Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Chính phủ Tình cờ (kỳ 3)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image

SỰ CHỌN BẰNG BỐC THĂM TRONG THỜI CỔ

Vì hầu hết sự dùng rút thăm đương thời (cho các mục đích chính trị, khoa học, và giải trí) đã là các phương tiện được thế tục hóa mà chúng ta thường giả thiết có một sự khác biệt cốt yếu giữa những sự dùng rút thăm thế tục và tôn giáo, mà không thậm chí nghi vấn sự thích đáng lịch sử của một sự phân biệt như vậy. Cuốn sách này không nghi ngờ gì cùng chia sẻ ít nhất một chút giả thiết này khi nó tập trung vào sự rút thăm trong chính trị. Trong khi sự rút thăm bói toán được thực hành trong các nền văn minh đa dạng rộng, sự dùng chính trị của sự chọn bằng bốc thăm đã phát triển đặc biệt – tuy không riêng – ở phương Tây, nơi nó trở nên phổ biến và ngày càng được duy lý hóa. Mặc dù một điều tra nghiên cứu có tính hệ thống về các nguồn không-Tây phương sẽ chắc có khả năng phát hiện một số sự ngạc nhiên, tại giai đoạn hiện thời của thuật chép sử, chúng ta chỉ có thể nói rằng Trung Quốc dưới các triều đại Minh và Thanh đã chứng kiến một sự phát triển tương tự của các thực hành rút thăm (Will 2020).

Sự rút thăm trong Tôn giáo, Chính trị, và Trò chơi May rủi

Là quan trọng để hiểu rằng sự phân đôi giữa sự rút thăm chính trị và tôn giáo đã không – và không – hiển nhiên. Tại Tây Á, Hy Lạp, và Rome, không sự phân biệt rõ rệt-và-nhanh nào được đưa ra giữa tôn giáo và chính trị: Tôn giáo đã là một sự tham gia công dân, và nhiều hành động chính trị được nhúng bên trong các nghi lễ tôn giáo. Sự chọn bằng bốc thăm được gồm trong một dải rộng của các hoạt động, kể cả các thực hành bói toán và những gì ngày nay có thể gọi là các thực hành chính trị, nhưng các chiều tôn giáo hay ít nhất nghi lễ của chúng tuy nhiên đã vẫn quan trọng. Thoạt nhìn, những sự giống nhau giữa các dụng cụ được dùng đầu tiên ở Tây Á, Hy Lạp cổ xưa, và Rome Cổ xưa là nổi bật, về mặt cả sự dùng chính trị và sự dùng bói toán của việc rút thăm. Tại Rome, tất cả các hoạt động chính trị đều đã được nghi lễ hóa. Mặc dù bây giờ chúng ta phân biệt giữa sự chọn ngẫu nhiên về mặt may rủi thuần túy và sự chọn ngẫu nhiên như sự tiết lộ ý chí thần thánh, sự phân biệt này đã có ít tầm quan trọng trong phần lớn lịch sử cổ xưa.

Chiều nghi lễ của sự rút thăm được minh họa trong sử thi Homeric, nơi thủ tục đi với một lời cầu nguyện cho các vị thần (Berthout 2017; Demont 2000). Trong một thời gian dài, và đi theo bước chân của các lý lẽ do Fustel de Coulanges (1891) đưa ra, ý tưởng rằng sự chọn bằng bốc thăm đã chủ yếu là một vấn đề tôn giáo trong thời Cổ đã thắng thế. Tình hình này bắt đầu thay đổi, tuy vậy, với công trình của Hansen (1991). Với vài ngoại lệ (Demont 2020), quan điểm được chấp nhận ngay nay là sự thực hành rút thăm phần lớn đã tách khỏi ý nghĩa tôn giáo vào thời nó được áp dụng trong nền dân chủ triệt để của Athens thế kỷ thứ năm và thứ tư BCE (trước công nguyên). Hơn nữa, tổng quan về pháp quan (magistral overview) được Irad Malkin (sắp xuất bản) đề xuất có khuynh hướng làm mất tín nhiệm luận đề về nguồn gốc tôn giáo của sự rút thăm và cho thấy rằng ngay từ Thời Cổ xưa, việc rút thăm đã không mấy liên quan đến ý tưởng về phát hiện ý chí thần thánh trong hầu hết các thực hành Hy lạp; sự bói toán đặc biệt chỉ liên quan đến các lời sấm truyền. Là đúng rằng sự chọn bằng bốc thăm được tổ chức ở Theseion ngay từ thế kỷ thứ tư BCE: Sự mô tả của tác giả The Athenian Constitution (Hiến pháp Athen) về sự rút thăm bồi thẩm đoàn nhân dân minh họa một thủ tục công dân được nghi thức hóa. Tuy vậy, chiều nghi lễ này không ngụ ý rằng khi Athens tiến hành chọn ngẫu nhiên các công dân cho các chức vụ công trong thế kỷ thứ năm, họ tin họ đã tiết lộ ý chí của các vị thần. Sau khi Cộng hòa Roma sụp đổ, mặc dù chiều nghi lễ đã tiếp tục quan trọng (có lẽ thậm chí căn bản), ý tưởng rằng ý chí của các vị thần được bày tỏ mỗi lần các chức vụ công được phân bổ bằng thăm đã không còn là một niềm tin được đa số công dân (hay, nếu chúng ta tin Cicero [1923], ít nhất hầu hết công dân “được khai sáng”) chia sẻ nữa. Từ quan điểm này, là quan trọng rằng máy xổ số Athen, kleroterion (có niên đại từ thế kỷ thứ tư BCE), cũng như thùng luân chuyển Roma, urna versatilis (có niên đại từ thế kỷ thứ nhất BCE), đã không được dùng cho các mục đích bói toán. Tuy nhiên, đã chỉ trong Thời Trung Cổ Kitô mà các chuẩn mực cai quản các thực hành tôn giáo và hoạt động chính trị phân kỳ triệt để về sự dùng rút thăm; cũng chỉ vào điểm này mà sự phân biệt giữa hai thứ bắt đầu được lý thuyết hóa.

Sors Divinatoria và Sors Divisoria (Rút thăm Bói toán và Rút thăm Phân bổ)

THOMAS AQUINAS: SỰ DÙNG KHÁC CỦA SỰ RÚT THĂM. Sự phân biệt giữa những sự dùng chính trị và tôn giáo của sự rút thăm, tuy vô nghĩa trong nhiều nền văn minh cổ xưa, đã trở thành một vấn đề lớn trong thời Trung Cổ và với sự lên của đạo Kitô. Thomas Aquinas (1225–1274) là người đầu tiên đã xác lập sự phân biệt nghiêm ngặt giữa hai thứ. Trong đoạn về sự bói toán trong Summa Theologica (1269–1272) (Aquinas 2010, Phần II, câu hỏi 95) của ông và một chuyên luận nhỏ gọi là De Sortibus (1270–1271) (Aquinas 1963), ông giải thích rằng có “ba loại bói toán: (a) sự bói toán bằng việc kêu gọi các ma quỷ; đấy là tầm hiểu biết của các thầy đồng gọi hồn; (b) sự bói toán bằng việc dự tính vị trí hay chuyển động của đối tượng lạ; đấy là tầm hiểu biết của các thầy bói; và (c) sự bói toán bằng việc thực hiện các thực hành nào đó nhằm để phát hiện ra cái bị che giấu; đấy là sự rút thăm.” (Aquinas 2010, Phần II, câu hỏi 95, mục 3).

Các lý do căn bản cho hai loại bói toán đầu tiên là các sự đối lập hoàn toàn của nhau. Cái thứ nhất, bất hợp pháp, gồm sự trực tiếp gọi ma quỷ hiện lên, thử một cách bất hợp pháp để thấy rõ ý chí thần thánh, và có lẽ rơi vào sự mê tín – hai thực hành sau rốt cuộc chẳng khác gì việc lén lút để cho ma quỷ hành động. Ngược với hình thức ma quỷ này của sự bói toán, bị lên án vì các lý do cả thần học và duy lý (mà được Cicero 1923 xác lập rồi), Thomas Aquinas mô tả một hình thức bói toán hợp pháp được các thầy bói thực hành. Hình thức đó gồm việc phân tích và diễn giải các hiện tượng tự nhiên nào đó để tiên đoán tương lai. Theo Aquinas (2010; 1963), nó là cả hữu ích và cần thiết để tham khảo chuyển động của các ngôi sao để quản lý tốt hơn các chu kỳ nông nghiệp, hoặc bằng việc trực tiếp phân tích các chuỗi nhân quả (sự chuyển động của các ngôi sao, chẳng hạn, dẫn đến các sự che khuất và như thế có một ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ thể tự nhiên), hay bằng việc tìm các manh mối đến các động lực nhân quả không thể nhận ra ngay lập tức (các đường bay của chim hay hành vi của các động vật nói chung có thể tiết lộ các sự kiện tự nhiên đang diễn ra mà con người không thể trực tiếp phát hiện). Loại này của sự bói toán có thể là chủ đề cho một quá trình duy lý hóa.

Loại bói toán thứ ba xứng đáng một sự mô tả riêng của nó: Nó là một loại điểm giữa đường giữa hai hình thức kia. Trong Summa Theologica, nó được định nghĩa như một quá trình “được thực hành bởi sự quan sát các thứ nào đó được tiến hành nghiêm túc bởi con người trong sự tìm kiếm sự huyền bí, dù bằng rút thăm, mà được gọi là ‘phong thủy’; hay bởi sự quan sát các hình thù sinh ra từ chì nóng chảy rót vào nước; hay bởi sự quan sát tờ nào trong vài tờ giấy, với hay không với sự viết trên chúng, mà một người có thể tình cờ rút ra; hay bởi việc giữ vài chiếc đũa không bằng nhau và lưu ý ai rút chiếc dài hơn hay ngắn hơn; hay bởi việc tung súc sắc, và quan sát ai tung số điểm cao nhất; hay bởi việc quan sát cái gì bắt mắt khi người ta mở một cuốn sách, tất cả thứ đó được gọi tên là ‘bói thẻ’” (Aquinas 2010, Phần II, câu hỏi 95, mục 3).

Trong De Sortibus, Aquinas (1963) phát triển thêm các suy ngẫm của ông về chủ đề. Aquinas cho một nền tảng thần học mới cho sự lên án các thực hành bói toán dựa vào may rủi (sors divinatoria, hay sortes sanctorum), mà Giáo hội đã cấm kể từ Hội đồng Vannes trong năm 462 CE (sau công nguyên), nhưng tuy nhiên vẫn phổ biến, thậm chí bên trong bản thân Giáo hội. Sự bàu Giám mục Orleans trong thế kỷ thứ năm CE chứng thực cách dùng này. Theo truyền thuyết, sau khi một trẻ thơ, mà quá trẻ để nói, đã chọn ngẫu nhiên các lá phiếu trên đó có tên của các các ứng viên, nó tự phát có được khả năng để nói và công bố kết quả, mà được xác nhận bởi việc ngẫu nhiên mở ba sách thiêng, tất cả các câu thơ ngẫu nhiên đều chứa các điềm báo thuận lợi cho giám mục mới được bàu (Courcelle 1953, p. 202). Kỹ thuật tham khảo các văn bản thiêng đã phổ biến và thường xuyên được nhắc tới trong đời của các thánh. Một logic tương tự chạy suốt cuộc đời và các công trình của Thánh Augustine (1909, Book VIII, Chương XII, 29). Hội nghị Tôn giáo Barcelona được tổ chức trong năm 599 đã lập kế hoạch cho sự rút thăm được tổ chức giữa hai hay ba người “được chọn bởi giới tăng lữ và nhân dân” để chọn Giáo Hoàng (Vives 1963, pp. 159–160; Maleczek 1990, p. 130). Cuộc đời của Thánh Francis xứ Assisi (1180–1226) cũng được đánh dấu bởi các thực hành rút thăm (Rocquain 1880, pp. 457–474). Tuy vậy, Sắc lệnh Gratian (Decretum magistri Gratiani), được viết giữa 1139 và 1158 mà đã giúp thiết lập luật giáo hội, rõ ràng đã lên án sự thực hành. Trong khung cảnh của một sự thảo luận về các thực hành bói toán, các bình luận Gratian về ý tưởng rằng “sự may rủi không phải là tội lỗi; nó là cái gì đó mà cho biết ý chí thần thánh ở giữa sự ngờ vực con người.” Gratian cũng viết:

Chúng ta đáp lại như vậy: trước khi các Sách Phúc âm hưng thịnh, nhiều thứ đã được phép, mà kể từ đó đã bị xóa bỏ hoàn toàn trong thời đại kỷ luật hoàn hảo hơn của chúng ta. Ví dụ, hôn nhân của các tu sĩ, hay của những người có họ hàng, đã không bị cấm bởi các luật cổ xưa, các luật của Sách Phúc Âm, hay các luật của các Tông đồ, nhưng tuy nhiên bị luật giáo hội cấm hoàn toàn. Hơn nữa, chúng ta thừa nhận rằng không có thiệt hại nào trong [hành động rút] thăm, nhưng sự thực hành bị cấm đối với những người trung thành, vậy nên họ không bị cám dỗ để quay lại những sự sùng bái thần tượng cũ dưới vỏ bọc của sự thực hành bói toán (Decretum magistri Gratiani, [1879] Câu hỏi II, C. I. Xem cả C. VII.)

Tuy vậy, tính độc đáo của Thomas Aquinas nằm ở nơi khác. Ông xem xét sự dùng tăng lên của sự rút thăm cho các pháp quan (magistrate) trong các Công xã Italia, khi cái sau đã phát hiện lại một thủ tục mà rõ ràng đã biến mất trong hàng thế kỷ; ông cũng lý lẽ ủng hộ sự cấm các thủ tục rút thăm cho các vị trí Giáo hội chính thức, một sự cấm mà thực ra được Giáo Hoàng ban hành vài thập niên sớm hơn (Aquinas 2010).[1] Bằng việc phân biệt ba kiểu rút thăm khác nhau, Thomas Aquinas cung cấp một cơ sở thần học cho sự cấm rút thăm trong luật giáo hội. Loại thứ nhất, mà ông gọi là “sự rút thăm phân bổ” (sors divisoria) được ông cho là chính đáng nhất. Thủ tục này có thể được dùng trong công việc thế tục khi là không rõ làm sao để phân bổ các hàng hóa hay gán các chức năng. Nhưng kể từ khi Giáo hội trở thành một định chế, nó bị cấm khỏi việc dùng các biện pháp thiết thực như vậy: Để làm vậy sẽ là xúc phạm đức Thánh Linh và sự khôn ngoan mà nó đã ban cho giới tăng lữ của nó, nhất là các giám mục của nó. Hệ thống thứ bậc có thể luôn luôn được dựa vào trong các trường hợp bất đồng. Kiểu chọn thứ hai, sors consultatoria (“sự rút thăm tham khảo”), cũng được phép trong chỉ riêng công việc thế tục: Nó gồm việc để một quyết định cho sự may rủi khi là không rõ để lấy bên nào sau khi vét cạn các năng lực lập luận của người ta. Lọai thứ ba, được gọi là “sự rút thăm bói toán” (sors divinatoria), kéo theo sự nài xin quá mức đến sự phán xét của Chúa dùng các kỹ thuật bói toán. Thomas Aquinas lặp lại sự cấm của ông và thậm chí mở rộng nó, cho rằng sự rút thăm bói toán có thể chỉ kéo theo một hiệp ước với Ma quỷ hay, ít nhất, cho phép ma quỷ can thiệp vào công việc con người; sự nghiêm trọng của tội liên quan phụ thuộc vào loại bói toán được thực hành. Sau ông, sự đối lập đặc biệt cốt yếu giữa sors divisoria sors divinatoria đôi khi được bày tỏ bằng các từ Latin khác, cụ thể là sortitio (sự rút thăm) và sortilegium (bùa mê) (Stollberg-Rilinger 2014a).

