượng Đông phương. Quan niệm rằng “phương Tây” có một lợi thế dân chủ và “phương Đông” có một thế bất lợi dân chủ vẫn còn.

Thay vì đơn thuần đổ lỗi cho chủ nghĩa Đông phương lỗi thời, chúng tôi ghi nhận rằng sự bền bỉ của những cảm nhận như vậy có cơ sở thực nghiệm. Niềm tin cố chấp rằng châu Á và chủ nghĩa độc đoán đi cùng với nhau được sự ổn định ngoan cường của một chế độ độc đoán khổng lồ và một chế độ bé tẹo nhưng rất giàu duy trì hơn bất cứ thứ gì khác. Về bên lớn, chế độ độc tài bền bỉ của Trung Quốc hiện ra lù lù một cách tự nhiên bất cứ khi nào con mắt hướng tới châu Á, nhất là khi các nhà quan sát-dân chủ phàn nàn rằng nhiều David của châu Á đang ngày càng rơi vào sự ảnh hưởng của Goliath độc đoán ở Bắc Kinh. Về bên nhỏ, sự kết hợp phi thường của sự cực kỳ giàu có và tính hiện đại với những sự kiểm soát chính trị nghiêm ngặt của Singapore một cách có thể hiểu được gợi ý về “sự khác” và thậm chí tính khó hiểu của chính trị Á châu. Sự bị cho là khác này được tăng cường khi các nhà lãnh đạo của quốc đảo tí hon này từ lâu đã hãnh diện mời chào “các giá trị Á châu” như một lựa chọn độc đoán bona fide (thành thật) thay thế cho (các giá trị) “phương Tây” tự do và dân chủ—nhưng suy đồi.

Sự đánh đồng phổ biến của chính trị Á châu với chính trị độc đoán không chỉ là một sản phẩm của thành kiến văn hóa mà của thành kiến chọn lọc. Trung Quốc và Singapore nổi bật lên như các hình mẫu độc đoán; Nhật Bản và Indonesia, mặt khác, được đối xử như các ngoại lệ (outlier) dân chủ. Tuy nhiên khi chúng ta nhìn toàn diện về châu Á kiến tạo-phát triển, như chúng tôi nhìn trong cuốn sách này, chúng ta nhanh chóng thấy rằng sự chia cấp độ là đều hơn rất nhiều so với người ta có thể tin ban đầu. Sáu trong mười hai nước của khu vực đã theo đuổi các cải cách dân chủ trong thời đại sau-Chiến tranh Thế giới II, còn sáu trường hợp khác đã không. Khi một nửa các trường hợp theo đuổi cải cách dân chủ, chúng không thể là các ngoại lệ; đúng hơn, chúng yêu cầu sự giải thích.

Bất cứ sự giải thích thỏa đáng nào về nền dân chủ và chế độ độc tài ở châu Á kiến tạo-phát triển sẽ cần vượt quá câu hỏi vì sao châu Á và chủ nghĩa độc đoán đi cùng nhau và để hỏi, thứ nhất, vì sao các cải cách dân chủ được theo đuổi trong một nửa khu vực nhưng không trong nửa kia; và thứ hai, vì sao một số trong sáu nước thử nghiệm dân chủ này đã trải qua một con đường dân chủ hóa suôn sẻ, trong khi các trường hợp khác đã bị sự bất ổn định chế độ và thậm chí sự đảo ngược dân chủ hoàn toàn.

Bất kể giải thích nào cho sự đa dạng dân chủ của châu Á phải bắt đầu với một sự đánh giá cao về sự đa dạng kiến tạo-phát triển của nó. Ngang khu vực, tốc độ tăng trưởng cao qua công nghiệp hóa do nhà nước-tài trợ đã làm giảm các mức nghèo, mở rộng tầng lớp trung lưu, và tạo ra các sản nghiệp to lớn cho các nhà kinh doanh mà chắc có thể xem các nhà cai trị độc đoán như một bàn tay túm lấy có thể tước đoạt họ cũng như một bàn tay trợ giúp cần thiết cho sự thịnh vượng đang diễn ra của họ. Các sự tương đồng và sự khuếch tán ngang khu vực về các chính sách kinh tế, định hướng phát triển, và sự biến đổi giai cấp là hiển nhiên.

Đấy là vì sao, bất chấp tất cả nhiều sự khác biệt của chúng, tất cả mười hai trường hợp được xem xét trong cuốn sách này đều là phần của cái chúng tôi gọi là “châu Á kiến tạo-phát triển.” Trong các tiết đoạn tiếp của chương này, đầu tiên chúng tôi lập luận rằng các trường hợp này mang đủ một nét giống gia đình để được xem là một khu vực thế giới đơn nhất. Trọng tâm của chúng tôi như thế bắt đầu với các sự giống nhau. Nhưng rồi chúng tôi cho rằng có rất nhiều biến đổi cơ bản bên trong khu vực đơn nhất này mà chúng ta có thể nhận biết các kiểu kinh tế chính trị hoàn toàn khác nhau.1

Trong khi sự biến đổi này có tính cơ bản, nó không ngẫu nhiên. Sự biến đổi về kiểu mang lại bốn cụm kiến tạo-phát triển khác nhau, mỗi cụm có ba trường hợp. Hơn nữa, chúng tôi nhấn mạnh rằng bên trong mỗi trong bốn cụm này, ba trường hợp có thể được mô tả đặc trưng bởi các mức sức mạnh thay đổi đáng kể về các định chế độc đoán và các liên minh của chúng. Đấy là cái chúng tôi gọi là phổ sức mạnh.

Tóm lại, châu Á kiến tạo-phát triển là một khu vực đơn nhất có thể được chia thành bốn cụm trường hợp. Các cụm này khác nhau theo loại, không chỉ theo sức mạnh tổng hợp. Hơn nữa, rồi bên trong mỗi cụm ba trường hợp có thể được sắp xếp dọc theo một phổ sức mạnh về năng lực quản trị độc đoán và thành công phát triển.

Bài tập này về tạo cụm không đơn thuần mang tính mô tả. Như chúng tôi sẽ cho thấy, khó có thể là một sự trùng khớp ngẫu nhiên rằng tất cả sáu trường hợp ở châu Á kiến tạo-phát triển mà lúc nào đó đã theo đuổi các cải cách dân chủ có tính biến đổi có thể được định vị trong các cụm “nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển” (Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan) và “quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển” (Indonesia, Myanmar, và Thái Lan). Trong khi đó sáu trường hợp khác, tất cả đều kháng cự một cách nhất quán các cải cách dân chủ để làm bằng phẳng sân chơi, đều nằm trong các cụm “Britannia kiến tạo-phát triển” (Singapore, Malaysia, và Hồng Kông) và “xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển” (Trung Quốc, Việt Nam, và Cambodia). Tương quan không phải luôn luôn là nhân quả, nhưng sự tương quan hoàn hảo ngang một số khá lớn trường hợp như vậy không chắc xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Bằng cách nào đó, sự tạo thành cụm kiến tạo-phát triển đã khuyến khích sự tạo thành cụm dân chủ ở châu Á. Một trong những mục đích cốt lõi của chúng tôi là để hình dung ra vì sao và như thế nào.

Để báo trước: tư cách thành viên trong một cụm kiến tạo-phát triển cá biệt xác định mạnh khả năng tổng thể của các cải cách dân chủ phòng ngừa. Trong khi đó, phổ sức mạnh độc đoán cả ngang và bên trong các cụm định hình sâu sắc độ suôn sẻ của dân chủ hóa. Nó phần lớn cũng xác định thành công mà các elite độc đoán trước kia có được dưới các điều kiện dân chủ mới.

Tính suôn sẻ (trơn tru) này trong dân chủ hóa và thành công sau khi dân chủ hóa được liên kết về thực chất. Chính xác bởi vì các nhà độc đoán cũ ở đầu cao hơn của phổ sức mạnh có thể chuyển các năng lực được tích lũy một cách đáng kể của họ thành một cuộc sống thành công trong một nền dân chủ mới mà những sự mở cửa chế độ trong các trường hợp này đối mặt với ít trở ngại, suy sụp, và đảo ngược hơn. Các chế độ độc đoán đương nhiệm mạnh hơn chắc có khả năng hơn để trải qua sự chuyển đổi suôn sẻ hơn nếu chúng chọn để dân chủ hóa qua sức mạnh.

Ngược lại, các cải cách dân chủ, mà diễn ra trong các trường hợp với các mức sức mạnh độc đoán ít ấn tượng hơn, đã tỏ ra—chúng tôi lập luận, có thể dự đoán được—là những con đường gập nghềnh hơn nhiều và thường xuyên có thể bị đảo ngược. Trong tương lai, có mọi lý do để tin rằng tính suôn sẻ hay tính gập nghềnh tương đối của chuyển đổi dân chủ trong các trường hợp xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển như Trung Quốc cũng như các trường hợp Britannia kiến tạo-phát triển như Singapore sẽ được định hình bởi lượng (stock) sức mạnh được tích lũy mà các chế độ độc đoán đó đã tích tụ được trong hàng thập niên.

