Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2024

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 304): Tuyển Tập Nhạc – Nhạc Tiền Chiến – Nhớ Quê Hương – Phạm Ngữ

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2024)

Nhớ Quê Hương – Nhạc và Lời: Phạm Ngữ

Ca sĩ trình bày: Lệ Thu

NHỚ QUÊ HƯƠNG (PHẠM NGỮ) LỆ THU PRE 75 (youtube.com)

Đọc Thêm:

Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) – Xu Hướng Nhạc Tình – Nhạc Quê Hương

Phạm Duy

Trong những bài hát thuộc xu hướng Nhạc Tình vào thời Tân Nhạc mới thành lập, ta thấy có một số bài đã không chỉ đặt tình yêu vào thiên nhiên hay vào cá nhân mà thôi. Có những bài hát tình yêu nhưng là tình yêu nước, yêu quê hương, với những nhạc khúc hãy còn êm đềm, óng ả, để tới khi phong trào Nhạc Hùng ra đời thì sẽ trở thành những thanh niên ca, lịch sử ca vui tươi, khoẻ mạnh, hùng dũng… Ta hãy gặp những người đã viết ra những bài ca tình tự quê hương của đầu thập niên 40 ấy.

Phạm Ngữ

Phạm Ngữ, trong nhóm Ðồng Vọng ở Hải Phòng, có thể là một trong những người đầu tiên đem tình tự quê hương vào Tân Nhạc. Cùng vào lúc các bạn của ông trong nhóm ÐỒNG VỌNG là người anh Hoàng Quý soạn bài hát xưng tụng một cảnh đẹp quê hương là bài Chùa Hương) và người em Hoàng Phú (tức Tô Vũ) viết bài hát vinh danh giòng sông Hát, nơi trầm mình của hai bà Trưng và giòng sông Bạch Ðằng, nơi vẫy vùng của Trần Hưng Ðạo là bài Ngày Xưa (1)… thì Phạm Ngữ nói tới mối tình của một nghệ sĩ đối với quê hương hơn là ca tụng xuông cái đẹp, cái oai của quê hương. Ông soạn hai bài : Trước Cảnh Cao RộngNhớ Quê Hương… Bài Nhớ Quê Hương, với phần phụ soạn lời ca của Hoàng Quý, là bài hát rất phổ biến vào những năm đầu của Tân Nhạc này :

Nhớ Quê Hương

Ðến nay thu tàn Phương xa kìa chiếc én bay về Khuất trong non ngàn Riêng ta nhìn đâu thấy bóng quê Kìa mấy nếp tranh Ðằng xa luyến bao làn khói sương Kìa bóng lá xanh Còn vương lấy tiếng chuông chùa buông Sống xa một mình Ta đau lòng nhớ tới quê nhà Nước non bao tình Sao tâm hồn ta thấy sót sa Buồn nhớ cố hương Lòng ta có bao giờ thắm tươi Lúc ta mơ nhìn bóng quê người Ôi quê hương biết bao tình mến Ôi quê hương biết bao tình thương Dẫu phương trời xa ta bao giờ quên Bóng tre xanh ngắt khi sương chiều xuống Ôi quê hương biết bao tình mến Ôi quê hương biết bao tình thương Thoáng xa xa tiếng sáo trong chiều êm Tôi im ngồi nhớ quê hương những chiều Lúc trăng đang dần Nhô cao đầu trên khóm tre già Chúng tôi quây quần Vui nô đùa bên mấy khóm hoa Hoặc lắng ý nghe Buồn tiếng sáo mơ hồ ái ân Phút giây êm đềm đã xa dần…

Tuy vẫn còn là một bài ca thiên nhiên và lãng mạn với cảnh thu tàn, én bay về phương xa, khuất trong non ngàn … nhưng cảnh vật được gắn liền vào cảnh quê nhà với những nếp tranh, có làn khói sương bao bọc… có thêm bóng lá xanh và tiếng chuông, tiếng sáo diều…Tác giả còn nói rõ là mình buồn nhớ cố hương, cho nên lòng mình có bao giờ thắm tươi … khi còn phải ở nơi quê người.

Việt Lang

Nhưng có một bài hát rất đẹp về quê hương, dù ra đời rất sớm sủa, từ những năm đầu của thập niên 40 lận, thế mà hơn nửa thế kỷ sau, nó vẫn sống dai dẳng trong lòng người, bởi vì hoàn cảnh lịch sử éo le đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam cứ luôn luôn phải xa quê, khi thì bỏ miền Bắc để vào sinh sống ở miền Nam, khi thì bỏ nước ra đi khắp bốn phương trời, mười phương đất… Ðó là bài Tình Quê Hương của Việt Lang :

Ngàn dâu xanh ngắt mấy nếp tranh xa mờ Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa Tình quê lai láng dưới trời thu Khói xây thành chập chùng mây đưa Cành tơ liễu thấp thoáng ven hồ Mùa nhớ nhung dòng nước lững lờ Ta ra đi một chiều thắm Vang lời ca buồn trong khóm lá Nỗi u hoài ngày tháng khôn nguôi Miền xa thương nhớ Tình quê hương thiết tha buồn lắng Nhắn theo lời gió Muà trăng êm, tiếng tơ một chiều còn vương Ôi buồn nhớ quê hương * Lòng trai muôn thuở những bước chân giang hồ Kiếp sống trong bụi mờ một chiều chia phôi Ðường đi xa tắp tháng ngày trôi Nhớ nhung hoài nhạc sầu chơi vơi Lòng say mê dấn bước ra đi Vì núi sông ca khúc nguyện thề Bên nương dâu đường xanh mát Ta về đây chiều mơ gió ngát Bóng chiều tà tràn thắm hương quê Này đây khóm lá, này đây bao nếp tranh mờ khói Những khi chiều tới Này đây bao thiết tha êm đềm tình thương Ôi buồn nhớ quê hương…

Với những câu nhạc dài hơi, với nét nhạc dễ cảm, với nhịp điệu trầm buồn, bài Tình Quê Hương này cũng mang đầy đủ những hình ảnh quê hương nếp tranh mờ khói, bãi cát nương dâu tuyệt vời như bài Nhớ Quê Hương, nhưng có lẽ vì nó là bài hát nhịp đôi cho nên nó phù hợp với nhịp thở của chúng ta hơn là một bài quê hương nhịp ba (valse) của Phạm Ngữ.

Chúng ta cần cám ơn những tác giả này, trong buổi bình minh của Tân Nhạc, đã trao tặng chúng ta những bài hát xanh ngát tình quê. Riêng tôi, lại càng phải mang ơn các bạn đồng nghiệp đó, vì về sau, mỗi khi soạn ra những bài ca tình tự quê hương hay tình tự dân tộc như Tình Ca, Tình Hoài Hương, Em Bé Quê, Vợ Chồng Quê, Bà Mẹ Quê v.v…tôi thấy trong lòng văng vẳng dư âm của hai bài hát nồng ấm này.

Phạm Duy

(Nguồn: Phamduy.com)