Bằng việc dựa tự do vào phân tích của Aquinas và các cố gắng khác nhau khác để phân loại những sự dùng khác nhau của sự rút thăm mà bắt đầu nổi lên trong thời Trung Cổ, ngày nay chúng ta có thể đề xuất một loại hình học (typology) dựa vào công trình được Cristiano Grottanelli (2001) thực hiện. Từ quan điểm của các học giả thế kỷ thứ hai mươi mốt, những sự dùng rút thăm có thể được chia thành ba loại chính: (1) “sự rút thăm phân bổ” (sors divisoria) mà gồm sự phân bổ ngẫu nhiên các hàng hóa hay chức năng; (2) bói thẻ (sors divinatoria), một loại đặc thù của sự bói toán dùng việc rút thăm (hay, để dùng một loại từ vựng khác, tiên tri, hay sự hiểu biết về thần thánh); (3) các thực hành khác, kể cả các trò chơi may rủi và sự dùng khoa học và thống kê của các xác suất (xem Bảng 1.1).

Các loại này đến lượt có thể được chia nhỏ thêm. Sự rút thăm phân bổ (sors divisoria) có thể kéo theo sự phân bổ các hàng hóa, các vị trí, hay các chức năng. Bói thẻ (sors divinatoria) có thể kéo theo sự tiết lộ số phận của ai đó hay sự bày tỏ của một ý chí thánh thần, với hai thứ này hơi khác nhau một chút. Trong thực tế, số phận

BẢNG 1.1 Các thực hành rút Thăm

Phân bổ các hàng hóa và chức năng:

Rút thăm phân bổ (Sors divisoria)

Bói thẻ: Rút thăm bói toán (Sors divinatoria)

Các thực hành khác

Các trò chơi may rủi

Sự dùng khoa học của may rủi

Phân bổ các hàng hóa bằng bốc thăm: đất, các lãnh thổ, của cải, bất động sản, các khoản chăm sóc sức khỏe hiếm, vân vân. Phân bổ “tiêu cực”: các sự trừng phạt, sự giết hại (decimation), cưỡng bách tòng quân, các thuế vân vân.

Phân bổ các chức năng: các vị trí chính trị, quân sự, hay tôn giáo.

Tiết lộ một số phận

Bày tỏ một ý chí thần thánh

Các trò chơi súc sắc và các xương gót chân (vài ngàn năm BCE); xổ số (Trung Quốc 200 BCE, Đế chế Roma, châu Âu thế kỷ thứ 15; chơi bài (Trung Quốc thế kỷ 19, châu Âu thế kỷ 14); lotto (Genoa, thế kỷ 16) vân vân

Xác suất (sử dụng: cuối Thời Trung Cổ; lý thuyết: thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 19).

Các cuộc thăm dò (thế kỷ thứ 20)

Phân bổ quyền lực chính trị được xem như các tài sản trên những người bị trị và các hàng hóa của họ, hay để chia sẻ một phần của các lợi ích chung

Sự rút một đồ vật (sors, cleros – bói thẻ theo nghĩa nghiêm ngặt nhất), bói bài, chọn ngẫu nhiên một trang sách (bói sách); bói dùng súc sắc hay xương gót chân, đũa nhỏ (bói đũa); đốt mai rùa (bói mai rùa) vân vân.

Phân bổ các hàng hóa và các chức năng như số phận được tiết lộ hay sự biểu lộ ý chí thần thánh

Diễn giải sự may mắn hay sự không may trong các trò chơi như một dấu hiệu của số phận hay (hiếm hơn) ý chí thần thánh

Sự dùng tiềm năng của cùng các dụng cụ cho sự rút thăm phân bổ, bói toán, và các trò chơi may rủi; hay giữa các thực hành khoa học và phi-khoa học (rút thăm số [digital]); chuyển dịch kỹ thuật từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác

Dùng xác suất, mẫu đại diện

---

Dùng xác suất, mẫu đại diện

có thể nhắc đến một vương quốc siêu nhiên hay một trật tự vũ trụ mà không gồm ý chí cá nhân của một vị thần, và ý tưởng về số phận hay định mệnh có thể vẫn còn trong các sự dùng nghi lễ ngay cả khi sự thế tục hóa và duy lý hóa đã làm mất uy tín niềm tin vào sự can thiệp trực tiếp của các thánh thần xuống trái đất. Bói thẻ hơn nữa có thể nhắc đến các kỹ thuật khác nhau. Các trò chơi may rủi có thể được chia thành nhiều hạng khác nhau, phụ thuộc vào các dụng cụ được dùng. Và cuối cùng, tính toán xác suất và sự lấy mẫu ngẫu nhiên trong thống kê học và các cuộc thăm dò có một lịch sử lịch sử khác, cái thứ nhất (xác suất) được dùng trong cuối Thời Trung Cổ trước khi được lý thuyết hóa trong các thế kỷ thứ mười bảy đến thứ mười chín, cái thứ hai (thống kê học) vào cuối thế kỷ thứ mười chín và cái thứ ba (các cuộc thăm dò) trong thế kỷ thứ hai mươi.

Những sự phân biệt này tất nhiên phần lớn là giải tích. Bất kể áp dụng nào của loại hình học này phải xét rằng nó được trau chuốt trong thời đại đương thời, nơi các sự dùng tôn giáo và chính trị của sự rút thăm nói chung là các thực hành phân biệt, cái gì đó mà đã không luôn thế trong thời Cổ. Trong lịch sử, các lĩnh vực khác nhau đã ảnh hưởng lẫn nhau, và những sự chuyển giao đã xảy ra thường xuyên. Sự thống nhất ban đầu của sự rút thăm phân bổ (sors divisoria) đã bắt nguồn từ một quan điểm về quyền lực như một loại tài sản trên người dân, các lãnh thổ, và các đối tượng di động, hay như một quyền để đòi một phần của các hàng hóa công của một cộng đồng chính trị. Về khía cạnh đó, là logic để nhầm lẫn sự phân phối các hàng hóa với sự phân bổ các chức năng. Hơn nữa, sự tiết lộ các số phận và sự bày tỏ ý chí thần thánh thường có các ranh giới thay đổi, nhất là trong các xã hội nơi niềm tin vào hành động tự nguyện của các sức mạnh siêu nhiên là mạnh. Ý tưởng rằng sự rút thăm phân bổ có được tầm quan trọng của nó từ sự can thiệp của Chúa hay sự hiện hình khác nào đó của thần thánh cũng đã rất phổ biến suốt lịch sử. Ngược lại, tính toán xác suất và thống kê học đã ảnh hưởng đến các trò chơi may rủi như xổ số trong các thế kỷ qua, cũng như sự rút thăm chính trị kể từ các năm 1970. Trước kia, các trò chơi may rủi thường được xem như sự tiết lộ của ý chí thần thánh. Ví dụ, súc sắc Roma đã không vuông vắn hoàn hảo, có nghĩa rằng một số mặt đã chắc có khả năng hiện ra hơn các mặt khác; việc này không được xem là một vấn đề, tuy vậy, bởi vì sự may rủi nghiêm ngặt đã không cần thiết, vì những người thắng được xem như được số phận ủng hộ. Chỉ muộn hơn nhiều, trong thế kỷ thứ mười ba, ở các phần Âu châu nào đó người ta bắt đầu ghi một cách có hệ thống vì sao các trò chơi súc sắc hoạt động theo cách chúng hoạt động; đồng thời, bản thân các con súc sắc đã trở nên ngày càng đồng đều hơn.[2] Vì thế, là rõ rằng các kỹ thuật và các dụng cụ rút thăm đã thường là cùng như các thứ được dùng bởi các trò chơi may rủi, bói toán, và chính trị. Ngược lại, sự tạo ra các dụng cụ đặc thù như kleroterion nói chung đã đánh dấu sự tự trị tăng lên của một lĩnh vực khỏi lĩnh vực khác, cũng như sự tự trị tăng lên của chính trị đối với tôn giáo.

Một sự xem xét ngắn từ nguyên học (etymology) tiết lộ vài mối quan hệ giữa các thực hành khác nhau dựa vào một cách tiếp cận hợp lý đến cơ hội ngẫu nhiên. Có vài liên kết ngữ nghĩa giữa từ vựng may rủi nói chung, và từ vựng của các trò chơi may rủi (Biville 2020). Trong ngôn ngữ Roma và các ngôn ngữ bị tiếng Latin-ảnh hưởng, như tiếng Anh, từ “hazard (may rủi)” đến từ az-zahr tiếng Arabic, một trò chơi súc sắc. Trong thời Trung Cổ, sau đó nó nhắc đến một trò chơi súc sắc cụ thể gọi là azar. Từ tiếng Anh “chance (may rủi),” từ cadentia tiếng Latin, đầu tiên có nghĩa là cách con súc sắc lăn (hay rớt, theo nghĩa đen). “Case,” từ casus tiếng Latin, một sự kiện (từ cadere, rơi), có cùng từ nguyên, dẫn đến caso trong tiếng Italia, có nghĩa là may rủi; trong tiếng Đức Zufall (chance) và Fall (case) cũng biểu lộ các vết tích của hành trình từ nguyên này. Trong tiếng Latin, alea đã cũng là một trò chơi súc sắc. Từ Pháp sort (số phận), từ sors, sortis tiếng Latin, cũng nhắc đến một loại súc sắc được dùng trong thời Cổ để hỏi ý kiến một nhà tiên tri. Cũng thế, từ tratta, mà chỉ rõ thủ tục theo đó sự rút thăm chính trị hoạt động ở Florence, chia sẻ một số mối quan hệ với từ vựng súc sắc này: lời kêu nổi tiếng của Caesar trước khi vượt ngang sông Rubicon, alea iacta est được dịch thành tiếng Italia như il dado è tratto. Trong tiếng Pháp, các thành ngữ tirer au sort tirer les dés dùng cùng động từ. Trong cả hai ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy các nguồn gốc chung của việc rút các đồ vật và việc đổ súc sắc. Từ Hy lạp kleros, tuy vậy, mà từ đó kleroterion bắt nguồn chắc là từ duy nhất có một nguồn gốc khác: Nó nhắc đến “sự may rủi,” nhưng cũng đến “số phận (lot)” hay “đặc quyền” của người ta, nhất là trong khung cảnh của các dàn xếp thừa kế (Demont 2010, p. 2). Từ nguyên này cũng xuất hiện trong thuật ngữ muộn hơn “lottery (xổ số)” và “sự chọn bằng (lot) thăm.” Trong các ngôn ngữ dựa vào tiếng Latin hay bị tiếng Latin-ảnh hưởng, “clergy (tăng lữ)” đến từ kleros Hy lạp, tiết lộ sự thực rằng trong thời gian dài trong thời kỳ Hellenistic, các tu sĩ được chọn bằng lot (thăm).

Về phần sors tiếng Latin, nó nhắc đến mảnh giấy da hay các đồ vật khác được rút từ một bình chứa để tiên đoán tương lai, hay để gán các chức năng hay lot (số phận). Tuy vậy, nó cũng nhắc đến số phận hay định mệnh – sort trong tiếng Pháp và sorte trong tiếng Italia cả hai đều bắt nguồn từ từ này, cũng như từ ngữ “sortilege” trong tiếng Anh. Từ tiếng Anh “sortation (sự rút thăm),” cũng như các bản dịch tiếng Pháp và Italia của nó (tirage au sort sorteggio), có một từ nguyên tương tự. Hơn nữa, từ “lot” đã bảo tồn hai ý nghĩa của sors tiếng Latin. Từ nguyên ngày vẫn đang sống và sống tốt ngày nay trong các từ hiện đại “lottery (xổ số)” và “ballot (lá phiếu)” – từ sau có nguồn gốc từ các thực hành bầu cử Venetia mà đã gồm ballotte, hay các viên bi nhỏ bằng sáp chứa tên của ứng viên, cũng như ballottino, hay cậu bé chịu trách nhiệm rút các viên bi.

Sự rút thăm ở Tây Á Cổ xưa và Vùng Địa Trung hải

Các nguồn lịch sử từ các nền văn minh Hy lạp, Roma, và Kitô Cổ xưa chứng tỏ rằng sự dùng rút thăm bói toán và chính trị đã không nhất thiết đi cùng nhau. Tuy vậy, đồng thời sẽ là ngu xuẩn để bỏ qua các mối quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau nơi sự rút thăm được thực hành. Tại Tây Á, chẳng hạn, trong khi sự dựa vào rút thăm đã phổ biến, nó đã không gồm sự phát triển của hình thức thuần túy chính trị của sự rút thăm, nó cũng đã chẳng dẫn tới nền dân chủ triệt để như được thực hành ở Athens.

Ở Mesopotamia Cổ xưa, sự rút thăm phân bổ (qua rút các đồ vật từ một bình chứa) được dùng để phân bố các sự thừa kế giữa các con cháu và để gán các trách nhiệm thánh đường khác nhau. Rút thăm đã tồn tại trong nền văn minh Hittite (được chữ ghi Sumer [Sumerogram] KIN chỉ rõ), nơi sự vẽ ngẫu nhiên các lot (các thăm-isqu) giữa những người có địa vị ngang nhau được dùng để phân phối các hàng hóa vật chất. Nó cũng được nhắc đến trong các huyền thoại, nơi trời, đất, và địa hạt ở giữa được chia giữa các Thần Anu, Ellil, và Enki – với thần sau như vậy được trao một số phận, vì sự rút thăm phân bổ và bói toán được liên kết mật thiết. Ở Assyria, quan chức được lấy tên, trao tên của mình cho Năm Mới, được chọn ngẫu nhiên dùng việc rút một viên sỏi (puru). Thực hành này cũng đã có một chiều bói toán, như nghi lễ tiết lộ ai được các Thần chọn cho nhiệm vụ mục sư trong năm (Oppenheim 1977, pp. 208–209; Milano 2020; Schemiel 1999, chương 4).