Các Nét phác họa và Nguồn gốc của một Khu vực

Cách điển hình để chia địa lý Á châu là chia thành các hướng chính. “Nam Á” có nghĩa là tiểu lục địa, với Ấn Độ ở trung tâm của nó và Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, và Sri Lanka tỏa ra từ đó. “Đông Nam Á” thường có nghĩa là một tá hay khoảng thế các nước nằm ở phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ, ở nam Trung Quốc, và tây bắc Australia. Điều này gồm cả các trường hợp “đại lục” như Myanmar, Thái Lan, và Cambodia, cũng như các trường hợp “đảo” Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, và Philippines. “Đông bắc Á,” hay đơn giản “Đông Á,” tỏa ra từ Trung Quốc giống Nam Á tỏa ra từ Ấn Độ. Hai nước Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, và Mongolia đều nằm ở đây. “Vùng ‘Viễn Đông’ của Nga” thường không, vì thủ đô của nó nằm ở Đông Âu hơn là ở Đông Á. “Trung Á” chủ yếu có nghĩa là các nước cộng hòa Soviet trung Á trước kia (ví dụ, Kazakhstan, Uzbekistan), với Afghanistan đôi khi được đưa thêm vào. Trong khi đó thuật ngữ “Tây Á” dường như đã lỗi thời, để các nước như Iran, Lebanon, và Yemen trôi dạt về mặt lục địa, vào “Trung Đông” hơn là bất kể vùng nào của bản thân “châu Á.”

Cách tiếp cận thuần túy phương hướng này đến địa lý của châu Á không có kết quả cho các mục đích của chúng tôi. Ngay cả một sự xem xét thô sơ các vùng được xác định cơ bản này sẽ cho thấy, chúng đều chứa sự đa dạng bên trong to lớn. Vị trí bên trong bất kể vùng “Á châu theo hướng” này nói cho chúng ta vô cùng ít về nền kinh tế, hệ thống chính trị, hay quỹ đạo phát triển của một nước.

Để hiểu châu Á kiến tạo-phát triển là gì, đầu tiên có ý nghĩa để thảo luận châu Á kiến tạo-phát triển bắt đầu như thế nào. Nó có nguồn gốc sâu nhất trong các cải cách kinh tế có tính cách mạng của Nhật Bản Minh trị cuối thế kỷ thứ mười chín.2 Qua sự truyền bá không đều, từ từ, và tuần tự của mô hình nhà nước kiến tạo-phát triển của Nhật Bản dọc theo Vành đai Thái bình dương sau Chiến Tranh Thế giới II, một khu vực thế giới có thể được nhận diện rõ ràng đã xuất hiện. Qua sự va chạm của chủ nghĩa kiến tạo-phát triển do Nhật Bản-truyền cảm hứng với một loạt chính thể khác nhau—một số bị các nhà đế quốc Anh thống trị, số khác bị các quân đội được chính trị hóa cao độ, và số khác nữa bị các đảng cộng sản kéo dài thống trị—châu Á kiến tạo-phát triển mang không chỉ một đặc điểm chung mà một đặc điểm cụm. Kết cục đã không phải là mười hai trường hợp trông giống nhau nổi bật, mà là bốn cụm kiến tạo-phát triển phân biệt mỗi cụm chứa ba trường hợp.

Tuy vậy, trước khi đề cập đến việc tạo cụm của khu vực, chúng ta cần chứng minh rằng châu Á kiến tạo-phát triển là một khu vực đơn nhất theo bất kể ý nghĩa nào trước tiên. Ngược với các tầm nhìn đương thời, đang thịnh hành về châu Á như một khu vực từ lâu bị Trung Quốc định hình và thống trị, thực ra chính Nhật Bản mới bắt đầu tạo ra một vùng hiện đại theo hình ảnh kiến tạo-phát triển riêng của nó, lan rộng khắp Đông Nam Á, chạm dọc các biên giới phía đông của lục địa Ấn độ. Trong quá trình đạt được chủ quyền của nó từ chủ nghĩa đế quốc xâm lấn trong giữa-thế kỷ thứ mười chín, Nhật Bản đã xây dựng các định chế chính trị và kinh tế mới cho phép nước này công nghiệp hóa nhanh và hội nhập bản thân mình đầy đủ vào các thị trường toàn cầu đang phát triển như một cường quốc kinh tế lớn.

Không nước nào ở châu Á đã từng thử bất cứ thứ gì tương tự. Và không nước Á châu nào, mà đã tìm cách để “đuổi kịp” theo các bước chân của Nhật Bản, sẽ có bao giờ làm vậy theo một cách khác, qua cùng sự kết hợp của công nghiệp hóa do nhà nước-tài trợ và sự tăng trưởng định hướng-xuất khẩu mà Nhật Bản đã giới thiệu cho phần còn lại của khu vực.

Sự trỗi dậy của Nhật Bản đã làm đảo lộn thế giới, bắt đầu với bản thân châu Á. Mười lăm năm sau khi “các tàu chiến đen” của nước Mỹ buộc Nhật Bản nhục nhã mở hai cảng hiệp ước cho ngoại thương trong 1853, Minh trị Duy tân 1868 đã bắt đầu “cuộc cách mạng từ trên xuống” lớn nhất lịch sử bằng việc đổi mới bộ máy nhà nước và biến đổi các định chế phong kiến của xã hội. Tương tự với những sự phát triển ở nước Đức mới thống nhất lúc đó—học hỏi một cách khéo léo từ mô hình Đức, giữa những thứ khác—Nhật Bản đã xây dựng một trong các nhà nước kiến tạo-phát triển đầu tiên của thế giới, tập trung vào một bộ máy quan liêu kinh tế hùng mạnh, được hướng tới mục tiêu quốc gia fukoku kyohei (nước giàu, quân đội mạnh).3

Vào năm 1895, Nhật Bản công bố sự đến của nó trên sân khấu thế giới bằng việc thắng Chiến tranh Trung-Nhật và gia nhập đội ngũ của các cường quốc đế quốc bằng việc chiếm Đài Loan từ Trung Quốc. Vào 1905, tại chính đỉnh điểm của chủ nghĩa đế quốc và sự thống trị Âu châu toàn cầu, Nhật Bản đã khiến thế giới bị sốc đến tận cốt lõi của nó bằng việc đánh thắng Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật.

Các tác động truyền cảm hứng của sự trỗi dậy địa-chính trị của Nhật Bản nhìn lại là khó để thăm dò. Được xem rộng rãi là không thể tưởng tượng được trước 1905 rằng những người Âu châu da trắng có thể bị những người không-Âu châu không da trắng đánh bại trong một cuộc chiến tranh quốc tế toàn lực. Nhật Bản trở thành một cảm hứng cho bất kỳ ai đau khổ dưới chủ nghĩa đế quốc Âu châu, nhất là ở châu Á. Chính ý tưởng về sự đuổi kịp quốc gia đã bén rễ đầu tiên bên ngoài châu Âu ở Nhật Bản. Mặc dù các mô hình kiến tạo-phát triển kinh tế đã thay đổi đáng kể suốt thế kỷ thứ hai mươi, chủ nghĩa kiến tạo-phát triển do Nhật Bản-truyền cảm hứng—sự thôi thúc yêu nước để đưa quốc gia mình vào cùng liên minh như các cường quốc giàu nhất, mạnh nhất thế giới—để lại một dấu ấn sâu giữa các láng giềng Á châu của Nhật Bản vẫn có thể thấy rõ ràng cho đến nay.

Chính định hướng chung, kiên định này tới sự phát triển nhanh kinh tế quốc gia, dựa vào các chính kinh tế và các định chế chính trị tương tự nhưng không giống hệt nhau để thực hiện chúng, là cái khiến cho châu Á kiến tạo-phát triển là một khu vực có thể nhận diện được. Sự ưu tiên chính trị của sự tăng trưởng kinh tế nhanh—được thúc đẩy bởi một mô hình kiến tạo-phát triển tư bản chủ nghĩa ưu tiên xuất khẩu và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và không do dự dùng sự tài trợ nhà nước để khuyến khích công nghiệp hóa, trong khi vẫn coi các hãng tư nhân như hòn đá tảng của sự tiến bộ kinh tế quốc gia—đánh dấu châu Á kiến tạo-phát triển như khác biệt với phần còn lại của thế giới. Không nơi nào khác từng có một tập hợp các nước trong cùng khu vực địa lý cho thấy một sự cam kết chính trị chung như vậy đối với mô hình kinh tế có tính biến đổi cao này.

Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa Kiến tạo-Phát triển

Tuy vậy, đã có một khoảng dài giữa sự trỗi dậy của Nhật Bản như nhà nước kiến tạo-phát triển đầu tiên của châu Á trong cuối thế kỷ thứ mười chín và sự nổi lên của một khu vực kiến tao-phát triển đang lớn mạnh trong nửa sau của thế kỷ thứ hai mươi. Điều này phần lớn là một sự phản ánh về cuộc cách mạng từ trên xuống của Nhật Bản thực sự đã tiên phong đến thế nào cũng như sự chậm chạp của khu vực trong việc bắt kịp ra sao. Trong gần trọn một thế kỷ, châu Á kiến tạo-phát triển đã chỉ là Nhật Bản kiến tạo-phát triển. Nhật Bản đã vẫn là cường quốc định hướng-xuất khẩu công nghiệp duy nhất của châu Á cho đến khi cái gọi là Bốn con Hổ hay Bốn con Rồng—Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Singapore—bắt đầu trải qua sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa nhanh trong các năm 1960 và các năm 1970.

