Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

Chuyện bên lề: "chữ tình ngày lại thêm xuân"

Nhã Duy

image

Tính cả cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Joe Biden vào cuối tuần qua thì kể từ năm 2000, cả năm đời tổng thống Mỹ liên tiếp đều đến Việt Nam, một ngoại lệ tại khu vực Đông Nam Á.
Mỗi chuyến công du đánh dấu một thời điểm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai quốc gia và mang ảnh hưởng khác nhau tùy theo chính sách mỗi đời tổng thống Mỹ về mặt chính trị và đối ngoại. Nhưng có một điều thú vị bên lề là, cả ba tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều trích dẫn những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trong các phát biểu của mình tại Việt Nam.


Những người am hiểu hay nghiên cứu về truyện Kiều có thể bình giải chính xác ngữ nghĩa các câu Kiều này về mặt thi ca, dựa theo nhân vật cùng bối cảnh trong truyện. Còn ở đây, đọc những câu thơ này trong ý nghĩa tương ứng với sự phát triển về mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia để thấy rằng, phía Mỹ đã có một sự chuẩn bị cẩn thận và tinh tế về mặt văn hóa và ý nghĩa khi chọn lọc trong hơn ba ngàn câu thơ của truyện Kiều.
Năm 2000, Tổng thống Bill Clinton trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên ghé thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh, những nhân viên cố vấn của ông đã chọn câu Kiều đánh dấu một giai đoạn mới giữa hai quốc gia, ví như một quy luật tuần hoàn của tự nhiên:
"Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn Đông đà sang Xuân”
Đến năm 2016, Tổng Thống Obama cũng lại lẩy Kiều bên cạnh những câu thơ khác của Lý Thường Kiệt, Văn Cao..., mang ý nghĩa của một sự cam kết, hứa hẹn:
"Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi"

Và rồi đến cuối tuần qua, năm 2023, Tổng Thống Joe Biden lại lẩy Kiều bằng câu thơ diễn đạt mối quan hệ hai quốc gia đã tiến thêm một bước tin tưởng, gắn bó hơn, theo như thoả thuận hợp tác chiến lựợc toàn diện vừa tuyên bố:
"Vinh hoa bõ lúc phong trần
Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày"
Câu Kiều này cũng là sự tiếp nối về tương lai, triển vọng cho Việt Nam khi khép lại màn sương quá khứ cùng cơ hội phía Mỹ đã mở ra cho Việt Nam mà Tổng Thống Joe Biden đã sử dụng, lúc ông còn là phó Tổng Thống tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vào năm 2015:
"Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời"
Không riêng việc lẩy Kiều tại Việt Nam mà việc trích dẫn thi ca, điển tích lịch sử trên chính trường ngoại giao, trong các diễn từ quốc dân hay các dịp lễ quan trọng cũng chẳng là điều xa lạ với các tổng thống Mỹ nói trên. Cùng với Tổng Thống Kennedy, các lễ nhậm chức của các tổng thống Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều có chương trình đọc thơ. Họ là những tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân Chủ và duy nhất đã thực hiện nghi thức này.
Bên cạnh khả năng lãnh đạo và điều hành quốc gia, điều này còn thể hiện một phong cách trí thức, tinh tế và nghệ sĩ tính của những tổng thống được xem là tài ba của nước Mỹ.
Còn với người dân trong nước, "trời còn để có hôm nay", nhìn ở quan điểm chính trị nào thì cũng khó phủ nhận là chính sách ngoại giao của những tổng thống Mỹ kể trên đã giúp cho người dân Việt Nam có được những sự phát triển của ngày hôm nay kể từ sau chiến tranh.
Và hơn hết là cho các thế hệ tương lai nếu có những quyết định khôn ngoan từ các cấp lãnh đạo Việt Nam hôm nay.

Nguồn: https://vietbao.com/p302901a316903/chuyen-ben-le-chu-tinh-ngay-lai-them-xuan-