Puru cũng xuất hiện trong Kinh thánh với một nội hàm tôn giáo mạnh trong câu chuyện của Esther về các thăm (purim) được Haman rút, một chiến lược có ý định để thuyết phục vua Assyria để diệt tất cả những người Do thái của vương quốc vào ngày được xác định bởi việc rút thăm: “Trong năm thứ mười hai của Vua Xerxes, trong tháng đầu tiên, tháng Nisan, pur (tức là, thăm) được rút trong sự hiện diện của Haman để chọn một ngày và tháng. Và thăm rơi vào tháng thứ mười hai, tháng Adar” (Ester, 3:7. Xem cả Ester, 9:20–24). Ester đã tìm được cách để vạch trần âm mưu và cuối cùng chính Haman, tể tướng tổ chức nó, đã bị hành hình. Những người Do thái sau đó đã biến ngày được chọn thành một ngày lễ gọi là Purim, Ngày Lễ Thăm. Nói tổng quát hơn, việc rút thăm phân bổ ngẫu nhiên (goral) được nhắc đến suốt kinh Cựu ước và rất thường liên kết với các thực hành bói toán (qesem). Ví dụ nổi tiếng nhất là khi Saul trở thành Vua Israel:

Rồi Samuel bảo tất cả các bộ tộc Israel đến gần, và bộ tộc Benjamin trúng thăm. Ông bảo bộ tộc Benjamin đến gần theo từng gia tộc của nó, và gia tộc Matrites trúng thăm; và Saul con trai của Kish trúng thăm. Nhưng khi họ tìm ông, đã không thấy ông. Cho nên họ lại hỏi Chúa, “Còn một người vẫn đến?” Và Chúa nói, “Kìa, ông ấy ẩn náu giữa đống hành lý.” Rồi họ chạy và đưa ông ra từ đó. Và khi ông đứng giữa dân chúng, ông cao hơn bất cứ người nào từ vai ông trở lên. Samuel nói với toàn dân, “Anh em có thấy người được đức Chúa chọn không? Chẳng có ai giống ông giữa tất cả dân chúng.” Và toàn dân hô, “đức Vua vạn tuế!” (Samuel 10:20–24)

Ở đây lần nữa, câu chuyện cho thấy rõ ràng rằng sự rút thăm liên tục đã tiết lộ người được Chúa chọn rồi. Có vô số đoạn trong Cựu Ước bày tỏ logic tương tự (Xem chẳng hạn Dân Số [Numbers], 26:52–56; I Cr 24–26).[3] Hubertus Buchstein đã nêu bật một cách đúng đắn rằng về khía cạnh này, sự tương phản với Tân Ước là nổi bật. Tân Ước không gồm các thực hành rút thăm, chẳng hạn khi Matthias được chọn bằng rút thăm chống lại Joseph Barsabbas để trở thành một sứ đồ sau khi Judas bị thất sủng:

Và cầu nguyện, họ nói: “Lạy Chúa, ngài biết lòng mọi người, hãy làm rõ ai trong hai người này ngài đã chọn, Để chiếm chỗ mục sư và sứ đồ này, mà từ đó Judas đã vi phạm, để ông ta có thể vào chỗ của hắn.” Và họ đã cho họ thăm, và Matthias đã trúng thăm, và ông được tính vào mười một sứ đồ. (Công vụ Các Sứ đồ [Acts] 1:15–26)

Tuy vậy, những sự nhắc tới như vậy là ngắn gọn hơn nhiều. Sự lên án muộn hơn của Giáo hội về sự rút thăm bói toán đã nhấn mạnh sự khác biệt này. Tuy nhiên, khi những người Tin lành đã phát hiện lại Kinh thánh vượt ra ngoài các hạn chế của thần học Roma, họ đã có khả năng phục hồi vài kỹ thuật rút thăm cho các mục đích tôn giáo trong một số cộng đồng kháng cách và Calvinist (Buchstein 2009).

Trong thế kỷ thứ năm BCE, đã vẫn có nhiều ví dụ về sự rút thăm ở Tây Á và lòng chảo Địa Trung hải. Herodotus nhắc đến vài ví dụ nơi thăm được rút để chia các chiến lợi phẩm chiến tranh, và còn những ví dụ khác nơi quá trình được dùng để gán các trách nhiệm thời chiến khác nhau. Ông công nhận những người Lydian với việc sáng chế ra các trò chơi may rủi và mô tả làm thế nào trong một nạn đói, những người Lydian cũng đã xác định ai sẽ bị đi đày bằng việc rút thăm. Ông gợi ý rằng những người Cyrenian đã dùng thủ tục tương tự để chỉ định năm nhà mạo hiểm mà phải đi thám hiểm Sa mạc Libyan. Những người Ba Tư cũng thế đã dùng sự rút thăm để chỉ định một lính đặc công chịu trách nhiệm bắt hay ám sát Oroetus, một phó vương không chịu vâng lời. Herodotus (2008, I, 94, 167; II, 32; III, 25, 84–86, 128; IV, 68, VII, 23; XXX) nói thêm rằng các binh lính của Cambyses vua Ba Tư, bị nạn đói quấy rầy trong cố gắng của họ để chinh phục Ethiopia, đã được giảm bằng sự bốc thăm, chọn một trong số mỗi mười người để bị giết và bị các đồng đội của anh ta ăn thịt. Sự rút thăm cũng được dùng ngoại lệ – mặc dù theo một cách gian lận – để chỉ định Darius I như Vua của những người Ba Tư (Cordano and Grottanelli 2001).

Herodotus cũng mô tả một sự dùng độc nhất, huyền thoại hơn của sự rút thăm: Mỗi 5 năm, những người Thracian chọn ngẫu nhiên một sứ giả chịu trách nhiệm mang các yêu cầu của họ đến Chúa của họ, Salmoxis. Thủ tục như sau, theo Herodotus (2008, IV, 93–96): Tin vào cuộc sống sau cái chết, những người Thracian chọn bằng rút thăm tên của một sứ giả trước khi bắt ông ta phải chịu một loại thử thách. “Đấy là cách gửi của họ: Ba cây giáo được giữ bởi những người được chỉ định; những người khác túm lấy tay và chân của sứ giả tới Salmoxis, và đu đưa và quăng ông ta ở trên cao lên đỉnh cây giáo. Nếu ông ta bị sự quăng giết, họ tin rằng các thần xem họ với sự ưu ái; nếu ông ta không bị giết, họ đổ lỗi cho bản thân sứ giả, cho rằng ông ta là một người xấu, và gửi một sứ giả khác vào chỗ của ông mà họ đổ lỗi. Trong khi người vẫn sống mà họ buộc tội ông với thông điệp.”

Sự rút thăm đã là một thực hành phổ biến ở Tây Á và lòng chảo Địa Trung hải cổ xưa, lấy hình thức của các trò chơi may rủi cũng như sự rút thăm bói toán và phân bổ; các ranh giới giữa các thực hành khác nhau này đã vẫn lỏng. Sự rút thăm phân bổ cho các pháp quan đã chẳng bao giờ đóng một vai trò trung tâm trong tổ chức chính trị: Nó đã là một thực hành được dùng chỉ lác đác, khi là cần thiết để giải quyết một vấn đề khó khăn, thiết lập các phái bộ đặc biệt, hay phân bổ quyền hạn giữa các thần linh và các cá nhân mà như thế được gán “lot” của họ. Hy Lạp và đặc biệt hơn Athens đã độc nhất, tuy vậy, vì việc rút thăm đã trở thành một yếu tố quan trọng của các thực hành xã hội khác nhau trong Thời kỳ Cổ đại khắp thế giới Hellenic; trên thực tế, sự rút thăm của các vị trí chính trị và tư pháp tăng lên để chiếm một vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị của thành phố Attic.

Athens: Sự rút thăm và Nền dân chủ triệt để

Tính độc đáo của Athens được tiết lộ qua sự tương phản: Không giống các tình huống khác được thảo luận trước, sự chọn bằng bốc thăm được phát triển đầy đủ như một dụng cụ chính trị và đóng một vai trò trung tâm trong đời sống chính trị. Vì lịch sử chính trị của Athens, kể cả vai trò mà sự rút thăm đóng, được lập tư liệu tốt, và vì một tổng hợp chung về vai trò của sự rút thăm trong thế giới Hellenic sẽ mau chóng được công bố (Malkin sắp xuất bản), chúng ta sẽ hạn chế mình để cung cấp một tổng quan ngắn.

Việc rút thăm đã còn xa mới là độc nhất ở Athens (Homer, Iliad, 15, 187–195). Nó đã phổ biến ở Hy Lạp kể từ Thời kỳ Cổ đại đến mức nó tạo ra một động lực độc đáo so với phần còn lại của Tây Á và Địa Trung hải. Trong khu vực, các xã hội phát triển nhất trong thời kỳ này được tổ chức qua một nguyên tắc dọc, quyền lực đến từ trên. Trong thế giới Hy lạp, việc rút thăm cũng đã gồm một chiều ngang nữa. Việc phân bổ các hàng hóa và các vị trí giữa một giới những người ngang nhau đã trở thành một lối suy nghĩ mà cuối cùng đã làm cho nền dân chủ là có thể ở một số thành phố. Việc rút thăm được dùng để phân bổ sự thừa kế, chiến lợi phẩm, đất khi các thuộc địa được thành lập, và các đồ hiến tế trong các nghi lễ tôn giáo; để chọn lính phải đi ra chiến trường hay phải đảm nhiệm các nhiệm vụ đặc biệt; để gán các vị trí xuất phát trong các môn thể thao nào đó; để thuần nhất hóa các thành phố và trong các thuộc địa cá biệt bằng việc pha trộn ngẫu nhiên người dân và các nhóm từ những nguồn gốc khác nhau; và cuối cùng, việc rút thăm được thực hành trong khung cảnh của các nhà tiên tri bói toán. Sự rút thăm đã có chức năng làm giảm các xung đột giữa những người ngang hàng qua một sự phân bố công bằng các hàng hóa và các danh dự, với một tỷ lệ đúng chống đối sự kiêu ngạo quá đáng. Thủ tục phân bổ này đã liên kết với công lý (dike). Nó đã làm cho có thể để thêm các mối quan hệ yếu bên trong cộng đồng, ngoài các mối quan hệ mạnh trước của gia đình hay thị tộc. Ngay cả các thần được cho là đã rút thăm giữa bản thân họ, như được làm chứng bởi Poseidon nhận biển, Hades nhận âm phủ và Zeus nhận cõi Trời. Việc rút thăm đã thường xuyên được nghi lễ hóa, với các thần chủ tọa sự thực hành, nhưng các nguồn cho thấy rằng những người Hy lạp đã không tin rằng các thần này đã ảnh hưởng nghiêm ngặt đến kết cục (Malkin sắp xuất bản). Trong đoạn toàn diện nhất của nó về chủ đề này, The Iliad chứng minh làm thế nào kleros có thể được dùng để nhận diện anh hùng mà sẽ đối mặt với kẻ thù nhân danh những người Hy lạp như một toàn thể. Nó đã có thể tiết lộ moira, số phận, đang đợi mọi người (Guidorizzi 2001; Demont 2000; Demont 2010, p. 2) – nhưng moira đã không có nghĩa rằng các thần siêu nhiên đã quyết định hướng của cuộc sống (Malkin sắp xuất bản). Điều này thậm chí còn có thể áp dụng được hơn cho việc rút thăm trong chính trị, cho dù đã không có sự phân biệt rạch ròi giữa thế tục và thần thánh ở Hy Lạp, và sự rút thăm để gán các chức năng chính trị rõ ràng đã có một chiều nghi lễ.

Ý nghĩa của sự rút thăm để gán các chức năng chính trị được biến đổi bởi sự lan rộng của dân chủ ở Athens, mà đã hệ thống hóa sự thực hành này. Nó đã mở rộng rất mạnh logic ngang trước của việc rút thăm sang lĩnh vực chính trị và mở rộng giới của những người ngang hàng giữa đó sự rút thăm xảy ra vượt xa chế độ quý tộc (Blok sắp xuất bản). Từ quan điểm này, không thành phố khác nào ở Tây Á hay Địa Trung hải đã ngang hàng với các nền dân chủ Hy lạp (Ehrenberg 1923). Thực hành rút thăm đã dần trở thành pari passu (ngang hàng) với bản thân nền dân chủ, mà đã biến đổi hoàn toàn logic của nó. Nó được đưa vào đầu tiên hoặc bởi Solon trong đầu thế kỷ thứ sáu BCE hay bởi Cleisthenes trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ sáu BCE. Tuy vậy, nó chắc chắn đã là một phần không thể tách rời của cải cách triệt để của Cleisthenes, mà đã tổ chức thành phố dựa trên nguyên tắc lãnh thổ thuần túy, hơn là chủ nghĩa bảo trợ của các gia đình hàng đầu. Cleisthenes đã lập các tòa án dân chủ (Heliaia) và một Hội đồng dân chủ (Boule), gây tổn hại cho Areopagus quý tộc. Ông cũng đã thành lập nguyên tắc isonomia, sự bình đẳng của tất cả các công dân trước luật (Lévêque and Vidal-Naquet 1983). Vào lúc đó, các pháp quan quan trọng nhất đã là các Archonte, mà đã được bàu. Họ chỉ được chọn bằng bốc thăm tiếp sau cải cách của Ephialtes (462–461 BCE), mà đã hoàn tất quá trình dân chủ hóa của hệ thống chính trị Athen. Sau đó, sự chọn bằng bốc thăm được dùng ồ ạt trong Thời Hoàng kim của nền dân chủ Athen trong các thế kỷ thứ năm và thứ tư BCE. Trong thời Pericles, nó đã mở rộng ra tuyệt đại đa số chức vụ công, trong khi đà dân chủ đã bén rễ sâu hơn qua sự gạt Areopagus ra bên lề, sự thiết lập các thù lao hàng ngày (misthophorie) cho các thành viên Hội đồng (bouletai), và các bồi thẩm đoàn được chọn ngẫu nhiên của các tòa án nhân dân (461 BCE).

Một nền Dân chủ Phân phối

Bằng việc cô đặc hai thế kỷ lịch sử hiến pháp hỗn độn, chúng ta có thể tóm tắt ngắn gọn logic hiến pháp Athen theo cách sau đây. Bên ngoài các hình thức quý tộc được kế thừa từ Thời kỳ Cổ đại, như Areopagus, các định chế Athen cổ xưa đã dựa vào một bức tranh bộ ba thủ tục: hội nghị nhân dân, sự bầu cử, và sự rút thăm. Aristotle (1962, 4.9; 1294b) tin rằng ba thứ bổ sung cho nhau trong sự thiết lập nền dân chủ, nhưng ông cũng cho rằng chủ yếu qua sự rút thăm các lãnh đạo mà bản chất dân chủ sâu sắc của một thành phố được bày tỏ. Sự bầu cử, tuy cần thiết cho cân bằng tổng thể, ít nhất một phần thể hiện một nguyên tắc khác, quý tộc. Aristotle hoàn tất bức tranh bằng việc lưu ý rằng, trong trường hợp bầu cử, chúng là đầu sỏ nếu quyền bầu cử dựa vào một sự đủ tư cách tài sản và dân chủ nếu tất cả, hay gần như, tất cả các công dân có khả năng tham gia. Theo quan điểm của ông, Athens đã có một “hệ thống hỗn hợp” của các yếu tố quý tộc và dân chủ.

