Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024

Trần Trọng Vũ

Lê Quảng Hà

 

Trần Trọng Vũ là con trai út của nhà thơ Trần Dần – một tượng đài bất hủ của thi ca Việt Nam.

Từ nhỏ tôi đã ngưỡng mộ khí phách của tác giả Nhất định thắng, đám nhóc bọn tôi nghe về ông như một huyền thoại. Chính vì vậy năm 1992 khi hoạ sỹ Rừng từ Sài Gòn ra muốn đến thăm ông, tôi đã xung phong dẫn đường. Đó là lần gặp duy nhất của tôi với ông.

Trong căn phòng luôn thiếu sáng một cụ ông quắc thước, râu dài tiếp tôi và hoạ sĩ Rừng.

Ông chỉ cái ghế gỗ cạnh bàn nước để chúng tôi ngồi, rất nhanh tôi nhận ra vết ám của bờ vai mái đầu trên bức tường đã ố lâu ngày, tôi đồ rằng đó là chỗ ông đã ngồi im lặng, cô đơn hàng ngàn hàng vạn giờ để nghiền nát Ta nhất định thắng thành bụi mịn tinh khôi của Mùa sạch.

Tôi lưỡng lự không dám ngồi vào chiếc ghế đó, để ông ngồi vào chỗ của mình, còn tôi ghé tạm vào thành giường có cái màn buông sẵn. Cho đến tận bây giờ cái vết ám bờ vai, mái đầu trên tường của nhà thơ Trần Dần vẫn ám ảnh tôi mãi về nỗi cô đơn của người nghệ sỹ.

Trần Trọng Vũ là phiên bản khác của cố thi sỹ Trần Dần. Nếu Trần Dần là nhà cải cách tiếng Việt thông qua thơ, thì Trần Trọng Vũ là người đã mang lại hơi thở mới cho hội họa Việt Nam. Thật không hổ danh “hổ phụ sinh hổ tử”.

Ngay từ trẻ Vũ đã là hoạ sỹ tài hoa nhất trong thế hệ bọn tôi, tài năng của ông đã vô tình đặt dấu ấn lên nhiều hoạ sĩ cùng thời.

Ngay giai đoạn đầu, với lối cấu trúc lỏng, ông đã lội ngược dòng để phủ nhận lại tính trường quy với quan niệm ngàn đời bố cục phải chặt.

Hơn thế nữa ông còn đập vỡ hình hoạ, rồi ghép chúng lại từ những mảng vỡ khó tin, nhưng lại rất thuyết phục… Nghệ thuật của Vũ oái oăm nhưng đầy thuyết phục, cũng bởi ông ông nắm rất chắc hệ thống lý thuyết.

Tôi nhớ có lần đọc bài phản bác của Vũ dành cho một tay bút nô của báo Nhân Dân, khi gã này có bài phê phán tập thơ Trần Dần. Phải thừa nhận Vũ có cách viết vừa đanh đá vừa khúc chiết mạch lạc, không lẫn với ai. Chính vì thế không ít người ảnh hưởng từ lối tạo hình của Vũ, nhưng chưa ai chạm đến sức nặng của sự cô và bề dày văn hóa trong các tác phẩm của ông. Tôi gọi Vũ là trí thức vẽ.

Tài năng của ông không còn phải nghi ngờ, ông đủ điều kiện để tự xây cho mình một tháp ngà nghệ thuật để trốn trong đó, hay chí ít cũng xung vào đội quân làm thuê cho các gallery như bao kẻ khác trong cái giai đoạn Việt Nam mới mở cửa, sặc mùi kinh tế thị trường.

Nhưng không, hơn ai hết ông luôn cảm nhận sự ngột ngạt của sự thiếu tự do qua hình ảnh cha mình, khi thi sĩ Trần Dần phải thốt lên: “Tôi khóc cho những chân trời không có người bay, tôi lại khóc cho những người bay không có chân trời”. Rồi Vũ đi tìm chân trời!

Và ở cái nơi chân trời xa lạ đó, câu hỏi “Ta là ai? Ta từ đâu đến?” luôn ám ảnh ông trong mỗi bức tranh.

Để trả lời cho câu hỏi đó, thay vì nhập thất giả vờ bí hiểm với kinh kệ, cờ phướn… nón lá, áo dài, như bao kẻ bán hồn dân tộc cho đám du lịch thì ông nhập thế. Tôi ngưỡng mộ và đồng cảm với ông vì điều này.

Khác với tôi, do ông kẹt giữa hai nền văn hóa, nên ông có cái nhìn của người vừa trong cuộc, vừa ngoài cuộc. Nó vừa chua xót, vừa dửng dưng. Những gì ông bày ra là thứ hiện thực trớ trêu, lại pha chút hóm hỉnh. Nó mang nhiều màu sắc của ý niệm.

Vài lần đến xem triển lãm của ông cùng mấy bạn trẻ, khi các bạn hỏi tôi về các tác phẩm của ông. Tôi nói: Cái hay nhất của Vũ mà ít người làm được là ông dám từ bỏ cả cái gọi là danh tiếng tài hoa. Chỉ khi đó người Nghệ sĩ mới có được sự tự do tuyệt đối.

Hay gần đây khi nói chuyện với nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn, ông có tâm sự: Trần Trọng Vũ được các đồng nghiệp trong và ngoài nước kính nể, nhưng đời sống và bán tranh không dễ.

Tôi thì bảo: Đôi khi sự thờ ơ của thị trường lại là điều may mắn cho người nghệ sỹ. Đấy, như tôi biết, nhiều hoạ sỹ mấy chục năm họ vẽ hàng ngàn bức giống nhau đấy thôi! Họ tự biến mình thành kẻ làm thuê cho các gallery, có gì vui và tự hào đâu?

Hơn nữa cái nổi lên trên thường chỉ là nước váng mà thôi!