Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 289): Tuyển tập nhạc Một ngày cho tình yêu – phần 11 – Trần Tú – Lạc vùng ăn năn

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2024)

clip_image002

clip_image004

Lac Vung An Nan – Thanh Lan (nhac truoc 1975)

Đọc Thêm:

(Trần Tú là bút hiệu khác của nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu)

Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Ngô Mạnh Thu

19/08/2004

Little Saigon, California (Võ Thành Nhân)

Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu đã trút hơi thở cuối cùng lúc 10 giờ PM tối thứ Ba tại bệnh viện UCI ở quận Cam sau một cơn tai biến mạch máu não. Bà Ngô Mạnh Thu và các cháu đã đưa Nhạc sĩ vào nhà thương cấp thời nhưng không kịp. Theo một số bạn bè Nhạc Sĩ Ngô Mạnh Thu đang ở tuổi 63 hay 64. Theo Nguyễn Đức Quang, “Trước ngày Anh ra đi, Anh đã vui vẻ chuyện trò với nhiều bạn bè suốt ngày tại một quán cà phê quen thuộc ở vùng này cũng như tại nơi làm việc là báo Người Việt và đài phát thanh VNCR (chung một dãy nhà). Tất cả những bằng hữu thân ái nhất của Anh đã cấp thời tập trung tại khu hồi sinh của bệnh viện UCI ở Orange để chờ đợi một phép mầu ngay từ buổi sáng sớm, nhưng tin xấu nhất đã đến vào lúc 10 giờ tối trong khi mọi người chưa hết sững sờ vì chuyện ra đi đột ngột này. Ngô Mạnh Thu định cư tại Hoa Kỳ 10 năm, sau gần 20 năm vất vả vì kẹt lại quê nhà. Anh đến được Hoa Kỳ là do người con trai, Trần Tú, bảo lãnh theo diện ODP đoàn tụ gia đình. Ngô Mạnh Thu là một nhạc sĩ đã để lại hàng chục tác phẩm được yêu mến. Nhưng Anh được quý mến nhất với một tâm hồn và một phong thái hoạt động vĩ đại. Anh đến với tuổi trẻ rất sớm, một trong những tay viết nhạc Phật Giáo lẫy lừng, trở thành cột trụ của Phong Trào Du Ca. Ngô Mạnh Thu điều hành xưởng Du Ca vào năm 1972, sau nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Ngô Mạnh Thu còn được biết qua các bút hiệu khi viết bài sưu tầm hay sáng tác nhạc như Tâm Hoa, Tầm Hoà, Trần Tú…”. Nói đến hương vị miền Bắc, như Phở, thì nói đến Nguyễn Tuân, Vũ Bằng thời tiền chiến… nói đến Mì Quảng thì nói đến Tưởng Năng Tiến vào thập niên 1980. Và sau này, qua bài Hương Vị Sông Tiền người ta sẽ nói đến Hủ Tiếu Mỹ Tho của Tâm Hoa Ngô Mạnh Thu. Bài viết trên Người Việt vào năm 2001. Nhạc Ngô Mạnh Thu rất phù hợp cho các em hướng đạo ở tuổi thiếu nhi và thiếu niên như bài “A Chào Ba, A Chào Má”, “Kết Dây Thân Tình”, “Ngô Quyền” . Ngoài ra Ngô Mạnh Thu còn có những sáng tác dành cho lứa tuổi Thanh Niên như “Bãi Hoang”, “Quê Hương Ta Đó”, “Câu Hát Này”, “Từ Một Cơn Mơ”, “Tự Do”, “Nhìn Lên Trên Cao”, “Con Chim Xanh”, “Lạc Vùng Ăn Năn”, “Dòng Sông Trăng”, “Con Gió Bồi Hồi”, “Công Cha Non Thái Sao Bằng”, “Hoài Niệm”, “Tâm Hương Dâng Mẹ”, “Nguyện Theo Bước Thầy” (Viết nhân ngày Thầy Thích Quảng Độ trở về Thanh Minh Thiền Viện 1993). Hiện nay trong nước, chương trình học hát của các em lớp hai có sáu bài hát mới, trong đó có bài “Trên Con Đường Đến Trường”, Nhạc và lời của Ngô Mạnh Thu. Huynh Trưởng Ngô Mạnh Thu, một quản ca, một quản trò đã có nhiều đóng góp chân tình trong cách sinh hoạt thanh niên sinh viên từ trong nước cho đến hải ngoại. Gần như tất cả đoàn viên, trưởng Gia Đình Phật Tử, anh em Hướng Đạo Việt Nam cũng như các Anh Chị Du Ca thích gắn chặt vào con người này hơn bất cứ ai vì Anh cho họ được niềm tin và nụ cười trong sáng nhất. Gần đây nhất tại Khóa Tu Nghiệp Sư Phạm 16 Hè 2004, được tổ chức từ ngày 6/8/2004 cho đến 8/8/2004, Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu đã phụ trách huấn luyện bộ môn Sinh Hoạt Học Đường cho quý anh chị yêu thích dạy Việt Ngữ từ các trung tâm về thụ huấn. Nhiều người Việt tại thủ đô Tị Nạn biết Ngô Mạnh Thu qua sự cộng tác của ông tại đài phát thanh VNCR và đau buồn trước sự ra đi bất ngờ của Ông. Nhưng không riêng tại California mà rất có thể cùng khắp các cộng đồng của người Việt tại Hải Ngoại đang quặn đau cúi chào vĩnh biệt Ngô Mạnh Thu. Để tưởng nhớ người Huynh Trưởng đáng kính này, từ rạng sáng thứ Tư, Little Saigon TV Networks và VATV đã tiến hành việc thực hiện một chương trình TV đặc biệt để phát hình cùng khắp Hoa Kỳ vào dịp cuối tuần này.

