Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

Tự chủ chuyên môn và câu hỏi ‘làm thế nào để giáo viên trở thành nhà giáo’

Thái Hạo

Có bao nhiêu giáo viên Ngữ văn đã đọc hết truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao – một tác phẩm nổi tiếng đến mức gần như không người Việt nào không biết đến? Tôi đoán là không nhiều, vì giáo viên đa phần chỉ đọc sách giáo khoa, mà sách giáo khoa thì lược in chứ không in đầy đủ truyện ngắn này. Ngày xưa sách vở khó khăn thì còn thông cảm được phần nào, nhưng vài chục năm gần đây khi có internet rồi, truyện Nam Cao đăng đầy trên mạng, nhưng có ai chịu khó lên mà đọc bản đầy đủ?

Nói như thế để liên hệ với cái đề thi học kỳ môn Ngữ văn lớp 8 của huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) có ngữ liệu đang bị lên án là “phản cảm”. Xưa nay sách giáo khoa là kinh thánh, sách giáo viên là cẩm nang, sách văn mẫu là bảo bối, cho cả thầy và trò. Bây giờ thay đổi, sách giáo khoa trở thành tài liệu dạy học, thi cử thì phải tự tìm ngữ liệu bên ngoài, không lúng túng sao được?

 

de-thi-1122

Đề thi gây tranh cãi của huyện Thanh Bình (Đồng Tháp)

Chúng ta không có “truyền thống” đọc sách, ngay cả giáo viên, thì nay đột ngột trao quyền chủ động mà chưa đào tạo một cách tử tế, quả là khó khăn muôn vàn. Trách giáo viên một phần thôi, vì chính cái cách tổ chức và vận hành nền giáo dục kiểu từ chương và giáo điều đã tất yếu dẫn đến hệ quả là dạy học mà không cần đọc sách, thậm chí không cần đến cả tư duy.

Phải thay đổi là đúng rồi, và hướng thay đổi này là hợp lý, nhưng cách thức tiến hành sự thay đổi đã khoa học và thể hiện đầy đủ trách nhiệm chưa, đó là câu hỏi cần được trả lời nghiêm túc. Làm tớ thì khổ đã đành, nhưng làm chủ còn khó hơn nhiều. Để biết làm chủ phải được đào tạo nghiêm túc bài bản, chứ không thể nói, “đấy, nay tôi thả ra rồi đấy, ông lên mà làm chủ đi”! Khi chưa được chuẩn bị một cách có lớp lang và bài bản thì với tất cả “di sản” nhếch nhác của quá khứ, việc bị động, rồi cóp nhặt linh tinh, triển khai rối rắm, trống đánh xuôi kèn thổi ngược..., sẽ là tất yếu.

Nghe nói người ta, để phủi trách nhiệm của mình như vẫn thường thấy, đã kỷ luật ba giáo viên ra đề. Việc ấy dễ. Nhưng làm thế nào để cả triệu giáo viên trở thành nhà giáo, đó là trách nhiệm của cả bộ máy. Cầm quân mà không huấn luyện, đẩy người ta ra trận, người ta không biết chiến đấu thì mang chém, làm tướng như thế thì kể cũng sướng thật...

                                                                                                                          T. H