Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

Ta yêu người bằng vết rạn thời gian

 Lưu Trọng Văn

 

Năm 1925 đám tang cụ Phan Châu Trinh ở Sài Gòn với hàng trăm ngàn người đưa tang trở thành đám tang đường phố lớn nhất từ trước cho đến tận hôm nay dành cho một sĩ phu yêu nước.

Và ngày 24.11.2023 đã đi vào lịch sử của mạng xã hội Việt Nam với đám tang mạng lớn nhất từ trước đến nay dành cho một người con của Nước Việt.

Tràn ngập mạng xã hội là hình ảnh thầy Tuệ Sỹ cùng những lời cảm phục, tôn vinh, tiếc thương thầy của cộng đồng mạng Việc Dân.

Các nhà nghiên cứu chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hoá chính thống của đảng và nhà nước liệu có đặt câu hỏi; vì sao lại có hiện tượng chưa từng có trong lịch sử cộng đồng mạng Việc Dân này?

Một con người ra đi sao lại để quá nhiều tiếc thương của Dân tộc đến vậy trên cộng đồng mạng?

Tại sao nhiều nhà lãnh đạo của chính đảng, của nhà nước hiện nay ra đi lại không hề và không thể có được sự đồng cảm tiếc thương như vậy? Thậm chí có không ít vị sự ra đi của họ lại là sự thở phào nhẹ gánh Dân.

Tại sao?

Một khi dám hỏi, biết hỏi và dám nhận ra sự thật, biết nhận ra sự thật sẽ là minh chứng cần thiết của sự trưởng thành.

Xin chia tay thầy, thưa thầy Phạm Văn Thương - Tuệ Sỹ.

Tên của thầy là Thương – vâng cũng bởi một chữ Thương thôi mà thầy cả 79 mùa trọn vẹn xuân hạ thu đông đều rực lên ánh sáng Dâng hiến: Thương Dân.[*]

Thôi, thầy bình an lên đường nhé, còn lại mãi bao câu thơ rút tơ Thương của thầy.

Con chim ẩn sĩ qua vườn

Làm rơi chiếc bóng bên sườn nước trong

Hỡi ai lẳng lặng giữa dòng

Mà nghe nửa có nửa không bàng hoàng

và:

Người có biết mặt trời kia sẽ tắt

Ta yêu người bằng vết rạn thời gian

và:

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng

Ngón tay nào gõ nhịp xuống rong rêu

Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng

Như sương mai như ánh chớp ban chiều

Viết thêm:

Thầy Tuệ Sỹ khi bị bạo bệnh, các bác sĩ hàng đầu Trung Quốc đã mời thầy qua Bắc Kinh bảo đảm chữa khỏi bệnh mà không tốn đồng nào. Thầy rất quý thời gian còn lại của mình để khát khao hoàn thành nốt những việc viết sách, dịch kinh cho đất nước, nhưng thầy đã từ chối qua Bắc Kinh chữa bệnh.

Trước khi qua đời thầy di chúc như thầy Thích Quảng Độ “được hoả táng rải tro trên Biển Đông.”


[*] Nhiều tài liệu ghi năm sinh của thầy Tuệ Sỹ là 1943. Nhưng trong Cáo bạch của Viện Tăng thống (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất) mà thầy là Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ thì ghi thầy “Trụ thế: 79 năm”, tức sinh năm 1945. (Văn Việt)