Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

GÁNH GÁNH… GỒNG GỒNG… và những kỷ lục

Dạ Ngân

 

image

 

Tôi ôm nó từ Đường sách, còn thơm mùi mực. Tôi xem đi xem lại các phần phụ và ôm chặt hơn: Ôi trời, viết nó năm 2020 khi đã 91 tuổi (viết trong đại dịch Covid); ngay sau khi in đã nhận đúp hai giải thưởng của HNV TPHCM và HNVVN; nay – đây, quý 1/2024 là lần tái bản thứ 10, ôi trời!

Đáng để đọc ngày đọc đêm mặc cúm mùa, mặc tết nhất đang uỳnh uỵch đến, mặc hết. Không thể dừng. Càng về sau càng cuốn và nhiều lần tôi gấp sách lại, ứa nước mắt. Hồi ký mà làm được điều này sao? Nhưng đây chỉ là hồi ký thôi mà. Vậy thì điều gì khiến không gian, bối cảnh, các nhân vật chính, chi tiết và chi tiết làm cho nó lớn lao, quyến rũ và nhiều năng lượng như một tác phẩm văn chương đích thực, truyền thống?

Cảm giác như được bay lượn để nhìn xuống một phim trường nát bươm, như hỏa ngục, toàn cõi Việt Nam. Thời gian đã làm cho người viết cất mình lên và rủ rê người đọc cất mình theo, nhìn nhé, bao nhiêu là giai đoạn, nhìn nhé, bao nhiêu là con người tôi nhớ không sót ai tôi nhớ không sót chút gì, cho đến khi tôi quyết hạ bút cho Gánh gánh… Gồng gồng… là 74 năm! Tôi nói tôi viết cho tôi nhưng không ai có 74 năm Việt Nam máu lửa và rồi máu lửa kiểu khác và rồi như hôm nay, phải, tôi không chỉ cặm cụi viết cho mình. Tôi - đồng nghiệp của Bà nghĩ thêm mặc dù và quả quyết viết cho gia tộc bị chia rẽ về Đời tôi thôi, phải, tôi nghĩ: Sự riêng tư của một người luôn tận hiến cho sự tử tế trong mọi hoàn cảnh, tức khắc hiệu ứng năng lượng cũng sẽ chính người viết không ngờ được.

Thời 1946-1954; thời 1955-1975, sau đó và sau đó nữa, đến tận 2020, những cột mốc không có những chứng nhân kiên cường và tài hoa như Xuân Phượng, thế hệ trẻ sẽ không hình dung nổi, trong khi hồi ký kém tràn ngập chung quanh họ, trong khi Lịch sử và Ngữ văn ở nhà trường khiến họ lạc lối và hoang mang như bị đẩy vào một cánh rừng loanh quanh không thật. Đọc một tác giả như Xuân Phượng đủ chưa, không đủ, nhưng sáng rõ và chân thật và sinh động sẽ là cách để bao quát, ngẫm ngợi và cắm cúi bước, phải, phải bước tiếp thôi với cả cái gánh gánh quốc gia dân tộc như Xuân Phượng đã từng, không thể khác.

Cảm ơn cuốn Hồi ký xuất sắc của một người không thể có từ nào hơn để ghi nhận: Một-con-người-phi-thường. Hồ Anh Thái đã cho số điện thoại đây rồi, dù muộn, nhất định tôi sẽ xin đến, chỉ để được ngắm và ôm Bà, ngắm và được chạm vào, vậy thôi.