Đã có nhiều lý do cho sự trì hoãn dài trong việc bắt chước và truyền bá công nghiệp hóa do xuất khẩu-dẫn dắt từ Nhật Bản sang các láng giềng của nó. Quan trọng nhất là chủ nghĩa đế quốc. Chừng nào các nước Á châu còn thiếu chủ quyền quốc gia, chúng không thể theo đuổi các chính sách công nghiệp hóa quốc gia. Nhân tố chính thứ hai là sự thất bại quân sự tàn phá của Nhật Bản trong Chiến Tranh Thế giới II. Chỉ đến khi Nhật Bản xây dựng lại nền kinh tế xuất khẩu do nhà nước-dẫn đầu trong các năm 1950 và các năm 1960, chứ không phải khi nó xây dựng nền kinh tế đó đầu tiên trong thời Minh trị Duy tân, thì chủ nghĩa kiến tạo-phát triển kiểu-Nhật mới nở rộ thành một hiện tượng rộng hơn về chủ nghĩa kiến tạo-phát triển Á châu. Quay lại thời Minh trị, người ta nói rằng Nhật Bản đang “thoát Á”; trong Chiến tranh Lạnh, châu Á bắt đầu theo Nhật Bản.

Nhật Bản đã không thể định hình châu Á theo hình ảnh riêng của nó dưới sự lãnh đạo của chính nó bởi vì nó đã bị các cường quốc bên ngoài chặn lại. Hai cường quốc làm nhiều nhất để chặn nó đã là Hoa Kỳ và Đại Anh. Hai cường quốc bá chủ này đã định hình châu Á theo những cách mà còn kéo dài đến tận ngày nay, và bằng cách ấy giúp đúc các cụm phân biệt của châu Á kiến tạo-phát triển. Ảnh hưởng Anh đến đầu tiên, bắt đầu trong nửa đầu thế kỷ thứ mười chín và tăng tốc hết sức trong nửa thứ hai của thế kỷ đó. Sau khi nắm sự kiểm soát Singapore ngay sau các cuộc Chiến tranh Napoleonic trong 1815, Anh quốc đã có được một tiền đồn mà từ đó để thúc đẩy cho một “sự mở cửa nền kinh tế” ở châu Á cung cấp cho nó các tài nguyên mong muốn đổi lại các hàng xuất khẩu Anh. Cuộc Chiến tranh Thuốc Phiện đầu tiên, từ 1839 đến 1842, đã thấy Anh quốc mang phiến gỗ nặng để phá thành này đến Trung Quốc, giành quyền kiểm soát Hồng Kông trong hơn 150 năm.

Hoa Kỳ đi sát ngay sau. Khi “các tàu chiến đen” của nó đến bờ biển Nhật Bản trong các năm 1850, nước Mỹ đã đảm nhận một vai trò lớn dù không được hoan nghênh trong việc truyền cảm hứng cho các cải cách chính trị và kinh tế nội bộ của Nhật Bản thời Minh trị. Vào 1900, nước Mỹ đã chính thức gia nhập trò chơi đế quốc ở châu Á, đảm nhận sự kiểm soát Philippines. Tuy nhiên Nhật Bản đã vẫn là cường quốc khu vực có tính biến đổi hơn. Khá quan trọng cho câu chuyện sắp tới của chúng tôi, Nhật Bản đã trở thành không chỉ một quốc gia đã công nghiệp hóa và một lực gây cảm hứng mà thành một cường quốc đế quốc theo đúng nghĩa của nó đối mặt với các áp lực bên ngoài, thuộc địa hóa Đài Loan trong 1895 và Triều Tiên trong 1910.

Kết cục vào đêm trước của Chiến Tranh Thế giới II nó đã là một nền kinh tế chính trị được quốc tế hóa cao nhưng đế quốc khu vực hoàn toàn. Hoa Kỳ, Đại Anh, và Nhật Bản đã là các cường quốc hàng đầu [của khu vực]. Các tác động tàn phá của Chiến Tranh Thế giới II để lại Hoa Kỳ như siêu cường duy nhất thường trực ở châu Á suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Liên Xô có thể đã có các đại diện ở châu Á—mà cuối cùng giúp tạo thành cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển gồm Trung Quốc, Việt Nam, và Cambodia—nhưng chẳng hề gần với sức mạnh và sự hiện diện khắp nơi của những người Mỹ.

Sự phục hồi kinh tế đáng chú ý của Nhật Bản kinh tế sau Chiến Tranh Thế giới II là một câu chuyện cho chương tiếp. Cho các mục đích hiện thời, điểm mấu chốt là sự thống trị Mỹ ở châu Á dựng sân khấu cho châu Á kiến tạo-phát triển để nổi lên như một khu vực đang phát triển mạnh theo hai cách chính. Thứ nhất, Hoa Kỳ đã giám sát sự dỡ bỏ đế chế chính thức ở châu Á một cách tổng thể dù từ từ. Như một kẻ đến sau trong trò chơi đế quốc, nước Mỹ từ lâu đã ghét các thành trì mà các cường quốc Âu châu đã dựng lên trên các thuộc địa giàu-tài nguyên như Malaya thuộc Anh (Malaysia), Đông Ấn thuộc Hà Lan (Indonesia), và Đông Dương thuộc Pháp (Việt Nam và Cambodia). Hoa Kỳ sau chiến tranh được hưởng lợi vô cùng với tư cách nền kinh tế hàng đầu thế giới từ một hệ thống thương mại toàn cầu không bị những sự kiểm soát đế quốc.

Nước Mỹ không cần chủ nghĩa đế quốc chính thức để bảo đảm sự thống trị của chính nó trong khu vực. Philippines được trao trả độc lập dân tộc ngay khi Chiến Tranh Thế giới II kết thúc, và sự chiếm đóng Nhật Bản của nước Mỹ đã chấm dứt một cách yên bình một khi một chính phủ hữu hảo được củng cố vững chắc. Các binh lính Mỹ vẫn ở lại Philippines và Nhật Bản với số lượng lớn, tuy vậy, hệt như họ đã ở lại Hàn Quốc sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc trong một thế bế tắc, và ở Nam Việt Nam trước khi nó bị cộng sản bắc Việt đánh tan tác. Điểm mấu chốt là các binh lính Mỹ đã không hiện diện ở Á châu để bóp nghẹt sự tăng trưởng của một nền kinh tế Á châu vững chãi và định hướng-toàn cầu, mà để kích thích nó.

Ở đây là cách thứ hai mà bá chủ Mỹ sau chiến tranh đã dựng sân khấu cho các diễn viên trong vở kịch của chúng ta—bản thân những người Á châu— để tạo ra châu Á kiến tạo-phát triển. Được những mong muốn để vượt trội và kiềm chế Liên Xô thúc đẩy, giữ một Nhật Bản mới được bình định trong phe thân-Mỹ, và tận dụng đòn bẩy của các lợi thế kinh tế hậu chiến to lớn của nó đến mức tối đa, Hoa Kỳ đã giám sát sự sinh ra của một hệ thống thương mại mở ngang Thái Bình Dương cùng làm lợi cho khu vực châu Á và Hoa Kỳ. Châu Á kiến tạo-phát triển sẽ là châu Á do xuất khẩu-dẫn dắt.

Điều này đã chỉ là có thể trong các thập niên tiếp sau Chiến Tranh Thế giới II nếu Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện phần lớn việc nhập khẩu. Xuất khẩu sang nước Mỹ từ Nhật Bản bắt đầu bùng nổ trong các năm 1950 và 1960, rồi tăng vút lên trong các năm 1970 và các năm 1980. Và đã không chỉ là Nhật Bản. Trong thời kỳ hậu chiến sớm nhất, Đài Loan và Hàn Quốc đã được lợi vô cùng từ chủ nghĩa kiến tạo-phát triển tư bản chủ nghĩa quốc tế của Nhật Bản. Hàng thập niên trước khi nước Mỹ ép Nhật Bản để cho đồng tiền của nó lên giá theo Hiệp ước Plaza 1985, và như thế giảm thặng dư thương mại cao vót của Nhật Bản đối với Hoa Kỳ, Bốn con Hổ được nhắc tới ở trên—Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Singapore—cũng đã trở thành các nhà nhà xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ rồi.

Tập trung vào việc tăng cường đồng yen Nhật, Hiệp định Plaza đã không niêm phong nước Mỹ khỏi cơn lũ xuất khẩu Á châu như dự định, mà đã mở rộng dải của các nền kinh tế Á châu mà từ đó các hàng nhập khẩu Mỹ sẽ chảy vào. Với đồng tiền của nó tăng về giá trị, Nhật Bản bắt đầu việc đầu tư hung hăng khắp châu Á, di chuyển các giai đoạn hoàn tất của việc chế tác high-tech của nó sang các nước nơi cả đồng tiền và công nhân đã rẻ hơn nhiều. Trong các năm 1980 và đầu các năm 1990, điều này chủ yếu có nghĩa là Indonesia, Malaysia, và Thái Lan. Vào cuối các năm 1990 và các năm 2000, Trung Quốc trở thành nước được lợi lớn nhất.4 Không để bị bỏ rơi, Việt Nam, Cambodia, và Myanmar cũng ngày càng gia nhập cuộc đua cho các cơ hội đầu tư hướng vào và sản xuất xuất khẩu. Tại trung tâm của khu vực mới nổi này là Nhật Bản, tiếp sau là các thuộc địa trước kia và các học trò kiến tạo-phát triển giỏi nhất của nó: Hàn Quốc và Đài Loan.

