Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 7)

Daron Accemoglu Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và

6. Các nạn Nhân của sự Tiến bộ

Và như thế lực cơ bắp, hay Lao động đơn thuần, ngày càng trở thành một loại thuốc trong chợ, rùng mình với sự đến gần của mùa đông, co rúm lại ngày càng thấp với cái liếc mắt của một chúa tể-máy hay địa chủ, và vô vọng bước từng bước hết đường này đến đường khác, với đôi chân rã rời và lòng đầy thất vọng, tìm kiếm “việc gì đó để làm.”

Horace Greeley, Crystal Palace and Its Lessons: A Lecture (Cung Pha lê và các Bài học của nó: Một bài giảng), 1851 (chữ nghiêng trong nguyên bản)

Trong riêng thời kỳ công nghiệp đã trở nên có thể rằng người lao động hầu như không được giải phóng khỏi tình trạng nô lệ phong kiến có thể được dùng như nguyên liệu đơn thuần, một động sản đơn thuần; mà anh ta phải để mình bị nhồi vào một chỗ ở quá tồi cho mọi người khác, mà với đồng lương kiếm được khó khăn của mình anh ta mua quyền để buông xuôi hủy hoại hoàn toàn. Sự chế tạo này đã đạt được cái, mà không có các công nhân này, sự nghèo đói này, tình trạng nô lệ này, thì đã không thể sống được.

—Friedrich Engels, Condition of the Working-Class in England in 1844 (Tình cảnh của Giai cấp Lao động ở nước Anh trong năm 1844), 1845

Báo cáo 1842 từ Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Việc làm Trẻ em đã gây sốc. Trong nhiều thập niên đã có sự lo lắng ngày càng tăng về cái được nhắc tới như “tình cảnh của nước Anh,” kể cả trẻ em đã sống và làm việc như thế nào. Nhưng với ít thông tin có hệ thống sẵn có, đã có nhiều bất đồng về trẻ con đã làm chính xác việc gì trong các mỏ than và các nhà máy và liệu việc này có tạo thành một vấn đề cần được giải quyết qua luật pháp hay không.

Ủy ban Hoàng gia đã tiến hành một cuộc điều tra cẩn trọng, ba-năm, kể cả các cuộc phỏng vấn với các trẻ em, các thành viên gia đình của chúng, và các chủ sử dụng lao động trong tất cả các phần của đất nước. Báo cáo đầu tiên tập trung vào các mỏ, và các phụ lục dài cung cấp các trích dẫn đúng nguyên văn.

Những đứa trẻ đã làm việc nặng nhọc trong thời gian dài, sâu dưới mặt đất. Lời chứng của David Pyrah, từ Flockton ở Tây Yorkshire, là điển hình:

Cháu đi làm khi 11 tuổi, cháu làm việc tại một trong các hầm mỏ của Mr. Stansfield. Cháu bị què do một tà vẹt rơi vào cháu ngày Giáng Sinh, và cháu bị nghỉ việc kể từ đó. Cháu thường đi làm vào 6 giờ, nhưng 4 giờ (sáng) vào những ngày lẻ. Chúng cháu ra khỏi hầm lò vào 6 giờ 6 hay 7 giờ (tối), đôi khi vào 3 (giờ sáng hôm sau)—khi công việc của chúng cháu xong. Chúng cháu thấy nó là công việc rất nặng nhọc. Các con đường [chiều cao của hầm] đã gần một mét nhưng trước mặt nó cao nửa mét. Cháu không thích nó bởi vì nó rất thấp và cháu đã phải làm việc cho đến đêm.

Những đứa trẻ nhỏ nhất vận hành các cửa sập (“các trapper [những đứa vận hành các cửa sập hay cửa thông hơi]”). Một khi chúng lớn hơn, chúng đã có thể khom lưng hay thậm chí bò bằng tay và đầu gối của chúng (các “hurrier”) để kéo hàng đống than đá dọc các đường ray. William Pickard, tổng quản lý tại mỏ Denby, đã giải thích rằng những đứa trẻ có giá trị dưới mặt đất bởi vì chúng có thể vừa với không gian nhỏ hơn:

Chúng tôi dùng các trapper cho đến khuya và chúng đã thường đi làm và bắt đầu ngay từ 6 tuổi… Chúng lên 8 hay 9 tuổi để trở thành các hurrier. Lớp [than đá] mỏng nhất chúng tôi khai chỉ dày 25,4 cm. Chúng tôi cắt các cửa cổng cao 0,66cm. Những đứa trẻ nhỏ nhất đi vào đó.

Những đứa con gái được dùng bên cạnh những đứa con trai. Sarah Gooder, tám tuổi, đã kể rằng con bé đã vận hành một cửa sập được dùng để ngăn sự lan ra của các khí nguy hiểm:

Cháu là một trapper ở hầm mỏ Gawber. Nó đã không làm cháu mệt nhưng cháu đã phải chặn mà không có một đèn và cháu sợ. Cháu đi lúc 4 và đôi khi lúc 3 giờ rưỡi sáng sớm, và ra khỏi lò vào 5 giờ rưỡi (chiều). Cháu không bao giờ ngủ. Đôi khi cháu hát khi có ánh sáng, nhưng không trong bóng tối; cháu không dám hát khi đó, cháu không thích ở trong hầm lò.

Phỏng vấn với Fanny Drake, tuổi mười lăm, từ Overton, cũng ở Tây Yorkshire, nêu rất rõ các hệ lụy sức khỏe của việc chuyển một xe than đá dưới mặt đất:

Cháu đẩy bằng đầu cháu đôi khi và nó làm cho đầu cháu đau đến mức cháu không thể chịu nó chạm vào; nó cũng mềm nữa. Cháu thường bị đau đầu và cảm và ho và nhức họng. Cháu không thể đọc, cháu có thể nói các chữ của cháu.

Bố mẹ đã hiểu kỹ đầy đủ những gì con em của họ đang làm và thú nhận rằng điều này là vì gia đình cần tiền và các nguồn việc làm tiềm năng khác đã ít hấp dẫn hơn. Như bà Day giải thích,

Tôi có hai con gái trong hầm lò: đứa trẻ nhất 8 tuổi và đứa lớn nhất sẽ lên 19 tuổi trong tháng Năm. Nếu những đứa con gái không đi vào hầm lò chúng sẽ phải cầm lấy một cái bát và đi ăn mày.

Các chủ sử dụng lao động cũng đã chân thật. Việc dùng những đứa trẻ theo cách này tất cả là để duy trì tính sinh lời của hoạt động khai mỏ. Như Henry Briggs, đồng-sở hữu một mỏ ở Flockton, diễn đạt,

Chúng tôi không thể có các đường ngựa kéo hay thậm chí các đường cao cấp hơn khi các vỉa than là rất mỏng, bởi vì sẽ rất đắt đỏ. Nếu giả như những đứa trẻ bị chặn không được làm việc trong các hầm mỏ thì các vỉa than Flockton tốt nhất phải ngừng khai thác bởi vì sẽ tốn quá nhiều để tăng độ cao của các cửa mỏ.

Củi đã là nhiên liệu chủ yếu suốt thời kỳ trung cổ nhưng được thay thế rồi bằng than đá vào các năm 1600. Than đá có một mật độ năng lượng, calory trên kilogram và trên thể tích, cao hơn củi. Cũng đã có thể để di chuyển các lượng than đá lớn hơn bằng sà lan hay thuyền buồm, hạ thêm chi phí giao thông vận tải trên đơn vị nhiệt lượng được cung cấp.

Vào giữa-các năm 1700, các hầm mỏ được đào sâu hơn dưới mặt đất. Các hầm đã không sâu hơn 50 mét trong cuối các năm 1600, nhưng độ sâu đã tăng lên 100 mét sau 1700, và 200 mét vào năm 1765, và 300 mét sau năm 1830. Các máy cũng đã bắt đầu có một tác động, đầu tiên việc dùng các bánh xe nước và các cối xay gió để nâng than đá và sau đó với các động cơ hơi nước Newcomen bơm nước ra khỏi các mỏ sau 1712. Muộn hơn trong thế kỷ đã có một khu vực khai mỏ lớn, kể cả ở miền đông Bắc, với than đá được chuyển trên đường ray từ cổng mỏ, do ngựa kéo. Các động cơ hơi nước hiệu quả-cao hơn được phát triển một phần để giúp ngăn lũ lụt ở các mỏ sâu hơn. Việc cải thiện giao thông vận tải than bằng việc khai thác lực hơi nước trên các bánh xe đã là một động cơ thúc đẩy chính cho George Stephenson và các nhà sáng chế đường sắt khác của đầu các năm 1800.

Vào các năm 1840, việc khai mỏ than là một trong các khu vực hiện đại được củng cố nhất trong nước, dùng thiết bị cơ khí tiên tiến nhất. Hơn hai trăm ngàn người đã làm việc trong mỏ than, với 20‒40 phần trăm những người được thuê trong mỗi mỏ là trẻ con.

Các nhà quan sát cẩn trọng về các điều kiện làm việc thời đó đã không dưới ảo tưởng nào về cuộc sống của những đứa trẻ. Trong nông nghiệp, chẳng hạn, các thành viên gia đình trẻ đến sáu tuổi đã luôn chăm sóc các động vật và đã giúp với các nhiệm vụ khác, nhất là vào vụ thu hoạch. Những đứa trẻ từ lâu đã giúp bố mẹ chúng với công việc thủ công, kể cả xe sợi.

Tuy vậy, những đứa trẻ làm việc nhiều giờ, nửa cởi trần dưới các điều kiện cực kỳ mất vệ sinh và nguy hiểm, đã không có sự tương tự lịch sử nào với quy mô này. Vào giữa-các năm 1850, các điều kiện làm việc của những đứa trẻ đã không cho thấy dấu hiệu cải thiện nào. Nếu có, chúng đã tồi đi khi các mỏ được đào sâu hơn.

Các mỏ than thật khủng khiếp, nhưng chúng đã không hiếm. Các điều kiện làm việc trong các nhà máy bông và khác, được lập tư liệu trong báo cáo thứ hai của ủy ban hoàng gia, đã tàn bạo tương tự. Và không chỉ là những đứa trẻ đã đau khổ. Các công nhân đã không thấy mấy, hay bất cứ, sự cải thiện về thu nhập thực tế của họ nhưng kết thúc làm việc nhiều giờ hơn và dưới các điều kiện hà khắc hơn họ đã quen trước thời đại nhà máy. Ô nhiễm và các bệnh truyền nhiễm trong các thành phố đông đúc với hạ tầng cơ sở thiếu đã rút ngắn cuộc sống và đã tăng sự hoành hành của bệnh tật.

Trở nên ngày càng rõ với những người thời Victorian rằng mặc dù công nghiệp hóa đã khiến một số người rất giàu, hầu hết công nhân sống ngắn hơn, ít khỏe mạnh hơn, và cuộc đời cục súc hơn đã là thế trước khi công nghiệp bắt đầu phát triển. Vào giữa-các năm 1840, các tác giả và các chính trị gia trên mọi phía của phổ chính trị đã hỏi: Vì sao công nghiệp hóa đã làm cho nhiều cuộc đời tồi hơn đến vậy, và có thể làm gì về nó? Liệu có con đường nào để khuyến khích sự tăng trưởng công nghiệp trong khi cũng chia sẻ các lợi ích rộng hơn không?

Đã có một cách thay thế, và chúng ta sẽ thấy trong chương này rằng nước Anh trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín đã lao vào con đường đó. Thành kiến công nghệ chống lại những người lao động luôn luôn là một sự lựa chọn, không phải một tác động phụ không thể tránh khỏi của “sự tiến bộ.” Để đảo ngược thành kiến này, các sự lựa chọn khác nhau cần được đưa ra.

Các kết cục tốt hơn nhiều cho đa số cư dân đã tiếp theo khi sự thay đổi công nghệ tạo ra các cơ hội mới cho những người lao động và tiền lương không còn có thể được giữ thấp nữa. Chúng đã trở thành thực tế sau khi các sức mạnh đối trọng chống lại các chủ nhà máy và các elite giàu có bắt đầu phát triển ở các chỗ làm việc và sau đó trên vũ đài chính trị. Những thay đổi này tạo ra những sự cải thiện về sức khỏe công cộng và hạ tầng cơ sở, cho phép các công nhân mặc cả vì các điều kiện tốt hơn và lương cao hơn, và đóng góp cho một sự đổi hướng của sự thay đổi công nghệ. Nhưng chúng ta cũng sẽ thấy rằng cho nhân dân khắp thế giới, nhất là những người trong các thuộc địa Âu châu mà đã không có tiếng nói chính trị nào, các tác động của công nghiệp hóa thường đã tàn nhẫn.

Lương Ít hơn cho Công việc Nhiều hơn

Đoàn tàu năng suất gợi ý rằng khi công nghệ tiến bộ nhanh trong các pha đầu của cách mạng công nghiệp, tiền lương phải tăng lên. Thay vào đó, thu nhập thực tế của đa số đã trì trệ. Giờ làm việc đã tăng lên, và các điều kiện xấu đi đáng kể, chẳng khác gì tiền lương theo giờ thấp hơn khi ngày càng nhiều lao động được moi ra từ các công nhân Anh.