Dưới đây là đoạn Khánh Ly viết về Ngô Mạnh Thu sau 20 năm gặp lại tại thủ đô tị nạn “….Phải đi ra ngoài tìm chút không khí bạn bè, nói dóc dăm ba câu chuyện cho cái đầu bớt căng. Hẹn nhau ở Phở Hồng Long, tôi gọi là Phở Nhật Thụy. Ngồi đợi đã đến lúc mỏi mòn mới thấy nhà…làm luật Trầm Tử Thiêng khệnh khạng vác cái bụng lép xẹp như bánh tráng tới, theo sau là một người đàn ông tuổi trung niên. Một người mà tôi rất biết. Rất quý mến của cái thời cả hai chúng tôi đều còn tương đối trẻ. Thời của những bài tình ca đẹp đẽ trong sáng với tiếng đàn thùng đơn giản cất lên giữa những bãi cỏ, sân trường, khuôn viên Đại Học. Có thể nếu tình cờ gặp nhau giữa phố, tôi không còn nhớ được anh là ai mặc dù trong trí nhớ đã rất mịt mờ của tôi, tên anh vẫn còn rất đậm nét. Có thể tôi sẽ nhíu mày cố lục lọi, để cố tìm hiểu xem cái khuôn mặt …quen quen này là ai” Tên là gì” Bởi vì đã hơn 20 năm, giờ gặp lại… Đây Ngô Mạnh Thu đấy. Tôi đâu có quên anh đâu. Tôi không quên tên anh thì đúng hơn… Ngô Mạnh Thu là một tên tuổi lớn của thời Du Ca, hình như còn trước cả Nguyễn Đức Quang, trước Trịnh Công Sơn, bởi năm 1967 khi tôi được cùng hát với Trịnh Công Sơn tại Quán Văn, đã có Ngô Mạnh Thu rồi. Bởi anh hiền lành, đứng đắn và không…đẹp trai lắm, nên tôi kính anh như một người anh lớn và tất cả những giao thiệp sau đó giữa tôi và anh đều nằm trong sự Tương Kính. Chẳng hiểu anh Ngô Mạnh Thu có “kính” tôi hay không nhưng riêng cá nhân tôi, cho đến bây giờ gặp nhau trên xứ người, tôi vẫn giữ nguyên sự Kính Nể đối với anh như ngày xưa. Dĩ nhiên là cả hai anh em chúng tôi đều đã già theo năm tháng. Hơn 20 năm mà bảo là... không có gì thay đổi...là điều không thật. Ngày xưa, anh em chúng tôi còn quý nhau ở điểm, cả hai chúng tôi đều...không đẹp. Nhưng hôm nay, tôi thấy anh Thu không quá già như trường hợp của nhiều người khác, mà hình như anh… đẹp hơn thuở thanh niên… Cái này tôi thường gọi là…đẹp lão. Anh chưa già đủ để thành lão nhưng tóc anh đã bạc nhiều. Lạ nữa là anh trắng hơn ngày xưa. Tóm lại ở Ngô Mạnh Thu tôi thấy có nhiều thay đổi duy chỉ có cái khí chất điềm đạm ở anh là còn nguyên. Y chang, không mảy may thay đổi. Cái điều làm cho lớp chúng tôi quý mến anh còn nguyên vẹn, bao nhiêu tang thương, biến đổi. Kể cũng hiếm thấy. Tôi còn nhớ dù rất lờ mờ, những ngày cùng sinh hoạt ở Hội Quán Cây Tre đường Đinh Tiên Hoàng, cạnh sân Vận Ðộng. Anh Thu tập cho chúng tôi hát. Một trong những bài hát nổi tiếng của anh thời bấy giờ là bài Lạc Vùng Ăn Năn. Chúng tôi chỉ biết hát, trong khi anh Ngô Mạnh Thu vừa sáng tác vừa hát hay nên dạy cho chúng tôi là điều quá dễ đối với người có vốn Nhạc Lý thuộc loại cao cấp như anh. Dễ nhưng mà khó bởi muốn bửa đầu chúng tôi ra để nhét vào đó một bài hát, không phải là không mất thì giờ. Nói thế không phải là chúng tôi quá ngu nhưng vì hay ỷ lại, làm biếng, và thích đùa vui hơn, nên cầm cương được chúng tôi, quả không có được mấy người. Thời đó, mỗi khi chúng tôi tập họp nhau lại dù để làm việc, cũng là một dịp để phá làng, phá xóm. Một đứa thì không sao. Dính lại một chùm thì chẳng mấy ai chịu nổi. Ðùa vui. Phá cho vui thôi nhưng cũng đủ làm nhức đầu các ông thầy mà trong đó có anh Ngô Mạnh Thu.”

(Võ Thành Nhân sưu tầm và đưa tin)

(Nguồn: Việt Báo)