Như thế châu Á kiến tạo-phát triển như một khu vực được sinh ra. Các thị trường Mỹ và các khoản đầu tư Nhật bản có thể được dùng như các động cơ chủ chốt của sự tăng trưởng, nhưng chính ý chí chính trị của các chính phủ chú tâm kiến tạo-phát triển khắp phần lớn Đông và Đông Nam Á để theo kịp các nước dẫn đầu kinh tế của châu Á cung cấp nguyên liệu quan trọng nhất cho việc xây dựng một khu vực mới của thế giới. Sự kết hợp một mô hình kiến tạo-phát triển do nhà nước-lãnh đạo nhưng vẫn định hướng-thị trường được Nhật Bản nêu gương, sự sẵn sàng tiếp cận đến thị trường nhập khẩu Mỹ cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật bản, sự lôi kéo sâu vào tranh đua Chiến tranh Lạnh, và một đặc tính dân tộc chủ nghĩa về sự đuổi kịp kiến tạo-phát triển lan ra khắp Đông Bắc và Đông Nam Á. Nó làm cho tất cả 12 trường hợp được chúng tôi khảo sát kỹ trong cuốn sách này khác hẳn với các láng giềng Á châu như Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Mongolia, Pakistan, Philippines, và Bắc Triều Tiên. Châu Á kiến tạo-phát triển lan rộng để bao gồm hầu hết các nước bị Đế chế Nhật bản với tới trong Chiến Tranh Thế giới II, nhưng không xa hơn.

Bốn Cụm: Chủ nghĩa nhà nước kiến tạo-Phát triển, Britannia kiến tạo-phát triển, Chủ nghĩa quân phiệt kiến tạo-Phát triển, và Chủ nghĩa xã hội kiến tạo-Phát triển

Để nói rằng châu Á kiến tạo-phát triển là một khu vực có thể nhận diện được không phải là phủ nhận tính hỗn tạp nội bộ của nó, mà đúng hơn để dựng sân khấu cho việc đánh giá cao và hiểu rõ nó. Bên trong gia đình Á châu kiến tạo-phát triển rộng này, chúng ta chứng kiến cả sự biến đổi “ngang” về kiểu ngang các cụm kiến tạo-phát triển và sự biến đổi “dọc” giữa và bên trong các cụm về mặt năng lực thể chế (hãy nhớ lại bảng 1.1). Sau khi giải thích tất cả bốn cụm, chúng tôi giải thích phổ sức mạnh đặc trưng cho mỗi cụm.

Ở mức mịn nhất, 12 trường hợp của châu Á kiến tạo-phát triển là 12 nền kinh tế chính trị khác nhau. Tất nhiên, mỗi nền kinh tế rốt cục là độc nhất. Tuy nhiên các hình mẫu nổi bật ngang các trường hợp là có thể thấy rõ, và tính hỗn tạp ngang các loại mà chúng đại diện không thể được bỏ qua vì các mục đích so sánh. Quả thực, việc phân loại châu Á kiến tạo-phát triển thành các cụm là một nhiệm vụ trước cần thiết để đánh giá sức mạnh thể chế của mỗi trường hợp.

Điều này là bởi vì cái giống nhau cần được so sánh với cái tương tự: một trường hợp đặc biệt mạnh trong cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển như Trung Quốc, chẳng hạn, không thể có sức mạnh của nó được so sánh trực tiếp với sức mạnh của một trường hợp từ cụm Britannia kiến tạo-phát triển như Malaysia. Sức mạnh của Trung Quốc, và các nguồn lực kiến tạo-phát triển đóng góp cho sức mạnh đó, nên được so sánh với sức mạnh của bạn đồng hành xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển như Việt Nam và Cambodia. Malaysia nên được so sánh trực tiếp với “anh chị em” Hồng Kông và Singapore bởi vì nó cho phép chúng ta giữ các kiểu định chế chính trị và kinh tế phần lớn không đổi, hay chí ít có thể so sánh được một cách hợp lý hơn sự đặt cạnh nhau ngang các cụm hơn là bên trong chúng.

Các cụm kiến tạo-phát triển gây ra các cụm dân chủ, như hóa ra là. Hình mẫu nổi bật này chúng ta thấy trong các số thống kê mô tả của châu Á kiến tạo-phát triển. Chỉ bằng việc nhìn kỹ vào các cụm kiến tạo-phát triển, mà từ đó 12 trường hợp này đến, chúng ta có thể vượt qua được sự giải thích hiện đại hóa chuẩn rằng các mức phát triển dự đoán trung thực các mức dân chủ. Một phân tích cụm giúp chúng ta nhận ra rằng chính kiểu phát triển, và không đơn giản mức phát triển, đã dẫn đến kiểu chế độ ở châu Á kiến tạo-phát triển.

Chủ nghĩa nhà nước kiến tạo-phát triển (Develomental Statism)

Châu Á kiến tạo-phát triển bắt đầu với Nhật Bản kiến tạo-phát triển. Sự rẽ hướng kiến tạo-phát triển của Nhật Bản đã cả là một hậu quả của đế chế nước ngoài và nguyên nhân của đế chế cuối cùng của riêng nó. Phản ứng lại những sự xâm lấn Mỹ và Âu châu, Nhật Bản bắt đầu xây dựng một đế chế của riêng nó, mở rộng các định chế kiến tạo-phát triển cốt lõi của nó qua chủ nghĩa đế quốc chính thức vào Triều Tiên và Đài Loan trong nửa đầu của thế kỷ thứ hai mươi. Mặc dù Chiến Tranh Thế giới II đã tàn phá Nhật Bản và đã phá vỡ đế chế của nó, các hạt giống của cụm kiến tạo-phát triển đầu tiên của chúng ta—cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển (developmental statist) gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan—được gieo trong thời kỳ trước chiến tranh của sự tăng trưởng, đế chế, sự chuyển thể chế, và sự mô phỏng cuối cùng.

Cái làm cho cụm này phân biệt bên trong châu Á kiến tạo-phát triển là thành công chung của nó trong việc nâng cấp công nghiệp và công nghệ do nhà nước-lãnh đạo và sự trỗi dậy cuối cùng thành các nước dẫn đầu toàn cầu trong xuất khẩu các hàng hóa chế tác công nghệ-cao. Năng lực kinh tế này được xây dựng trên một nền tảng của các định chế chính trị mạnh mang một nét giống gia đình ngang cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển.

Căn bản nhất là một nhà nước có trình độ và quan liêu liên minh mật thiết với, nhưng chẳng bao giờ quỵ lụy trước hay bị bắt giữ bởi, các nhà kinh doanh xuất khẩu hàng đầu. Sức mạnh nhà nước đã cho phép Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan trở thành các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu qua những sự tiến bộ công nghệ bản địa cuối cùng, hơn là chỉ và vĩnh viễn dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào và sự chuyển giao công nghệ. Tất cả ba nhà nước đều cũng được các đảng chính trị bảo thủ quản trị suốt thời kỳ sau chiến tranh, trong khi các quân đội vẫn tương đối chuyên nghiệp và elite sở hữu đất bị gạt sang bên lề về mặt chính trị qua các cải cách đất đai bao quát. Về mặt địa-chính trị, tất cả ba trường hợp được lợi một cách tương tự suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ chiếc ô an ninh và sự cam kết của nước Mỹ đối với thương mại ngang thái bình dương tương đối cởi mở. Không giống các láng giềng tương đối phụ thuộc-tài nguyên, phụ thuộc-FDI, và phụ thuộc-vị trí, tất cả ba trường hợp trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của châu Á đã tận dụng đòn bẩy của các sức mạnh thể chế đáng kể của chúng để đạt địa vị nước-đã phát triển như các cường quốc chế tác và công nghệ chân thật.

Các thành quả kinh tế của chiến lược kiến tạo-phát triển chung này là khó để phóng đại và là không thể để bỏ qua. Như hình 2.1 cho thấy, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đi theo một quỹ đạo chung sau Chiến Tranh Thế giới II từ địa vị nền kinh tế đang phát triển sang đã phát triển. Nhật Bản, thật tự nhiên, đã đi đầu tiên. Mức phát triển của nó trong 1960 đã không đạt được ở Hàn Quốc cho đến 1980. Tuy nhiên, quỹ đạo chung hướng lên là không thể nhầm lẫn. Mặc dù quỹ đạo phát triển của Nhật Bản đã phẳng ra trong các năm 2000, cho phép cả Hàn Quốc và Đài Loan để vượt nó trên cơ sở đầu người, nó vẫn là một trong các nước giàu nhất thế giới, với GDP trên đầu người hàng năm vượt qua US$30.000 một cách thoải mái.

HÌNH 2.1. Phát triển kinh tế trong Cụm nhà nước chủ nghĩa

HÌNH 2.2. Điểm số Dân chủ trong Cụm nhà nước chủ nghĩa

Không ở đâu sự tương ứng giữa cụm kiến tạo-phát triển và cụm dân chủ lại rõ hơn trong cụm nhà nước chủ nghĩa. Dựa vào các nhà nước quan liêu hùng mạnh, các đảng bảo thủ đương nhiệm bình dân và có cơ sở rộng, và các thành tích kinh tế đáng ghen tị, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đều dân chủ hóa từ các vị trí sức mạnh đáng kể. Như hình 2.2 cho thấy, kết quả trong tất cả ba trường hợp đã là nền dân chủ ổn định, bền bỉ, chất lượng-cao. Hướng chính cho nền dân chủ không chỉ là phương Tây; nó cũng là phương Đông.