Những nghiên cứu chi tiết đã dựng lại chi phí về thực phẩm và những thứ cơ bản khác, như nhiên liệu và nhà ở, và hình mẫu tổng quát là khá rõ. Vào cuối các năm 1600, hầu hết người Anh tiêu thụ một “rổ đủ sống” mà hơi khác với những gì sẵn có cho cư dân nông thôn trong thời trung cổ. Tại trung tâm của đồ ăn hàng ngày của người lao động đã là ngũ cốc, cả dưới dạng thực phẩm (bánh mì) và đồ uống (bia). Đối với những người Anh, ngũ cốc là lúa mì, hầu hết được trồng trong nước. Một số rau đã sẵn có trên cơ sở mùa, và một lượng nhỏ thịt có thể được ăn một hay hai lần một tuần. Các rổ tiêu thụ tương tự có thể được xây dựng cho các phần khác của châu Âu, cũng như cho Ấn Độ và Trung Quốc. Ba hình mẫu rộng nổi lên từ các dữ liệu này.

Thứ nhất, từ khoảng 1650 đến 1750 đã có một sự cải thiện chậm về thu nhập thực tế ở nước Anh, chắc có khả năng nhất như một kết quả của sự tăng năng suất trong nông nghiệp và sự mở rộng thương mại đường dài với châu Á và châu Mỹ, mà đã nâng thu nhập ở London và các thành phố cảng như Bristol và Liverpool và đã làm tăng khiêm tốn tiền lương khắp đất nước. Vì thế, vào khoảng 1750, tiền lương ở nước Anh đã cao hơn một chút so với nam Âu, Ấn Độ, và Trung Quốc. Ví dụ, số calori tiêu thụ cho những người lao động không có kỹ năng đã cao hơn số trong thời trung cổ khoảng 20‒30 phần trăm, và họ đã hưởng đồ ăn nhiều dinh dưỡng hơn một chút và nhiều thịt hơn người dân đã ăn năm trăm năm trước. Các phần khác của thế giới đã vẫn sa lầy trong cùng sự dinh dưỡng nghèo nàn trong các năm 1200.

Thứ hai, bắt đầu khoảng 1750, đã có sự tăng năng suất khá nhanh, nhất là về vải dệt. Các máy xe sợi sớm nhất đã làm tăng sản lượng trên giờ làm việc gần 400 lần. Tại Ấn Độ vào thời gian này, việc xe một trăm pound bông thô đã tốn 50.000 giờ lao động. Ở nước Anh, dùng một máy kéo sợi trong năm 1790, cùng sản lượng đó cần chỉ 1.000 giờ lao động. Vào 1825, với máy móc được cải tiến, công việc cần thiết đã hạ xuống 135 giờ lao động.

Nhưng thu nhập thực tế đã di chuyển ít, nếu có chút nào. Sức chi tiêu của một người lao động không có kỹ năng trong giữa-các năm 1800 đã cùng như đã là năm mươi hay thậm chí một trăm năm trước. Cũng không có mấy sự cải thiện về đồ ăn cho hầu hết công nhân Anh trong thế kỷ đầu tiên của công nghiệp hóa.

Thứ ba, mặc dù các công nhân lành nghề đã hưởng tiền lương cao hơn những người khác suốt thời kỳ này, cái có nghĩa là “lành nghề” đã thay đổi rất nhiều. Những người đàn ông vận hành khung cửi dệt vải trong đầu các năm 1800 được coi là có kỹ năng và đòi một mức lương cao. Nhưng như chúng ta sẽ thấy muộn hơn trong chương này, tự động hóa đã quét sạch nhiều loại việc làm mà trước kia đòi hỏi các kỹ năng thủ công, kể cả công việc được các ông thợ dệt tiến hành. Các công nhân đó rồi bị buộc tìm kiếm việc làm như những người lao động không có kỹ năng, với một lương thấp hơn. Ít nhất suốt giữa-các năm 1800, thu nhập trung bình của các công nhân công nghiệp lành nghề đã bấp bênh hay thậm chí phù du.

Quan trọng ngang thế là sự biến đổi của thị trường lao động Anh suốt thời kỳ này, với nhiều giờ làm việc hơn và một sự tổ chức công việc rất khác. Quả thực, như sử gia kinh tế Jan de Vries đã chỉ ra, cách mạng công nghiệp đã rất nhiều là một “cách mạng chuyên cần,” theo nghĩa rằng những người Anh đầu tiên, và rồi tất cả những người khác, đã bắt đầu làm việc nặng nhọc hơn nhiều.

Trong giữa thế kỉ thứ mười tám, năm làm việc trung bình đã gồm khoảng 2.760 giờ, chắc có thể không thay đổi từ 50 hay 100 năm trước đó. Vào 1800, giờ làm việc trung bình sau đó đã tăng lên 3.115 giờ. Trong 30 năm tiếp theo, giờ làm việc trên năm đã tăng thêm lên 3.366—một trung bình gần 65 giờ trên tuần. Tuy vậy, nhiều giờ làm việc hơn đã không có nghĩa là thu nhập cao hơn cho hầu hết cư dân.

Các chuyên gia tranh luận bao nhiêu của sự tăng này về cố gắng và giờ làm việc đã là tự nguyện, xảy ra để đáp lại các cơ hội kinh tế tốt hơn, và bao nhiêu đã bị áp đặt lên các công nhân. Đấy là những câu hỏi hay để hỏi từ những ghế ngồi thoải mái của chúng ta trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, nhưng hầu hết người Anh biết trong đầu các năm 1800 rằng họ đã phải làm việc nhiều giờ hơn và trong các điều kiện gian khổ hơn năm mươi hay một trăm năm trước đó. Đấy đã là cách duy nhất để sống sót trong nền kinh tế chế tạo mới.

Rất nhiều món đã được làm bằng bàn tay khéo léo trong các xưởng nhỏ trước khi cách mạng công nghiệp cất cánh. Cuối Thời Trung Cổ đã thấy sự tăng trưởng sản xuất sách Âu châu, và sản xuất đồng hồ cũng đã trở thành một hoạt động quan trọng. Sau 1500, một công nghiệp dệt lớn đã phát triển ở nước Anh, tập trung vào các sản phẩm len, và khai mỏ than đá và thiếc đã được thiết lập tốt vào các năm 1600.

Trong việc “đặt ra hệ thống” dệt len, phần lớn sản xuất đã xảy ra ở nhà mọi người, nơi họ có thể xe sợi hay dệt với nhịp điệu của riêng họ và được đền bù theo sản phẩm, phụ thuộc vào họ đã sản xuất được bao nhiêu sản lượng. Đấy đã là sự làm việc chăm chỉ cho một chút tiền. Tuy nhiên, các công nhân đã có một mức độ tự chủ đáng kể về họ làm việc như thế nào và khi nào. Hầu hết mọi người tận dụng lợi thế của tính linh hoạt này, chấp nhận giờ và phong cách làm việc theo nhu cầu của họ—ví dụ, dựa vào công việc nông nghiệp họ làm bên cạnh. Họ cũng đã nghỉ ngơi khi họ mệt hay khi họ đã uống quá nhiều tối hôm trước. Các thợ dệt điển hình đã không làm việc vào ngày Thứ Hai, và đôi khi thậm chí ngày Thứ Ba, và khi cần thiết bù cho nó bằng làm việc các đêm thứ Sáu và Thứ Bảy. Hầu hết công nhân đã không cần theo dõi thời gian cẩn thận hay đã thậm chí không có sự tiếp cận đến đồng hồ.

Công việc nhà máy đã thay đổi tất cả chuyện đó. Hình ảnh hiện đại về các nhà máy ban đầu nhờ rất nhiều mô tả của Adam Smith về một nhà máy kim trong cuốn sách kinh điển của ông, The Wealth of Nations (Sự Giàu có của các Quốc gia). Smith nhấn mạnh sự phân công lao động trong các nhà máy đã cải thiện hiệu quả như thế nào bằng việc cho phép mỗi người lao động tập trung vào một nhiệm vụ rất cụ thể trong quá trình làm kim. Nhưng sự tổ chức nhà máy ban đầu đã liên quan đến đến kỷ luật người lao động khi sự phân công lao động cho hiệu quả kỹ thuật. Các nhà máy đã áp đặt các quy tắc chặt chẽ về khi nào các công nhân phải có mặt và khi nào họ có thể đi về nhà. Chúng đòi hỏi nhiều giờ làm việc hơn đáng kể và nhiều việc ra quyết định thứ bậc hơn. Tổ chức của chúng đã được các quân đội hiện đại ban đầu gây cảm hứng.

Bộ quy tắc tập luyện được Maurice xứ Nassau, một hoàng tử Hà Lan và nhà chiến thuật có ảnh hưởng nhất đầu các năm 1600, phát triển, đã định rõ hơn hai mươi bước tách biệt liên quan đến bắn súng hỏa mai. Việc hoàn thiện một phương pháp có từ thời Roman, sự luyện tập đã trở thành cách chú yếu để tổ chức binh lính: những chuyển động nhỏ, tuân theo các khẩu lệnh, đã cho phép các hàng lính bộ binh để quay quanh trục, tạo thành các hình vuông, đảo ngược hướng, và vân vân. Với vài tháng huấn luyện, hàng trăm người đã có thể học để cùng chiến đấu một cách chặt chẽ, duy trì sự cố kết đưới hỏa lực của kẻ thù hay khi đối diện với một cuộc tấn công kị binh. Dùng các phương pháp này, các quân đội trở nên lớn hơn. Trong các năm 1600 và đầu các năm 1700, điển hình chúng đã gồm hàng chục ngàn đàn ông. Quân đội Kiểu Mới, mà đã trở thành lực lượng chiếm ưu thế trong nội chiến Anh trong các năm 1640, đã có hơn hai mươi ngàn lính.

Từ Anh nhà máy (factory) có xuất xứ từ một gốc Latin có nghĩa hoặc là một máy ép dầu hay một cối xay. Trong các năm 1500 thuật ngữ được dùng để chỉ một văn phòng hay trạm buôn bán mà đã có thể khá nhỏ. Ý nghĩa như một “tòa nhà cho sản xuất các hàng hóa,” có thể truy lại đến đầu các năm 1600. Bắt đầu khoảng 1721, từ đại diện cho cái gì hoàn toàn mới: một chỗ nơi đông người, nhiều trong số họ là các phụ nữ và trẻ con, tập hợp lại để làm việc với các máy. Các nhà máy dệt ban đầu đã dùng nhiều đến một ngàn người và đã chia các nhiệm vụ thành các thành phần đơn giản, nhấn mạnh chuyển động lặp đi lặp lại, dùng kỷ luật mạnh để giữ mọi người làm việc cùng nhau, và, tất nhiên, đã làm giảm đáng kể sự tự chủ của người lao động.

Richard Arkwright, một trong các nhà đổi mới và các chủ nhà máy thành công nhất của thời ông, đã xây dựng các xưởng đầu tiên của ông gần các hoạt động khai mỏ than đá. Vị trí này được chọn không vì sự tiếp cận dễ đến nhiên liệu, vì ông đã dựa vào nước như nguồn năng lượng của ông. Thay vào đó, mục tiêu của Arkwright là để thuê các thành viên gia đình của các công nhân mỏ để làm việc trong các xưởng của ông. Các phụ nữ và những đứa trẻ đã được coi như khéo léo hơn và cũng dễ bảo hơn những người đàn ông trưởng thành trong một hệ thống hết sức khuôn phép. Nước đã chảy suốt ngày đêm, cho nên xưởng có thể hoạt động không dứt. Là đắt để xây dựng các nhà máy, và một khi đã phải chịu chi phí vốn bỏ ra trước này, các doanh nhân muốn dùng thiết bị của họ càng nhiều càng tốt, tốt nhất là suốt ngày và dứt khoát đến đêm khuya.

Kỷ luật trong các nhà máy mới này đã có vẻ giống với Maurice xứ Nassau, mặc dù sự dùng rộng rãi những đứa trẻ đã là một sự mở tầm mắt. Tất cả các công nhân trong một ca đã phải đến đồng thời. Họ cần học làm sao để quản lý các máy, một cách điển hình với một bộ hạn chế của các hành động. Các hành động đó cần chính xác; bất kể sự lệch nào khỏi hình mẫu đòi hỏi có thể làm gián đoạn sự sản xuất hay gây thiệt hại cho thiết bị. Cho dù panopticon của Jeremy Bentham, mà chúng ta đã thảo luận trong phần Mở đầu, đã không được áp dụng rộng rãi, các nhân viên đã bị giám sát chặt chẽ để bảo đảm rằng họ chú ý đủ và tuân theo các lệnh.

Các công nhân thường đã than phiền về các điều kiện và nhất là đã không bằng lòng sự mất tự chủ trong cấu trúc thứ bậc của các nhà máy. Một bài dân ca từ Lancashire đã chiếm được tình cảm:

Tất cả các thợ dệt-bông lại đây,

bọn bay phải dậy rất sớm mỗi ngày.

Vì phải làm trong nhà máy

từ sáng tinh mơ tới tận trưa:

không được dạo trong vườn nhà chúng bay

vài giờ một ngày,

phải tuân lệnh của họ, thoi đưa liên hồi.

Đã có nhiều tai nạn công nghiệp, với ít sự quan tâm đến sự an toàn của hay sự bồi thường cho người lao động. Một người Manchester, mà con trai ông bị chết trong một tai nạn như vậy, đã tuyên bố rằng “tôi có bảy con trai, nhưng giả như tôi có 77 đứa tôi sẽ chẳng bao giờ gửi một đứa đến một nhà máy bông.” Đã không chỉ là phải làm việc chăm chỉ, “từ sáu giờ sáng đến tám giờ đêm,” mà cả các điều kiện làm việc, kỷ luật, và những nguy hiểm của nhà máy.

