Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

Cảm tác từ tiểu thuyết “Ultima Promessa” (Ước hẹn cuối cùng) của nhà văn Trương Văn Dân

 Nguyễn Phú Yên

 

Tiểu thuyết ULTIMA PROMESSA đã được NXB EtaBeta PS in ở Ý vào tháng 1- 2024 nhưng sau khi đọc bản thảo bằng tiếng Việt, tôi đã vô cùng xúc động và cảm tác từ tình yêu của hai nhân vật chính để viết thành bài hát MỐI TÌNH THIÊN THU. Xin giới thiệu với các bạn.

 

 

LỜI GIỚI THIỆU “ULTIMA PROMESSA”

Nhà văn Trương Văn Dân

Vào đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, Đôn một sinh viên từ miền Nam Việt Nam qua Ý du học, tình cờ gặp Anna ở thành phố biển Lavagna. Không ai trong họ biết về lễ hội bánh Fieschi diễn ra vào những ngày đó chính là sự tái hiện của một cuộc hôn nhân 800 năm trước. Từ cuộc gặp như có sự sắp xếp của định mệnh này đã nảy sinh một mối tình hạnh phúc và đam mê, một sự hòa hợp vẹn toàn như muốn thách thức mọi sự khác biệt văn hóa và nơi chốn sinh ra. Ai cũng tưởng là hạnh phúc sẽ mãi ở bên họ nhưng những biến cố xảy ra ở Việt Nam vào năm 1975 đã đảo lộn đất nước của Đôn và cuộc sống của anh. Nhiều người Việt đã phải rời bỏ đất nước trong các cuộc vượt biển kinh hoàng mà thuật ngữ “thuyền nhân” đã tràn ngập trên báo chí vào những năm sau đó.

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng cuối cùng Anna đã thuyết phục được mẹ để hai người được kết hôn. Sau một thời gian ngắn họ đã ổn định cuộc sống, bên nhau an lành và hạnh phúc, chăm sóc chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cuộc sống là vô thường, như đạo Phật đã dạy: chỉ trong một tích tắc mọi thứ đã sụp đổ, Anna bị tai nạn và Đôn phải đối mặt với một tình huống bi ai và thê thảm. Nhưng Đôn vẫn quyết tâm giữ lời hứa với Anna, một Ước Hẹn yêu thương những cũng đầy đau đớn mà hai người đã thề nguyền và phó thác cho nhau sau cơn bệnh và cái chết của một người bạn chung.

Chuyến đi qua Thụy Sĩ. Lời thú tội. Vụ án. Các vấn đề pháp lý và luật pháp ở Ý. Nhà tù. Đời sống và câu chuyện tình yêu của anh đã gây ra những cuộc tranh cãi và dư luận chia hai, Pro and Contro, trên truyền thông và các gia đình Ý. Báo chí, văn nghệ sĩ, nhà thờ Thiên chúa, giới trí thức và dân thường cũng đều theo dõi và bàn tán…

Nhưng chưa hết! Trong quá trình kháng án còn có một biến cố, hoàn toàn bất ngờ, từ luật sư buộc tội khiến dư luận trong công chúng Ý một lần nữa còn bị chia rẽ lên cực đỉnh. Nhưng Đôn đã tự do, và cuối cùng đã được về nhà. Còn lại mình. Tuy thắng kiện mà tâm hồn rơi vào một mâu thuẫn: anh hạnh phúc vì đã giữ lời hứa với Anna và đồng thời, anh ấy cảm thấy hối hận vì đã làm điều đó. Không có Anna, anh thấy mình không còn lý do gì để sống!

Những người bạn thân Ý và Việt luôn sát cánh bên Đôn để giúp anh nhận ra điều ước cuối cùng của Anna và Đôn là gì, đó là sẽ mãi mãi bên nhau ở cõi vĩnh hằng.

Một cuốn sách để suy ngẫm về sự vô thường, sự sống, cái chết, tình bạn và đặc biệt là tình yêu và cảm xúc của con người. Bạn sẽ còn thấy được sự tương đồng của hai nền văn hóa Ý- Việt, tình yêu và đạo vợ chồng, và vì sao có người gọi nước Ý là Đông Nam Á của Âu châu!