Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Về hai phim Việt đang chiếu rạp

Lê Hồng Lâm

Tôi không đi premiere cả hai phim Việt chiếu rạp tuần trước mà chọn mua vé xem ngay từ ngày chiếu đầu tiên. Cả hai phim có một vài điểm sáng, nhưng đều được chế biến non và vụng về tay nghề, khiến tôi có cảm giác nhai sạn khá nhiều. Có lẽ đó là lý do khiến hai phim này ra quân tuần đầu tiên thấp hơn kì vọng và chưa vực dậy được loạt thất bại phòng vé của phim Việt sau Mai của Trấn Thành kéo dài từ Tết tới giờ. Chắc phải đợi Lật 7 của Lý Hải tuần này ra quân mới hi vọng lấy lại được sức hút cho phim Việt trong dịp lễ 30/4. Nhưng không lẽ phim thương mại Việt cứ phải trông chờ vào cơn sốt phòng vé của Trấn Thành và Lý Hải sao?

Cái giá của hạnh phúc là một phim drama chồng drama, khiến tôi có cảm tưởng đang xem những bộ phim melodrama của Venezuela hay mấy nước khu vực Nam Mỹ thời thập niên 80, 90. Phim có đầu tư và thấy được tham vọng làm nghề tử tế của đạo diễn và nhà sản xuất, nhưng tư duy và thẩm mỹ thì tôi phải nói thẳng là nông và lỗi thời. Tầm nào rồi mà vẫn xử lý những pha drama đi vào lòng đất như vậy? Kể ra thì tiết lộ nội dung nhưng tôi thấy các tình huống đưa ra hầu hết khiên cưỡng hoặc over quá đà hoặc... bất chấp logic hoặc bất chấp những quy tắc ứng xử trong xã hội (common sense). Đại loại một anh bầu sô thoắt cái thành thám tử tư và trong vài ngày thu thập điều tra được ông chồng dâm đãng (Thái Hòa đóng) cặp kè một lúc 5-6 tiểu tam, mà tiểu tam nào cũng ôm má ôm vai cận kề chụp hình kiểu trưng ra cho thiên hạ biết, trong khi lão ta là một doanh nhân thành đạt được bình chọn là Man of the Year. Rồi trong đêm tân hôn của con trai, lão lên giường luôn với cô con dâu ngay trong cái biệt thự sang chảnh của mình, phát ra tiếng hổn hển ái ân rồi lại còn để cửa mở cho bà vợ mở cửa ra phát hiện rồi sốc đứng sốc ngồi đi lấy chất tẩy đổ đầy bồn tắm vì ghê tởm... Một loạt những chi tiết, tình huống drama giật mồng nhưng ngô nghê sống sượng kiểu vậy diễn ra liên tục mà tôi không hiểu tại sao đến tầm này biên kịch còn nghĩ ra (mà trong ê kíp sáng tạo phim không ai phản biện à, kể cả anh Thái Hòa là một tay cứng cựa trong nghề rồi?). Phim non vụng nhiều thứ, nên dù nỗ lực truyền thông điệp tích cực cũng là một phim bài tập non vụng. Tôi nghĩ team Xuân Lan nếu muốn tiếp tục làm phim thì chắc chắn phải xử lý khâu kịch bản đầu tiên, nếu không khó đi được đường dài.

Trước giờ yêu (B4S) sở hữu một ý tưởng gốc táo bạo và khá mới mẻ, dàn cast toàn các bạn gen Z phải nói là tươi tắn và đầy sức sống, nhưng phim này rơi vào một điểm hạn chế nặng là... không có cái gì tới cả. Cả ba câu chuyện trong phim đưa ra đều ở dạng tình huống và cách xử lý tình huống cũng lưng chừng, thành thử người xem không feel được câu chuyện, không cảm được nhân vật. Các mảng miếng hài (đặc biệt là trường đoạn dài mua bao cao su ở một siêu thị tiện lợi) rơi vào dạng tiểu phẩm sân khấu và phải nói là quá cũ, cười không nổi. Nhưng quan trọng hơn, cả ba câu chuyện tình yêu và tình dục của giới trẻ gen Z được mô tả trong phim nó... hời hợt quá, chả lẽ chuyện yêu đương của giới trẻ chán vậy sao? Hôm qua nói chuyện với một bạn trong nghề này, tôi có nói rằng, ngẫm lại trong điện ảnh Việt xưa nay, tôi chưa thấy có một câu chuyên tình nào đủ đẹp, đủ để khắc cốt ghi tâm cả. Tại sao vậy nhỉ, tại sao không ai kể được những câu chuyện tình khiến người xem phải xốn xang và thấy mình trong đó? Một bộ phim tình lãng mạn mang được hơi thở của thời đại như vậy, chắc chắn sẽ rất ăn khách.

Một lần nữa, tôi lại phải nói thật (dù mất lòng) với hi vọng góp một tiếng nói phản biện cho các nhà làm phim. Chứ không tôi thấy lãng phí tiền của và công sức của các bạn quá.

 

clip_image001

clip_image002