Bởi vì các công nhân không được tổ chức và thiếu sức mạnh chính trị, các chủ sử dụng lao động đã có thể thoát với việc trả tiền lương thấp. Việc tăng cường kỷ luật nhà máy, ngày làm việc dài hơn, và các điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn nên được xem trong cùng ánh sáng. Khi các chủ sử dụng lao động là mạnh và lao động thì không, các sự tăng thêm năng suất không được chia sẻ với các công nhân—và lợi nhuận là cao hơn. Lương ít hơn cho công việc nhiều hơn trong thời đại này, như thế là một hậu quả của sự mất cân bằng quyền lực giữa vốn và lao động.

Cố gắng của chủ sử dụng lao động để giữ tiền lương thấp và bòn rút càng nhiều sự làm việc càng tốt đã cũng được giúp bởi cách thức khắc nghiệt mà chính sách công đối xử với những người nghèo, kể cả các trẻ mồ côi, ở nước Anh Victorian. Trong các nhà máy ban đầu của Arkwright, chẳng hạn, nhiều nhân viên đã là những đứa trẻ từ nhà lao động (nhà tế bần) địa phương, được đặt ở đó bởi vì gia đình của chúng đã không có khả năng hỗ trợ chúng. Về mặt pháp lý được coi như “những người học nghề,” những đứa trẻ này đã không được phép bỏ việc làm của chúng, dưới sự trừng phạt của luật, và dù sao đi nữa đã không thể bỏ nếu chúng muốn ăn. Cho nên, chúng đã hầu như không có khả năng đòi tiền lương cao hơn hay các điều kiện làm việc tốt hơn.

Các dự án xây dựng quy mô-lớn tại Ai Cập và Rome cổ xưa tại lõi của chúng đã có các thợ thủ công khéo tay, được huấn luyện nhiều năm. Ngược lại, các nhà máy Anh đã thuê những người không có nghề chuyên nghiệp, tất nhiên kể cả các phụ nữ và những đứa trẻ, nhiều trong số họ đã không kiếm được mấy về các kỹ năng mới. Việc mở một cửa sập thông hơi dưới mặt đất hay đẩy một xe than đá bằng đầu mình đã không thuận lợi cho việc học. Nếu những đứa trẻ chết hay bị thương trong một tai nạn nơi làm việc, chúng có thể được thay thế dễ dàng.

Vào năm 1800, công nghiệp bông Anh đã lớn nhất thế giới, và những tài sản lớn đã sinh ra. Arkwright trở thành một trong những người giàu nhất ở nước Anh, cho vay một cách nổi tiếng năm ngàn bảng cho nữ công tước xứ Devonshire để trả nợ cờ bạc của bà. Tầng lớp trung lưu công nghiệp đã phất nhanh, nhưng đoàn tàu năng suất đã không có nhiều người trên đó.

Điều tồi tệ nhật vẫn chưa đến.

Cảnh Tuyệt vọng của các Luddite

Vào ngày 27 tháng Hai 1812, khi cách mạng công nghiệp tăng sức mạnh theo nghĩa đen và nghĩa bóng, Lord Byron lên phát biểu với viện Nguyên Lão. Byron là một người trẻ, đã nổi tiếng rồi vì thơ trữ tình của ông, và ông nói lưu loát như ông viết. Nhưng chủ đề hôm đó đã thật tàn nhẫn: Đạo luật Phá vỡ Khung [cửi] (Frame Breaking Act), đề xuất tử hình những người phá các máy dệt mới được sáng chế, nhất là cho dệt vải.

Việc biến bông thô thành vải là một công việc kinh doanh cũ, nhưng trong hai ngàn năm lịch sử thành văn, đã chỉ có những sự cải thiện nhỏ về các phương pháp sản xuất. Rồi đến một làn sóng sáng chế Anh mà, bắt đầu trong các năm 1730, kéo (xe) sợi được cơ giới hóa để nó có thể được làm rẻ hơn trong các xưởng lớn dùng hầu hết các công nhân không có kỹ năng.

Cho nên, giá thực tế của sợi bông đã sụt xuống khoảng còn một phần mười lăm mức trước đó của nó, thoạt tiên là tin tuyệt vời cho các thợ thủ công khéo tay làm nghề dệt. Đáp lại, sự dệt bông được mở rộng, mặc dù mối lợi cho thợ dệt khéo tay đã ngắn hạn. Các làn sóng sáng chế tiếp sau để cơ giới hóa việc dệt, đã đưa nó vào bên trong các nhà máy, và cũng đã làm giảm nhu cầu cho các thợ thủ công khéo tay.

Đã có một làn sóng phá máy trong 1811‒1812 bởi các nhóm công nhân dệt tự gọi mình là các Luddite, theo tên của Ned Ludd, một nhân vật giả mạo được cho là đã phá vỡ các khung (máy) dệt kim trong 1779. Các Luddite đã rõ ràng rằng họ không phải là những kẻ cướp và những kẻ cắp. (Trong) một bức thư từ Nottinghamshire các Luddite đã tuyên bố rằng “sự ăn cướp không phải là mục tiêu của chúng tôi, những nhu cầu chung của đời sống là cái chúng tôi nhắm tới.” Chẳng hề gì, phản ứng chính phủ là đề xuất tử hình khi sự trừng phạt tối đa trước đó là trục xuất cưỡng bức sang Australia.

Byron đã say mê nói, đoán trước cuộc tranh luận hai thế kỷ về công nghệ và việc làm:

Những người lao động bị từ chối, trong sự mù quáng dốt nát của họ, thay vì vui mừng với những sự cải thiện này về nghệ thuật rất có lợi cho nhân loại, đã tự nhận mình bị hy sinh cho những sự cải thiện về cơ chế. Trong sự ngu ngốc của trái tim họ, họ đã tưởng tượng rằng sự duy trì và sự làm việc tốt của những người nghèo chăm chỉ, đã là mục tiêu có hậu quả lớn hơn sự làm giàu cho vài cá nhân bởi bất kể sự cải thiện nào về các công cụ thương mại mà đã quăng những người lao động khỏi việc làm, và làm cho những người lao động không xứng đáng với tiền lương của họ.

Byron đã không dùng thời gian lâu trong chính trị, và ông đã không có mấy tác động khi ông còn tích cực. Đấy là chuyện đáng tiếc—ông có một cách với các từ:

Tôi đã đi qua chỗ chiến tranh trên bán đảo; tôi đã ở trong một số tỉnh bị áp bức nhất của Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng tôi chưa bao giờ, dưới các chính phủ ngoại đạo chuyên quyền nhất, thấy tình trạng cùng khổ bẩn thỉu như vậy như tôi đã thấy kể từ khi tôi trở về, trong chính tâm của một nước theo đạo kitô.

Sự công nghiệp hóa đã tiêu diệt các việc làm tốt, kế sinh nhai, và cuộc sống. Các thập niên tiếp theo đã chứng minh rằng Byron đã không hề phóng đại. Thực ra, ông đã chỉ thấy một phần tổn hại bị gây ra.

Horace Greeley, một biên tập viên báo Mỹ xuất chúng, đã đi đến cùng kết luận sau khi thăm Triển lãm Lớn 1851 ở London. Ông kết luận rằng nguyên nhân của rất nhiều cảm giác lo lắng giữa-thế kỷ đã là máy móc—tự động hóa—sự thay thế các công nhân:

Trên mọi mặt cuộc diễu hành tiếp sau sự Sáng chế là liên tục, nhanh, không mủi lòng. Người Thợ Gặt của ba mươi năm trước, ngày nay thấy một máy gặt ngũ cốc hai mươi lần nhanh như ông đã từng có thể gặt; ông ta có được ba ngày làm việc như người chờ của nó nơi trước kia ông đã có ba tuần thu hoạch ổn định: công việc được làm tốt như công việc cũ, và rẻ hơn nhiều; nhưng phần của ông trong sản phẩm đã giảm đi một cách đáng buồn. Đáng khâm phục Máy Bào làm công việc của hai trăm người, và trả tiền lương vừa phải cho ba hay bốn người; Máy khâu, có chi phí phải chăng, thực hiện dễ dàng và rẻ công việc của bốn mươi cô thợ may; nhưng tất cả các cô thợ may trên thế giới có lẽ không sở hữu máy đầu tiên.

Như chúng ta đã giải thích trong Chương 1, các máy có thể được dùng hoặc để thay thế các công nhân qua tự động hóa hay để làm tăng năng suất biên của người lao động. Các thí dụ về cái sau gồm các cối xay nước và các cối xay gió, mà đã tiếp quản một số nhiệm vụ trước kia được làm bằng tay nhưng cũng đã làm tăng nhu cầu cho lao động để xử lý và quản lý ngũ cốc và len rẻ hơn bởi thế, kể cả qua sự tạo ra các công việc mới.

Tự động hóa thuần túy là khác bởi vì nó không làm tăng sự đóng góp của các công nhân cho sản lượng và vì thế không tạo ra nhu cầu cho các công nhân thêm. Vì lý do này, tự động hóa có khuynh hướng có các hậu quả gay gắt hơn cho sự phân phối thu nhập, tạo ra những kẻ thắng lớn, như các chủ sở hữu các máy, và nhiều người thua đậm, kể cả những người bị sa thải khỏi việc làm của họ. Chính vì lý do này mà tác động đoàn tàu năng suất là yếu hơn khi có nhiều tự động hóa xảy ra.

Tự động hóa lan tràn khắp, nhất là trong công nghiệp dệt, là một lý do vì sao đoàn tàu năng suất đã không hoạt động và tiền lương đã không tăng, ngay cả khi nền kinh tế Anh được cơ giới hóa trong cuối kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín. Như một nhà biên niên sử sớm của hệ thống nhà máy Anh, Andrew Ure, đã nhận xét trong cuốn sách 1835 của ông, The Philosophy of Manufactures (Triết lý của Hàng hóa Chế tác),

Thực ra, sự phân công, hay đúng hơn sự thích nghi của lao động với tài năng khác nhau của con người, đã ít được nghĩ đến trong việc làm nhà máy. Ngược lại, bất kỳ ở đâu một quá trình đòi hỏi sự khéo tay cá biệt và sự vững vàng của bàn tay, nó được rút lại ngay khi có thể khỏi người lao động khôn vặt, mà dễ phạm các quy định đủ loại, và trách nhiệm được giao cho cơ chế kỳ lạ, tự điều chỉnh đến mức một đứa trẻ có thể giám sát nó. (Chữ nghiêng trong nguyên bản)

Việc có một đứa trẻ “giám sát” nhiệm vụ, đáng tiếc, không chỉ là một hình thái tu từ.

Bản thân các Luddite dường như đã hiểu không chỉ những gì các máy của thời đại đã có nghĩa cho họ mà cả rằng đấy là một sự lựa chọn về làm thế nào để dùng công nghệ và cho lợi ích của ai. Theo lời của một thợ dệt Glasgow,

Các nhà lý thuyết về chính trị kinh tế học gắn nhiều tầm quan trọng cho sự tích tụ tổng hợp của tài sản và quyền lực hơn cách truyền bá của nó, hay các tác động của nó lên nội bộ xã hội. Nhà chế tác có vốn, và nhà sáng chế có một máy mới, chỉ học cách để làm sao biến chúng thành lợi nhuận và lợi thế của riêng mình.

Sự cải thiện về năng suất dệt đã không tạo ra các việc làm trong các khu vực khác của nền kinh tế Anh—ví dụ, trong khu vực máy và các công cụ chế tạo. Tuy nhiên, trong nhiều thập niên cầu thêm này cho lao động đã không đủ để thúc đẩy sự tăng lương. Hơn nữa, bất kể việc làm mới nào, mà thợ dệt khéo tay có thể nhận được, đã không cân xứng với các kỹ năng và thu nhập trước của họ. Các Luddite đã đúng để lo về các khung đan hủy hoại sinh kế của họ.

Vào giai đoạn này, các công nhân Anh chưa được nghiệp đoàn hóa và đã không thể mặc cả một cách tập thể. Mặc dù các tập quán ép buộc tồi tệ nhất từ thời trung cổ đã bị loại bỏ rồi, nhiều công nhân đã làm việc cực nhọc trong một mối quan hệ nửa-ép buộc với các ông chủ của họ. Đạo luật về những người Lao động chân tay 1351 bị bãi bỏ chỉ trong 1863. Đạo luật về các Thợ thủ công, được ban hành trong 1562‒1563, mà tương tự đã chỉ thị sự phục vụ bắt buộc và đã cấm các công nhân từ bỏ các chủ sử dụng lao động của họ trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng, đã vẫn được dùng để truy tố các công nhân. Một Đạo luật Chủ và Tớ được sửa đổi khôi phục lại sự cấm công nhân vi phạm hợp đồng đã được Quốc hội thông qua trong 1823 và 1867. Giữa 1858 và 1867, đã có mười ngàn vụ truy tố dưới các đạo luật này. Các vụ này một cách điển hình đã bắt đầu với việc bắt các công nhân mà về họ đã có một lời phàn nàn. Các luật này cũng được dùng một cách nhất quán chống lại tổ chức nghiệp đoàn, cho đến khi chúng bị bãi bỏ hoàn toàn trong 1875.

Các điều kiện này của giai cấp lao động đã hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của các mảng hùng mạnh về chính trị của xã hội. Thái độ của họ, và các hệ lụy từ đó, được minh họa tốt bởi Ủy ban Hoàng gia 1832 về Hoạt động của các Luật người Nghèo, được triệu tập để cải cách các luật này quay lại đến thời Elizabethan.