Tại tâm của thành bang là Ekklesia, hội nghị nhân dân, mà mở cho tất cả các công dân mười tám tuổi và già hơn. Nó họp vào các khoảng thời gian thường xuyên, đều đặn và quyết định nhiều vấn đề. Nó hoạt động chính thức theo nguyên tắc các quyền nói bình đẳng (isegoria), mặc dù tài hùng biện và các mạng lưới ảnh hưởng rõ ràng đã không được phân đều giữa những người hiện diện. Thủ tục thứ hai, gồm các cuộc bầu cử, được dành cho các chức vụ chủ chốt (với sự đủ tư cách tài sản mà từ từ được hạ thấp với sự phát triển của nền dân chủ; điều này liên quan đến khoảng 100 chức vụ trong thế kỷ thứ tư BCE) (Blok 2014, p. 76). Các nhà lãnh đạo quân sự – đáng chú ý nhất mười vị tướng (strategoi) – được bổ nhiệm dưới hệ thống này, như các nhà quản lý tài chính, các thư ký hội đồng, nhiều chức sắc tôn giáo, các kiến trúc sư, và các ủy ban chịu trách nhiệm giám sát các tòa nhà công cộng. Ngay cả giữa các nhà dân chủ, quan điểm thịnh hành đã là kinh nghiệm và sự hiểu biết đặc biệt là thiết yếu cho việc thực hiện các nhiệm vụ nhà nước then chốt này, và rằng trong các trường hợp như vậy bầu cử là tốt hơn sự chọn bằng bốc thăm (Buchstein 2009, p. 67). Ngược lại, hầu hết các chuyên gia hành chính đã là các công bộc, cứ như thành phố muốn tránh một tình huống nơi những người mà có kiến thức chuyên môn có thể tận dụng nó như quyền lực trên các công dân thường (Ismard 2015). Vì các cuộc bầu cử ưu ái một nhóm nhỏ của những người có ảnh hưởng nổi tiếng đối với các các công dân đồng bào của họ và mà có ảnh hưởng nào đó lên họ, chúng được xem như ít dân chủ hơn sự rút thăm. Yếu tố cuối cùng tạo nên thành phần thứ ba của bức tranh bộ ba thủ tục: Mỗi công dân có thể có tiềm năng ứng cử cho sự chọn bằng bốc thăm, theo nguyên tắc ho boulomenos (“bất cứ ai muốn”).

Sự rút thăm được dùng trong 5 định chế khác nhau. Thứ nhất, hiến pháp hàng năm của Boule, cũng được biết đến như Hội đồng Năm Trăm, hội đồng chính của nền dân chủ Athen mà các chức năng của nó cắt ngang qua sự phân chia quyền lực hiện đại giữa các nhánh lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Mỗi trong các deme địa lý tạo nên thành bang Athen (mà các ranh giới của nó ban đầu được định bằng rút thăm) được đại diện trong Hội đồng, không trực tiếp mà qua mười “bộ tộc” (hay quận) mà mỗi quận đóng góp 50 công dân có tuổi ba mươi hay già hơn; Boule như thế đại diện cho toàn bộ lãnh thổ của Athens. Nó chuẩn bị các quyết định của hội nghị nhân dân và giám sát sự thực hiện chúng; nó ban hành các loại luật nào đó, hoạt động đôi khi như một tòa án, thực hiện các chức năng quân sự quan trọng, chịu trách nhiệm về lĩnh vực chính sách đối ngoại, và giám sát hành chính công như một toàn bộ (đầu tiên và trên hết là tài chính); vai trò của nó khi chuẩn bị trước có nghĩa là Ekklesia đã tích cực và hoạt động. Các vị trí trách nhiệm bên trong Boule đã cũng được lấp đầy bằng sự phân công (allotment) – nhất là vị trí chủ tịch, mà được thay mới mỗi ngày lúc mặt trời lặn. Phương pháp ngẫu nhiên được dùng để chọn một loại điều hành Hội đồng, một vị trí mà bouletai từ mỗi bộ tộc phải chiếm trong một tháng một lần (khi họ được biết đến như các prytanis).

Ngoài Boule ra, hầu hết các pháp quan (hay 600 trong số 700) được lấp đầy bằng sự rút thăm; mười pháp quan chính là Archontes (Blok 2014), sáu trong số họ (thesmosthetai) là những người bảo vệ luật và có trách nhiệm cho các tòa án. Những người này được bổ nhiệm theo hai giai đoạn: Mỗi trong mười bộ tộc địa lý chọn mười trong số thành viên của nó bằng rút thăm, sau đó một thủ tục thứ hai, tập trung hóa dẫn đến sự chọn một (trong mười) từ mỗi bộ tộc. Các quan chức khác – cảnh sát và quan chức đường bộ, các thanh tra thị trường, các ủy viên ngũ cốc, các giám sát viên trọng lượng và đo lường, các quan chức chịu trách nhiệm thu nhập công, và vân vân – đã chắc cũng được lấp đầy dùng một thủ tục tập trung hóa (Hansen 1991, pp. 231–232). Những người được chọn phải trải qua một cuộc thi, gọi là một dokimasia, trước khi nhậm chức. Khá lý thú, “không câu hỏi nào được hỏi về tài chuyên môn hay năng lực liên quan đến chức vụ cụ thể. Athens cho rằng một công dân trung bình có các kỹ năng cần thiết để làm công việc được đòi hỏi” (Miller 2022, p. 104).

Thứ ba, trong thế kỷ thứ tư, một loại viện thứ hai gồm các công dân được chọn ngẫu nhiên, nomothetai, đến để xét lại các luật được hội nghị ban hành và xác minh sự tuân thủ của chúng với “hiến pháp” Athen (Pasquino 2010).

Thứ tư, sự rút thăm được dùng rộng rãi trong các hiệp hội khác nhau mà cốt yếu cho cách sống dân chủ Athen. Các bồi thẩm viên mà được trao giải cho tranh đua nhà hát xảy ra trong Lễ hội Dionysus, một sự kiện công dân lớn, đã cũng được chọn bằng thăm (Miller 2022, Chương 5).

Cuối cùng, tất cả các thẩm phán được chọn bằng bốc thăm. Tư cách công dân ở Athens đưa đến quyền bất khả xâm phạm để tham gia vào hội nghị và để có khả năng trở thành một bồi thẩm viên (Aristotle 1962, III: 2, 1275a). Mỗi năm, sáu ngàn công dân được chọn bằng bốc thăm để hình thành Heliaia, mà đôi khi họp trong các phiên toàn thể nhưng thường xuyên hơn trong nhiều tòa án nhỏ hơn (dikasteria), phụ thuộc vào công việc cần làm trước mắt. Các tòa án này được xem như một mặt then chốt của nền dân chủ, các phán quyết của chúng được đưa ra bởi các bồi thẩm đoàn nhân dân với vài trăm thành viên mỗi bồi thẩm đoàn. Những người chịu trách nhiệm vận hành các tòa án cũng được chọn bằng thăm. Các công dân được yêu cầu đích thân buộc tội những người khác hay tự bảo vệ mình, và bị cấm để trả tiền cho một đại diện ủy quyền. Các thành viên của tòa án đã không thể thảo luận cân nhắc, mà chỉ bỏ phiếu sau khi lắng nghe các bên hiện diện trước mặt họ. Ngoài việc xét xử về các vấn đề hàng ngày ra, các tòa án cũng chịu trách nhiệm giám sát hội nghị nhân dân, Hội đồng, các chức vụ công đa dạng, và các nhà lãnh đạo chính trị; chúng cũng thực hiện một dải rộng các trách nhiệm hành chính và kỹ thuật. Các thành viên tình nguyện của Helaiai được yêu cầu xuất hiện vào buổi sáng và sau đó được chọn bằng bốc thăm và được chia ra giữa các tòa án khác nhau. Trên quy mô này, và với tần số này, sự chọn bằng bốc thăm như thế đã trở thành một hoạt động thường nhật. Đã là không thể mà không có các kỹ thuật đặc biệt đảm bảo rằng nó xảy ra mau lẹ và vô tư. Theo Aristotle, Hansen (1991, pp. 197–199) đã thử dựng lại một trong các thủ tục này:

Tòa xử kiện bắt đầu vào lúc bình minh với sự chọn bằng bốc thăm các bồi thẩm viên của ngày từ những người trong số 6.000 người đủ tư cách mà đã xuất hiện. ... Thesmothetai ... quyết định liệu ngày nên dành cho các vụ kiện tư nhân nhỏ hơn với 201 bồi thẩm viên hay các vụ lớn hơn với 401, hay các vụ khởi tố công với 501 hay nhiều hơn. ... Sáng sớm các bồi thẩm viên tiềm năng bắt đầu đến. Trước mỗi trong số mười cửa vào có mười hòm, mỗi hòm được đánh dấu bằng một trong mười chữ đầu tiên của bảng chữ cái. ... Khi mọi người đến, họ đi đến cửa vào của bộ tộc của họ và đặt thẻ bồi thẩm của họ vào hòm mà chữ cái của nó tương ứng với chữ trên thẻ. ... Rồi bắt đầu sự phân công, tại mỗi cửa vào, như sau.

Khi tất cả các bồi thẩm viên tiềm năng cho một bộ tộc đã nộp thẻ của họ, quan chấp chính lấy một thẻ từ mỗi trong mười hòm, và mười người được chọn như vậy lập tức được coi như các bồi thẩm viên; nhưng nhiệm vụ đầu tiên của họ là mỗi người lấy hòm với chữ của mình trên đó và đứng theo thứ tự chữ cái, năm người tại một trong hai kleroteria dựng tại cổng. Một kleroterion là một bia bằng đá hoa, có độ cao bằng người, với năm cột khe hở tương ứng với kích thước của một thẻ bồi thẩm. Mỗi người với một hòm được trao một cột của các khe mà vào đó ông đặt tất cả các thẻ từ hòm của ông bắt đầu ở trên đỉnh. Bên cạnh kleroterion có một ống dọc hẹp, và các viên bi trắng và đen được đặt vào ống này ... Các viên bi sau đó để lăn xuống đáy ống một viên mỗi lần. Nếu viên bi đầu tiên là trắng thì những người sở hữu năm thẻ đầu tiên từ đỉnh được chấp nhận như các bồi thẩm viên; nếu nó là viên đen, năm người đó cùng lúc nhận lại thẻ của họ và đi về nhà. Thủ tục tiếp tục cho đến khi viên bi trắng cuối cùng ra khỏi. ... Khi tất cả mười bộ tộc đã hoàn tất thủ tục thì danh sách bồi thẩm cho ngày đó hoàn tất.

Ngay khi sự chọn các bồi thẩm viên đã xong, một sự chọn khác bằng bốc thăm bắt đầu, để phân bổ họ giữa các tòa án. ... Các bồi thẩm viên đi đến một cái rổ với hạt dẻ trong đó, mỗi hạt dẻ có một chữ tương ứng với một trong các tòa án, và mỗi bồi thẩm viên lấy một hạt dẻ.

Tiếp theo là một sự chọn bằng bốc thăm thứ ba, lần này giữa bản thân các pháp quan: đặt vào một ống là một viên bi tương ứng với mỗi tòa án, được đánh dấu với màu của tòa án đó, và vào một ống khác được đặt một viên bi cho mỗi pháp quan; một viên bi được lấy từ mỗi ống, và vân vân, và việc đó xác định pháp quan nào chủ tọa tòa án nào.

Chúng ta có thể cho rằng toàn bộ quá trình này, mà Aristotle (1984, 110–112) mô tả trong The Athen Constitution, đã kéo dài khoảng một giờ. Bắt đầu trong thế kỷ thứ tư, thủ tục đã bắt đầu dùng một dụng cụ đặc biệt, kleroterion, và xảy ra ở Đền Hephaestus (Theseion). Sự phân bổ bằng sự chọn ngẫu nhiên đã mở rộng ra vô số khía cạnh của đời sống chính trị và hành chính (Daverio Rocchi 2001; Lopez-Rabatel 2020). Liên quan đến riêng các tòa án, hơn hai ngàn công dân đã thử tay của họ với “trò chơi” này cho hai trăm ngày hay khoảng thế một năm. Với tất cả các chi tiết của nó rất rõ ràng như vậy, thủ tục này được xem như rõ ràng vô tư bởi vì nó xảy ra công khai. Về khía cạnh đó, kleroterion, “máy” phân công có nhiều khả năng nhất được Aristophanes nhắc đến ngay từ 393 BCE (Lopez-Rabatel 2020), và được thiết kế theo cách nhiều nhân chứng có thể quan sát hoạt động của nó, đã là quan trọng cốt yếu. Nó đã làm cho thủ tục nhanh hơn và thẳng thắn, trong khi đồng thời bảo vệ nó khỏi bất cứ cố gắng thao túng nào. Athens đã dùng các hình thức khác của sự chọn bằng bốc thăm, cho các nhà tiên tri và với súc sắc (Hattler, 2008, pp. 26ff), nhưng kleroterion có vẻ đã được dành chủ yếu hay có lẽ thậm chí riêng cho các mục đích chính trị và tư pháp. Nó đã hiện thân hoàn hảo khái niệm về logic phân bổ mà đã tồn tại kể từ Thời kỳ Cổ đại và đã sống sót mãi đến Thời kỳ Dân chủ Cổ điển (Blok sắp xuất bản).

Lý tưởng Dân chủ

Tại Athens, sự tham gia và sự thảo luận cân nhắc đã liên kết mật thiết. Ở thế giới phương Tây, những người Hy lạp đã là những người đầu tiên lý thuyết hóa hình thức tranh luận công mà gồm tất cả các công dân. Một sự nhắc đến thích hợp ở đây là điếu văn của Pericles vinh danh những người lính đã hy sinh trong năm đầu tiên của Chiến tranh Peloponnesian, như được kể lại bởi Thucydides (1954, II, 40, sự dịch được sửa đổi), và trong đó nhà hùng biện bảo vệ chế độ chính trị của thành phố của ông:

Riêng chúng tôi coi một người không quan tâm đến công việc công cộng, không phải như người im lặng mà như một nhân vật vô dụng; và nếu ít người trong số chúng ta là những người khởi đầu, tất cả chúng ta đều là các thẩm phán lành mạnh của một chính sách. Sự cản trở lớn cho hoạt động, theo ý chúng tôi, không phải là sự thảo luận, mà là sự thiếu hiểu biết nhận được qua sự thảo luận đó chuẩn bị cho hành động.

