Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

Nhớ lại những ngày đầu tiên mới vào học ở trường Mỹ Thuật 42 Yết Kiêu Hà Nội

Nguyễn Thị Hiền

Tôi mới 13 tuổi. Một hôm tôi đang ngồi học trong lớp, bỗng chuyên gia Liên Xô (khi đó trong trường có chuyên gia Liên Xô giảng dạy) ông thầy Kuznhetxôp bước vào lớp xem chúng tôi vẽ.

Ông tiến về phía tôi, nhìn một lúc rồi cầm cặp đựng những bức tranh của tôi giơ cao muốn cho các bạn cùng lớp xem tôi vẽ. Vì ngay từ khi tôi mới 10 tuổi, bố tôi đã rèn cho tôi vẽ, nên hình họa của tôi rất vững vàng.

Ông đang vui vẻ giơ cao cặp vẽ của tôi, bỗng trong cặp tuôn ra một loạt tranh in trên báo Paris Match của Pháp. Có tranh của Pablo Picasso, Salvador Dali, Juan Miro, Vincent Van Gogh, Amedeo Modigliani, v.v.

Ông sững lại, đặt cặp xuống nhìn tôi chằm chằm rồi lạnh lùng bước ra ngoài đi thẳng.

Mấy phút sau thầy giáo gọi tôi lên gặp ban giám hiệu.

Trong phòng từ thầy hiệu trưởng Trần Văn Cẩn, đến thầy Trần Văn Lắm bí thư đảng, đến tất cả thầy cô giáo trong trường ngồi nghiêm cẩn đợi tôi.

Tôi 13 tuổi người nhỏ bé gầy nhom bước vào đứng trước toàn thể hội đồng nhà trường và bắt đầu nghe hàng loạt câu hỏi chất vấn tôi.

Ai cho phép em dám chứa chấp tranh của những họa sỹ này?

Em lấy tranh ở đâu?

Ai đưa cho em? Sao còn bé mà đã dám cất giữ và xem loại tranh như vậy? v.v.

Sau một hồi các thầy cô nghiêm khắc chất vấn, phê bình, cuối cùng thầy hiệu trưởng Trần Văn Cẩn cho phép tôi được nói.

Tôi đã nói với các thầy cô: Tôi nhìn thấy báo bị cắt để các bạn giữ lại các mẫu thời trang, các cô gái xinh đẹp còn vứt vào sọt rác. Nên tôi đã tìm để cất giữ lại những bức ảnh có tranh của các họa sỹ này.

Thầy Lắm hỏi tôi: Bây giờ em cho biết em đã hiểu mình sai chưa? Tôi cho em nói lời cuối trước toàn ban giám hiệu!!!

Tôi đã nói lời cuối với toàn ban giám hiệu như thế này: Thưa các thầy cô, cho em xin lại những bức hình đó ạ.

Một tiếng đập bàn vang lên quát tôi: Từ nãy đến giờ tất cả thầy cô phê bình em mà em vẫn không nhận ra sai lầm của em à???

Tôi lễ phép trả lời: Thưa các thầy cô, em vẫn thấy những bức tranh đó rất đẹp ạ!!!

Và ngay từ năm học đầu tiên tôi đã bị khoanh vùng là một học sinh cá biệt...

Sự trù dập đó đã đi theo tôi suốt những năm học của mình.

Bây giờ nghe chuyện này chắc chắn mọi người sẽ coi như là nghe một chuyện cổ tích không có thực...

image

NHÌN (ký họa bút mực trên giấy)