Các Luật người Nghèo đã không rộng lượng và khắc nghiệt rồi đối với những người đang gặp nạn. Nhưng chúng được các nhà tư tưởng mới của thời đại xem như không thúc đẩy đủ những người nghèo để khiến họ hành động cùng nhau và cung cấp lao động của họ. Cho nên Ủy ban đã đề xuất việc tổ chức mọi hoạt động cứu trợ người nghèo trong khung cảnh của các nhà lao động (trại tế bần-workhouse) để những người nhận hỗ trợ sẽ tiếp lục làm việc. Nó cũng đề xuất các đòi hỏi đủ điều kiện khắc nghiệt hơn và khiến các trại tế bần ít hiếu khách hơn để cho mọi người được thúc đẩy chọn làm việc thay cho cứu trợ.

Gánh nặng lên những người đóng thuế, chủ yếu tầng lớp quý tộc, giới quý tộc nhỏ, và tầng lớp trung lưu, cũng phải được giảm. Đã có một sự đồng thuận chính trị, và các khuyến nghị của ủy ban được chấp nhận trong 1834, dù trong một phiên bản được pha loãng. Nhà lao động tạo ra một cách hiệu quả cái một chuyên gia đã mô tả như một “hệ thống nhà tù để trừng phạt sự nghèo đói.”

Trong môi trường này, các công nhân đã có ít cơ hội để nhận tiền lương cao hơn hay phần trong lợi nhuận của các hãng. Ngày làm việc dài hơn và sự ít tự chủ hơn và thu nhập thực tế đình trệ đã không chỉ là tác dụng phụ từ sự công nghiệp hóa ban đầu. Thành kiến xã hội về công nghệ cũng đã có một tác động bần cùng hóa rộng hơn.

Lối Vào Địa Ngục đã thành Hiện thực

Công nghiệp hóa đã gây ra rất nhiều ô nhiễm, đặc biệt khi sự dùng than đá tăng lên. Sự bùng phát ban đầu về vải dệt được sức nước cấp năng lượng, nhưng sau 1800 than đá đã trở thành nhiên liệu lựa chọn cho các động cơ hơi nước ngày càng phổ biến. Các bánh xe nước lớn nhất cũng đã cấp năng lượng cho các nhà máy, mặc dù chúng chỉ có thể được đặt ở nơi có luồng nước đủ. Các động cơ hơi nước có nghĩa rằng các nhà máy có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu—gần các cảng hơn, gần than đá hơn, nơi sẵn có các công nhân, hay tất cả các thứ trên.

Với sức hơi nước, các trung tâm công nghiệp lớn đã trở thành một rừng ống khói, tuôn khói suốt ngày đêm. Xí nghiệp bông đầu tiên được xây dựng ở Manchester trong các năm 1780, và vào 1825, đã có 104 xưởng như vậy hoạt động. Có tin, đã có 110 động cơ hơi nước trong thành phố. Theo một nhà quan sát,

Một động cơ-hơi nước 100 mã-lực, có sức mạnh của 880 đàn ông, cho một chuyển động nhanh cho 50.000 con suốt, cho việc xe các sợi bông mảnh: mỗi con suốt tạo thành một sợi riêng biệt, và toàn bộ làm việc cùng nhau trong một tòa nhà mênh mông, được cố tình dựng lên, và được thích nghi để nhận các máy sao cho không chỗ nào bị phí. Bảy trăm rưởi người là đủ để phục dịch mọi hoạt động của một xưởng bông như vậy; và với sự hỗ trợ của động cơ-hơi nước họ sẽ có khả năng xe nhiều sợi như 200.000 người có thể xe mà không có máy móc, hay một người có thể làm nhiều như 266 người.

Ô nhiễm đã ngoài tầm kiểm soát trong các pha đầu của công nghiệp hóa. Nó đã gây ra số người chết khổng lồ và một sự giảm sút không thể tưởng tượng nổi về chất lượng cuộc sống cho hầu hết mọi người. Friedrich Engels đã nghiêm khắc về tác động của sự ô nhiễm lên giai cấp lao động:

Cách theo đó vô số người nghèo bị xã hội đối xử ngày nay thật kinh tởm. Họ bị kéo vào các thành phố lớn nơi họ hít thở không khí tồi hơn nông thôn; họ bị bỏ xó cho các quận mà, do lý do của phương pháp xây dựng, được thông gió tồi hơn bất kể nơi nào khác; họ bị tước mất mọi phương tiện vệ sinh, nước, vì các đường ống được đặt chỉ khi được trả tiền, và các sông bị ô nhiễm đến mức chúng là vô dụng cho các mục đích như vậy; họ bắt buộc phải đổ tất cả đồ thừa và rác, tất cả nước bẩn, thường tất cả nước thải và cứt đái gây kinh tởm ra đường, vì không có các phương tiện khác để vứt bỏ chúng; như thế họ đã buộc phải lây nhiễm khu vực nhà ở của chính họ.

Sir Charles Napier, một vị tướng đầy kinh nghiệm, được bổ nhiệm đến Manchester trong 1839, chỉ huy các lực lượng có ý định để giữ sự yên bình. Mặc dù không phải là một người cấp tiến như Engels, Napier đã vẫn bị các điều kiện của thành phố làm thất kinh, nhắc đến nó trong nhật ký của ông như “lối vào địa ngục đã trở thành hiện thực!”

Sương mù khét tiếng của London, chủ yếu do việc đốt than đá gây ra, tạo ra các tình tiết “sự đặt vào ô nhiễm gay gắt” mà đã đủ xấu để giải thích cho một trong mỗi hai trăm cái chết trong hơn một thế kỷ.

Ô nhiễm đã không chỉ là lý do cuộc sống trở nên ngắn hơn và kinh tởm hơn ở nước Anh thế kỉ thứ mười chín. Các bệnh truyền nhiễm đã tạo ra một mối đe dọa ngày càng chí tử cho những người ở thành phố. Mặc dù có một số tiến bộ chống lại các bệnh truyền nhiễm đã biết trong các năm 1700, đặc biệt bệnh đậu mùa, các thành phố công nghiệp đông đúc và phát triển nhanh tạo ra địa bàn sinh sôi lý tưởng cho dịch bệnh mới. Dịch bệnh toàn cầu đầu tiên, dịch tả, đã nổ ra trong 1817, kế theo bởi những sự bùng phát đều đặn cho đến cuối thế kỷ, khi tầm quan trọng của nước sạch thành phố được hiểu đầy đủ.

Tỷ lệ chết trong các thành phố công nghiệp quá đông đúc đã tăng mạnh. Tại Birmingham, số chết trên 1.000 dân trong năm 1831 đã là 14,6, và 27,2 trên 1.000 trong năm 1841. Những sự tăng tương tự được ghi chép ở Leeds, Bristol, Manchester, và Liverpool. Trong các thành phố chế tạo mới, một nửa tất cả những đứa trẻ đã chết trước khi lên năm tuổi.

Các phần của Manchester đã chỉ có ba mươi ba cầu tiêu cho hơn bảy ngàn người. Sunderland đã có một nhà xí trên bảy mươi sáu người. Hầu hết các phương tiện vệ sinh này đã không được kết nối với các cống rãnh thoát nước thải công cộng, dẫn đến các hầm chứa phân đô thị hiếm khi được dọn sạch. Dù sao đi nữa, hầu hết hệ thống nước thải đã không có khả năng xử lý đồ thải con người mà đã tìm thấy lối vào của nó.

Trong môi trường này, một bệnh rất lâu đời, bệnh lao, lại đã nổi lên như một tai họa. Các hồ sơ cho thấy dấu vết của bệnh lao trong các xác ướp Ai Cập, và bệnh này từ lâu đã ám ảnh các khu định cư đông đúc. Nó trở thành một kẻ giết người chính trong thế kỉ thứ mười chín khi các điều kiện chật chội và mất vệ sinh đạt tỷ lệ chưa từng có trong các thành phố lớn. Vào đỉnh điểm của nó trong giữa-thế kỷ, bệnh lao đã chịu trách nhiệm về khoảng 60.000 cái chết trên năm ở nước Anh và Wales, trong một thời gian khi tổng số người chết hàng năm đã là giữa 350.000 và 500.000. Tuy vậy, cũng có bằng chứng rằng hầu hết người dân đã mắc dạng bệnh lao nào đó trong đời họ.

Các bệnh trẻ em hết sức dễ lây như bệnh sốt ban đỏ, bệnh sởi, và bạch hầu đã tỏ ra tàn phá mãi đến thế kỉ thứ hai mươi, khi các chương trình vaccine hiệu quả được đưa vào. Sự hiện diện của bệnh sởi và bệnh lao, cả hai bệnh đường hô hấp, đã làm tồi tệ hơn tác động của sự ô nhiễm, dẫn đến số người chết cao hơn. Các tỷ lệ tử vong bà mẹ đã vẫn cao suốt thời kỳ này. Các bệnh viện cũng phát tán sự lây nhiễm cho đến khi tầm quan trọng của việc rửa tay được hiểu đúng, vào khoảng cuối thế kỷ.

Dân số Manchester đã chỉ hơn hai mươi ngàn trong đầu các năm 1770. Vào năm 1823, hơn một trăm ngàn người đã sống trong thành phố, thử nhồi vào các chỗ ở quá đông đúc, với các đường bẩn thỉu, không có đủ nước, và muội than ở mọi nơi.

Các điều kiện sống đông đúc và dơ dáy, cuộc sống khó khăn, và rượu cồn rẻ đã tạo ra một mối nguy hiểm khác: bạo lực tăng lên, kể cả bên trong gia đình. Không nghi ngờ gì đã có bạo lực gia đình trước công nghiệp hóa, và sự đối xử tốt với trẻ em, về mặt giáo dục, dinh dưỡng, và chăm sóc, đã trở thành chuẩn mực chỉ trong thế kỉ thứ hai mươi. Tuy nhiên, đã có ít sự lạm dụng rượu cồn khi mọi người uống bia nhẹ. Những người Anh uống rượu mạnh chưng cất được cho là bắt đầu chỉ sau Trận Ramillies trong năm 1706. Việc uống rượu gin đã cất cánh trong các năm 1700, và vào giữa-các năm 1800, tệ nghiện rượu đã tràn lan. Khi giá thuốc lá hạ xuống, thuốc lá cũng đã trong tầm với cho giai cấp lao động.

Phản ứng Anh có học thức cho rằng đã có một sự sa sút đạo đức khắp quốc gia. Thomas Carlyle đã viết một cách có ảnh hưởng về vấn đề này, tạo ra thuật ngữ “tình cảnh của nước Anh” trong 1839. Một làn sóng tiểu thuyết xã hội đối phó với các mặt xấu của đời sống nhà máy, kể cả các tác phẩm của Charles Dickens, Benjamin Disraeli, Elizabeth Gaskell, và Frances Trollope.

Kiểm tra sức khỏe đối với tuyển quân Anh cho Chiến tranh Boer thứ hai, 1899‒1902, đã xác nhận một quốc gia không lành mạnh sâu sắc. Công nghiệp hóa đã tạo ra một thảm họa sức khỏe công cộng.

Các Whig đã Sai ở Đâu

Lịch sử nước Anh (History of England) của Thomas Macaulay, được xuất bản đầu tiên trong 1848, đã tóm tắt lịch sử Anh gần đây theo cách này:

Về lịch sử của nước chúng ta trong một trăm sáu mươi năm qua rõ ràng là lịch sử của sự cải thiện thể chất, đạo đức, và trí tuệ. Những người so sánh thời đại, mà số phận của họ đã sa sút, với một thời hoàng kim chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của họ, có thể nói về sự suy đồi và sự sa sút: nhưng không ai am hiểu đúng đắn về quá khứ, sẽ có khuynh hướng để có một cái nhìn rầu rĩ hay chán nản về hiện tại.

Quan điểm tô hồng này phản ánh cái được biết đến rộng rãi như sự diễn giải (của đảng) Whig về lịch sử và liên quan đến giả thiết kinh tế hiện đại hơn về một đoàn tàu năng suất tự-hoạt động. Cả hai quan điểm dựa vào ý tưởng rằng sự tiến bộ cuối cùng mang lại các thứ tốt cho hầu hết mọi người.

Tường thuật của Andrew Ure về sự lan ra của các nhà máy ở nước Anh đã trình bày rõ sự lạc quan của các năm 1830—và đã thấy trước thuật hùng biện của những người nhìn xa trông rộng công nghệ ngày nay. Ngay cả khi ông mô tả các thợ thủ công khéo tay mất việc làm của họ, Ure đã viết một cách tự tin rằng “hệ thống nhà máy như vậy, đầy dẫy những người thần kỳ về cơ học và chính trị kinh tế học, mà hứa hẹn, sự tăng trưởng trong tương lai của nó, để trở thành bộ trưởng vĩ đại của nền văn minh của địa cầu, cho phép nước này, như trái tim của nó, để truyền bá cùng với thương mại của nó, huyết mạch của khoa học và tôn giáo đến vô số người.”

Than ôi, thế giới là phức tạp hơn các tường thuật này gợi ý, chính xác bởi vì những sự cải thiện xã hội và kinh tế còn xa mới là tự động, ngay cả khi những sự thay đổi thể chế và các công nghệ mới được đưa vào.

Sự lạc quan Whig đã có thể hiểu được, vì nó phản ánh quan điểm của các giai cấp xã hội đang lên ở nước Anh, kể cả giới quý tộc nhỏ và các lợi ích buôn bán mới và công nghiệp muộn hơn. Nó cũng đã có vẻ hợp lý bề ngoài, vì công nghiệp hóa đã có đưa những người và các ý tưởng mới lên hàng đầu. Thế nhưng hình thức thay đổi xã hội này đã không nâng hầu hết cư dân lên một cách không thể tránh khỏi, như chúng ta đã thấy trong chương này.