Britannia kiến tạo-phát triển

Cụm thứ hai của châu Á kiến tạo-phát triển cũng có gốc rễ của nó trong đế chế. Sự tiến tới đế quốc Anh ngang châu Á trong thế kỷ thứ mười chín đã đưa hàng trăm triệu thần dân Á châu dưới Union Jack (cờ Anh). Tuy vậy, tuyệt đại đa số đã ở tiểu lục địa Ấn độ, trong các lãnh thổ mà sẽ trở thành các gã khổng lồ nhân khẩu học Ấn Độ, Pakistan, và Bangladesh, cũng như Sri Lanka nhỏ hơn. Các nước này xa cả những người tiêu dùng Mỹ và các nhà đầu tư Nhật, chúng không tham gia châu Á kiến tạo-phát triển.5

Chỉ ở Singapore, Malaysia, và Hồng Kông—các chú lùn Lilliputian bé tẹo so với các gã khổng lồ Nam Á—nơi các định chế chính trị và kinh tế Anh pha trộn với nền kinh tế thái bình dương lớn nhanh của các thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sau–Chiến tranh Lạnh. Sự cai trị Anh đã để lại các định chế hùng mạnh, nhưng các loại định chế khác một cách tinh vi với các định chế trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển. Đặc biệt quan trọng là sự nhấn mạnh hơn đến các tòa án và các định chế pháp lý ở Britannia kiến tạo-phát triển, ngược với sự tự trị quan liêu và quyền tùy nghi lớn hơn trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển.6

Cũng quan trọng là mức tương đối thấp của sự can thiệp và bảo hộ kinh tế của nước Anh, nhất quán với sự nhấn mạnh Anh đến các định chế pháp lý như các pháo đài cho sự phát triển thị trường. Singapore, Malaysia, và Hồng Kông đã hội nhập sâu rồi vào thương mại toàn cầu và các thị trường đầu tư vào lúc những người Anh rời đi. Chúng cũng thiếu các chính sách can thiệp tích cực vào công nghiệp mà Nhật Bản đã thực hành trong một thế kỷ và đã chuyển giao cho các thuộc địa Triều tiên và Đài Loan của nó trong hàng thập niên của sự cai trị đế quốc, và mà sau đó được các nhà nước kiến tạo-phát triển của chúng mô phỏng.

Các di sản phân biệt này được ghép với sự thực rằng Anh quốc đã rời cả ba thuộc địa qua các cuộc thương lượng dính líu đến các đồng minh bảo thủ địa phương, hơn là qua một sự đoạn tuyệt đột ngột trong đó các nhà cấp tiến đang lên thay thế một đội gác cộng tác cũ. Lối ra được thương lượng đã cho phép những người Anh để đặt hệ thống bầu cử Westminster ưa thích của họ, đặc biệt ở Malaysia và Singapore, tình cờ cho các đảng thống trị lúc đó sức mạnh thêm mà với nó để củng cố sự cai trị độc đoán bầu cử từ các năm 1960 trở đi.

Bất chấp nhiều sự khác biệt kiểu của nó với cụm nhà nước chủ nghĩa, cụm Britannia đã chứng kiến các quỹ đạo phát triển kinh tế hướng lên tương tự. Như hình 2.3 cho thấy, tất cả ba trường hợp Britannia là những câu chuyện thành công kinh tế phi thường. Điều này đặc biệt đúng về Singapore và Hồng Kông, các nền kinh tế thuần túy đô thị thiếu một khu vực nông thôn khá lớn đã giúp cả hai đạt và cuối cùng thậm chí vượt các mức công nghiệp và phát triển kinh tế được thấy ngang cụm nhà nước chủ nghĩa của Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc. Malaysia một nước chậm chạp dứt khoát bên trong cụm Britannia nhưng vẫn dễ dàng là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa giàu thứ hai ở Đông Nam Á. Giống Nhật Bản, Hồng Kông đã trải qua một sự làm phẳng quỹ đạo tăng trưởng của nó kể từ cuối các năm 1990, khi nó chuyển từ sự kiểm soát Anh sang sự kiểm soát Trung Hoa đại lục. Tuy nhiên thành tích phát triển của nó vẫn rất ngoạn mục.

Lại lần nữa, cụm kiến tạo-phát triển dự đoán cụm dân chủ. Trong khi tất cả ba trường hợp nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển đã theo đuổi dân chủ qua sức mạnh trong Chiến tranh Lạnh, chẳng trường hợp nào của Britannia kiến tạo-phát triển đã làm theo, thậm chí hàng thập niên sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Không có câu chuyện duy nhất nào cho hình mẫu tránh dân chủ chung này. Sự vắng mặt cải cách dân chủ được theo đuổi bởi những người bảo thủ đương nhiệm trong tất cả ba trường hợp, được nắm bắt một cách nổi bật bởi các quỹ đạo cực kỳ phẳng của sự kiên trì độc đoán-bầu cử trong hình 2.4, nảy sinh từ những câu chuyện chính trị rất khác nhau, như chúng ta thảo luận trong chương 8. Tuy nhiên sự tương ứng hoàn hảo giữa tư cách thành viên trong Britannia kiến tạo-phát triển và sự thất bại để dân chủ hóa qua sức mạnh có ít nhất các gốc rễ có thể nhận diện được trong kinh nghiệm thuộc địa chung của chúng, mà chúng ta đã giới thiệu ở đây và sẽ đào sâu chi tiết hơn trong chương 8.

Trước khi kết thúc thảo luận của chúng ta về các cụm nhà nước chủ nghĩa và Britannia kiến tạo-phát triển, là quan trọng để đánh giá chúng khác đến thế nào với các cụm chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa xã hội kiến tạo-phát triển về mặt kinh tế. Như hình 2.5 cho thấy một cách sống động, chủ nghĩa nhà nước và Britannia kiến tạo-phát triển chia sẻ địa vị về trở thành các vùng giàu có, với chỉ Malaysia men theo mép địa vị thu nhập-trung bình. Các cụm quân phiệt chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, sắp được thảo luận ngay, là các cụm nhìn chung nghèo hơn đáng kể. Trong sáu nước trong hai cụm cuối này, chỉ Trung Quốc và Thái Lan đã đến gần việc vượt qua địa vị thu nhập-trung bình. Tuy vậy, cả hai nước này vẫn chưa giàu trên cơ sở đầu người như Malaysia, mà đã ít phát triển hơn bất kể nền kinh tế nào trong cả cụm nhà nước chủ nghĩa hay cụm Britannia kiến tạo-phát triển.

HÌNH 2.3. Phát triển kinh tế trong cụm Britannia

HÌNH 2.4. Điểm số Dân chủ trong cụm Britannia

GDP per capita (GDP trên đầu người); Developmental cluster (Cụm kiến tạo-phát triển); Militarism (Chủ nghĩa quân phiệt); Socialism (Chủ nghĩa xã hội); Statism (Chủ nghĩa nhà nước)

HÌNH 2.5. Hai Cụm Thu nhập-cao và Hai CụmThu nhập-trung bình

Như bây giờ chúng ta di chuyển khỏi các cụm chủ nghĩa nhà nước kiến tạo-phát triển và Britannia kiến tạo-phát triển, chúng ta tiến vào các trường hợp nơi các chế độ độc đoán đã phát triển năng lực thể chế thấp hơn, mặc dù không phải là không đáng kể.

Chủ nghĩa quân phiệt Kiến tạo-Phát triển (Developmental Militarism)

Tại Indonesia, Thái Lan, và Burma (được đổi tên thành Myanmar trong 1990), quyền lực độc đoán trong Chiến tranh Lạnh chủ yếu nằm trong tay quân đội cầm quyền, hơn là đảng thống trị và các tổ chức quan liêu đặc trưng cho hai cụm trước. Tuy vậy, điều này đã không cản tất cả ba trường hợp quân phiệt chủ nghĩa khỏi việc gia nhập châu Á kiến tạo-phát triển với các chính sách tăng trưởng định hướng-xuất khẩu và sự can thiệp nhà nước đáng kể, bắt đầu với Indonesia và Thái Lan gia nhập vào các năm 1970 và Myanmar vào các năm 2000. Chúng đã làm vậy như những nước lạc hậu kinh tế của châu Á kiến tạo-phát triển hơn là các nước dẫn đầu.

Chẳng trường hợp quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển nào được xác định bởi các di sản đến quốc, không giống các trường hợp nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển và Britannia kiến tạo-phát triển. Đúng hơn, sự phát triển chính trị trong tất cả ba trường hợp quân phiệt chủ nghĩa đã dứt khoát chống thực dân trong định hướng của nó. Ở Thái Lan, chủ nghĩa thực dân bị kháng cự thành công đến mức nước này đã vẫn chính thức độc lập. Quân đội Thái đảm nhận vị trí lãnh đạo trong nền chính trị quốc gia khi nó lật đổ nền quân chủ chuyên chế của Thái Lan trong 1932. Tại Indonesia và Burma, chủ nghĩa thực dân đã gây rối và chấn thương sâu sắc, và quân đội đã nổi lên để đuổi bọn đế quốc Âu châu thử quay lại sau khi bị cuộc xâm lấn Nhật bản cho ra ngoài lề trong Chiến Tranh Thế giới II. Quả thực, các quân đội Miến điện và Indonesia cả hai đều do Nhật bản tạo ra. Chúng được xây dựng để chống lại các lực lượng đế quốc đang quay trở lại và thay thế các quân đội cộng tác mà các nhà cai trị Âu châu đó đã thành lập. Như hóa ra là, chúng cũng được xây dựng để chống lại những kẻ ly khai trong nước sau khi giành được độc lập, và cuối cùng để cai trị.

