Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

Amedeo Modigliani và hai bức khỏa thân ngồi

Jean-Luc Chalumeau, L’art mis en boîte. Editions du Chêne, Paris, 2011

Dương Thắng trích dịch

 

KHỎA THÂN NGỒI I. Sơn dầu. 92x60cm. London. Courtauld Institute of Art

image

 

Cézanne và sau đó là Matisse đều có đề cập đến chủ đề khỏa thân: nhưng cả hai đều vẽ những người mẫu khỏa thân khi tắm vì mục tiêu của họ là thể hiện cơ thể con người trong sự hài hòa với môi trường tự nhiên. Những bức ảnh khoả thân của Modigliani rõ ràng rất gợi cảm và sự khác biệt so với những bức ảnh khỏa thân của Cézanne và Matisse là rõ ràng. Cả trong phong cách vẽ lẫn bố cục, Modigliani ít gắn bó với những họa sĩ tiền phong trong thời đại của ông , dẫu rằng ông biết rõ về họ hơn hẳn những bậc thầy thời Phục hưng Ý như Botticelli hay Titian. Modigliani đã hoàn toàn thoát khỏi những cách đào tạo hàn lâm về cách vẽ khỏa thân trong các tư thế cứng nhắc, ngược lại, ông triệt để khai thác sự phóng khoáng và tự do của trường phái Colarossi, nơi thực hành nguyên tắc "khỏa thân mười lăm phút". Nguyên tắc này yêu cầu họa sĩ phải có khả năng phác họa người mẫu ở một vị trí được chấp nhận chỉ trong một vài khoảnh khắc. Không cảm thấy khó khăn gì và không có những mối bận tâm mang tính lý thuyết, Modigliani đã khắc ghi sự tự do này trong một quan niệm táo bạo về khỏa thân mặc dù nó vẫn có liên quan đến cái truyền thống cổ điển vĩ đại vốn là nguồn gốc của một số kiệt tác. Kiệt tác đầu tiên (theo trình tự thời gian) của Modigliani là bức tranh khỏa thân trong tư thế ngồi hoàn thành vào năm 1916 (xem hình 1)

Bức ảnh khỏa thân lớn này, nhấn mạnh tới hiện thực tồn tại của một tạo vật bằng xương bằng thịt, báo trước cho sự xuất hiện một serie tranh khác vào năm 1917. Đây là lần đầu tiên Modigliani đưa ra quyết định táo bạo đặt hai hình ảnh khác biệt nằm cạnh nhau: một bên là cơ thể "tự nhiên" và bên kia một khuôn mặt được xử lý theo phong cách “cách điệu”. Những nét góc cạnh đầy khắc nghiệt của khuôn mặt được làm dịu đi một cách tuyệt vời bởi sự liên tục của hình bầu dục với một đường cong hoàn hảo, và bởi lọn tóc tinh tế kéo dài khuôn mặt theo hình dạng của bộ ngực phải.

*****

KHỎA THÂN NGỒI II. 1918. Bút sắt và mực xanh, 26 x 33 cm. New York, sưu tập tư nhân

 

image

 

Modigliani không phải là một nghệ sĩ nặng về lý thuyết; bạn của ông, Jacques Lipchitz đã dẫn chứng một một cách rất rõ ràng: “Nghệ thuật của ông là sự thể hiện những gì ông cảm nhận trong tư cách cá nhân. Khi làm việc, ông ấy như bị ma nhập, ông vẽ hết bức vẽ này đến bức khác mà không dừng lại, không sửa chữa một chút nào, không dừng lại để suy ngẫm ít nhất một khoảng khắc”. Tuy nhiên, dẫu thực sự làm việc theo bản năng, Modigliani vẫn luôn có ý thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của nghệ thuật của mình và có ý tưởng rất xác quyết về sự đóng góp của mình cho lịch sử các hình thức thể hiện trong hội họa. Những bức tranh khỏa thân của ông, thứ đã chiếm trọn tâm trí ông trong những năm 1916-1918, không thuộc về chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa tượng trưng, và chúng càng không hòa nhập vào trào lưu của các nghệ sĩ tiền phong trong nghệ thuật tạo hình của thời đại ông, chẳng hạn như các trào lưu lập thể hay vị lai. Mặt khác, “sự đồng ý câm lặng với cuộc sống” và “bí ẩn của bản năng”, bằng chính cách diễn đạt nó, rõ ràng đã đề cập đến hai trào lưu trí tuệ mới mẻ và đang bành trướng mạnh mẽ ở vào thời điểm đó: một phía là phân tâm học với việc khám phá ra vô thức của Freud vào năm 1905, phía bên kia là các triết lý của Nietzsche (mất năm 1900) và Bergson. Modigliani nhận ra rằng mình chính là một môn đệ đi theo triết thuyết của Bergson, coi con người là người thợ thủ công của chính cuộc đời mình và ông đặc biệt yêu thích luận điểm về "kỳ vọng sáng tạo", luận điểm ông chuyển tải vào trong từng bức tranh của mình, khắc họa trên từng nhân vật của mình, trong đó đặc biệt xuất sắc là bức tranh khỏa thân ngồi tuyệt đẹp hoàn thành vào năm 1918 (xem hình 2) . Đầu nghiêng, hướng cái nhìn vào bên trong cơ thể mình, không có khả năng tiếp cận với bất kỳ hành động nào từ bên ngoài. Sự hướng nội này được thể hiện thông qua sự cách điệu (sống lưng tạo thành một cung hoàn hảo của một vòng tròn) khiến hình tượng này trở thành một tạo vật cao cấp. Ở đây Modigliani chắc chắn đã nhớ tới các bức vẽ mang tên Cariatide của mình trong thời kỳ 1913-1914 và thiên hướng đầu tiên của ông là điêu khắc.