Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2024

Halloween của bà Bảy Hiền

Hà Thúc Sinh                                                                                                  Truyện ngắn

Đôi ba tháng trước khi miền Nam mất, từ Huế vào Sài Gòn nhân tình rối như bát canh hẹ. Biểu tình khắp nơi.

Trước tiệm bán gạch ngói và xây dựng nhà cửa Ngọc Dung phía trên Ông Tạ, xảy ra một cuộc tụ tập biểu tình nhưng khác với những cuộc biểu tình trước đó; một kẻ bí mật đã ném vào đám đông một quả lựu đạn.

Kết quả một cặp vợ chồng trung niên đi qua bị vạ lây. Ông chồng chết ngay tại chỗ, còn bà vợ bị mù cả hai mắt.

Cặp vợ chồng ấy là ông bà Bảy Hiền, chủ một tiệm chụp ảnh lớn nằm gần bệnh viện Vì Dân. Hai vợ chồng còn làm chủ mấy căn nhà cho thuê nằm trước trại Hoàng Hoa Thám. Và ba năm qua, đại úy Hoàng Tùng làm phòng Nhì bên sư đoàn Dù thuê một căn nhà của ông bà. 

***

Cô Thu là cháu gái bà Bảy Hiền gọi bà bằng bác; mấy năm qua về ở với bà tình nghĩa như mẹ con. Cô Thu đẹp và không ai nghĩ cô đã ba mươi. Chiếc tủ kính lớn trước tiệm bên trong treo nhiều ảnh phần lớn lại chính là ảnh cô Thu.

Trước ba mươi tháng Tư vài ngày, không hiểu sao ông Tùng và cô Thu quyết định đính hôn.

Thế giới của bà Bảy Hiền bây giờ là một thế giới tối đen và tùy thuộc. Bà chỉ nói: "Tùy hai đứa", và giọng lo lắng, bà tiếp: "Đi đâu cho bác đi với, đừng bỏ bác lại một mình". Đó là lý do cô Thu quyết định đem bà Bảy Hiền theo dù có tới góc biển chân trời.

Một buổi sáng, Sài Gòn ăn đạn pháo kích lu bù, Tùng lái xe Jeep về, hối hả thúc giục hai bác cháu chỉ có năm phút sửa soạn mỗi người một túi xách tay và ra xe: Đi! Bà muốn nói cuối tháng này bà phải thay băng mắt, nhưng thay vì nói điều ấy, bà im lặng vơ hai bộ quần áo, bỏ vào cái làn, theo Tùng và Thu ra xe. 

***                          

Đời đâu cũng thế, giống đôi giày được đưa cho, thoạt đầu khó chịu vì hơi kích, hơi chật, nhưng đi mãi nó quen, nó giống như bản chân nối dài của mình.

Bà Bảy Hiền không ngờ thập tự Chúa trao cho mình nặng đến thế!

Sang tới Guam rồi California, bà như bị rơi vào một cơn trốt xoáy. Nhưng tạ ơn Chúa, bà không rõ người Mỹ xấu thế nào, xâm lược ác ôn thế nào, nhưng bà biết chắc một điều, người Mỹ không bỏ rơi một ai giữa đời trong lúc loạn lạc, rối ren.

Khi Tùng thất bại bên California, Thu qua đời khi sinh nở lần đầu, người Mỹ đưa bà đi nhiều nơi, tạm trú qua nhiều cơ sở, sau cùng bà đến được một quận hạt thuộc tiểu bang Texas. Đây là khu dành cho người tàn tật và một giáo khu được ủy quyền quản trị.

Thế mà thấm thoát đã gần ba mươi năm bà Bảy Hiền chiếm ngự căn phòng này. Bà quen với hầu hết những "cư dân" nơi đây và là một thành viên của họ đạo Đức Mẹ Đồng Công, có một cha tuyên úy người Việt tuổi đã trung niên.

Từ khi biến thành cư dân của cái khu đui què mẻ sứt này, chẳng biết khởi sự ra sao mà bà trở thành một bà bói bài nổi tiếng, nhưng mỗi năm chỉ vài lần mở phòng xem bài khi giáo khu mở hội chợ các dịp lễ lạc.

Dù sao việc bà mở gian hàng xem bài cũng là điều đáng dị nghị. Và mươi năm trước có lần bà đã vào gặp cha tuyên úy hỏi thẳng: 

- Cha ơi, bói bài như con giáo hội có cấm không?

Cha ngẫm nghĩ rồi nói:

- Linh bất linh tại ngã! Nếu coi nó là thứ giải trí, thì nó là thứ giải trí.