Các chế độ do quân đội lãnh đạo của châu Á kiến tạo-phát triển đã không chủ trì sự tăng trưởng và sự nâng cấp kinh tế tương tự như được chứng kiến trong các cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển và Britannia kiến tạo-phát triển trước (xem hình 2.6). Mặc dù tất cả ba nước cuối cùng đã theo một chiến lược xuất khẩu-dẫn dắt, chúng đã quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và sản xuất kỹ năng-thấp, giá trị-gia tăng-thấp. Sự phụ thuộc này là đủ để hỗ trợ các thập niên tăng trưởng rất nhanh ở Indonesia và Thái Lan, mà đã sẵn sàng ôm lấy cơn lũ đầu tư Nhật bản như nó đã phình lên suốt các năm 1970 và 1980. Burma, mặt khác, đã ít chuẩn bị hơn rất nhiều, vẫn theo đuổi một chiến lược tăng trưởng tự cung tự cấp và xã hội chủ nghĩa cho đến 1988, và chịu địa vị bị toàn cầu bỏ rơi sau đó vì đã hung hăng đàn áp thẳng tay phong trào dân chủ của nước này. Bất chấp tất cả các sự khác biệt này, mà chúng tôi dành sự chú ý đáng kể đến trong chương 7, Burma vẫn có thể được xem là nước tham gia cuối cùng vào châu Á kiến tạo-phát triển như phần của cụm quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển.

Sau khi đạt sự phát triển kinh tế ít hơn rất nhiều, cụm này đạt được dân chủ hóa ít ổn định hơn các đối tác nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của nó đạt được rất nhiều, như các đỉnh và các thung lũng lởm chởm (và đôi khi, thậm chí thiếu dữ liệu) trong hình 2.7 chứng nhận. Khi các quân đội đứng ngoài sự cai trị trực tiếp, chúng làm vậy biết thắng lợi bầu cử hoàn toàn cho các đồng minh đảng bảo thủ của chúng không chắc xảy ra. Tuy nhiên chúng vẫn giữ đủ các biện pháp an toàn trong hiến pháp của chúng và có được đủ sự ủng hộ dân sự để cảm thấy tự tin chúng có thể tham gia, ít nhất, một sự dàn xếp “sống chung” chia sẻ-quyền lực với các chính trị gia được bàu sau khi dân chủ hóa. Chỉ ở Indonesia nơi thử nghiệm dân chủ hóa từ sức mạnh vì thế đã mang lại thành quả lâu dài của nền dân chủ ổn định, như hình 2.7 cho thấy rõ ràng. Như chúng ta khảo sát trong chương 7, điều này chính xác bởi vì chế độ do quân đội lãnh đạo của Indonesia đã xây dượng các tổ chức đảng bảo thủ mạnh hơn và lâu bền hơn, tương tự dù không tương đương với các tổ chức đảng mà chúng ta thấy ở Đài Loan và Hàn Quốc sau chiến tranh, so với hoặc Burma hay Thái Lan dưới sự cai trị quân sự. Indonesia, một chế độ quân sự ở lõi của nó, tuy nhiên đã giống một số đặc điểm thể chế của cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển.

HÌNH 2.6. Phát triển kinh tế trong Cụm quân phiệt chủ nghĩa

HÌNH 2.7. Điểm số Dân chủ trong Cụm quân phiệt chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội Kiến tạo-phát triển (Developmental Socialism)

Châu Á kiến tạo-phát triển dựa vào các thị trường xuất khẩu, và các thị trường xuất khẩu có nghĩa là chủ nghĩa tư bản. Do đó là một cơ hội to lớn và sự thay đổi sâu sắc cho chế độ cộng sản lớn nhất thế giới—Trung Quốc—để theo đuổi tự do hóa kinh tế và bắt đầu một chiến lược tăng trưởng do xuất khẩu-dẫn dắt bắt đầu trong đầu các năm 1980. Việt Nam đã theo một con đường đại thể tương tự về cải cách kinh tế hướng ngoại, tuy với thành công phát triển ít kỳ diệu hơn. Thậm chí còn xa hơn nữa trong phổ thành công kinh tế là Cambodia, nước bị Việt Nam xâm chiếm và áp đặt kiểu chế độ của nó trong cuối các năm 1970.

Chúng tôi nhắc đến tất cả ba trường hợp này như xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển bất chấp các sự khác biệt này, tuy vậy, bởi vì chúng đều kết hợp các định chế chính trị xã hội chủ nghĩa—quan trọng nhất là một đảng cầm quyền duy nhất—với những cố gắng hăm hở dù muộn màng để công nghiệp hóa và hội nhập vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa khu vực và toàn cầu. Chúng có thể là các nước đi chậm đằng sau hơn là đi đầu, nhưng chúng đã “gia nhập” châu Á kiến tạo-phát triển dù sao đi nữa.

Như hình 2.8 cho thấy, cụm xã hội chủ nghĩa giống cụm quân phiệt chủ nghĩa trong các mức giữa của nó về phát triển kinh tế mang tính trung bình. Tuy vậy, hơn bất kể cụm khác nào có mức phát triển trung bình trong cụm xã hội chủ nghĩa che giấu sự biến đổi bên trong to lớn. Một cách cụ thể, Trung Quốc phát triển cao ngất so với Việt Nam và Cambodia đến nỗi người ta tự hỏi liệu chúng có thuộc về cùng cụm chút nào.

Tuy vậy, việc trở nên giàu hơn không tự động thay đổi kiểu của một nền kinh tế chính trị. Hãy nhớ lại rằng chiến lược tạo cụm của chúng ta dựa vào kiểu nền kinh tế chính trị hơn là mức phát triển chính trị kinh tế. Trung Quốc là trường hợp xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển rõ ràng thành công nhất, và Việt Nam và Cambodia khao khát đi theo các bước chân của nó. Trung Quốc rõ ràng chia sẻ những đặc điểm “dân tộc chủ nghĩa-kỹ trị” nào đó mà liên kết một cách nổi tiếng và chính xác với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên ta phải nhớ rằng ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa về đuổi-kịp là đặc điểm chung của toàn bộ khu vực châu Á kiến tạo-phát triển, không chỉ cụm chủ nghĩa nhà nước kiến tạo-phát triển. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương 69, Trung Quốc có các định chế chính trị và kinh tế rất khác với các định chế trong các cụm nhà nước chủ nghĩa, Britannia, và quân phiệt chủ nghĩa.

HÌNH 2.8. Phát triển kinh tế trong cụm xã hội chủ nghĩa

Vài đặc điểm làm cho cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển là đặc biệt, với những ngụ ý lớn cho các triển vọng dân chủ hóa của chúng. Đầu tiên, các mức bạo lực chính trị thực sự kinh hoàng đã đi trước và đi cùng sự cai trị xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, Việt Nam, và Cambodia. Điều này làm cho sự tự tin ổn định, hay sự thiếu nó, hiện ra lù lù đặc biệt lớn trong các tính toán của các đảng cầm quyền về rủi ro khi nói đến cải cách dân chủ và các hậu quả tiềm tàng của nó. Cũng quan trọng là sự thực rằng chủ nghĩa xã hội liên kết với sự cai trị độc-đảng hơn là chủ nghĩa độc đoán bầu cử, mặc dù Cambodia đã thách thức hình mẫu này trong phần lớn thời kỳ sau–Chiến tranh Lạnh, do sự can thiệp LHQ và sự khăng khăng bên ngoài về nền chính trị đa đảng cạnh tranh. Các chế độ độc-đảng thiếu các tín hiệu bầu cử rõ ràng mà các chế độ đa đảng có thể nhận được dễ dàng hơn. Cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của châu Á thật tự nhiên cũng có mối liên hệ lịch sử yếu nhất với và sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ, làm cho áp lực dân chủ hóa bên ngoài không chỉ không hữu hiệu mà phản tác dụng. Sự thiếu khốn khổ của các cải cách dân chủ trong cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển được bày tỏ hùng hồn trong các đường phẳng được thấy trong hình 2.9.

HÌNH 2.9. Các điểm số dân chủ trong cụm xã hội chủ nghĩa

Các nhân tố này có thể nói đến sự không sẵn lòng của các chế độ xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển để theo đuổi dân chủ qua sức mạnh, nhưng không phải nói đến bất cứ sự thiếu năng lực nào để làm vậy. Sau khi đã tiêu diệt đối lập có tổ chức nhiều thập niên trước trong sự lên nắm quyền của chúng, các đảng cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam có thể mở hệ thống đảng mà không trực tiếp đối mặt với bất kể đối thủ quốc gia có ý nghĩa nào. Hàng thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh và sự ổn định chính trị đã hết sức mở rộng tầng lớp trung lưu đô thị, nhất là ở Trung Quốc, và từ từ đã định hướng lại các kỳ vọng chính trị của các công dân hướng tới một chiếc bánh kinh tế tăng lên hơn là một bát sắt đựng cơm không thể bị vỡ.

Cambodia, chắc chắn, là một câu chuyện khác. Một sản phẩm của sự áp đặt từ bên ngoài, chế độ Đảng Nhân dân Cambodia (CPP) cầm quyền đã không chỉ huy các lực lượng cách mạng dân tộc chủ nghĩa như các đảng Trung quốc và Việt Nam. Cambodia đã có một lịch sử dài hàng thập niên về các cuộc bầu cử cạnh tranh trước khi nhà cai trị Hun Sen đang già đi đã làm xói mòn chúng trong các năm 2010, trên thực tế biến Cambodia thành một hệ thống một-đảng trong quá trình. Về khía cạnh này, Cambodia gần đây đã trở nên thậm chí còn đúng hơn với cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của nó.

Từ các Cụm đến các Phổ

Các bộ ba trường hợp trong mỗi cụm Á châu kiến tạo-phát triển có những nét mạnh giống anh chị em, nhưng chúng không phải là các cặp sinh ba giống hệt nhau. Trong tất cả bốn cụm, các trường hợp với sức mạnh thể chế mạnh nhất và yếu nhất trong thời độc đoán là tương đối đơn giản để xác minh. Chẳng hạn, giữa các trường hợp nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, đảng cầm quyền của Đài Loan rõ ràng đã có được sức mạnh độc đoán nhất. Tại Hàn Quốc, sức mạnh thể chế nằm nhiều hơn trong quân đội và bộ máy quan liêu hơn là trong đảng cầm quyền. Đảng-nhà nước hùng mạnh của Trung Quốc hiển nhiên là người dẫn đầu trong cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, với Việt Nam và đặc biệt Cambodia tụt lại xa phía sau. Singapore có được một mức sức mạnh thể chế trong cụm Britannia kiến tạo-phát triển mà Hồng Kông và Malaysia bì được trong những khía cạnh nào đó nhưng không thể nào sánh được. Và trong cụm nơi sức mạnh thể chế độc đoán đã thấp nhất về tổng thể—cụm quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển—các định chế đảng tương đối cứng cáp của Indonesia khiến nó khác rõ ràng với cả Burma và Thái Lan trước khi dân chủ hóa.

Trong các chương tiếp, chúng tôi khảo sát các hình mẫu phát triển được tạo cụm báo trước thế nào sự dân chủ qua sức mạnh trong các cụm nhà nước chủ nghĩa và quân phiệt chủ nghĩa, nhưng không trong các cụm xã hội chủ nghĩa và Britannia. Chúng tôi cũng chứng minh rằng các sự khác biệt về sức mạnh chính trị và kinh tế bên trong mỗi cụm—các phổ sức mạnh—định hình mức độ biến đổi chế độ khá sâu sắc ngang châu Á kiến tạo-phát triển. Dân chủ hóa của Đài Loan có thể dự đoán được là suôn sẻ hơn của Hàn Quốc bởi vì các sức mạnh có trước (antecedent) của chế độ Quốc Dân Đảng đã lớn hơn; dân chủ hóa của Indonesia có thể dự đoán được là suôn sẻ hơn và bền vững hơn của Myanmar vì các lý do tương tự dựa vào sức mạnh có trước. Ngoại suy vào tương lai, chúng tôi kỳ vọng rằng dân chủ hóa qua sức mạnh ở Singapore sẽ là quỹ đạo trơn tru nhất trong cụm Britannia, trong khi các định chế chính trị của Trung Quốc đem lại cho Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) cầm quyền năng lực đáng kể cho một quỹ đạo dân chủ hóa trơn tru mà các đảng cầm quyền ở Việt Nam và Cambodia không thể sánh nổi.

Từ sự Phát triển tới nền Dân chủ

Sau khi đã cả xác định châu Á kiến tạo-phát triển như một khu vực đơn nhất và phân biệt nó bằng bốn cụm của nó, bây giờ chúng ta có thể nói nhiều hơn về sự tạo thành cụm kiến tạo-phát triển này định hình thế nào sự tạo thành cụm dân chủ. Chúng tôi đã cho thấy rồi một vài số đo thống kê mô tả cơ bản từ Chỉ số Dân chủ Tự do (Liberal Democracy Index) của Varieties of Democracy (V-Dem) cho mỗi cụm tách biệt trong tiết đoạn trước. Bây giờ chúng ta tổng hợp và so sánh bốn cụm trong hình 2.10, theo dõi quỹ đạo tổng thể của bốn cụm từ sự kết thúc của Chiến Tranh Thế giới II cho đến ngày nay.7

Developmental cluster (cụm kiến tạo-phát triển); Liberal Democracy Index (Chỉ số Dân chủ Tự do): Militarism (chủ nghĩa Quân phiệt); Socialism (chủ nghĩa Xã hội); Statism (chủ nghĩa Nhà nước)

HÌNH 2.10. Số đo Dân chủ ngang tất cả bốn Cụm

Vài hình mẫu tổng hợp nổi bật. Thứ nhất, khu vực mà cuối cùng trở thành châu Á kiến tạo-phát triển đã không có trường hợp dân chủ nào khi thời hậu chiến bắt đầu. Thứ hai, cụm duy nhất đã trải nghiệm sự phát triển dân chủ tương đối trơn tru suốt thời hậu chiến là cụm nhà nước chủ nghĩa (Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc). Và thứ ba, cụm duy nhất thiếu kinh nghiệm bầu cử đa đảng đáng kể là cụm xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc, Việt Nam, và Cambodia).

Như luôn thế, các trung bình cụm che giấu các ngoại lệ quan trọng. Hàn Quốc hết sức độc đoán trong các năm 1970 và đầu các năm 1980 cho cụm nhà nước chủ nghĩa, còn Cambodia có khuynh hướng dân chủ khác thường cho cụm xã hội chủ nghĩa trong các năm 1990 và 2000. Nhưng bức tranh tổng thể—chủ nghĩa nhà nước kiến tạo-phát triển đã liên kết với sự phát triển dân chủ từ từ, trơn tru, còn chủ nghĩa xã hội kiến tạo-phát triển là một hình ảnh tổng hợp của chủ nghĩa độc đoán liên tục đóng—được dùng như một điểm xuất phát quan trọng.

Các cụm Britannia kiến tạo-phát triển và chủ nghĩa quân phiệt nằm ở giữa. Sự thực rằng các cựu thuộc địa Anh của châu Á kiến tạo-phát triển đã luôn giữ lại sự cạnh tranh bầu cử đa đảng và các hệ thống Westminster do kinh nghiệm đế quốc chung của chúng để lại có nghĩa rằng số điểm dân chủ tổng hợp của cụm này đã luôn luôn cao hơn số điểm của cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, nơi sự cai trị độc-đảng là chuẩn mực không bị phá vỡ. Cái hình 2.10 thâu tóm rất chính xác là tất cả ba trường hợp trong cụm Britannia kiến tạo-phát triển đã hướng tới một hình thức lai của chủ nghĩa độc đoán—chủ nghĩa độc đoán bầu cử—trong thời hậu chiến và đã ổn định một cách đáng chú ý vì “ngôi nhà nửa chừng” được cho là giữa chủ nghĩa độc đoán đóng và nền dân chủ cạnh tranh đầy đủ.8 Không lúc nào có bất kể đảng cầm quyền nào trong cụm Britannia kiến tạo-phát triển đã làm phẳng sân chơi một cách phòng ngừa và tự nguyện với các đối thủ của nó. Cụm Britannia đã thể hiện chủ nghĩa độc đoán bầu cử lâu bền qua sức mạnh.

Cụm quân phiệt chủ nghĩa đã đạt thời khắc hiện nay với một số điểm dân chủ tổng hợp rất giống với số điểm của cụm Britannia. Tuy nhiên kiểu chế độ và các quỹ đạo chế độ của nó đã rất khác. Trong khi các sức mạnh kinh tế và thể chế ấn tượng của cụm Britannia đã đánh cược thành sự ổn định độc đoán, các sức mạnh kinh tế và thể chế khiêm tốn hơn của cụm quân phiệt chủ nghĩa đã có nghĩa là sự bất ổn định độc đoán lớn hơn nhiều.

Vào thời tự tin ổn định cao (ví dụ, Thái Lan trong các năm 1980, Indonesia trong các năm 1990, và Myanmar trong các năm 2010), các chế độ quân sự ở châu Á kiến tạo-phát triển đã theo đuổi các cải cách dân chủ có tính biến đổi. Tuy nhiên sự yếu tương đối của các đảng chính trị bảo thủ trong cụm quân phiệt chủ nghĩa, nhất là khi so với cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, đã có nghĩa những kinh nghiệm dân chủ gập nghềnh hơn và ít ổn định hơn và nhiều thử nghiệm dân chủ có thể đảo ngược được hơn. Và khi các quân đội nắm quyền đã thiếu sự tự tin ổn định, như ở Myanmar trong các năm 1990 và ở Thái Lan ngày nay, không cải cách dân chủ nào sắp tới. Mặc dù sức mạnh của cụm quân phiệt chủ nghĩa chỉ ở mức trung, kinh nghiệm dân chủ hóa của nó chủ yếu đã diễn ra qua sức mạnh và sự thừa nhận hơn là qua sự yếu và sự sụp đổ.

Trước khi đi tiếp, thật đáng ngó đến các sự giống nhau và các sự khác biệt giữa hình 2.5 (mà đo sự phát triển theo cụm) và hình 2.10 (mà làm cùng thế cho nền dân chủ), và ngẫm nghĩ về các ngụ ý của chúng cho lý thuyết hiện đại hóa. Bốn đường càng theo các quỹ đạo tương tự trong mỗi hình, lý thuyết hiện đại hóa trông càng tốt. Và quả thực, cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển giàu có và dân chủ (đường trên đỉnh trong mỗi hình) khiến cho lý thuyết hiện đại hóa trông tốt, như cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển nghèo hơn nhiều và chuyên chế hoàn toàn (đường dưới cùng trong mỗi hình).