Các nhà công nghiệp như Arkwright đã cạy mở các hệ thứ bậc hiện có trong đầu các năm 1800 không phải bởi vì họ đã muốn hạ bệ các rào cản xã hội hay tạo ra sự bình đẳng thật về cơ hội, chắc chắn không vì những người “thuộc loại thấp kém hơn”. Đúng hơn, các doanh nhân tầm trung đã muốn theo đuổi các cơ hội riêng của họ, tiến lên, và trở thành một phần của tầng lớp thượng lưu của xã hội. Tầm nhìn mà họ trình bày đã phản ánh và hợp pháp hóa động cơ này. Hiệu quả đã là chìa khóa, như lý lẽ thịnh hành tiếp tục, và nó đã cho lợi ích quốc gia. Các nhà lãnh đạo công nghệ, kinh tế, và chính trị mới đã là đội tiên phong của sự tiến bộ, và tất cả mọi người sẽ được lợi từ sự tiến bộ này, cho dù họ đã không hiểu đầy đủ nó.

Quan điểm của Jeremy Bentham, giống quan điểm của Saint-Simon, Enfantin, và Lesseps ở Pháp, là biểu tượng của tầm nhìn này. Ngoài một niềm tin vững chắc vào công nghệ và tiến bộ ra, Benthamites đã có hai ý tưởng trung tâm. Ý tưởng thứ nhất là chính phủ không có việc gì cả để xía mũi vào các hợp đồng giữa những người trưởng thành ưng thuận. Nếu người ta đồng ý để làm việc nhiều giờ dưới các điều kiện không khỏe mạnh, đó là việc của họ. Có sự lo lắng công chính đáng cho cuộc sống của những đứa trẻ, nhưng những người lớn thì kệ họ.

Ý tưởng thứ hai là giá trị của bất kể chính sách nào có thể được đánh giá bằng việc cộng lại bao nhiêu được thêm hay trừ đi bao nhiêu bị mất của các cá nhân liên quan. Vì thế, nếu cải cách các điều kiện làm việc cho trẻ em sẽ dẫn đến những lợi lộc cho chúng, số này có thể và nên được cân nhắc với sự thiệt lại có thể là bao nhiêu cho các chủ sử dụng lao động của chúng. Nói cách khác, cho dù thu nhập cho các đứa trẻ từ một chính sách mới có là đáng kể—ví dụ, cho sức khỏe được cải thiện hay sự giáo dục ở trường—chính sách này không nên được thông qua nếu các thiệt hại cho chủ sử dụng lao động, chủ yếu về mặt lợi nhuận, là lớn hơn.

Đối với những người có tiếng nói chính trị, kể cả loại người tầm trung di động hướng lên, điều này đã có vẻ hiện đại và hiệu quả, và nó đã biện minh niềm tin của họ rằng cuộc diễu hành không thể tránh khỏi của tiến bộ không nên dừng lại, cho dù nó đã tạo ra sự tổn thất dọc đường.

Suốt đầu các thập niên của thế kỉ thứ mười chín, con đường tiến bộ đã thế, kể cả mọi khuyết tật. Bất kể ai nghi ngờ nó hay cản đường nó đều bị coi như một đứa ngu hay tồi hơn.

Tiến bộ và các Động cơ của Nó

Năm mươi năm muộn hơn, tình hình trông rất khác.

Trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín, tiền lương đã bắt đầu tăng đều đặn. Từ 1840 đến 1900, sản lượng trên người lao động đã tăng 90 phần trăm trong khi lương thực tế đã tăng 123 phần trăm. Điều này đã gồm sự tăng thu nhập thực chất và những sự cải thiện về chế độ ăn và các điều kiện sống cho những người lao động không có kỹ năng. Lần đầu tiên trong thời hiện đại, năng suất và tiền lương đã tăng với đại thể cùng tốc độ.

Các điều kiện làm việc cũng được cải thiện. Ngày làm việc trung bình đã giảm xuống chín giờ cho nhiều công nhân (54 giờ trên tuần cho những người xây dựng và các kỹ sư, 56,5 giờ trên tuần trong ngành dệt, và 72 giờ trên tuần trên các đường sắt đã là tiêu chuẩn), và hầu như không ai làm việc vào Chủ nhật. Sự trừng phạt thân thể ở nơi làm việc đã trở nên hiếm, và như chúng tôi đã lưu ý, các Bộ luật Chủ và Tớ cuối cùng đã bị bãi bỏ trong 1875. Các luật lao động trẻ em đã giảm hết sức công việc nhà máy của những đứa trẻ, và đã có một phong trào để biến giáo dục cơ sở miễn phí sẵn có cho hầu hết trẻ con.

Sức khỏe công cộng cũng được cải thiện đầy kịch tính, mặc dù đã cần thêm nửa thế kỷ nữa để đưa sương mù London dưới sự kiểm soát hoàn toàn. Các điều kiện vệ sinh trong các thành phố lớn được cải thiện, và đã có sự tiến bộ rộng hơn về ngăn chặn dịch bệnh. Tuổi thọ kỳ vọng khi sinh đã bắt đầu tăng, từ khoảng bốn mươi tuổi vào giữa-thế kỷ lên gần bốn mươi lăm tuổi vào đầu các năm 1900. Chẳng sự cải thiện nào trong những sự cải thiện này đã hạn chế ở nước Anh. Chúng ta thấy tiến bộ tương tự khắp châu Âu và các nước đang công nghiệp hóa khác. Thế điều này có phải là một sự chứng minh cho sự diễn giải Whig về lịch sử?

Không chút nào. Đã chẳng có gì tự động về bất kể sự cải thiện nào báo hiệu về sự chia sẻ rộng hơn của các sự tăng thêm năng suất và sự làm sạch các thành phố. Chúng là kết quả từ một quá trình đấu tranh của các cải cách chính trị và kinh tế.

Đoàn tàu năng suất cần hai điều kiện tiên quyết để hoạt động: những sự cải thiện về năng suất biên của người lao động và sức mạnh mặc cả đủ cho lao động. Cả hai yếu tố phần lớn đã vắng mặt trong thế kỷ đầu tiên của cách mạng công nghiệp Anh nhưng đã bắt đầu xuất hiện suôn sẻ sau các năm 1840.

Pha đầu tiên của cách mạng công nghiệp, mà làm Lord Byron rất lo lắng, đã là pha trong đó các đổi mới công nghệ chính đều là về tự động hóa, đáng chú ý nhất để thay thế các thợ xe sợi và các thợ dệt bằng máy móc dệt mới. Như chúng tôi đã giải thích trong Chương 1, những sự tiến bộ về tự động hóa không loại trừ sự thịnh vượng chung, nhưng có một vấn đề nếu tự động hóa chiếm ưu thế—theo nghĩa rằng các công nhân bị thay thế khỏi công việc hiện có của họ đồng thời khi không có đủ các công việc mới trong các vị trí sản xuất khác.

Đấy là cái đã xảy ra bắt đầu vào thế kỉ thứ mười tám, với các công nhân dệt bị thay thế khỏi việc làm của họ và có một thời khó khăn để tìm việc làm thay thế với tiền lương gần với lương họ đã kiếm được trước kia. Đấy là một pha dài và đau đớn, như Lord Byron đã nhận ra và hầu hết giai cấp lao động đã cảm thấy. Tuy vậy, vào nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín, hướng của công nghệ đã thay đổi.

Có thể nói, công nghệ quyết định của nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín đã là đường sắt. Khi đầu máy Rocket của When Stephenson thắng các Thử nghiệm Rainhill trong 1829, đã có khoảng ba mươi ngàn người tham gia vào giao thông vận tải xe ngựa đường dài, với một ngàn công ty thu lộ phí duy trì hai mươi ngàn dặm đường. Trong vòng vài thập niên, vài trăm ngàn người đã làm việc trên các công trình xây dựng và vận hành đường sắt.

Các xe lửa chạy bằng sức hơi nước đã làm giảm các chi phí giao thông vận tải và đã tiêu diệt một số việc làm—ví dụ, trong kinh doanh xe ngựa kéo. Nhưng các đường sắt đã làm nhiều hơn chỉ tự động hóa công việc rất nhiều. Bắt đầu, những sự tiến bộ về đường sắt đã tạo ra nhiều công việc mới trong ngành vận tải, và các việc làm đòi hỏi một loạt kỹ năng, từ sự xây dựng đến bán vé, duy tu, kỹ nghệ, và quản lý. Chúng ta thấy trong Chương 5 rằng nhiều trong số các việc làm này đã đưa ra các điều kiện làm việc được cải thiện và tiền lương cao khi các công ty đường sắt chia sẻ một phần lợi nhuận cao của chúng với các nhân viên của chúng.

Như chúng ta đã thảo luận trong Chương 1, những tiến bộ công nghệ có thể kích thích cầu cho các công nhân trong các khu vực khác, và tác động này là mạnh hơn nếu chúng làm tăng đáng kể năng suất hay tạo ra các liên kết với các khu vực khác. Đường sắt đã làm điều này khi các hành khách và vận chuyển hàng hóa bắt đầu di chuyển rẻ hơn và xa hơn. Du lịch xe ngựa đường dài đã giảm xuống gần như bằng không, nhưng đường sắt đã nâng cầu cho đi lại đường ngắn do ngựa kéo khi người dân và hàng hóa, mà đường sắt chuyên chở các khoảng đường dài, phải được di chuyển tới lui trong các thành phố.

Quan trọng hơn là những sự kết nối từ đường sắt tới các ngành khác, có nghĩa là các tác động tích cực lên các khu vực khác cung cấp đầu vào cho ngành vận tải hay những ngành dùng nhiều dịch vụ vận tải và có thể mở rộng như một kết quả của những sự cải thiện do đường sắt mang lại. Sự tăng trưởng của đường sắt đã làm tăng cầu cho một loạt đầu vào, nhất là các sản phẩm sắt chất lượng-cao hơn được dùng trong các đường ray kim loại bền hơn và các đầu máy xe lửa mạnh hơn. Việc hạ chi phí di chuyển than đá cũng làm cho có thể để mở rộng công nghiệp luyện-kim, cải thiện chất lượng sắt.

Giao thông vận tải rẻ hơn cho các sản phẩm hoàn chỉnh đã giúp công nghiệp luyện kim, mà, tiếp sau việc cấp bằng sáng chế cho quy trình Bessemer trong 1856, đã có thể sản xuất số lượng thép lớn. Một vòng nữa của các lợi ích đã tiếp theo khi nhiều thép hơn và than đá rẻ hơn đã giúp mở rộng các ngành khác, kể cả dệt vải và một loạt sản phẩm mới, như thực phẩm được chế biến, đồ gỗ, và các thiết bị gia dụng ban đầu. Đường sắt cũng đã tạo ra một sự tăng cho bán buôn và bán lẻ nữa.

Tóm lại, đường sắt Anh thế kỉ thứ mười chín đại diện cho một nguyên mẫu của công nghệ biến đổi có tính hệ thống làm tăng năng suất cả trong giao thông và ngang nhiều khu vực khác, và cũng đã tạo ra các cơ hội mới cho lao động.

Đã không chỉ các đổi mới trong đường sắt. Các ngành mới nổi khác cũng đã đóng góp cho năng suất biên cao hơn của người lao động. Bộ mới của các công nghệ chế tạo đã tạo ra cầu cho các công nhân cả có kỹ năng và không có kỹ năng. Các kim loại, nhất là với những sự tiến bộ về sắt và thép, đã ở hàng đầu của quá trình này. Theo lời của chủ tịch Viện các Kỹ sư Xây dựng trong 1848,

Sự đưa nhanh gang vào, cùng với sự sáng chế của các máy mới và các quy trình mới, đã tìm đến nhiều công nhân hơn mà giai cấp thợ cối xay có thể cung cấp, và những người được huấn luyện nhiều hơn trong chế biến sắt được đưa vào hiện trường. Một giai cấp công nhân mới đã hình thành, và các cơ sở chế tạo đã xuất hiện, cùng với chúng là các lò đúc sắt và đồng thau, với các công cụ và các máy cho việc xây dựng máy móc đủ mọi kiểu.

Các ngành mới này đã nhận được một sự tăng thêm từ các công cụ truyền thông mới, như điện tín trong các năm 1840 và điện thoại trong các năm 1870. Chúng đã tạo ra nhiều việc làm trong truyền thông và chế tạo. Chúng cũng tạo ra những sự hiệp lực với khu vực giao thông khi chúng cải thiện hiệu quả của đường sắt và logistis. Mặc dù điện tín đã thay thế các hình thức khác của truyền thông đường dài, như thư từ và người đưa thư đặc biệt, số các công nhân bị thay thế đã không so được với các việc làm mới trong ngành truyền thông.

Tương tự, điện thoại đã thay thế điện tín, ban đầu bên trong các thành phố và rồi cho các thông điệp đường dài. Nhưng đúng như điện tín và đường sắt, chúng không phải là các công nghệ tự động hóa thuần túy. Việc xây dựng và vận hành các hệ thống điện thoại đã thâm dụng lao động và dựa cốt yếu vào một loạt công việc và nghề mới, như vận hàng tổng đài, bảo trì, và các nhiệm vụ kỹ nghệ mới khác nhau. Chẳng bao lâu, sự trao đổi điện thoại đã dùng số đông phụ nữ cả trong các tổng đài công cộng và trong tất cả các tổ chức. Ban đầu, mọi cuộc gọi điện thoại được một người trực tổng đài kết nối. Hệ thống quay số tự động đầu tiên ở Vương Quốc Anh đã không mở ra cho đến 1912. Tổng đài bằng tay cuối cùng ở London đã tiếp tục hoạt động cho đến 1960.