Từ một quan điểm hiện đại, có hai diễn giải mâu thuẫn, lần lượt mô tả Athens như một thành phố của sự tham gia công dân thường xuyên, hay ngược lại như một cộng đồng của các công dân thờ ơ. Cả hai diễn giải đều không thuyết phục.[4] Đối với Pericles (như được Thucydides dựng lại), sự tham gia là không cần thiết mọi lúc để là một công dân tốt. Chỉ những người muốn lãnh đạo hay ảnh hưởng sâu sắc đến công việc công mới phải thường xuyên tích cực. Một đa số lớn công dân có thể hạn chế sự tham gia của họ thi thoảng trong Boule. Một “người im lặng,” tức là, công dân bình thường, tham gia một cách khiêm tốn: không nói trong hội nghị, không cố gắng để có được các chức vụ công, không đi đến tòa án, nhưng hiện diện vào những thời khắc quyết định và có lẽ quan trọng nhất, sẵn sàng bảo vệ Athens và trật tự dân chủ của nó trong những lúc cần. Tiểu sử sơ lược này được coi là tuyệt đối bình thường: Chỉ sự từ chối tham gia vào công việc công hay quyết định để vẫn trung lập trong trường hợp nội chiến được xem một cách tiêu cực. Ngay cả với sự dè dặt này, sự tham gia công dân ở Athens đã khá mạnh so với cái được kỳ vọng từ các công dân trong các nền dân chủ đại diện hiện đại. Ngoài ra, nó đã có một liên kết trực tiếp với việc ra quyết định tại Hội nghị Công dân, mà chọn các chức vụ công bằng thăm (Miller 2022).

Sự tham gia thường xuyên và sự thảo luận cân nhắc công chúng đã liên kết chặt chẽ trong thành phố Hy lạp cổ xưa. Tuy vậy, nhiều người khi đó và bây giờ đã tự hỏi: Sự thảo luận cân nhắc công chúng am hiểu có tương thích với sự tham gia của nhiều người không? Hệ thống chính trị này có ưu ái việc ra quyết định hợp lý hay, ngược lại, cho phép sự thao túng một dân cư dốt nát? Trước khi có thể cho sự xử trí triết lý, câu hỏi này đầu tiên và trên hết là một vấn đề chính trị. Nhiều người viết lúc đó đã bảo vệ một quan điểm chống-dân chủ: Điều này đúng thế cho Plato và Socrates, với Xenophon (2013, I.ii.9, được trích trong Levy 1989, p. 80) viết rằng Socrates dạy “những người bạn ông để khinh miệt các luật được thiết lập bằng việc khăng khăng sự điên rồ của việc bổ nhiệm các quan chức công bằng rút thăm.” Giữa các học giả hiện đại, Ober đã lý lẽ một cách thuyết phục rằng nền dân chủ Athen đã ưu ái tính duy lý nhận thức luận (Ober 2008; 2021). Tuy vậy, người ta phải thêm rằng các hình thức khác nhau của sự tranh luận đã phức tạp. Trong hội nghị nhân dân, một tranh luận về cơ bản mâu thuẫn đã mở ra, trong đó những người diễn thuyết cố gắng thuyết phục công chúng: Một thực hành được Aristotle khái niệm hóa như rhetoric [thuật hùng biện] (Manin 2005). Tuy nhiên, công chúng đã có thể tích cực tham gia bằng việc bày tỏ sự chấp thuận hay sự phản đối mạnh của nó (Villacèque 2013). Các thực hành của Boule không nghi ngờ gì đã tương tác hơn, bởi vì các sự thảo luận chính trị một-chọi-một đã xảy ra tại các không gian công cộng khác nhau của quảng trường (Ruzé 1997; Bouricius 2013). Trong các tòa án, ngược lại, các bồi thẩm đoàn được yêu cầu hình thành ý kiến của họ bằng việc lắng nghe các bên khác nhau nhưng không có sự thảo luận cân nhắc, cũng như mọi sự thảo luận cân nhắc giữa các thành viên bồi thẩm đều bị cấm. Aristotle (1984, IV: 2, 1317- b, p. 237) tóm tắt các đặc tính chung của tất cả các nền dân chủ như sau:

(1) Các cuộc bầu cử: tất cả các công dân đều đủ tư cách cho tất cả các chức vụ; (2) cai trị: tất cả cai trị mỗi người và mỗi người đến lượt cai trị tất cả; (3) các chức vụ được lấp đầy bằng bốc thăm, hoặc cho tất cả hay dù sao đi nữa cho các chức không cần có kinh nghiệm hay huấn luyện; (4) không nhiệm kỳ chức vụ nào phụ thuộc vào … một tiêu chuẩn tài sản hay chỉ vào một tiêu chuẩn rất thấp; (5) không ai được giữ cùng chức vụ hai lần hay chỉ rất hiếm khi – một ít người được phép ngoại lệ, nhất là các chức với chiến tranh; (6) nhiệm kỳ ngắn cho tất cả các chức vụ hay càng nhiều chức vụ càng tốt; (7) các tòa án-bổi thẩm đoàn tất cả được chọn từ tất cả các công dân và phân xử về tất cả hay hầu hết vấn đề và luôn luôn về các vấn đề quan trọng và sâu-rộng nhất, như … hiến pháp, các cuộc điều tra, các hợp đồng giữa các cá nhân; (8) Ekklesia có quyền lực tối cao trong mọi thứ, các quan chức không có quyền lực tối cao nào đối với bất cứ thứ gì trừ các vấn đề khá nhỏ, hay ít nhất Hội đồng là tối cao trong các vấn đề quan trọng nhất.

Sự chọn bằng bốc thăm, các sự ủy thác luân chuyển, sự có các quyền ngang nhau (isonomia), bình đẳng về tự do ngôn luận (isegoria) – ngay cả trong một cách thức hết sức phê phán hay nhạo báng (parrhesia) – sự tham gia đều đặn vào đời sống chính trị, yêu cầu trách nhiệm giải trình, vai trò trung tâm của hội nghị nhân dân và hội đồng: Đấy là tất cả các đặc tính thể chế mà trao hình thức hữu hình cho các lý tưởng dân chủ ở Athens cổ xưa. Tất cả các công dân có một mức độ tự do ngang nhau. Họ lần lượt là người cai trị và bị trị, và về một số vấn đề những người ít khá giả hơn có thế thượng phong hơn người khá giả do ưu thế tuyệt đối về số lượng của họ; nguyên tắc nhân tài có một giá trị hạn chế cho sự bàu một số vị trí chính trị, như chức vụ strategos. Không chỉ elite mà mọi công dân (tức là, mọi đàn ông trưởng thành sinh ở bên trong thành phố) có thể sống “như ông ta muốn,” nhưng phù hợp với bản chất của ông ta như một zoon politikon (động vật chính trị), mà nguồn gốc và sự hoàn thành đạo đức của nó chỉ có thể bắt nguồn từ cộng đồng chính trị. Lý tưởng dân chủ-triệt để liên kết với sự nổi lên của polis (thành bang) tạo thành một cách mạng chính trị-tượng trưng (Vernant 1983, p 99):

Polis xuất hiện như một vũ trụ đồng nhất, không có thứ bậc, không có các mức, không có sự phân biệt. Arche [quyền lực] ở đây không còn tập trung vào một người duy nhất ở trên đỉnh của xã hội nữa. Nó được phân bố đều khắp đời sống công cộng, trong không gian chung nơi thành phố tìm thấy trung tâm của nó, meson (trung gian) của nó. Quyền tối cao chuyển qua trong một chu kỳ đều đặn từ một nhóm sang nhóm tiếp, một cá nhân sang cá nhân tiếp, vì thế việc chỉ huy và tuân theo không đối lập như hai thứ tuyệt đối mà trở thành điều kiện không thể tách rời của một và cùng mối quan hệ có thể đảo ngược.

Với sự luân phiên thường xuyên của quyền lực (hầu hết sự ủy quyền được phân bổ cho một thời kỳ trải giữa vài tháng đến một năm), sự rút thăm đã trở thành một thủ tục hết sức duy lý. Việc gắn sự luân phiên với sự chọn bằng bốc thăm đã là đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa sự nghề nghiệp hóa hoạt động chính trị, sự độc quyền hóa quyền lực bởi các chuyên gia trong một lĩnh vực bị cắt rời khỏi toàn thể công dân (như chúng tôi đã lưu ý sớm hơn, nhiều chuyên gia đã là các công bộc, mà đã giúp thêm nữa để ngăn cản sự nghề nghiệp hóa) (Ismard 2015). Từ quan điểm này, lý tưởng về thành-bang là chính trị và nhận thức luận tức khắc: Tức là, nó bảo vệ tự do của các công dân của nó ngang nhau, và nó khẳng định rằng tất cả các công dân có một vai trò hợp pháp để đóng liên quan đến hoạt động và phản chiếu chính trị, vì chẳng việc nào trong số này được xem như một hoạt động đặc biệt.

Lý tưởng này được chấp nhận rộng rãi trong thời đại cổ điển, như chúng ta có thể nói từ cách mà các chức vụ cao nhất được lấp đầy. Hầu hết lúc đó thực ra được tổ chức một cách đồng nghiệp hữu hảo (collegially), để hạn chế rủi ro rằng một cá nhân có thể chiếm quyền lực và sử dụng nó cho các mục đích riêng của ông ta. Các strategos là những người giữ chức quan trọng nhất và, mặc dù được bàu, hình thành một đoàn mà nhân vật chủ tọa của nó được chọn và bổ nhiệm mỗi ngày bằng bốc thăm. Đấy là một phương tiện tránh sự tranh đua, nhưng cũng phân bố quyền lực chính trị chính bên trong một nhóm gồm các cá nhân (được bàu) rõ ràng có tài năng. Tương tự, chủ tịch Hội đồng được chọn bằng bốc thăm từ các prytane (chủ tịch), và trong thời gian của một ngày duy nhất ông ta chính thức sở hữu các quyền hạn nhà nước đầy đủ. Vào cuối nhiệm kỳ của mình, mỗi chủ tịch như thế có thể tuyên bố: “tôi đã là chủ tịch Athen trong hai mươi bốn giờ, nhưng không hơn!” (Hansen 1991).

Sự đối lập giữa các nhà dân chủ ôn hòa và các phe phái cấp tiến hơn chủ yếu tập trung vào vai trò của các nhà lãnh đạo được bàu, như khác với toàn thể công dân. Như thế, trong điếu văn trứ danh của ông cho các binh lính Athen, Pericles tuyên bố rằng, mặc dù tất cả các công dân là ngang nhau trước luật và có thể nói nếu họ muốn thế, bất chấp phương tiện tài chính của họ, “chúng ta chọn những người giữ chức vụ theo sự quý trọng của công chúng, sao cho các công dân được bổ nhiệm bằng công trạng hơn là lần lượt kế tiếp nhau” (Thucydides 1954, II: 37, sự dịch được sửa đổi). Ngược với nguyên tắc nhân tài này, Cleon kêu gọi sự khôn ngoan của dân thường (Thucydides 1954, II: 37, sự dịch được sửa đổi):

Chúng ta nên hiểu … rằng sự thiếu học tập kết hợp với lẽ thường lành mạnh là hữu ích hơn loại thông minh vượt khỏi tầm kiểm soát, và rằng như một quy tắc tổng quát các nhà nước được cai quản tốt bởi người trên đường phố hơn là bởi những người có trí thông minh tinh tế hơn … loại người muốn tỏ ra khôn ngoan hơn các luật … Nhưng loại khác … sẵn sàng thừa nhận rằng các luật là khôn ngoan hơn họ. Ít thông thạo hơn trong việc chỉ trích các lý lẽ của nhà hùng biện khéo léo, họ để sự phán xét của họ được hướng dẫn bởi lẽ thường, không phải bởi một tinh thần cạnh tranh. Đấy là vì sao các chính sách của họ thường có các tác dụng hữu ích.

Trong thực tiễn, lý tưởng về bình đẳng cho tất cả các công dân được thực hiện không hoàn hảo (Azoulay 2014). Những sự đụng độ gay gắt đã xúi các nhóm xã hội chống lại nhau suốt lịch sử của Athens, nhất là kaloi kagathoi (“những người giỏi nhất”) chống lại demos (một từ, tuy thường được dịch như “nhân dân” trong tiếng Anh, chỉ rõ cả toàn thể công dân và cụ thể hơn các giai cấp thấp hơn). Các nông dân từ bên ngoài thành phố đã bị bất lợi so với dân đô thị, vì họ phải đi quãng đường xa hơn nhiều để tham gia vào hội nghị hay trong sự chọn những người giữ chức vụ bằng thăm. Những người mà không được thuê làm việc hay giàu có một cách độc lập, cũng như những người từ các giai cấp xã hội nghèo hơn mà đối với họ trợ cấp hàng ngày cung cấp một thu nhập khiêm tốn, được đại diện mạnh hơn những người khác (Bleicken 1994, p. 227). Những người giàu nhất đã có ảnh hưởng đáng kể lên các khách hàng của họ: Các chức vụ chính trị quan trọng nhất de facto được dành cho một elite có thời gian rỗi cần thiết và các nguồn lực tài chính để cống hiến bản thân họ cho chính trị.

Tuy vậy, bất chấp những hạn chế như vậy, lý tưởng dân chủ ít nhất một phần đã tương ứng với những gì xảy ra trên mặt đất. Cách sống Athen phần lớn đã xoay quanh hoạt động chính trị, và các công dân đã tham gia trên một cơ sở hết sức quân bình, đặc biệt so sánh với hầu hết hệ thống khác suốt lịch sử. Tại đỉnh điểm của nền dân chủ Athen, trước sự nổ ra của Chiến tranh Peloponnesia trong năm 421 BCE, dân số của Attica đã giữa 250.000 và 300.000, trong số đó 170.000 đến 200.000 người trưởng thành. Chỉ 30.000 đến 50.000 trong số họ đã hưởng các quyền chính trị đầy đủ; khoảng 80.000 nô lệ và 25.000 người nước ngoài, cũng như phụ nữ và trẻ con đã bị loại khỏi đời sống công (mặc dù phụ nữ đã có tham gia trong các hiệp hội tôn giáo). Giữa 6.000 và 8.000 công dân đã có thể là phần của hội nghị, mà theo lý thuyết đã họp bốn mươi ngày một năm, mặc dù trong hầu hết các dịp số công dân hiện diện đã thấp hơn. Dù sao đi nữa, Pnyx nơi các công dân tụ hợp đã không đủ lớn để chứa toàn bộ khối công dân. Mặc dù sự tham gia thực tế như thế đã không ngang nhau, trong thời kỳ ba mươi-năm, một phần tư đến một phần ba của tất cả các công dân trên tuổi ba mươi đã có thể được kỳ vọng để phục vụ một năm cho Hội đồng và trong một tháng như các prytanis, nhờ sự chọn bằng bốc thăm và sự luân phiên các chức năng. Gần 70 phần trăm công dân trên tuổi ba mươi đã là các bouletai ít nhất một lần trong đời họ (Finley 1991, pp. 73ff; Ruzé 1997, p. 380), và một tỷ lệ còn lớn hơn được triệu tập để đóng vai trò bồi thẩm viên, như thế rất ít công dân bị bỏ rơi hoàn toàn, chừng nào họ sẵn lòng tham gia. Các định chế này đã hoạt động như các trường học dân chủ, trong một xã hội với một văn hóa công dân đang nổi lên, nơi sự tiếp xúc mặt-đối-mặt và các mối quan hệ yếu được tạo ra bởi sự phân bố các demes ngang lãnh thổ đã làm cho trách nhiệm giải trình lẫn nhau là dễ để bảo đảm. Như một kết quả, ở mức độ lớn, nền dân chủ phân bổ này đã cũng là một hình thức dân chủ triệt để.

