Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 279): Tuyển tập nhạc Một ngày cho tình yêu – phần 3, Ngô Thụy Miên – Mùa Thu Cho Em

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2024)

clip_image002

clip_image004

Ngô Thụy Miên – Mùa Thu Cho Em

Ca Sĩ: NGỌC LAN

Đọc Thêm:

(Nguồn: nhacxua.VN)

Cảm nhận âm nhạc: “Mùa Thu Cho Em” (Ngô Thụy Miên) – Lời tỏ tình của mùa thu

Trong làng nhạc miền Nam trước 1975, nhắc đến dòng nhạc tình ca, người ta sẽ nghĩ đến nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trước tiên. Mỗi bài hát của nhạc sĩ họ Ngô là một màu sắc, hương vị và thanh âm riêng biệt và tất cả đều là ca tụng tình yêu. Tình yêu trong nhạc của ông có thể không trọn vẹn, nhưng tuyệt nhiên không có sự bi lụy hay đau thương nào, thay vào đó là những lời dịu ngọt, êm đềm, vỗ về tình nhân. Vì vậy dòng nhạc Ngô Thụy Miên luôn nhận được sự yêu thích đặc biệt của nhiều thế hệ khán giả.

Hai bài hát đầu tiên mà Ngô Thụy Miên ra mắt công chúng yêu nhạc ở miền Nam thập niên 1960 là bài Chiều Nay Không Có Em (năm ông 17 tuổi) và Mùa Thu Cho Em (khi ông vừa tròn 20 tuổi). Nếu như bài hát đầu tiên được công chúng đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là ở lớp thanh niên, sinh viên thời đó, thì bài hát thứ 2 – Mùa Thu Cho Em – luôn có trong danh sách những ca khúc trữ tình hay nhất về mùa Thu.

clip_image006

Mùa Thu Vàng – Levitan

Vẻ đẹp cô liêu, trầm lắng và lãng mạn muôn đời của mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng trong hội họa từ thế kỷ 19 qua nét vẽ của Levitan trong bức tranh nổi tiếng Mùa Thu Vàng. Vài mươi năm sau đó, các nhạc sĩ thời kỳ tiền chiến của Việt Nam đã khai phá nền tân nhạc bằng những khúc thu ca bất hủ của Đặng Thế Phong, Văn Sao và sau đó là Đoàn Chuẩn. Thập niên 1960, thế hệ nhạc sĩ miền Nam lại đóng góp thêm rất nhiều bài thu được yêu mến cho đến tận ngày nay, như Cung Tiến với Thu Vàng, Phạm Mạnh Cương với Thu Ca, và Ngô Thụy Miên với Mùa Thu Cho Em.

clip_image008

Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
mang ái ân mang tình yêu tới
em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé

Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
bao trái tim vương màu xanh mới
em có hay, hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây

Nắng úa dệt mi em
và mây xanh thay tóc rối
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng

sẽ hát bài cho em
và ru em yên giấc tối
ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới

Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
em có mơ, mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và em có mơ khi mùa thu tới
hai chúng ta sẽ cùng chung lối
em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…

Mùa thu của Văn Cao là nỗi buồn trong Buồn Tàn Thu, nỗi cô liêu trong Thu Cô Liêu. Mùa thu của Đặng Thế Phong càng sầu thảm hơn với Vạn Cổ Sầu, còn mùa thu của Đoàn Chuẩn là những nỗi niềm tự sự: “Có những đêm về sáng, đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi”… Với Ngô Thụy Miên, mùa thu lúc nào cũng đẹp, dịu dàng, êm ái và ngát hương như những lời thủ thỉ, tình tự với người yêu:

“Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương…”

clip_image010

clip_image012

Cái tinh tế trong nhạc cảm của Ngô Thuỵ Miên là đã nghe được cả tiếng nai vàng hát trong “mưa giăng lá đổ”. Trong tiếng mưa rả rích của mùa thu, tiếng gió thổi, tiếng lá bay lạo xạo, tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ còn nghe được cả tiếng nai vàng hát, là khúc hát của yêu đương. Đó là khả năng của người nghệ sĩ dễ dàng rung cảm trước thiên nhiên, hay là chính chàng nhạc sĩ kia đang hát khúc yêu đương tỏ tình rồi “đẩy tội” cho con nai vàng ngơ ngác?

Không những vậy, chàng còn mượn cái hồn thu lãng đãng để rót mật vào tai người yêu:

em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé…

Mùa thu với màu vàng của nắng, màu úa của lá, màu xanh của cỏ cây còn trơn ướt những giọt sương mai, một bức tranh tuyệt đẹp. Có phải vì vậy mà các nhạc sĩ hay tỏ lời yêu thương vào cái mùa của lãng mạn này.

Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
bao trái tim vương màu xanh mới
em có hay, hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây

Mùa thu được trải ra đẹp đẽ và dịu dàng để dìu gót giai nhân. Tình cảm mà chàng trai mang đến thật ân cần, nhẹ nhàng và đầy sức sống, đó là “trái tim vương màu xanh mới”. Mùa mới đã sang, nên tình yêu cũng cần sang một trang mới, khi hồn người đang say đắm và ngất ngây rồi.

clip_image014

Trong cơn say đó, có lẽ chàng trai đã không còn phân biệt được đâu là mùa thu, đâu là người tình nữa, vì dường như cả hai đã hòa thành một:

Nắng úa dệt mi em
và mây xanh thay tóc rối
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng…

Tiếp theo đó là lời “hứa hẹn”. Không biết là cô gái đã nhận lời yêu chưa, mà chàng trai đã mơ mộng về một ngày có thể vỗ về nhau yên giấc tối, rồi nhắn nhủ những lời chờ nhau:

sẽ hát bài cho em
và ru em yên giấc tối
ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới…

Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và em có mơ khi mùa thu tới
hai chúng ta sẽ cùng chung lối
em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…

Chàng trai rón rén hỏi người yêu rằng trong giấc thu nhẹ nhàng chiều nay, người có đang mơ về những mùa xưa nức nở và mắt ướt hoen mi, hay là sẽ mơ về một tương lai cùng nhau chung lối? Người ta vẫn bảo rằng nếu cuộc sống này buồn tẻ quá thì hãy mở lòng đón nhận tình yêu. Vì khi yêu, trái tim sẽ bừng dậy cùng những hương vị thanh khiết nhất của cuộc đời: em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…

Nhưng nếu không thể, thì người cũng hãy nhớ rằng ở lưng đồi kia ta vẫn đợi, và nghe những mùa thu đang tới. Hãy nhớ:

ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới

clip_image016

clip_image018

Bài hát này như là một lời tỏ tình rất ý nhị, và suốt hơn 50 năm qua, không biết có bao nhiêu người đã mượn bài hát này để tỏ tình, và chính nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhận định rằng đây là bài hát đã mang tên tuổi của ông đến với công chúng yêu nhạc hồi thập niên 1960-1970, là một trong những bài tình ca được yêu cầu nhiều nhất trên đài phát thanh thời đó.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn