Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

Mi nghĩ mi là ai?

Nguyễn Đức Tùng

clip_image002

 

Bốn tuần sau khi đến Canada, tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một hiệu bánh, nơi bán các loại bánh ngọt, trà, cà phê. Bánh ngọt doughnut làm bằng bột mì, đường, trứng, sữa, nhìn bắt mắt, thơm phưng phức, là món được nhiều người yêu thích. Thời đó tôi vừa làm việc vừa học tiếng Anh, theo phương pháp hiếm có, do một thằng bạn tôi tiết lộ, là đọc tiểu thuyết và tập nói hệt như các nhân vật trong ấy. Cuốn sách đang nổi tiếng sau khi được giải thưởng Governor General 1978 là tập truyện của Alice Munro, Who do you think you are, Mi nghĩ mi là ai, trong đó có truyện ngắn cùng tên, kể về cô bé Rose nhà nghèo, mỗi bữa ăn trưa ở trường học thường giấu các bạn không cho ai biết mình ăn món gì. Một lần gần hết giờ mở cửa, tôi đang đứng ăn trong bếp, có ông khách tây sang trọng, đội mũ rộng vành, bước vào quán. Tôi bỏ khúc bánh mì nhai dở chạy ra. Ông hỏi mua hai cái bánh mang đi, tôi gói bánh lại, tính tiền. Một cái 39 xu, hai cái 78 xu. Thời đó bánh doughnut, hay donut, thường chỉ có giá 15 hay 16 xu một cái. Người khách lịch sự nhưng khó tính kia kêu lên đắt quá, nhìn tôi với ánh mắt nghiêm nghị. Tôi bối rối, chạy vào bếp hỏi người thợ làm bánh cũng là chủ tiệm. Có lẽ đang bực mình chuyện gì, ông ta trợn mắt nhìn tôi, bảo: Go tell him homemade. Nghĩa là bảo cho ông khách biết bánh của ta nhà làm, ý nói ngon đặc biệt. Tôi suy nghĩ hồi lâu, dùng tất cả phép diễn dịch để nắm cho được ý nghĩa của câu nói kia. Tôi chạy ra bảo vị khách quý, tất nhiên bằng tiếng Anh, như sau:

- My boss said you should go home and make it yourself.

- Ông chủ bảo rằng ông nên về nhà tự làm lấy bánh mà ăn.

Tất nhiên đó là buổi làm việc cuối cùng của tôi, sau ba ngày, ở hiệu bánh.

Khi ra cửa, tôi được ông chủ tặng một gói bánh donut để an ủi. Tôi nhét chúng vào một túi áo khoác, làm nó phồng lên, rồi bước ra đường. Tuyết bắt đầu xuống.

(Tiệp Ký)