Rome: Nghi lễ hóa sự Phân bố Quyền lực giữa một Elite Cộng hòa

Trong các hệ thống chính trị khác, tuy vậy, sự rút thăm được dùng trong các khung cảnh mà đã không có các động cơ quân bình như vậy. Chúng ta đã thấy rồi vài ví dụ ở Tây Á cổ xưa. Tại bản thân Hy Lạp, sự rút thăm phân bổ đã không phải là ý nghĩa duy nhất gắn với việc rút thăm. Ở Athens và còn nhiều hơn theo lời tiên tri Delphic, sự rút thăm bói toán được lập tư liệu cho đến một thời kỳ muộn, lấy hình thức của một kỹ thuật dùng các hạt đậu răng ngựa (có lẽ bởi vì các hạt này được xem như liên kết mật thiết với linh hồn con người) (Di Salvatore 2001, pp. 119–130). Hơn nữa, nó cũng được dùng riêng theo một cách nghi lễ hóa và vô tư để giải quyết các xung đột, nhất là giữa các elite. Như thế nó thúc đẩy sự cố kết xã hội, một thuộc tính được đánh giá cao rộng rãi, không chỉ ở Athens cổ xưa.

Logic này đôi khi được đẩy đến cùng cực. Trong thành phố nhỏ Nacona Hy lạp-Sicilia trong thời kỳ Hellenistic, các trọng tài nước ngoài đã đến để giải hòa các phe phái sau một nội chiến. Một bia khắc cho phép chúng ta hình dung chúng đã có thể được tiến hành thế nào để khôi phục sự hài hòa. “Hai danh sách gồm ba mươi tên được rút ra, kể cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất của mỗi trong hai phe, ghi từng tên một trên các thăm và được đặt vào hai thùng. Rồi các cặp công dân thù địch được chọn ngẫu nhiên, luân phiên nhau giữa hai thùng.” Cùng với các cặp này, thêm ba công dân khác được chọn ngẫu nhiên từ phần còn lại của dân cư (thành nhóm 5 người). Mục đích của hoạt động này được quy định trong sắc lệnh: “Hãy để các công dân được rút thăm tập hợp lại với nhau trở thành như anh em, sống trong sự hòa thuận, công lý và tình bạn.” “Các anh em” được chọn theo thể chế này được yêu cầu ăn cùng nhau, chẳng hạn. Phần còn lại của dân cư sau đó được chia thành các nhóm năm người bằng một quá trình tương tự, và “hãy để các cá nhân đó cũng là anh em cho cùng lô, sau khi được chọn ngẫu nhiên như được mô tả ở trên.” Sự hài hòa được khôi phục như vậy được ăn mừng với một sự cúng tế, trong khi sắc lệnh được khắc trên một tấm bia đồng được đặt như “một lễ vật tại cổng vào của Đền Zeus Olympia” (Demont 2010 p. 4, dựa vào Dubois 1989, and Loraux 1997, pp. 222–236).

Năm Tập hợp các Thực hành

Trong Cộng hòa Roma, các cuộc bầu cử đã là cơ chế chính trị quan trọng nhất, và chúng đã trải qua sự phát triển kỹ thuật và sự tiến hóa đáng kể qua nhiều năm. Các công dân đã đóng một vai trò quan trọng qua sự hiện diện thân thể của họ trong nhiều hội nghị, nhất là các contiones nơi các bài phát biểu được thực hiện, và các Ủy ban Một trăm và Bộ tộc (comitia centuriata tributa), tức là, các hội nghị nhân dân nơi sự bỏ phiếu xảy ra. Nhân dân (populus) đã có thể thực hiện một quyền lực trung gian qua các quan bảo dân của quần chúng (tribunes of the plebs) và đã có thể được yêu cầu để giải quyết các cuộc đấu tranh quyền lực giữa các giới cai trị. Vào cuối thời kỳ cộng hòa, nhân dân thường bị buộc để đóng một vai trò tích cực hơn, vào lúc khi số các thực hành rút thăm công dân đã liên tục tăng (Bothorel 2020). Tuy vậy, suốt hầu hết thời kỳ được nói đến, chỉ 3 phần trăm – tối đa – của dân cư đã có thể đích thân hiện diện trong các hội nghị nhân dân. Quyền lực thật thực ra được các elite quý tộc sử dụng qua vài cơ chế khác nhau (Thượng viện không được bàu, các thủ tục bầu cử, chủ nghĩa bảo trợ, vân vân). Cho dù thành phố đã phát triển một hệ thống chính trị phức tạp, theo nghĩa về một khu vực công mà đã cho phép sự thảo luận các vấn đề dân sự, Rome đã chẳng bao giờ trở thành một nền dân chủ (Hurlet 2012).

Tuy vậy, các thực hành Roma cũng dựa nhiều vào sự rút thăm (Hollard 2020). Sors divinatoria đã phổ biến (Loriol 2020), thường gồm các trẻ em như một loại cổng biểu tượng tới cái siêu nhiên. Hiện tượng cùng loại này được lập tư liệu trong văn hóa Etruscan ngay từ thế kỷ thứ năm BCE (Bagnasco Gianni 2001), và cũng được chứng thực ngay từ thế kỷ thứ tư BCE ở Palestrina, một thành phố cách Rome khoảng ba mươi km và mà đã hoạt động như trung tâm bói toán chính của Cộng hòa Roma. Cicero (1923, II, 41) mô tả thủ tục này chi tiết dưới hình thức cộng hòa-muộn của nó. Nghiên cứu bia khắc cho thấy một đứa trẻ được giao nhiệm vụ rút sortes (thăm), trong trường hợp này các thẻ gỗ sồi được cất trong một hố, trên đó các thông điệp được khắc phải được nhà tiên tri giải mã (Champeaux 1982–1987). Một thủ tục tương tự cũng được dùng ở Ostia, thành phố cảng của Rome.

Mặc dù không có ảnh hưởng như ở Athens cổ xưa, sors divisoria đã có 5 hình thức chính trị khác nhau ở Rome. Nó được dùng để phân bổ thẩm quyền ngang các cơ quan đồng nghiệp; để xác định trật tự bỏ phiếu trong các hội nghị nhân dân; để cấu tạo bồi thẩm đoàn xét xử; để lấp đầy các vị trí chính trị, tư pháp, hay tế lễ nào đó (ít thường xuyên hơn); và cuối cùng, để xác định sự luân phiên nghĩa vụ trong lĩnh vực quân sự (Ehrenberg 1923).

Sự rút thăm được dùng bên trong các cơ quan đồng nghiệp để chia thẩm quyền ngang thời gian và không gian, và để thiết lập sự phân công lao động. Sự thực hành này đã lâu đời nhưng mở rộng đáng kể trong thế kỷ đầu tiên BCE. Sự tiếp cận đến chức vụ công được chấp thuận trong ba pha: Đầu tiên các pháp quan (magistrate) được các hội nghị nhân dân bàu; rồi Thượng viện quý tộc phê chuẩn sự bầu cử và xác định các trách nhiệm mà sẽ được phong cho các quan chức mới; và cuối cùng, sự rút thăm chia các nghĩa vụ đó giữa những cá nhân được chọn. Nhằm để hiểu ý nghĩa của thủ tục này, là quan trọng để nhớ rằng hầu hết chức vụ công ở Rome cổ xưa là tập thể, mà đã có một số lợi thế, nhưng cũng đặt ra một vấn đề hiển nhiên từ quan điểm phối hợp. Điều này là đặc biệt có vấn đề cho hai quan chấp chính tối cao (consul), mà mỗi quan được hưởng quyền để hỏi ý kiến những điềm lành [auspices] (một lễ nghi bói toán chính thức), để nhận được một chiến thắng (triumphus) nhân danh chúng nhằm để ăn mừng một chiến thắng quân sự rực rỡ, và để sử dụng imperium: Tức là, quyền lực đầy đủ và không thể chia được đối với các vấn đề hay lãnh thổ mà họ chịu trách nhiệm. Một thế kỷ rưỡi sau khi Cộng hòa được thành lập (khoảng 367 BCE), sự rút thăm được yêu cầu để xác định sự phân bố “các tỉnh” (các địa hạt lãnh thổ lớn của quyền lực mà liên quan đến các nghĩa vụ đặc biệt, như lãnh trách nhiệm trong một cuộc chiến tranh cho trước) giữa hai quan chấp chính tối cao (một quý tộc, một bình dân) và pháp quan [praetor] (một quý tộc); người sau chiếm một chức vụ được tạo ra mới và cũng được hưởng các đặc quyền điềm lành và imperium. Hệ thống này vẫn có hiệu lực khi số các praetor đã phồng lên bốn (trong 242 BCE) và lại lên sáu (trong 227 BCE), vì lãnh thổ được Rome kiểm soát đã tiếp tục tăng và tầm quan trọng ngày càng tăng của chiến tranh – mà quan chấp chính tối cao đã chịu trách nhiệm quản lý trước hết – đã dẫn đến sự thiết lập một hệ thứ bậc giữa họ và các praetor. Muộn hơn, hệ thống này sẽ mở rộng để gồm các pháp quan (magistrate) cao cấp khác mà đã có imperium; tức là các pháp quan thay thế [promagistrate] (proconsul và các propraetor, chịu trách nhiệm cai quản các tỉnh cộng hòa Roma) (Blösel 2020). Cả hai khái niệm về provincia (tỉnh) và juridictio (quyền tài phán) được liên kết ngữ nghĩa với sự rút thăm: Chúng là kết cục của nó, với một ý nghĩa gần với kleros Hy lạp hay “lot” tiếng Anh (Biville 2020). Phương pháp này cũng đã áp dụng cho các chức vụ khác: Trong 444 BCE và 406 BCE, sự rút thăm đáng chú ý được đưa vào để chia các thẩm quyền giữa hai quan bảo dân quân sự (military tribune), mà đã không có quyền đến các điềm lành hay chiến thắng được dành cho quan chấp chính tối cao, nhưng vai trò của họ trở nên quyết định trong lịch sử chính trị Roma (Stewart 1998, pp. 93–136). Khả năng dùng comparatio (so sánh) việc giao cho quan chấp chính tối cao nhiệm vụ tự phân bổ trách nhiệm của họ thay cho việc phải nhờ đến sự rút thăm (Mommsen 1952, I, 41) đã nổi lên khi giai cấp cai trị trở nên đa dạng hơn, nhờ quyền lực tăng lên của các dân thường, và khi sự cần cho sự hợp tác quân sự được xem như đặc biệt cốt yếu. Tuy nhiên, comparatio đã vẫn là một thủ tục xúc phạm đối với sự rút thăm (Stewart 1998, chương 4).

Sự rút thăm cũng đóng vai trò xác định thứ tự bỏ phiếu trong các hội nghị nhân dân, bắt đầu với cái quan trọng nhất trong số này: Ủy ban Một trăm [đại đội gồm một trăm người] (comitia centuriata), chịu trách nhiệm chọn quan chấp chính tối cao và các pháp quan. “Các đại đội” của giai cấp trên bỏ phiếu đầu tiên, tiếp theo bởi ba giai cấp trung gian, rồi đến các đại đội của giai cấp dưới. Sự may rủi xác định các sự bỏ phiếu theo thứ tự nào bên trong giai cấp trên, và đặc biệt đại đội (century) nào bỏ phiếu đầu tiên (centuria praerogativa), một cơ chế gợi ra sự quan tâm lớn giữa các sử gia hiện đại (Meier 1956). Các phiếu được đếm, và kết quả được công bố một đại đội sau đại đội khác. Mặc dù mỗi đại đội bỏ một phiếu, các giai cấp trên có số đại đội lớn hơn, trong khi các đại đội dân thường có nhiều toàn thể công dân hơn. Ngoài ra, chỉ vị trí đa số trong một đại đội được giữ lại. Trong hệ thống dựa vào điều tra dân số này, centuria praerogativa định giọng điệu. Ngay khi đạt một đa số, sự bỏ phiếu kết thúc. Các đại đội từ các giai cấp dưới vì thế chỉ hiếm khi được yêu cầu để nói; thực ra, họ chỉ bày tỏ mình khi những sự bất đồng nghiêm trọng chia rẽ các giai cấp trên.

Sự rút thăm cũng được dùng để quyết định thứ tự bỏ phiếu trong Hội nghị Bộ tộc (Tribal Assembly) và Hội đồng Dân thường, mà bầu các chức vụ pháp quan nhỏ hơn. Trong trường hợp bầu Pontifex Maximus, tu sĩ chính của tôn giáo nhà nước Roma, một vòng rút thăm đầu tiên được tiến hành thêm để chọn 17 quan bảo dân (trong số 35) mà sẽ được phép tham gia vào bỏ phiếu (trong năm 63 BCE, Caesar như thế đã được bàu với một đa số 9 trên 17) (Jehne 2010). Tổng quát hơn, sự rút thăm đôi khi được dùng cho tác dụng quyết định, nhất là về bàu các quan bảo dân (tribune). Thực ra, trong tất cả các cuộc bầu cử Roma, sự bỏ phiếu xảy ra bên trong mỗi nhóm luật định, và phiếu đa số bên trong nhóm trở thành sự lựa chọn của toàn bộ nhóm trong kiểm phiếu cuối cùng. Hơn nữa, mỗi người bỏ phiếu có nhiều phiếu như số chức vụ để lấp đầy: Hai cho quan chấp chính tối cao, mười cho các quan bảo dân, vân vân. Tuy vậy, sự bỏ phiếu ngừng lại ngay khi các phiếu liên tiếp của các bộ tộc chỉ định một số ứng viên mà đã nhận được một đa số tuyệt đối bằng với số chức vụ để lấp đầy. Do biện pháp đặc thù này và phụ thuộc vào thứ tự theo đó các kết quả bỏ phiếu được công bố, một ứng viên có thể thắng cuộc bầu cử ngay cả khi đối thủ (không may) của ông ta đã có thể nhận được một đa số còn lớn hơn, giả như tất cả các phiếu được đếm.[5] Cho các cuộc bầu cử quan bảo dân, như thế đã có một tổng 350 phiếu tiềm năng (35 bộ tộc, mỗi với 10 phiếu).

Trong các thời kỳ nào đó, nhất là vào cuối nền Cộng hòa, sự rút thăm đã cũng được dùng để cấu tạo bồi thẩm đoàn xét xử, mà có tầm quan trọng lớn ở Rome (Rosenstein 1995). Ít thường xuyên hơn, sự rút thăm được thực hành để chỉ định các quan thứ yếu nào đó (để bổ nhiệm các đại sứ, chẳng hạn) (Maffi 2001, pp. 137–138), dù hành chính hay tu sĩ (đáng chú ý, các trinh nữ Vestal được chọn ngẫu nhiên).

