Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2023

Tiếp theo bài “Ngã nguyện vô cùng”

 Lê Học Lãnh Vân

 

Viết xong bài “Ngã nguyện vô cùng” về sự ra đi của Thầy Tuệ Sỹ, gởi người bạn thân nhờ đọc. Bạn tôi đọc nhiều sách, là người thân cận với Thầy Tuệ Sỹ.

Bạn góp ý như vầy:

“Anh đặt vấn đề không thực tế. Tên Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Quảng Độ… nằm trong sổ đen của chế độ. Hai Thầy không chấp nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam (thành lập năm 1982, chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam). Trái lại, với kiến thức về kinh sách và đạo hạnh cao sâu, hai Thầy đều là lãnh đạo bền bỉ và quyết tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập năm 1964 tại Miền Nam và sau năm 1975 bị đặt ngoài vòng hoạt động hợp pháp. Do đó, tang lễ của Thầy Tuệ Sỹ không thể nào được hệ thống báo chí chính thống đưa tin. Ngoài ra, không thể đưa tin về lòng người kính trọng và tiếc thương Thầy Tuệ Sỹ được, vì như vậy người dân sẽ tự liên hệ so sánh với tầm vóc, đạo hạnh của giới tăng lữ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước chống lưng”.

Rất đồng ý với góp ý của bạn vì thực ra khi viết bài “Ngã nguyện vô cùng”, tôi cũng đã nghĩ tới điểm này.

Tuy nhiên tôi lại nghĩ tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ quá lớn lao, tầm vóc vượt ra ngoài các câu thúc nhỏ nhặt của thời sự và những toan tính chính trị trước mắt. Bài viết về Thầy nên xứng đáng với tầm vóc đó.

Chúng ta thường chê trách thói “bỏ bóng đá người”. Xin hay xem tư cách, tác phong, kiến thức, đạo hạnh, tinh thần dũng mãnh vô úy… nơi Thầy Tuệ Sỹ. Những tính cách đó có đáng được nêu gương, được kính phục không? Những tính cách đó có nên là nền móng căn bản của cá nhân trong một xã hội lành mạnh, chan chứa niềm tin yêu và sẵn sàng cộng tác giữa các thành viên, lồng lộng tinh thần phát triển theo hướng tiến bộ, văn minh không?

Nếu các giá trị và cách sống như trên là tốt đẹp, có ích cho cộng đồng thì dù có GHÉT Thầy Tuệ Sỹ tới thế nào đi nữa, cũng vẫn rất cần phổ biến tin tức này, xiển dương giá trị, cách sống tốt đẹp và tích cực này. Đây là việc có ích cho toàn thể cộng đồng, không thể vì lợi ích của một đoàn thể (Giáo hội nào đó), một phe nhóm riêng nào đó mà bưng bít!

Ngày xưa, thời Pháp thuộc trăm năm trước, ông cha ta từng phấn đấu cho mục tiêu nước Việt “sánh vai cùng cường quốc bốn biển năm châu”. Lúc đó nước Việt còn yếu nhưng tiềm năng to lớn vẫn khiến giấc mơ kia khả thi!

Bây giờ, hãy tưởng tượng một cộng đồng trong đó các thành phần không tôn trọng, không cộng tác nhau, chỉ tranh giành thống trị, và mỗi thành phần khi có lợi thế là đặt quyền lợi của mình trên quyền lợi của toàn thể cộng đồng, bắt các thành phần khác phải tuân phục. Cộng đồng đó có phát triển bền vững được không?

Bài viết này biết trong hoàn cảnh của nước Việt hiện nay, mong ước các thành phần trong cộng đồng đặt quyền lợi cộng đồng cao hơn quyền lợi phe phái riêng là rất rất khó được thực hiện. Tuy nhiên trên đời việc gì cũng có thể. Vỏ ốc biển vẫn được tìm thấy tại chân núi sâu trong đất liền. Tâm chí rộng của Thầy Tuệ Sỹ có thể thấy xa vô cùng tận trong thời gian và không gian. Chỉ cần cố thêm một chút, một chút nữa thôi, nhiều người cùng cố thì tâm nguyện tốt đẹp có thể đạt thành. Đó là Ngã Nguyện Vô Cùng của bậc thức giả. Càng nhiều người trong cộng đồng mang Ngã Nguyện Vô Cùng như vậy, ngày đạt thành càng sớm!

Dù sao đi nữa, lễ tang của Thầy Tuệ Sỹ không bị quấy nhiễu, không có những bài báo chính thống phê phán một cách thiếu căn cứ và/hay thiếu văn hóa. Có hy vọng rằng đó là chỉ dấu của một sự khoan hòa hơn trong tương lai?

Cùng nhau, mong chúng ta sẽ đạt được mục tiêu các thành phần trong cộng đồng cộng tác thay vì thù địch nhau, và cần đạt mục tiêu sớm vì trễ quá sẽ phá hủy nhiều tinh lực quốc gia. Nếu không đạt được mục tiêu này, e rằng giữ cho khỏi tụt hậu xa hơn so với các nước Đông Nam Á cũng đã khó chứ nói gì tới mơ giấc “bốn biển năm châu”. Cứ so sánh Việt Nam với Nam Hàn, Đài Loan… ta sẽ thấy đầy đủ sự minh họa!

Ngày 30 tháng 11 năm 2023