Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Thác là thể phách

Lê Minh Hà

image

 

Ba mươi năm trước theo chồng tới Đức, tay trắng bắt đầu một đoạn đời mới không ngờ dài tới bây giờ. Buổi đầu, chẳng biết ở bao lâu, nên tiến hành công cuộc xin sách từ Mỹ và mượn khắp nơi có thể có nơi này, cốt biết về văn học Việt hải ngoại và qua đó đọc một cách hệ thống văn học Việt ở miền Nam trước 1975. Gặp thầy Thích Tuệ Sỹ qua thơ là nhờ thế. (Em cảm ơn anh Khanh Truong, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Phùng Nguyễn, cảm ơn Nguyen Hoang Linh, anh Cường chị Châu Minh Chau Dang, anh Lee Dinh Van).

Tên Thích Tuệ Sỹ cùng Thích Trí Siêu, Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh hồi đó tràn ngập mặt báo chí hải ngoại. Không phải là tín đồ thuần thành của bất kể tôn giáo nào, mình theo dõi tin tức về các bậc tu hành này thực ra để cốt hiểu về hiện trạng nước nhà, nơi mới rời đi nhưng thực sự là không biết gì nhiều về những lớp sóng cồn lên ở phương Nam sau sự biến 1975. Để rồi đặc biệt lưu tâm tới hai cái tên: Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu.

Rất dễ hiểu: ở các bậc chân tu ấy có một tinh thần trí giả hiếm có, thanh thoát và bền bỉ, không thoát tục mà bay bổng.

Ở thầy Thích Tuệ Sỹ, điều ấy tràn trề qua thơ. Không như nhiều bậc tăng ni ở nhiều đời, qua nhiều thời, làm thơ để nói chí, có lúc vời vợi như Không Lộ thiền sư"muốn kêu một tiếng làm lạnh cả bầu trời", thơ Thích Tuệ Sỹ với mình không phải là thơ nói chí kiểu vậy, cũng không phải thơ của một nhà thơ cả đời thảng thốt với văn chương, mà chỉ như thêm một mạch nước trào ra từ một nguồn xa không dễ tới, không dễ biết. Có điều, từ ngày gặp thơ Thích Tuệ Sỹ, chẳng hiểu sao khi nghĩ tới bốn chữ hùng tâm tráng chí, mình không chỉ còn nghĩ tới "tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên" của cụ Đặng Dung, mà lại thấy trong trí lập tức vọng lên câu "thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn... cười với nắng một ngày sao chóng thế..."

Sẽ có một ngày, thơ ấy, của người này đi vào lịch sử văn học Việt Nam hiện đại cho mà xem!

Ngày bé đi sơ tán hay theo bà ra chùa làng, nghe bà nói chuyện với sư trụ trì, chỉ thấy bạch cụ xưng tôi, nên lâu nay mình rất ác cảm với sự nhiều vị tăng ni mới lớn hoặc mới bắt đầu hành trình tu tập thản nhiên tự xưng là thầy là cô với khách thập phương ngay cả khi họ chưa chắc là Phật tử và gọi người ta là con. Dĩ nhiên, mình từ chối cách xưng hô đó.

Hôm nay, viết mấy dòng này, mình ghi rõ thầy Thích Tuệ Sỹ.

Ông đã sống nhẹ nhõm một cuộc đời không nhẹ nhõm cùng lịch sử Việt đương đại, là một phần của lịch sử ấy với nhiều tư cách, trong đó có tư cách thi nhân. Hơi thơ phóng dật mà tinh tấn ấy nay đứt ở cõi người rồi.

TỬ là SINH vậy.