Cuối cùng, sors divisoria phục vụ một mục đích độc đáo trong quân đội. Thêm vào thực tế rằng, như đã thấy sớm hơn, các trách nhiệm quân sự của quan chấp chính tối cao được xác định bình thường bởi sors divisoria, thực hành cũng đều đặn được dùng để xác định thứ tự hành quân của các quân đoàn, sự luân phiên nghĩa vụ giữa các đơn vị khác nhau, các binh lính bị tác động bởi sự trừng phạt giết một trong mười người (decimation) trong trường hợp hành vi xấu đặc biệt nghiêm trọng, hay loạt các quyết định quân sự phải đưa ra. Polybius (1922) thảo luận sâu thực hành này khi ông phân tích các lý do đằng sau tính ưu việt quân sự Roma.

Trong hầu hết thời kỳ Cộng hòa, sự rút thăm chính trị đã lấy một hình thức khá giống hình thức được biểu lộ trong các nghi lễ bói toán. Các sorte (thăm) cho biết các chức năng được phân bổ được đặt vào một thùng (sitella) đổ đầy nước, mà trước đó được thẩm tra và đảm bảo không chứa bất cứ thứ gì khác, rồi sortes được rút, phân bổ, và nhận diện, và trách nhiệm được gán một cách phù hợp (Stewart 1998, p. 17). Muộn hơn, giữa 100 BCE và 70 BCE, vào lúc khi các thực hành rút thăm được mở rộng về quy mô, một máy xổ số được sáng chế ra: Urna versatilis, một thùng mà vào đó được chèn các lot (pilae) hình cầu (viên bi) có hình thù và trọng lượng giống hệt nhau (Bothorel 2020). Thùng sau đó được đặt trên một trục ngang và quay để trộn đều các viên bi; cuối cùng, chóp thùng được mở để rút các viên bi. Thủ tục được dùng chủ yếu để chọn các bồi thẩm viên công dân và để xác định sự sắp đặt các xe ngựa trong các cuộc đua xiếc, nhưng đôi khi nó cũng được dùng để phân bổ trách nhiệm giữa các pháp quan. Bằng chứng mô tả bằng tranh chứng thực sự thực rằng máy này được dùng suốt phần lớn lịch sử của Đế quốc, cho đến ít nhất sự bắt đầu của thời đại Byzantine (Nicolet and Beschaouch 1991; Hurlet 2006).

Phần nhiều giống các cuộc bầu cử, sự rút thăm từ từ mất tầm quan trọng chính trị của nó khi Đế quốc tăng lên về kích thước và và sự tiến triển. Nó dần dần được thay thế bằng sự chỉ định từ trên xuống khi các hoàng đế củng cố quyền lực của họ và chính trị Roma dần dần trở thành chỉ trò múa rối bóng tối. Tuy nhiên, sự rút thăm đã bén rễ quá chắc trong truyền thống để biến mất hoàn toàn.

Thực hành được dùng để phân bổ các chức năng khác nhau giữa quan chấp chính tối cao và các promagistrate cho đến khá muộn trong lịch sử Đế quốc (Bothorel 2022; Hollard 2020, pp. 141sq). Trong năm 27 BCE, một cải cách đã trao cho Augustus quyền hạn trực tiếp đối với một số tỉnh, muộn hơn được gọi là các tỉnh đế quốc, trong khi các tỉnh khác, được gọi là các tỉnh công cộng, chính thức tiếp tục được Thượng viện quản lý. Trong khi bị treo trong các chế độ Tam hùng (Triumvirate) thứ nhất và thứ hai (bắt đầu trong năm 60 BCE), sự dùng rút thăm để chọn các quan thay thế chịu trách nhiệm cai quản các tỉnh thượng viện đã được Augustus phục hồi trong khung cảnh của kế hoạch của ông để “khôi phục nền Cộng hòa” (restauratio Rei publicae). Augustus đã sao chép các điều khoản chính của Lex pompeia được thông qua trong 52 BCE: Mỗi năm, các thượng nghị sĩ mà đã là quan chấp chính tối cao hay các pháp quan, một khi một số năm đã trôi qua sau sự kết thúc nhiệm vụ của họ, có thể trở thành các ứng viên cho vị trí promagistrate. Ngoài sự thực rằng các ứng viên de facto phải nhận được sự chuẩn y của hoàng đế ra, sự rút thăm xảy ra giữa một số người rất hạn chế. Không nhiều người thỏa mãn các đòi hỏi pháp lý: Một số năm, số những người có quyền hợp pháp để giới thiệu mình như các ứng viên đã không cao. Đã có thể có ít cựu pháp quan như số các vị trí đủ điều kiện, và nói chung đã chỉ có ba hay bốn cựu quan chấp chính tối cao ứng cử cho hai tỉnh. Trong thực tế, loại rút thăm này để lại ít cho sự may rủi (Hurlet 2006). Nó được dùng chủ yếu để tổ chức, theo một cách vô tư và được kiểm soát-kỹ, sự luân phiên tạm thời của các cá nhân có đủ trình độ để trở thành các quan thay thế, đồng thời vì nó khẳng định lại một cách tượng trưng chiều “cộng hòa” của chế độ. Các cải cách của August đã cho sự rút thăm một hình thức hợp pháp được duy trì trong hai thế kỷ. Tuy vậy, thủ tục đã chịu sử kiểm soát đế quốc ngày càng nghiêm ngặt. Sự tiến hóa của nó đã không tuyến tính, luân phiên giữa các pha nơi sự kiểm soát đế quốc được thiết chặt (dưới triều đại Julio-Claudia cho đến 68 CE, và ở một mức độ ít hơn dưới triều đại Flavia từ 69–96 CE), các thời kỳ nơi quyền lực đế quốc đã kín đáo hơn (dưới triều đại Nerva-Antonine từ 96–192 CE), và những thời khi sự rút thăm được chính thức hóa và khả năng của hoàng đế để chọn trước các ứng viên đã trở thành luật (dưới triều đại Severa từ 193 CE đến 235 CE). Chỉ sự trang trí bên ngoài của nghi lễ cổ xưa được bảo tồn. Hơn nữa, các quan thay thế thường xuyên thấy các sự ủy thác của họ được hoàng đế kéo dài, người như thế gạt quá trình chọn hàng năm sang một bên. Đồng thời, các hoàng đế từ từ đã có được một độc quyền đối với các lợi ích được điềm lành, chiến thắng, và imperium ban cho. Vào cuối thế kỷ thứ ba và đầu thế kỷ thứ tư, cải cách tỉnh của Diocletian đã dứt khoát hủy bỏ sự rút thăm các promagistrate, như thế hài hòa hóa luật và thực tiễn (Hurlet 2006).

Suốt sự quá độ dài này, sự rút thăm tuy vậy được hoàng đế sử dụng chống lại Thượng viện. Thay cho việc triệu tập phiên toàn thể, một nhóm nghị sĩ được chọn bằng bốc thăm cho các sự thảo luận cân nhắc: Nhóm hạn chế này có ít trọng lượng hơn hội nghị toàn thể, và như thế có ít quyền lực hơn để chống hoàng đế. Cuối cùng, tuy vậy, ngay cả nhóm hạn chế này tỏ ra quá hùng mạnh, và hoàng đế đã bắt đầu trực tiếp chọn các thượng nghị sĩ.

Ritual Lot (Thăm Nghi lễ)

Tại Rome, sors divisoria (rút thăm phân bố) trong tất cả các hình thức của nó đã gắn mật thiết với sors divinatoria (rút thăm bói toán) hơn nó đã gắn ở Athens cổ xưa. Roberta Stewart một cách thuyết phục cho rằng sự rút thăm bắt nguồn từ nghi lễ điềm lành, một nghi lễ được dùng để hỏi các thần, trong hy vọng thoáng thấy loại điềm nào đó hay quyết định số phận của (các) cá nhân được nói đến (Stewart 1998). Việc xử trí các điềm lành đã là một nhiệm vụ được dành cho quan chấp chính tối cao và các tu sĩ cấp cao. Đặc biệt, các điềm đã phải được tham khảo trước khi các quan được bàu, khi các cá nhân được bàu mới nhậm chức, khi các nghĩa vụ khác nhau phải được phân bổ giữa họ, và thường nhật hơn, khi các quyết định chính sách công được đưa ra. Thủ tục bình thường xảy ra ở Đền Jupiter Optimus Maximus; nó rất có thể được dự định để gợi một dấu hiệu – về ý chí của Jupiter trong Thời kỳ Cổ đại và về sự ủy quyền nghi lễ muộn hơn. Hơn nữa, sự rút thăm bên trong Ủy ban Một trăm (đại đội) đã giúp tạo sự đồng thuận giữa các giai cấp xã hội chi phối, trao cho nó một tính chính đáng cộng hòa nghi lễ dưới sự che chở thiêng liêng (Meier 1956; Flaig 2004, p. 173; Manin 1997). Để cho sự rút thăm có bất kể loại tầm quan trọng dân chủ nào, nó lẽ ra phải, ở mức tối thiểu nhất, để chọn centuria praerogativa từ giữa tất cả các đại đội, và không chỉ từ các đại đội giai cấp trên. Gaius Gracchus được nói là đã đề xuất một sự sửa đổi như vậy trong thời gian được ủy quyền của ông, khi sự rút thăm bắt đầu được chính trị hóa trong thế kỷ cuối cùng của nền Cộng hòa. Ông được cho là đã đề xuất “rằng các đại đội nên được chọn nằng rút thăm từ năm giai cấp mà không có sự phân biệt. Theo cách này, nhân phẩm và sự giàu có sẽ được đánh giá ngang nhau và mỗi người sẽ phấn đấu để vượt qua những người ngang hàng của mình về đức hạnh” (Sallust 1921, VIII, được trích trong Hollard 2020, p. 139). Tuy vậy, cuối cùng luật đã chẳng bao giờ được thông qua. Ngay cả trong trường hợp của Hội nghị Bộ tộc, nơi sự rút thăm xảy ra ngang tất cả các bộ tộc và như thế có logic bình quân, cái sau được làm dịu bớt bởi tỷ lệ trọng lượng ít hơn của giai cấp lao động. Hơn nữa, nó đã chủ yếu có tính biểu tượng, vì Hội Nghị Bộ tộc đã có ảnh hưởng hạn chế lên các quyết định (Buchstein 2009, p. 129).

Sự dùng chính trị của sự rút thăm đã tự tước bỏ một phần chiều tôn giáo của nó nhờ sự thế tục hóa từ từ của xã hội Roma. Niềm tin vào sự can thiệp trực tiếp của các thần vào công việc con người đã giảm giữa giới elite chính trị, cho dù nó đã vẫn phổ biến giữa các giai cấp thấp hơn. Điều này đã dẫn vài tác giả hiện đại để gợi ý rằng đã có một sự phân biệt rõ ràng giữa sự rút thăm chính trị và tôn giáo (Ehrenberg 1923). Ngoài ra, những người mà không còn tin vào các điềm nữa vẫn có thể chấp nhận sự dùng chúng như một yếu tố thêm cho sự ban tính chính đáng qua nghi lễ. Mặc dù Cicero (1923, Book II, XXXV; II, XXXVI; XLI) kể cả sự thực hành sortes các điềm lành (auspice) trong sự tấn công của ông chống lại sự bói toán, tuy nhiên ông đã bảo vệ sự hữu ích của cái sau từ cái có thể được xem như một quan điểm Machiavellian: “tôi nghĩ rằng, mặc dù lúc đầu luật bói toán được lập từ một niềm tin vào sự bói toán, nhưng muộn hơn nó được duy trì và bảo tồn từ những cân nhắc của tính thiết thực chính trị (rei publicae causa),” hay vì sự tôn trọng sự mê tín bình dân. Tính đại chúng tiếp tục của nghi lễ, tuy vậy, đã không thể được giải thích bởi các lý do thuần dụng cụ hay chiến lược (Hollard 2010). Ngoài chức năng thực tiễn trực tiếp của nó ra – sự phân bổ vô tư các trách nhiệm giữa các elite ngang hàng trong khi tối thiểu hóa sự xung đột – nhờ chiều nghi lễ của nó sự rút thăm có một chức năng biểu tượng mạnh, một đặc tính xuyên lịch sử mà sử gia Đầu Hiện đại Barbara Stollberg-Rilinger (2014a) đã lập thuyết một cách thuyết phục trong khung cảnh khác. Nó đã nhắm để biến đổi các quý tộc cạnh tranh mạnh thành các quan hợp tác trong sử dụng quyền lực và làm việc phục vụ lợi ích công. Sự rút thăm cũng là một thành phần quan trọng của lý tưởng cộng hòa (Stewart 1998, p. 56). Đấy chính xác là vì sao Augustus lập lại cơ chế khi ông tìm cách thiết lập quyền lực đế quốc của ông bằng việc khôi phục tượng trưng các lễ phục của tính chính đáng truyền thống (Hurlet 2006).

Chính trị Roma bị cấu trúc nặng nề bởi các nghi lễ, nhiều trong số đó được áp dụng trong các thời kỳ dài và như thế ban tính chính đáng qua truyền thống. Các nghi lễ là một phần cố hữu của các thủ tục phải được theo và ngụ ý một loại tính chính đáng duy lý-hợp pháp (nói cách khác, một loại tính duy lý thủ tục hơi giống với sự xem xét hiến pháp hiện đại của chúng ta) (Jehne 2010). Hơn nữa, chúng đóng một vai trò biểu tượng quyết định trong việc thiết lập một không gian công cộng cho phép các xung đột giữa các elite diễn ra, chuyển chúng để bảo đảm tính tương thích với lợi ích chung – ít nhất về nguyên tắc. Các nghi lễ may rủi như thế có một chức năng cốt yếu; đối với rất nhiều người, chúng chắc vẫn gắn bó với một cố gắng để khám phá số phận (Ross Taylor 1966). Logic phức tạp này cũng áp dụng cho các dân cư dưới sự chiếm đóng Roma: Bắt đầu trong 242 BCE, các quan chức phụ trách cai quản các vùng được chinh phục, praetores peregrinus (các pháp quan cho những người lạ), được chọn bằng bốc thăm sử dụng một biến thể thủ tục được áp dụng bởi các quan cai trị trong các tỉnh Roma. Nghi lễ long trọng này được quy định nghiêm ngặt. Sự thống trị, vì thế, đã không chỉ dựa vào quyết định tùy ý của một lãnh đạo quân sự, Thượng viện, hay nhân dân Roma: “Sự phân bổ ngẫu nhiên và thăm được xác định với điềm lành biến các mối quan hệ cá nhân giữa nhân dân bị chinh phục và cá nhân các chỉ huy Roma thành một mối quan hệ thể chế với Rome” (Stewart 1998, p. 204).

Sự Tử vì Đạo của Thánh Dasius

Trước khi chúng ta phân tích vai trò của sự rút thăm trong các nền cộng hòa Italia thời Trung Cổ và thời Đầu Hiện đại, chúng ta nên chú ý đến sự tử vì đạo của Thánh Dasius, một câu chuyện mô tả một hành động rút thăm được cho là đã xảy ra trong thời cuối Đế quốc Roma. Nó là một trong những truyền thuyết gây ấn tượng nhất về Saturnalia, lễ hội Roma quan trọng nhất. Mang tính lễ hội về bản chất, Saturnalia xảy ra sau đông chí, trong mười hai ngày ở giữa các chu kỳ mặt trời và mặt trăng. Các đại tiệc và các cuộc truy hoan tăng nhanh trong thời gian này, khi các chuẩn mực xã hội bình thường được treo. Các trò chơi may rủi, kể cả các trò súc sắc, được phép trong thời gian Saturnalia, trong khi chúng thường bị cấm (tuy được chơi phổ biến) bên ngoài thời kỳ lễ hội. Các nô lệ ăn tại bàn của ông chủ của họ; đôi khi các ông chủ thậm chí phục vụ các nô lệ. Những người tự do được rút ngẫu nhiên làm Vua Saturnalia (Saturnalicius princeps) mà đưa ra các lệnh nực cười cho các thần dân của ông (Nilsson 1923).