Từ đó bà Bảy Hiền không còn thắc mắc, và khi xòe cỗ bài ra trước mọi người đối diện, bà hay cười bảo:

- Hãy nhìn vào mắt tôi khi rút quân bài. Không có gì trong đó hết!

Nhưng những người Mỹ trong khu tàn tật này vẫn là những người Mỹ, nghĩa là họ rất thực tế. Họ bảo sao bà không lấy thù lao?

Từ đó bà lấy tí thù lao, rất tượng trưng. Và số tiền ấy bà để dành tặng hết cho quỹ Đức Mẹ Đồng Công vào mỗi dịp lễ lạc, và cả khoản kẹo bánh cho đám thiếu nhi như dịp Halloween sắp tới.

***    

Năm nay hội chợ của giáo khu dược mở trên một sân đá banh cũ của khu phố nên có sự tham dự của nhiều tổ chức quanh vùng. Họ đem vào hội chợ những đặc sản trong vùng họ. Kìa những con ngựa lùn màu huyết dụ của dân da đỏ, những bầy chiwawa láu táu xinh xắn của miền nam Mễ Tây Cơ, hay những con vẹt lắm màu khổng lồ từ vùng Nam Mỹ… Bánh mứt từ Florida đem lên. Đủ, đủ hết chả thiếu món gì. Và tất nhiên trong đám lều trại được dựng lên cũng có một gian nhỏ xem bài tây của bà Bảy Hiền.

Căn phòng được căng chung quanh trên dưới bằng những tấm ni lông đỏ vàng. Tấm màn gió thả trước cửa ra vào là một lá cờ Mỹ lớn. Cũng có một ấm tích nước trà và vài cái ly đặt trên chiếc bàn nhỏ cạnh đó.

Bà Bảy Hiền sốt sắng ra gian hàng của mình rất sớm với sự giúp đỡ của mấy bé gái trong hội Mân Côi. Mãi mười giờ khách mới bắt đầu bước vào khu hội chợ và cũng có ít cặp trai gái kéo màn gió bước vào gian xem bói. Nhưng họ đều mau chóng bước ra.

Đến lúc người ta đi tìm món ăn trưa thì tấm màn gió lại được kéo qua, và xuất hiện một người đàn ông. Tóc tai ông có vẻ bơ phờ. Ông mặc một quần tây đen, khoác chiếc áo nhà binh túi màu cứt ngựa.

Bà Bảy Hiền xào cỗ bài trên tay, đặt vào cái đĩa trước mặt rồi nói:

- Chào quý khách, xin mời ngồi!

Ông khách nhìn quanh một vòng rồi kéo ghế ngồi.

- Ông muốn xem bài? Bà hỏi.

Có vẻ hơi ngượng nghịu nhưng rồi ông nói:

- Ghé vào hội chợ, thấy đề xem bài, tự nhiên tôi nảy ý định ghé vào nhờ bà chủ bốc giùm cho một lá.

- Tình duyên?

- Dạ không, tương lai nói chung.

Bà cười:

- Dĩ vãng như bầy cá mắc cạn, còn tương lai thì nó đang bơi. Chà, khó bắt đấy!

Thêm vài câu chuyện qua lại như ở đâu, gia cảnh thế nào. Ông cho biết giờ ngoài năm mươi, vẫn độc thân, và share phòng với các bạn mãi bên Cali.

Nghe ông ta nói một hơi, đôi mắt lòa của người đàn bà chợt nhíu lại. Nét mặt bà chừng như thay đổi, và tái xanh lại.

Bà ngẫm nghĩ: không nhầm được! Hắn chứ còn ai nữa. Cái giọng đục ngầu ấy, sau mỗi câu đều có những chữ như rên lên: á…á…á… Bà xào liên hồi cỗ bài; lật ba con để trên mặt bàn, ậm ừ một lát rồi nói:

- Tôi có cảm giác chúng ta đồng vía ông ạ. Và như thế hôm nay không có cách gì tôi gọi bài cho ông chính xác được. Có lẽ chúng ta phải hẹn bữa khác thôi.

Ông ta hơi chưng hửng nhưng cũng đứng lên, cầm lấy cái mũ trên bàn nói:

- Vâng, vậy tôi xin chào bà, để khi khác vậy.

Ông ta bước tra phía cửa, bà nói theo:

- Tên tôi là Bảy Hiền và số điện thoại có viết trên tấm biển treo bên ngoài. Xin ông cứ gọi khi cần.

Tấm màn gió khép lại. Và người đàn ông thoát nhanh như bị ma đuổi.

Bà Bảy Hiền rờ trên mặt bàn nói với đứa bé gái:

- Ông ấy đi vội quá quên không để lại tiền thù lao cho chúng ta rồi!

                                                                                                               Houston, 5/12/2023

                                                                                                                      H. T. S