Thực ra, sự phát triển của điện thoại đã xảy ra sát cạnh một sự mở rộng trong kinh doanh gửi các bức điện báo, một phần bởi vì cạnh tranh đã kéo giá xuống. Trong 1870, trước điện thoại, đã có bảy triệu bức điện tín được gửi ở Vương quốc Anh. Vào 1886, số này đã tăng lên năm mươi triệu trên năm. Mạng lưới điện tín Hoa Kỳ đã xử lý hơn chín triệu bức điện trong 1870 và hơn năm mươi lăm triệu bức điện trong 1890.

Tổng thể, các hệ lụy cho lao động từ các công nghệ này đã thuận lợi hơn tình hình với tự động hóa dệt vải trong pha đầu tiên của cách mạng công nghiệp bởi vì chúng đã tạo ra các công việc mới và đã kích hoạt sự cải thiện năng suất ngang một số khu vực, mở rộng cầu cho lao động. Tuy vậy, các kết cục này đã rất phụ thuộc vào các sự lựa chọn về các phương pháp sản xuất này được phát triển và sử dụng thế nào, như chúng ta sẽ thấy.

Các Quà tặng từ Bên kia Đại Tây dương

Cái gì đó khác đã hết sức giúp nước Anh di chuyển tới sự thịnh vượng chung: những cải tiến mới từ bên kia Đại Tây dương. Mặc dù những người Mỹ là những người đến sau với sự tăng trưởng công nghiệp so với các đối tác Anh, công nghiệp Hoa Kỳ đã trào dâng trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín. Con đường công nghệ Mỹ đã nhắm đến tăng hiệu quả và đóng góp cho năng suất biên cao hơn của người lao động. Khi công nghệ này phát tán ở nước Anh và châu Âu, nó làm tăng thêm cầu lao động trong các nền kinh tế này.

Hoa Kỳ đã dư dả về đất và vốn, nhưng đã khan hiếm lao động, nhất là lao động có kỹ năng. Số nhỏ thợ thủ công, mà đã di cư sang Mỹ, được hưởng tiền lương và sức mạnh mặc cả cao hơn họ đã có ở quê hương. Chi phí cao này của lao động có kỹ năng đã có nghĩa rằng các sáng chế Mỹ thường đã ưu tiên không chỉ sự tự động hóa mà cũng tìm cách để tăng năng suất của các công nhân có kỹ năng thấp hơn. Theo lời của Joseph Whitworth, một chủ tịch tương lai của Viện các Kỹ sư Cơ khí, mà đã thăm công nghiệp Mỹ trong 1851, “Giai cấp cần lao là tương đối ít về số lượng, nhưng điều này được đối trọng bởi, và quả thực có thể được xem như một trong những nguyên nhân chính của, sự háo hức mà họ kêu gọi sự trợ giúp của máy móc trong hầu như mọi phân xưởng công nghiệp.” Và như E. Levasseur, một người Pháp thăm các xưởng thép, các nhà máy lụa, và các xưởng đóng gói Mỹ, diễn đạt trong 1897, “Thiên tài sáng chế của nước Mỹ có lẽ là một năng khiếu bản địa, nhưng không nghi ngờ gì nó được tiền lương cao kích thích. Vì, nhà doanh nghiệp tìm cách tiết kiệm lao động con người càng nhiều nếu nó khiến ông tốn chi phí càng cao. Mặt khác, khi máy móc cho sức sản xuất lớn hơn cho người lao động là có thể để trả lương nhiều hơn cho người lao động.” Đấy là một kết cục của sự tập trung của Eli Whitney vào các phần có thể hoán đổi cho nhau, cố gắng để xây dựng các bộ phận chuẩn mà có thể được kết hợp theo những cách khác nhau, khiến dễ hơn cho các công nhân không có kỹ năng để sản xuất súng. Bản thân Whitney đã mô tả mục tiêu của ông như “để thay thế các hoạt động đúng và hiệu quả của máy móc cho kỹ năng đó của nghệ sĩ mà kiếm được chỉ bằng sự thực hành và kinh nghiệm lâu dài; một loại kỹ năng không có tại nước này ở mức độ đáng kể nào đó.”

Hầu hết công nghệ Âu châu, kể cả ở nước Anh, đã dựa vào những thợ thủ công khéo tay để điều chỉnh các bộ phận tùy theo việc sử dụng của chúng. Cách tiếp cận mới đã không chỉ làm giảm nhu cầu cho lao động có kỹ năng. Whitney đã nhắm tới việc xây dựng một “cách tiếp cận hệ thống,” kết hợp máy móc chuyên dụng và lao động để tăng hiệu quả. Các lợi lộc đã là rõ ràng cho Ủy ban Quốc hội Anh đang thanh tra các nhà máy vũ khí Mỹ dùng các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau: “Công nhân, mà công việc của ông ta là để ‘lắp ráp’ hay lắp ghép vũ khí, lấy tình cờ các bộ phận khác nhau từ một hàng các hộp, và dùng chẳng gì ngoài tuốc nơ vít để lắp ráp súng hỏa mai, ngoại trừ khe chứa lò xo, mà phải được bẻ vuông ở một đầu bằng một chiếc đục nhỏ.” Tuy vậy, đấy đã không phải là một công nghệ làm giảm kỹ năng. Một cựu giám thị tại xưởng đúc vũ khí của Samuel Colt đã lưu ý rằng các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau đã làm giảm nhu cầu lao động “khoảng 50%” nhưng đã đòi hỏi “lao động hạng nhất và giá cao nhất trả cho nó.” Thực ra, đầu ra chất lượng đã không thể được tạo ra mà không có sự tham gia của lao động được huấn luyện tốt.

Cái được biết đến, khá to tát, như Hệ thống Chế tạo Mỹ đã có sự khởi đầu chậm chạp. Đơn hàng súng đầu tiên của Whitney được giao cho chính phủ liên bang gần như muộn một thập kỷ. Tuy nhiên, nó đã mở rộng nhanh sau đó khi sự sản xuất vũ khí được cách mạng hóa trong nửa đầu của thế kỉ thứ mười chín. Tiếp theo đã là diễn biến của các máy khâu. Công ty do nhà chế tạo Nathaniel Wheeler thành lập với nhà sáng chế Allen B. Wilson đã bắt đầu sản xuất ít hơn 800 máy trong 1853 sử dụng các phương pháp thủ công truyền thống. Vào các năm 1870, nó đã đưa các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau và các máy công cụ chuyên dụng mới vào, và sản lượng hàng năm của nó đã vượt 170.000 đơn vị. Mau chóng công ty máy khâu Singer đã đi xa hơn, kết hợp các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau, máy móc chuyên dụng, và thiết kế tốt hơn, và đã sản xuất hơn 500.000 đơn vị trên năm. Chế biến gỗ và rồi xe đạp đã là các ngành tiếp theo được biến đổi bởi Hệ thống Chế tạo Mỹ.

Trong 1831 Cyrus McCormick sáng chế ra một máy gặt cơ khí. Trong 1848 ông đã chuyển sản xuất sang Chicago, làm ra hơn 500 máy mỗi năm để bán cho các nông dân trên đồng ruộng. Năng suất nông dân tăng đã làm tăng sản xuất ngũ cốc Bắc Mỹ, khiến thực phẩm rẻ hơn khắp thế giới, và đẩy những người trẻ di chuyển từ các vùng nông thôn vào các thành phố đang nảy nở.

Theo cuộc Điều tra 1914 về Sản xuất, đã có rồi 409 cơ sở máy-công cụ ở Hoa Kỳ. Nhiều máy đã ưu việt hơn các máy được sản xuất ở bất cứ đâu khác trên thế giới. Ngay từ các năm 1850, báo cáo của Ủy ban Anh về máy móc của Hoa Kỳ đã lưu ý:

Về lớp máy móc thường được các kỹ sư và các nhà chế tạo máy dùng, chúng hoàn toàn kém các máy của nước Anh, nhưng trong việc chấp nhận máy móc đặc biệt cho một hoạt động duy nhất trong hầu như mọi ngành công nghiệp, những người Mỹ thể hiện sự khéo léo, kết hợp với năng lực ngoan cường, mà với tư cách một quốc gia chúng ta rất nên bắt chước, nếu chúng ta có ý định giữ vị trí hiện thời của chúng ta trên thị trường to lớn của thế giới.

Chẳng bao lâu được các tàu thủy hơi nước và điện tín trợ giúp, các máy này được phát tán ở nước Anh, Canada, và châu Âu, nâng tiền lương cho các công nhân cả có kỹ năng và không có kỹ năng, như chúng đã nâng ở Hoa Kỳ. Trong 1854 Samuel Colt đã mở một xưởng vũ khí gần sông Thames ở London. Singer đã thành lập một nhà máy ở Scotland trong 1869, có khả năng sản xuất bốn ngàn máy khâu một tuần, và một nhà máy khác ở Montreal, Canada, không lâu sau đó.

Quả thực, tiềm năng của máy móc mới để làm tăng hiệu quả được nhận ra từ lâu trong các ngành kim loại và máy-công cụ Anh. Tiếp sau sự cải tiến của Watt về động cơ hơi nước và dùng máy móc bông được Arkwright sáng chế ra, một chuyên gia Anh đã lưu ý,

Trở ngại duy nhất đối với sự đạt được một mục đính rất đáng mong muốn [tăng sản xuất bông và hàng hóa khác] cốt ở sự phụ thuộc hoàn toàn của chúng ta vào sự khéo tay cho sự hình thành và sự sản xuất các máy như vậy như được yêu cầu, sự cần thiết về các đại lý đáng tin cậy và hữu ích hơn làm cho sự thay đổi nào đó trong hệ thống là cấp bách. Tóm lại, cầu đột ngột cho máy móc chính xác không thể tưởng tượng nổi đã tăng lên, trong khi số lượng công nhân hiện có chẳng thỏa đáng về số lượng hay năng lực để đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Các máy móc và các phương pháp sản xuất này được chấp nhận và đã tăng năng suất trong công nghiệp Anh, trong khi cũng mở rộng tập hợp của các nhiệm vụ và các cơ hội cho các công nhân.

Tuy vậy, tự mình sự thay đổi công nghệ chẳng bao giờ là đủ để nâng tiền lương. Các công nhân cũng cần có nhiều sức mạnh mặc cả hơn đối với các chủ sử dụng lao động, mà họ đã có trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín. Khi công nghiệp mở rộng, các hãng cạnh tranh nhau vì thị phần và vì các công nhân. Các công nhân bắt đầu nhận được tiền lương cao hơn qua sự mặc cả tập thể. Đấy đã là đỉnh cao nhất của một quá trình dài bắt đầu vào đầu thế kỷ và đạt được thành quả chỉ trong năm 1871, khi các nghiệp đoàn trở nên hợp pháp hoàn toàn. Sự biến đổi thể chế này đã tăng cường và đến lượt được ủng hộ bởi một sự thúc đẩy rộng cho sự đại diện chính trị.

Thời Đại của các Sức mạnh đối trọng

Pha đầu tiên của cách mạng công nghiệp Anh được định hình bởi một tầm nhìn đã hướng dẫn công nghệ và xác định cách các lợi ích của máy mới móc công nghiệp sẽ được chia sẻ—hay không. Một con đường khác cho công nghệ và phân phối lợi lộc từ năng suất cao hơn nhất thiết ám chỉ một tầm nhìn khác.

Một bước đầu tiên trong quá trình này đã là sự nhận ra rằng, nhân danh tiến bộ, phần lớn cư dân đã bị bần cùng hóa. Một bước thứ hai đã cho mọi người để tổ chức và thực hiện các sức mạnh đối trọng chống lại những người đã kiểm soát hướng của công nghệ và làm giàu cho bản thân họ trong quá trình.

Trong xã hội trung cổ, sự tổ chức như vậy đã là khó, không chỉ vì sự thuyết phục bởi xã hội thứ bậc mà cũng bởi vì sự phối hợp và sự trao đổi các ý tưởng đã bị cấu trúc của nền kinh tế nông nghiệp cản trở. Các ngành công nghiệp và các thành phố định cư đông đúc đã làm thay đổi điều đó. Như tuyên bố từ nhà văn và nhà cấp tiến Anh John Thelwall trong phần Mở đầu minh họa, các nhà máy đã giúp các công nhân tổ chức bởi vì, lại theo lời của Thelwall, “Bây giờ, mặc dù mỗi xưởng không thể có một Socrates bên trong hàng rào của xã hội của riêng nó, thậm chí mỗi thành phố chế tạo cũng chẳng có một người có sự khôn ngoan, đức hạnh, và các cơ hội như vậy để chỉ dẫn cho họ, tuy nhiên một loại tinh thần Socratic sẽ nhất thiết phát triển, ở bất cứ đâu có lượng đông người tụ hợp lại” (chữ nghiêng trong nguyên bản). Ngoài sự tập trung này của các công nhân trong các nhà máy và các thành phố đã có vài thời khắc kích động cho các điều kiện làm việc tốt hơn và các quyền chính trị. Có lẽ quan trọng nhất đã là phong trào Hiến chương (Chartism).

Hiến chương Nhân dân, được soạn trong 1838, đã tập trung vào các quyền chính trị. Vào lúc đó, chỉ khoảng 18 phần trăm đàn ông trưởng thành ở nước Anh đã có quyền bỏ phiếu, lên từ ít hơn 10 phần trăm trước Đạo luật Cải cách 1832. Lực thúc đẩy của Chartism đã là sự tạo ra một Magna Carta cấp tiến hơn, tập trung vào các quyền của những người bình thường.