Châu Á như thế không phải là nghĩa địa cho lý thuyết hiện đại hóa, khi những người tập trung nghiêm ngặt vào sự tăng trưởng cao vút và chủ nghĩa độc đoán bướng bỉnh của Trung Quốc có thể nghĩ. Tuy nhiên, nó chắc chắn ngược hoàn toàn với lý thuyết hiện đại hóa* rằng Britannia kiến tạo-phát triển là giàu hơn nhiều tuy nhiên cũng có sức kháng cự hơn nhiều để thừa nhận dân chủ hơn cụm quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển; hai đường là rất khác nhau về sự phát triển trong hình 2.5, nhưng hầu như hội tụ trong điểm số dân chủ của chúng trong hình 2.10. Việc đặt hai hình này cạnh nhau như thế phô bày một cách sống động rằng lý thuyết hiện đại hóa đưa chúng ta một phần đường, nhưng không hề toàn bộ đường, đến sự hiểu các quỹ đạo của châu Á từ phát triển đến dân chủ.

Từ các Hình mẫu đến các Cơ chế

Vì sao các cụm kiến tạo-phát triển của châu Á định hình các cụm dân chủ của nó? Việc trả lời câu hỏi này đòi hỏi chúng tôi xem xét các cơ chế nhân quả mà qua đó chúng làm vậy. Chúng tôi sẽ ít chú ý đến một hồ sơ lịch sử phức tạp và chiết trung để cho rằng kiểu phát triển đã định hình kiểu chế độ qua một bộ rất nhỏ và nhất quán của các cơ chế đi qua tất cả 12 trường hợp của chúng ta. Nhiều chi tiết đặc thù-trường hợp về các cơ chế nhân quả được khảo sát trong các chương kinh nghiệm tiếp sau. Tuy vậy, cho các mục đích hiện tại, chúng tôi có thể nêu bật vài cơ chế đặc biệt quan trọng ngang toàn bộ các trường hợp và cột chúng vào lý thuyết của chúng tôi về dân chủ qua sức mạnh.

Hãy nhớ lại tính trung tâm của sự tự tin và các tín hiệu trong lý thuyết của chúng tôi. Các chế độ độc đoán có được sức mạnh đáng kể có khả năng nhất để dân chủ hóa khi chúng có cả sự tự tin chiến thắng và sự tự tin ổn định và khi chúng nhận các tín hiệu rằng chúng đã vượt qua đỉnh điểm thống trị độc đoán của chúng gần đây.

Các tín hiệu này, mà thường có dạng của các cú sốc đột ngột đối với các hệ thống độc đoán, đến trong bốn kiểu: bầu cử, gây tranh cãi (lôi thôi-contentious), kinh tế, và địa-chính trị. Vì thế, nếu lý thuyết của chúng tôi là đúng, sự tạo thành cụm kiến tạo-phát triển là quan trọng bởi vì bằng cách nào đó nó định hình cách các chế độ độc đoán khác nhau nhận, xử lý, và phản ứng lại với bốn kiểu tín hiệu này. Có lẽ có cái gì đó về các định chế của các chế độ tụ thành cụm này xác định tính dễ bị tổn thương và tính dễ tiếp thu đối với bốn loại tín hiệu khác nhau này. Điều này đến lượt sẽ định hình sự tự tin chiến thắng và sự tự tin ổn định của các chế độ này, khiến cho sự thừa nhận dân chủ hoặc có nhiều khả năng hơn hay ít có khả năng hơn.

Chúng ta hãy bắt đầu với các tín hiệu bầu cử. Các định chế chính trị khác nhau của các cụm kiến tạo-phát triển khác nhau định hình thế nào tính dễ bị tổn thương và tính dễ tiếp thu của các chế độ đối với các tín hiệu bầu cử về sự suy sụt chế độ đang chớm nở tuy nhiên không thể đảo ngược được? Tại Trung Quốc và Việt Nam, đều trong cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, các tín hiệu bầu cử vắng mặt bởi vì các cuộc bầu cử cạnh tranh giữa nhiều đảng chính trị bị cấm. Điều này tương phản sắc nét với các trường hợp Britannia kiến tạo-phát triển như Singapore và Malaysia, nơi các đảng thống trị từ lâu đã nhận được các tín hiệu đều đặn về tính được lòng dân tăng lên và suy sụt của chúng qua các cuộc bầu cử quốc gia. Một ngụ ý thú vị, vì thế, là dân chủ qua sức mạnh chắc có khả năng hơn để diễn ra trong tương lai gần trong một trường hợp như Singapore hơn là trường hợp như Trung Quốc, bởi vì các kết quả bầu cử có thể báo hiệu rõ ràng sự suy sụp chớm nở cho Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của Singapore theo một cách mà ĐCSTQ hiện tại không thể nhận được.

Các tín hiệu địa-chính trị cũng khác đáng kể ngang bốn cụm của châu Á kiến tạo-phát triển. Sự tương phản giữa các cụm nhà nước chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là đặc biệt nổi bật. Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan hậu chiến đều ẩn náu dưới cái ô an ninh Mỹ ở châu Á-Thái bình Dương từ đầu Chiến tranh Lạnh cho đến ngày nay. Các tín hiệu về sự khoan dung Mỹ giảm đi với sự cai trị độc đoán trong các năm 1980, gần cuối Chiến tranh Lạnh, đã nhận được rõ ràng hơn và mạnh hơn trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển hơn bất cứ nơi nào khác trong khu vực.

Cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, mặt khác, là khác xa khi nói đến các tín hiệu địa-chính trị. Trung Quốc đã trở thành đối thủ địa-chính trị chủ yếu của nước Mỹ, cũng như nhà bảo trợ địa-chính trị chính của Cambodia. Vì thế, trong chừng mực áp lực Mỹ đã là một nhân tố tạo thuận lợi và khuyến khích các thử nghiệm dân chủ trong những phần khác nhau của châu Á kiến tạo-phát triển, có lý rằng các tín hiệu địa-chính trị sẽ được nhận với sự rõ ràng và sự cấp bách lớn hơn trong vài cụm kiến tạo-phát triển so với các cụm khác.

Không tín hiệu nào rằng một chế độ độc đoán đã vượt qua đỉnh điểm quyền lực của nó lại mạnh hơn các tín hiệu lôi thôi. Khi các cuộc biểu tình ngang-giai cấp to lớn nổ ra để thách thức sự cai trị tiếp tục của chế độ, hình thức thích nghi nào đó hầu như là không thể tránh khỏi. Sự thích nghi, tuy vậy, có thể thay đổi với một số chế độ độc tài đàn áp dã man, các chế độ khác thích nghi theo một hướng tự do hơn, và một số chế độ nghĩ ra các sự hỗn hợp mới và linh hoạt của sự đàn áp và sự đáp ứng nhanh.9 Vì tất cả các chế độ độc đoán đều dễ bị tổn thương tiềm tàng với các cuộc phản kháng quần chúng vào lúc nào đó, và không chế độ độc đoán nào có thể đơn giản bỏ qua chúng, chắc ít có khả năng rằng sự biến đổi trong các tín hiệu lôi thôi giải thích sự biến đổi của cụm của châu Á kiến tạo-phát triển trong dân chủ hóa nhiều như các tín hiệu bầu cử và địa-chính trị.

Cùng sự mơ hồ nhân quả là đúng về các tín hiệu kinh tế. Vì châu Á kiến tạo-phát triển là châu Á tư bản chủ nghĩa, và chủ nghĩa tư bản đến mọi nơi với rủi ro của sự suy sụp kinh tế nghiêm trọng và đột ngột, không chế độ độc đoán nào trong khu vực có bao giờ được miễn các tác động tiềm năng của khủng hoảng kinh tế đến tính chính danh độc đoán. Không có lý do đặc biệt nào để tin hoặc rằng các cụm nào đó là dễ bị tổn thương hơn đối với các tín hiệu kinh tế về sự suy sụt chế độ hay rằng các tín hiệu như vậy, một khi nhận được, sẽ quan trọng trong cụm kiến tạo-phát triển nào đó hơn trong các cụm khác.

Tóm lại, trong bốn loại tín hiệu dẫn dắt lý thuyết của chúng tôi về dân chủ qua sức mạnh, một số chắc có ảnh hưởng hơn trong việc xác định sự biến đổi ngang các cụm kiến tạo-phát triển hơn loại tín hiệu khác. Các tín hiệu bầu cử và địa-chính trị là đặc biệt có khả năng, và các tín hiệu gây tranh cãi (lôi thôi) và kinh tế là ít có khả năng nhất, để tạo ra các các động được tụ cụm. Tuy nhiên bên trong các nước cụ thể, tất cả bốn loại tín hiệu có thể tạo ra những thay đổi lớn trong sự tự tin chiến thắng và sự tự tin ổn định của một của chế độ, định hình các triển vọng cho các cải cách dân chủ phòng ngừa như một kết quả. Các chương tiếp theo nghiên cứu sâu các tín hiệu này và các cơ chế và chúng tương tác thế nào trong tất cả 12 trường hợp và tất cả bốn cụm.


* chắc chắn thế với thuyết hiện đại hóa cổ điển nhưng hoàn toàn không ngược với thuyết hiện đại hóa mới!