Sáu đòi hỏi của Hiến chương Nhân dân đã là quyền bỏ phiếu cho tất cả đàn ông trên tuổi hai mươi mốt, không đòi hỏi sở hữu tài sản nào, để trở thành một thành viên của Quốc hội, các cuộc bầu cử quốc hội hàng năm, sự phân chia đất nước thành ba trăm khu vực bầu cử ngang nhau, thù lao của các thành viên của Quốc hội, và các phiếu kín. Những người theo phong trào hiến chương (các Chartist) đã hiểu rằng các đòi hỏi này là cốt yếu cho việc tạo ra một xã hội công bằng hơn. Chartist hàng đầu J. R. Stephens trong 1839 cho rằng “vấn đề về quyền bàu cử phổ quát là một vấn đề cốt lõi, một vấn đề cơm áo… Với quyền bàu cử phổ quát ý tôi muốn nói rằng mọi người lao động trong nước này có một quyền để có một áo khoác tốt trên lưng của mình, một chiếc mũ tốt trên đầu mình, một mái nhà tốt cho nơi trú ẩn của hộ gia đình mình, và một bữa ăn tối ngon trên bàn của mình.”

Các đòi hỏi Chartist có vẻ hoàn toàn hợp lý ngày nay, và chúng đã thu hút được sự hậu thuẫn mạnh lúc đó, nhận được hơn ba triệu chữ ký ủng hộ. Nhưng các chartist đã vấp phải sự phản đối kiên quyết từ những người đã kiểm soát hệ thống chính trị. Tất cả các kiến nghị chartist đã bị Quốc hội bác bỏ, mà đã từ chối để xem xét bất kể luật pháp nào để cải thiện sự đại diện. Sau khi vài lãnh đạo Chartist bị bắt và bị bỏ tù, phong trào đã hết hơi và giải tán trong cuối các năm 1840.

Tuy nhiên đòi hỏi sự đại diện chính trị giữa các giai cấp lao động đã không biến mất với sự qua đi của các chartist. Baton (gậy chỉ huy) của họ đã được Liên hiệp Cải cách và Liên đoàn Cải cách quốc gia nhặt lên trong các năm 1860. Trong 1866 các cuộc nổi loạn nổ ra ở Hyde Park khi nhân dân tổ chức đòi cải cách chính trị. Trong sự đáp lại, Đạo luật Cải cách thứ hai năm 1867 đã mở rộng quyền bỏ phiếu cho các đàn ông chủ hộ gia đình trên hai mươi mốt tuổi và những người đàn ông thuê nhà đóng ít nhất mười bảng một năm về tiền thuê, đã tăng gấp đôi đoàn cử tri. Đạo luật Cải cách 1872 đã đưa phiếu kín vào. Và trong 1884, luật pháp đã mở rộng quyền bầu cử thêm nữa, cho phép khoảng hai phần ba số đàn ông bỏ phiếu.

Các chartist cũng đã đặt nền móng mới về mặt tổ chức các công nhân, và sự lên của phong trào nghiệp đoàn tỏ ra có sức mạnh bền bỉ. Mặc dù các công nhân đã tổ chức và đi đình công, việc hình thành các công đoàn lao động cho sự mặc cả tập thể về nguyên tắc đã là bất hợp pháp trong nửa đầu của thế kỉ thứ mười chín. Sự thay đổi này trở thành một trong những mục tiêu chính trị chủ yếu của phong trào cải cách bắt đầu với các chartist.

Áp lực của họ đã là quan trọng cho sự hình thành cuối cùng của Ủy ban Hoàng gia về các Nghiệp đoàn trong 1867, mà đã dẫn tới sự hợp pháp hóa hoàn toàn các hoạt động công đoàn dưới Đạo luật Nghiệp đoàn 1871. Ủy ban Đại diện Lao động, được hình thành dưới sự che chở của chủ nghĩa công đoàn mới, đã trở thành cơ sở của Đảng Lao động, cung cấp tiếng nói chính trị và một nền tảng được thể chế hóa hơn cho khả năng của những người lao động để đứng lên chống lại các chủ sử dụng lao động và đòi sự lập pháp.

Sự tổ chức và thành công này của Chartism đã liên quan đến sự phổ biến của công nghiệp và sự thực rằng hầu hết người dân bây giờ làm việc và sống gần nhau trong các vùng đô thị. Vào năm 1850, gần 40 phần trăm của tất cả dân Anh đã sống trong các thành phố; vào năm 1900, dân số đô thị đã tạo thành gần 70 phần trăm của tổng dân số. Như Thelwall đoán trước, việc tổ chức các công nhân đã tỏ ra dễ hơn nhiều trong các thành phố lớn so với đã từng là thế trong các xã hội nông nghiệp.

Đã cũng có những thay đổi lớn về chính phủ hoạt động thế nào. Áp lực cho dân chủ hóa là một yếu tố quan trọng ở đây. Nỗi sợ về nền dân chủ đủ lông đủ cánh đã là một động lực chính trong đầu óc của các chính trị gia bảo thủ nhất, để cổ vũ những cải cách gia tăng qua luật pháp. Trước khi đưa Đạo luật Cải cách Đầu tiên 1832 vào, mà đã làm tăng khối cử tri từ 400.000 lên hơn 650.000 và đã tổ chức lại các khu vực bầu cử để trở nên đại diện hơn, thủ tướng thuộc đảng Whig, Earl Grey, đã tuyên bố: “Tôi không ủng hộ—tôi chưa bao giờ ủng hộ quyền bàu cử phổ quát và bầu cử Quốc hội hàng năm, cũng chẳng ủng hộ bất cứ thay đổi khác nào trong các thay đổi rất sâu rộng đã được ban bố, tôi tiếc để nói là, quá nhiều trong nước này, và được ban bố bởi các quý ông mà từ họ các thứ tốt hơn lẽ ra có thể được kỳ vọng.”

Cũng đúng thế về các cải cách muộn hơn, nhất là khi chúng được các chính trị gia bảo thủ dẫn đầu. Ví dụ, Benjamin Disraeli đã chia tay với chính phủ Tory của Robert Peel về sự bãi bỏ Luật Ngô trong 1848. Ông đã đẩy mình lên vị trí nổi bật và cuối cùng đã trở thành thủ tướng bằng việc kết hợp với các địa chủ muốn giữ giá ngũ cốc cao qua các thuế quan tiếp tục lên hàng nhập khẩu. Đồng thời, ông đã ve vãn sự ủng hộ rộng hơn với những cải cách chính trị, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và “chủ nghĩa bảo thủ một-quốc gia.” Disraeli đã cũng là kiến trúc sư của Đạo luật Cải cách Thứ hai năm 1867, mà đã tăng gấp đôi khối cử tri, và ông đã không phản đối luật pháp cải cách-nhà máy. Các địa chủ nông thôn ủng hộ ông đã không muốn một cách mạng bắt đầu trong các thành phố chế tạo.

Cùng với cải cách chính trị những thay đổi sâu rộng đã đến trong ngành dân chính. Trước kia, nhiều việc làm chính phủ bị coi như chức ngồi không ăn lương. Khi nhắc đến chính sách, hầu hết quan chức đã có một cái nhìn khắc nghiệt về những gì những người nghèo thực sự cần—như được thấy trong thiết kế và sự thi hành Luật người Nghèo mới.

Nhưng bắt đầu trong giữa-thế kỷ, một số quan chức bắt đầu có được một mức độ tự trị nào đó và theo đuổi cái có thể được xem một cách hợp lý như một lợi ích xã hội rộng hơn. Các ý tưởng Benthamite về xã hội hiệu quả trước kia được dùng để biện minh cho các chính sách chỉ có thể được mô tả như tầm thường. Khi dữ liệu tốt hơn được thu thập, đã trở nên rõ rằng quá trình thị trường sẽ không nhất thiết dẫn đến sự cải thiện về các điều kiện xã hội, mà chính xác là bài học được rút ra từ ủy ban hoàng gia về sự làm việc của những đứa trẻ.

Vệ sinh là một thí dụ hoàn hảo về sự thay đổi này. Như chúng ta đã thấy, vào các năm 1840, các thành phố chế tạo Anh đang nảy nở đã trở thành các hầm chứa phân, và hầu hết các khu sinh sống của người dân đã đầy vi trùng chết người và các mầm bệnh khác. Với chất thải từ các khu sân sau riêng tư hiếm khi được dọn sạch, mùi hôi thối không thể chịu được, hầu như không thể tưởng tượng nổi bởi bất kỳ ai còn sống ngày nay. Cống rãnh đã tồn tại ở một số nơi, nhưng chúng được thiết kế chủ yếu để xử lý nước mưa và tránh lũ lụt. Trong một thời gian dài, đã không có cố gắng nào để cải thiện hạ tầng cơ sở công cộng. Thực ra, trong nhiều khu vực thuộc thẩm quyền đã là bất hợp pháp để nối các nhà vệ sinh xả nước vào cống rãnh.

Edwin Chadwick đã làm thay đổi tất cả điều đó. Ông là một người theo Jeremy Bentham, nhưng theo thời gian ông đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến cảnh khốn khổ của những người bình thường. Ông đảm nhiệm một sự điều tra khảo sát sâu rộng vào các điều kiện vệ sinh đô thị, với một sự tập trung đặc biệt đến các thành phố chế tạo mới. Báo cáo của ông về chủ đề này, mà đã xuất hiện trong 1842, đã tạo ra một sự xúc động mạnh và đưa vấn đề lên đỉnh của chương trình nghị sự chính trị.

Chadwick cũng đã làm rõ rằng với các sự lựa chọn công nghệ khác nhau và việc xây dựng các hệ thống cống rãnh tốt hơn, chất thải có thể được làm sạch và sự phát tán bệnh tật đã giảm nhiều. Ý tưởng là đưa nước vào nhà trên một cơ sở liên tục và dùng nước đó để xối chất thải con người qua các ống đến những chỗ nó có thể được xử lý an toàn. Cho việc này, hình dạng và sự xây dựng cống rãnh cần thay đổi. Trước kia, cống rãnh ở nước Anh được làm từ gạch và được thiết kế chủ yếu để là những chỗ nơi cặn được tích tụ. Định kỳ, các công nhân đô thị sẽ đào xuống và di dời đủ gạch để vét thông cống bằng tay. Ngược lại, với các sự lựa chọn khác nhau về làm thế nào để sắp đặt hệ thống cống rãnh, nước thải có thể chảy liên tục qua đường ống đất nung có hình thù quả trứng, cọ rửa và làm sạch khi nó chảy. Mặc dù có khá nhiều sự phản đối các đổi mới của ông, Chadwick đã thắng thế, và sự tổ chức các thành phố được cách mạng hóa, dẫn đến những sự cải thiện to lớn về sức khỏe công cộng.

Thật đáng chú ý, sự đồng thuận chính trị cũng đã thay đổi trong quá trình này. Ngay cả những người Bảo thủ, ủng hộ các giá trị truyền thống và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài sản tư nhân, đã được thuyết phục bởi nhu cầu cho vệ sinh tốt hơn. Phát biểu ở Manchester trong tháng Tư 1872, Disraeli đã nói mạnh mẽ ủng hộ “sự cải thiện vệ sinh” và việc cải thiện sức khỏe công cộng rộng hơn:

Một đất nước có thể được bao phủ bằng những chiến tích lịch sử, bằng những bảo tàng khoa học và các phòng trưng bày nghệ thuật, bằng các Đại học và bằng các thư viện; nhân dân có thể được khai hóa và mưu trí; đất nước có thể thậm chí nổi tiếng về các biên niên sử và hành động của thế giới, nhưng, thưa quý ông, nếu dân cư mỗi mười năm lại giảm đi, và tầm vóc của chủng tộc mỗi mười năm lại giảm bớt, thì lịch sử của nước đó sẽ chẳng bao lâu là lịch sử của quá khứ.

Chính sách đã đáp ứng nhanh nhạy với áp lực công cộng, và các nhà hoạch định chính sách phải nghĩ về các trách nhiệm xã hội của họ. Không ai muốn dịch bệnh hay cái chết sớm, hoặc do bệnh tật hay các điều kiện làm việc nguy hiểm—không phải khi các cử tri có thể đá các chính trị gia ra khỏi chức vụ và các nghiệp đoàn giữ cho áp lực lên.

Sự Nghèo đói cho Phần Còn lại

Chúng ta có thể đi theo biên cương của những tiến bộ công nghệ của thế kỉ thứ mười chín ngang nước Anh và Hoa Kỳ. Nhưng sẽ là sai để nghĩ rằng các đổi mới đã có các tác động lớn nhất đến các nền kinh tế này. Cũng chẳng hợp lý để giả thiết rằng tác động của công nghệ mới đã giống nhau ngang các nơi. Các nước đã đưa ra các sự lựa chọn khác nhau về sử dụng know-how công nghệ sẵn có như thế nào, với các hệ lụy rất khác biệt.

Thực ra, ngay cả các công nghệ tạo ra sự bắt đầu của sự thịnh vượng chung ở nước Anh đã có thể, và đã có, nhận chìm hàng trăm triệu người khắp thế giới vào cảnh thống khổ sâu hơn. Điều này có thể được thấy rõ nhất cho những người bị cuốn vào mạng lưới toàn cầu mở rộng nhanh của các nguyên liệu thô và hàng hóa chế biến.

Trong 1700 Ấn Độ đã có một số trong số đồ gốm, gia công kim loại, và các sản phẩm dệt in hoa tiên tiến nhất trên thế giới, tất cả được sản xuất bởi các thợ thủ công hết sức khéo tay được trả công tốt theo các tiêu chuẩn của thời đó. “Thép Damascus” được nhiều người thèm muốn đã là từ Ấn Độ, và vải in hoa và vải muslin của nó được đánh giá rất cao ở nước Anh. Đáp lại, công nghiệp hàng hóa len Anh đã vận động hành lang thành công cho các hạn chế nhập khẩu nhằm để loại vải dệt Ấn Độ chất lượng-cao.

Bất chấp việc được thành lập để theo đuổi buôn bán gia vị, trong các năm đầu của nó, thành công thương mại của Công ty Đông Ấn đã dựa vào việc đưa vải dệt bông và quần áo thành phẩm vào nước Anh. Công ty cũng đã tổ chức sản xuất vải bông ở Ấn Độ bởi vì đó là nơi có các công nhân lành nghề và các nguyên liệu thô. Trong trăm năm đầu tiên hay khoảng thế của sự kiểm soát Anh đối với các phần của Ấn Độ, xuất khẩu các hàng hóa bông thành phẩm sang châu Âu đã tăng.

Rồi đến sự đổi mới khai thác sức nước cho việc vận hành các máy mà đã có thể xe sợi lụa ban đầu (để được dùng với bông) và sau đó bản thân bông. Nước Anh đã có nước chảy nhanh và nhiều vốn sẵn sàng để đầu tư. Chi phí vận chuyển bông thô đến Liverpool đã thấp so với giá của sản phẩm cuối cùng.

Công ty Đông Ấn đã ngăn cản xuất khẩu hàng hóa bông quay lại Ấn Độ. Nhưng phần này của sự độc quyền thương mại của nó đã chấm dứt trong 1813, dẫn đến một sự chảy ồ ạt của vải dệt, đặc biệt từ Lancashire, vào thị trường Ấn Độ. Đấy đã là sự bắt đầu của sự phi-công nghiệp hóa của nền kinh tế Ấn Độ. Vào nửa thứ hai của các năm 1800, những người xe sợi trong nước đã cung cấp không nhiều hơn 25 phần trăm của thị trường của nước này, và có lẽ ít hơn. Các thợ thủ công làng xóm đã bị đẩy ra khỏi sự kinh doanh bởi các hàng nhập khẩu rẻ và đã phải quay trở lại trồng cây thực phẩm hay cây trồng khác. Ấn Độ đã phi-đô thị hóa từ 1800 đến 1850, với phần cư dân sống trong các vùng đô thị giảm từ khoảng 10 phần trăm xuống dưới 9 phần trăm.

Còn nhiều điều nữa sẽ đến. Các thành viên của elite Anh được thuyết phục rằng họ nên tái tạo xã hội Ấn Độ, được cho là để khai hóa nó, nhưng trong thực tế vì các mục đích riêng của họ. Lord Dalhousie, vị toàn quyền của Ấn Độ trong đầu các năm 1850, đã kiên quyết rằng Ấn Độ cần chấp nhận các định chế, hành chính, và công nghệ Tây phương. Đường sắt, Lord Dalhousie lập luận, “sẽ ban cho Ấn Độ sự an ninh tốt nhất mà bây giờ có thể được nghĩ ra cho sự mở rộng tiếp tục của các biện pháp cải thiện công cộng tuyệt vời này và cho sự gia tăng sau đó của sự thịnh vượng và sự giàu có trong các lãnh thổ thuộc trách nhiệm của nó.”

Nhưng thay vì hiện đại hóa kinh tế, đường sắt đã mang lại các lợi ích kinh tế Anh, và chúng đã tăng cường sự kiểm soát đối với cư dân Ấn Độ. Trong bản ghi nhớ của ông ngày 20 tháng Tư 1853, mà đã định hình chính sách trên tiểu lục địa trong gần một thế kỷ, Dalhousie bênh vực cho đường ray trong ba phần: để cải thiện sự tiếp cận đến bông thô cho nước Anh; để bán các hàng hóa chế biến “Âu châu” trong các vùng hẻo lánh hơn của Ấn Độ; và để thu hút vốn Anh vào công việc kinh doanh đường sắt, hy vọng rằng việc này sau đó sẽ dẫn đến sự tham gia vào các hoạt động công nghiệp khác.

Đường tàu hỏa đầu tiên được xây dựng trong 1852‒1853, dùng các kỹ thuật sẵn có mới nhất. Các động cơ hiện đại được nhập khẩu từ nước Anh. Dalhousie đã đúng về giá trị của sự tiếp cận tăng lên đến bông thô. Giữa 1848 và 1856, Ấn Độ đã bị phi-công nghiệp hóa thêm, và xuất khẩu bông thô của nó đã tăng gấp đôi, khiến đất nước chủ yếu trở thành một nhà xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Ấn Độ cũng đã trở thành một nhà xuất khẩu quan trọng về các món hàng như đường, lụa, diêm tiêu, và indigo (thuốc nhuộm chàm), và đã tăng hết sức xuất khẩu thuốc phiện của nó. Từ giữa-các năm 1800 cho đến các năm 1880, thuốc phiện đã là hàng xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ, chủ yếu được những người Anh bán cho Trung Quốc.

Đường sắt Ấn Độ đã có làm tăng thương mại nội địa, cho phép một sự giảm về các sự chênh lệch giá ngang những nơi xa xôi. Đã cũng có sự tăng nào đó cho thu nhập nông nghiệp. Bò đực đã không phải là một phương tiện giao thông vận tải thay thế hiệu quả, và hệ thống đường thủy nội địa đã không cạnh tranh. Nhưng đã không có tác động đáng kể nào lên công nghiệp sắt và thép, và hầu hết toa xe cho đường sắt Ấn Độ được mua từ nước Anh. Trong năm 1921 Ấn Độ đã vẫn không có khả năng xây dựng các đầu máy xe lửa.

Còn tồi hơn, đường sắt đã trở thành một phương tiện đàn áp, cả bởi phận sự và sự bỏ sót. Phận sự đã rõ: đường sắt được dùng để chuyển binh lính khắp đất nước phản ứng lại rắc rối địa phương. Một mạng lưới đường sắt tốt có thể giảm chi phí đàn áp, và đấy là một phần then chốt của việc làm sao vài ngàn quan chức Anh đã có thể cai trị một dân số hơn ba trăm triệu.

Phần bỏ sót đã kinh khủng hơn. Khi nạn đói giáng xuống các phần khác nhau của nước này, lẽ ra đã có thể đưa thực phẩm đến bằng xe lửa. Tuy vậy, vào các thời khắc then chốt trong các năm 1870 và lần nữa ở Bengal trong các năm 1940, dưới chính quyền thời chiến của Winston Churchill, nhà chức trách Anh đã từ chối làm vậy, và hàng triệu người Ấn Độ đã chết.

Nhiều lời bào chữa đã được, và vẫn được đưa ra, nhưng sự thực vẫn là những người Anh đã chẳng bao giờ đầu tư đủ vào thủy lợi, các đường thủy nội địa, và nước sạch, và họ đã chẳng bao giờ tập trung sức mạnh của đường sắt vào việc cho người dân ăn thi thoảng khi họ không có nguồn thực phẩm khác nào hay đã không đủ khả năng mua những gì thị trường cung cấp. Thái độ Anh được tóm tắt khéo bởi câu trả lời của Churchill trong 1929, khi ông được yêu cầu gặp các nhà lãnh đạo từ phong trào độc lập của Ấn Độ để hiểu tốt hơn về những sự thay đổi trong nước này: “Tôi khá hài lòng với các quan điểm của tôi về Ấn Độ. Tôi không muốn chúng bị bất kể người Ấn Độ khát máu nào quấy rầy.”

Cuối cùng, các liên kết đường sắt đã trở thành một yếu tố hiệu quả của chính sách ngăn chặn nạn đói. Nhưng không cho đến sau khi những người Anh rời khỏi Ấn Độ.

Công nghệ có tiềm năng to lớn để nâng năng suất lên và có thể cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người. Nhưng, như chúng ta đã thấy, con đường của công nghệ thường bị thành kiến và có khuynh hướng mang lại lợi ích chủ yếu cho những người hùng mạnh về mặt xã hội. Những người không có sự tham gia hay tiếng nói chính trị thường bị bỏ lại phía sau.

Sự Đối đầu với Thành kiến Công nghệ

Quan điểm Whig về lịch sử là sự an ủi nhưng làm cho lạc lối. Không có thứ tự động về phần “tiến bộ” của sự tiến bộ công nghệ. Trong Chương 4 chúng ta đã thảo luận làm sao nhiều kỹ thuật nông nghiệp mới quan trọng của mười ngàn năm qua về cơ bản đã chẳng làm gì để giảm bớt đau khổ và đôi khi thực sự đã tăng cường sự nghèo đói. Thế kỷ đầu tiên của công nghiệp hóa đã tỏ ra gần như ảm đạm, với một số ít người trở nên rất giàu trong khi hầu hết đã thấy các tiêu chuẩn sống của họ bị ấn mạnh xuống, và các bệnh và sự ô nhiễm đã tràn vào phá hoại các thành phố.

Nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín đã khác, nhưng không phải bởi vì đã có một một vòng cung không lay chuyển được uốn tới sự tiến bộ. Cái tách thời kỳ này ra đã là một sự thay đổi về bản chất công nghệ và sự lên của sức mạnh đối trọng, buộc những người chịu trách nhiệm để trở nên nghiêm túc về việc chia sẻ các lợi ích của năng suất cao hơn.

Ngược lại với sự thúc đẩy tới sự tự động hóa trong pha đầu tiên của cách mạng công nghiệp, các công nghệ mới của pha thứ hai đã bắt đầu tạo ra một số cơ hội mới cho các công nhân cả có kỹ năng và không có kỹ năng. Đường sắt đã tạo ra một đống công việc mới và đã kích thích phần còn lại của nền kinh tế qua các liên kết với các khu vực khác. Còn quan trọng hơn, con đường công nghệ Mỹ đã tập trung vào sự tăng hiệu quả, nhất là bằng việc mở rộng tập hợp của các nhiệm vụ mà có thể được các công nhân nhà máy và máy móc mới thực hiện, phần lớn vì sự thiếu hụt các công nhân lành nghề ở nước này. Khi các đổi mới này phát tán ở Hoa Kỳ và châu Âu, chúng tạo ra các cơ hội mới cho lao động và đã nâng năng suất biên của người lao động khắp thế giới đang công nghiệp hóa.

Tương tự, những thay đổi thể chế đã di chuyển theo hướng ủng hộ quyền lực của người lao động sao cho năng suất cao hơn này sẽ được chia sẻ giữa vốn và lao động. Sự tăng trưởng công nghiệp đã đưa người dân lại với nhau trong những nơi làm việc tại các thành phố và cho phép sự tổ chức và sự phát triển các ý tưởng chung. Điều này đã làm thay đổi chính trị cả ở nơi làm việc và trong quốc gia.

Ở nước Anh, Chartism (phong trào Hiến chương) và sự lên của các nghiệp đoàn đã mở rộng sự đại diện chính trị và đã biến đổi phạm vi của hành động chính phủ. Tại Hoa Kỳ, tổ chức nghiệp đoàn kết hợp với các cuộc phản kháng nông dân đã làm cùng thứ. Khắp châu Âu, sự lên của các nhà máy đã có nghĩa rằng là dễ hơn để tổ chức các công nhân.

Nhiều dân chủ hơn đã hết sức giúp việc chia sẻ sự tăng thêm năng suất vì nó tạo thuận lợi cho sự mặc cả tập thể vì các điều kiện làm việc tốt hơn và tiền lương cao hơn. Với các ngành công nghiệp, các sản phẩm, và các công việc mới làm tăng năng suất người lao động và các rent được chia sẻ giữa các chủ sử dụng lao động và các công nhân, tiền lương đã tăng lên.

Sự đại diện chính trị cũng đã có nghĩa là các đòi hỏi cho các thành phố ít ô nhiễm hơn, và các vấn đề sức khỏe công cộng bắt đầu được coi trọng hơn.

Chẳng cái nào trong số này là tự động cả, và nó thường xảy ra chỉ sau một cuộc đấu tranh kéo dài. Hơn nữa, các điều kiện đã cải thiện chỉ cho những người có đủ tiếng nói chính trị. Các phụ nữ đã không có quyền bỏ phiếu ở hầu hết mọi nơi trong thế kỉ thứ mười chín; cho nên, các cơ hội kinh tế và các quyền rộng hơn cho họ đến chậm hơn nhiều.

Thậm chí còn gây choáng váng hơn, các điều kiện trong hầu hết các thuộc địa Âu châu, thay vì cải thiện, đã xấu đi một cách đáng kể. Một số thuộc địa, như Ấn Độ, đã bị phi-công nghiệp hóa mạnh mẽ khi vải dệt Anh chảy vào nước này. Các thuộc địa khác, kể cả Ấn Độ và các phần của châu Phi, bị biến thành các nhà cung cấp nguyên liệu-thô để đáp ứng sự thèm ăn dữ dội của sản xuất công nghiệp tăng lên ở châu Âu. Và còn những nơi khác, như miền Nam Hoa Kỳ, đã thấy sự tăng cường của kiểu ép buộc tồi tệ nhất đối với lao động dưới dạng của tình trạng nô lệ, cũng như sự kỳ thị độc ác chống lại cư dân bản địa và những người nhập cư, tất cả đều nhân danh sự tiến bộ.