Các nguồn Hy lạp muộn hơn, được phát hiện bởi sử gia Franz Cumont và được bình luận bởi nhà nhân học nổi tiếng James G. Frazer (1900), đã vẽ một bức tranh khá bi thảm về một lễ ăn mừng Saturnalia (Cumont 1897). Trong thời cuối Đế quốc Roma, các lính Roma đóng dọc sông Danube để kiềm chế những người dã man ăn mừng Saturnalia theo cách sau: Một thời gian trước lễ hội, họ rút thăm để chọn một thanh niên đẹp trai. Thanh niên này được nói là hiện thân một thần; anh ta được diễu hành quanh nơi công cộng mặc quần áo hoàng gia. Mọi mong muốn của anh ta, ngay cả mong muốn đê tiện nhất, được thỏa mãn. Tuy vậy, sự cai trị của anh ta chỉ kéo dài một thời gian rất ngắn. Vào cuối ba mươi ngày, khi Saturnalia kết thúc, vị vua chóng tàn này bị buộc tự rạch cổ mình trên bàn thờ tế thần. Một năm, số phận này rơi vào người lính Kitô hữu Dasius. Anh đã từ chối chơi phần của một thần ngoại giáo và tuyên bố rằng vì anh phải chết, anh sẽ chết như một Kitô hữu, như thế từ chối dùng ngày cuối cùng của anh trong sự trác táng. Anh đã không nao núng bởi các lời đe dọa của các cấp trên của anh – anh thậm chí đã đi xa đến mức phá hủy các hình ảnh ngoại giáo và bị lên án như một kết quả. Thánh Dasius đã tử vì đạo và cuối cùng đã bị chặt đầu vào ngày 20 tháng Mười Một, một ngày Thứ Sáu, vào giờ thứ tư của ngày thứ hai mươi tư sau ngày trăng mới (Pillinger 1988, p. 21).

Cả các nhà nhân chủng học và các sử gia đã tranh luận tính xác thực của câu chuyện này, mà có lẽ là huyền thoại nhiều hơn thực tế lịch sử (Lang 2005; Lévi-Strauss 1952; Parmentier 1897; Pillinger 1988; Prescendi 2013; Wendland 1898; Wissowa 1971). Họ đã phân tích sự đảo ngược lễ hội của các mối quan hệ xã hội và sự hiến tế của vua-giả nhưng đã bỏ qua cách theo đó vua giả được chọn và khoảng thời gian ngắn của sự trị vì của ông. Như chúng ta đã thấy, cùng với sự bầu cử đều đặn của những người cai trị, kết hợp với sự rút thăm và sự luân phiên nhanh giữa các sự ủy thác tuy nhiên đã là một trong các hình thức chọn phổ biến nhất ở Rome như ở Athens. Sự ăn mừng Roma về Saturnalia như thế hoạt động như một tiếng vang trào phúng xa xôi của thủ tục này. Và một mối quan hệ nào đó vẫn có vẻ tồn tại giữa sự biểu diễn của một vị vua tạm thời chịu số phận bị hiến tế vào cuối sự cai trị ngắn của ông, và sự thực rằng ông được chọn một cách ngẫu nhiên. Tất nhiên, những sự giải thích loại này của sự hiến tế nhất thiết phải được xử trí với sự thận trọng về mặt tính chính xác lịch sử (Nagy and Prescendi 2013). Tuy nhiên, sự quyến rũ học thuật gây ra bởi những sự hiến tế như vậy ngay cả hàng thế kỷ muộn hơn, những tiếng vọng của chúng khắp vô số công trình văn học (Cocteau 1998; Michon 1998), sự hiện diện của chúng trong nhiều tôn giáo khác nhau (nhân vật Christ, chẳng hạn), và sự hiện hình huyền ảo của chúng trong các nghi thức Lễ hội, tất cả đều tiết lộ sự mơ hồ sâu sắc của các mối quan hệ con người với quyền lực.

Trong khi từ chối sự suy đoán triết học mà không xem xét khung cảnh xã hội-lịch sử hay dải các kỹ thuật được áp dụng, chúng ta không được đơn giản gạt luận đề của Jacques Rancière sang một bên mà theo đó sự rút thăm là bản chất của nền dân chủ, như được nhắc tới trong dẫn nhập. Từ một quan điểm nhân chủng học, nó có thể đến để bổ sung cho, hơn là để thay thế một xã hội học kiểu-Weberian về lịch sử so sánh. Về hình thức, sự chọn bằng bốc thăm trong bất cứ lãnh vực nào – và lý do căn bản cho sự thực hành của nó có là gì – đặt các cá nhân (hay các giải pháp) mà từ đó sự lựa chọn ngẫu nhiên được tiến hành trên một cơ sở bình đẳng triệt để. Sự bình đẳng triệt để này cũng áp dụng cho những người quyết định để sử dụng thủ tục theo kiểu bói toán: Một vị thần hay lực lượng siêu nhiên bằng cách ấy tiết lộ ai được họ chọn, nhưng ý định của họ là khó hiểu đối với những người trần mắt thịt bình thường trước khi các thăm được rút. Để rút thăm bên trong một nhóm người (ngay cả một nhóm rất nhỏ) để chỉ định một người phát ngôn hay một nhà lãnh đạo là để chấp nhận rằng chẳng ai trong số họ có thể đòi tính tính chính đáng tiên nghiệm (à priori) lớn hơn bất kể ai khác để đại diện cho hay để chỉ huy nhóm.

Chính trị, khi được hiểu theo diễn giải triệt để do Jacques Rancière đề xuất, có nghĩa rằng không thể có khẳng định không thể tranh cãi nào để nói, phán xét, hay chỉ huy nhân danh cộng đồng cả; rằng sự giàu có, sự hiểu biết, giới, tổ tiên, sự xức dầu thánh không thể, thậm chí con số tuyệt đối cũng chẳng thể được đề cao như một nguyên tắc trên sự thảo luận. Bất cứ tiêu chuẩn nào đều là tình cờ về mặt lịch sử và vì thế có thể bị phê phán. Các tư duy này, nếu đi đến kết luận hợp lý của nó, lên đến cực điểm trong nền dân chủ khi giới công dân mở rộng để gồm tất cả những người trưởng thành. Việc chọn các chức vụ công bằng rút thăm làm cho nguyên tắc bình đẳng chính trị triệt để hơn, chuyển từ chỉ sự thảo luận về sự bổ nhiệm các cá nhân để nói, phán xét, hay quyết định nhân danh cộng đồng sang sự bổ nhiệm thực sự của các cá nhân đó. Sự điều tra nghiên cứu lịch sử cho thấy rằng sự rút thăm, cuối cùng, không phải là bản chất của nền dân chủ: Nhưng là có thể để nói rằng có các quan hệ lựa chọn (elective affinity) giữa sự rút thăm và chính trị triệt để. Khái niệm quan hệ lựa chọn, mà bắt nguồn từ thuật giả kim (alchemy) trung cổ, được dùng bởi Goethe (2008) trong tiểu thuyết cùng tên của ông Elective Affinities bởi Max Weber (2010) trong The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism (Benjamin 1974; Löwy 1988). Nó gợi ý rằng các thành phần nào đó hút lẫn nhau và, khi được đặt cùng nhau, chúng tan vỡ, và tự cấu hình thành một tổng thể mới. Mối quan hệ giữa các quan hệ lựa chọn vì thế không phải là một mối quan hệ nhân-quả tuyến tính, mà đúng hơn là một vòng tròn trong đó hai yếu tố đồng thời là nguyên nhân và kết quả của những sự biến đổi thuận nghịch của chúng.

Từ lập trường này, chúng ta có thể nhắc đến phân tích của Pierre Clastres về các xã hội săn bắt-hái lượm. Theo Clastres (1980), các xã hội nguyên thủy được đặc trưng bởi sự thực rằng chúng từ chối mọi cố gắng để ban cho một cá nhân (hay một nhóm cá nhân) quyền lực để chỉ huy các cá nhân khác. Các thủ lĩnh và lãnh đạo bộ lạc có thể chỉ đưa ra các gợi ý, mà chỉ được theo nếu chúng có tính thuyết phục. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo trả một cái giá đắt cho đặc quyền biểu tượng của họ, vì họ làm việc nhiều hơn phần còn lại để phục vụ cộng đồng, tái phân phối cho cộng đồng các hàng hóa mà họ cũng phải tạo ra với số lượng lớn hơn phần còn lại của bộ lạc. Clastres nói thêm rằng khi quyền lực trở nên tự trị, chiều của món nợ này đảo ngược: Thay cho việc nhận nhiều hàng hóa từ nhà lãnh đạo, cộng đồng bắt đầu cống nạp cho ông ta, cứ như thể cảm ơn ông vì sự phục vụ của ông. Có lẽ sự quyến rũ do huyền thoại vua bị hiến tế gây ra ám chỉ đến khả năng khác này: Một nhà cai trị mà, thay cho việc kiểm soát một nhóm và ép buộc nó trả một loại món nợ, sẽ ngược lại mắc nợ cộng đồng mà cho phép sự tồn tại của ông – đi xa đến mức đổi lại theo nghĩa đen từ bỏ cuộc sống của ông.

KẾT LUẬN

Dù thực hay hư cấu, sự tử vì đạo của Thánh Dasius rõ ràng là rất khác với sự rút thăm được tiến hành ra sao trong thời Cộng hòa và Đế quốc Roma. Thay cho việc trình bày một sự cạnh tranh vì quyền lực được làm yên giữa các elite bởi sự chọn bằng bốc thăm nghi lễ, nó minh họa sự ngược lại của tình huống này. Thật quyến rũ bởi vì trong cùng chuyện kể, nó dệt sự đảo ngược lễ hội của món nợ quyền lực, sự hiến tế của một ông vua tạm thời, và sự thực hành rút thăm để chỉ định ông vua lại với nhau. Nó chỉ tới mối quan hệ mơ hồ về mặt nhân chủng học mà con người phát triển với các nhà lãnh đạo của họ và áp lực của sự đòi rằng các nhà cai trị “phục vụ nhân dân” để đổi lấy quyền lực của họ (Dalarun 2012; Mao 1944). Sự rút thăm các chức vụ, ít nhất trong phiên bản dân chủ triệt để của nó, như thế minh họa một mặt khác của mối quan hệ mơ hồ này, với quyền lực được xem như một thuộc tính ngẫu nhiên và tạm thời.

Mặc dù đã tốn nhiều giấy mực về các thực hành Athen, sự dựa nhiều của Rome vào sự rút thăm đã nhận được ít sự chú ý hơn nhiều của cùng các tác giả thế kỷ thứ hai mươi mốt quan tâm đến phương thức chọn này. Tuy vậy, kể từ cuối thế kỷ thứ hai mươi ngắn, các sử gia đã có những phát hiện quan trọng. Tổng thể, sự dùng chính trị của sự rút thăm đã đóng một vai trò quan trọng ở Rome trong thời Cộng hòa, nhưng cũng rất lâu sau khi thiết lập Đế quốc. Sự rút thăm đã dựa vào một tập hợp quy tắc tạo thành một ius sortiendi (quyền sử dụng tài sản) thực sự (Hurlet 2006). Tuy nhiên, các thực hành và ý nghĩa của nó là khá khác với thực hành và ý nghĩa của các tiền thân Athen của nó và các thực hành Tây Á. Mục tiêu cụ thể của sự rút thăm đã không phải để bổ nhiệm các công dân để lấp đầy các vị trí, mà đúng hơn để phân bố các trách nhiệm giữa các elite ngang hàng dựa vào một sự luân phiên hàng năm, và để giải quyết các vấn đề thủ tục nào đó, như thứ tự theo đó các nhóm luật định khác nhau sẽ bỏ phiếu. Chức năng của sự rút thăm trước tiên và trên hết là để quản lý sự cạnh tranh theo một cách không đối đầu bên trong giới quý tộc mà có quyền lực thực tế và như thế làm cho nó cộng hòa về mặt biểu tượng (Stewart 1998). Trong chừng mực đó, sự rút thăm thậm chí đã có thể được thích nghi mà không có quá nhiều khó khăn cho khung cảnh đế quốc của Rome (Hurlet 2006). Sự thực rằng sự rút thăm đã không gắn với nền dân chủ có lẽ giải thích vì sao các nhà lý thuyết và các nhà thực hành chính trị thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không thảo luận Rome chi tiết.

Tất nhiên, thành bang Athen đã không phải là cái bây giờ chúng ta gọi là một nền dân chủ, và nó cũng khác với các đề xuất của các nhà dân chủ triệt để ngày nay. Về thực tiễn, nó đã loại trừ phụ nữ và các nô lệ khỏi đời sống chính trị, và nó đã dùng sức mạnh của nó để chinh phục các thành phố đồng minh. Tuy nhiên, bên trong giới tương đối hẹp của toàn thể công dân, quyền lực phần lớn đã được thực hiện bởi nhân dân (theo nghĩa luật định của toàn thể công dân) hơn là bởi các đại diện được bàu; và quyền lực của các nhà lãnh đạo bị các lực lượng đối lại kiểm soát. Như Moses I. Finley diễn đạt, để hiểu hệ thống này, chúng ta phải vượt xa hơn phương trình “nền dân chủ bằng các cuộc bầu cử.” Mặc dù Athens đã không loại bỏ sự đấu tranh giữa các cá nhân và các nhóm trong sự theo đuổi các lợi ích của họ – một vấn đề từ thời xa xưa – nó đã sáng chế lại chính trị, theo nghĩa sự thảo luận công khai được thể chế hóa về các luật tốt hay xấu và các quyết định tập thể lớn (bắt đầu với các thứ cai quản sự cân bằng xã hội bên trong polis). Hơn nữa, nó từ chối nghề nghiệp hóa chính trị, tin rằng đấy là một hoạt động trong đó tất cả các công dân có thể và nên tham gia (ở một chừng mực nào đó) (Finley 1991, p. 70; Castoriadis 1986, pp. 282–283; Castoriadis 1984).

Việc rút thăm như thế đã giúp để thể chế hóa một loại dân chủ phân bổ, trong đó tất cả các công dân đã có một phần công bằng của các hàng hóa chung, danh dự, và trách nhiệm. Mối quan hệ giữa sự bình đẳng và các cơ chế vô tư của sự rút thăm đã dẫn đến nền dân chủ triệt để ở Athens cổ xưa. Chiều nghi lễ quanh sự rút thăm vẫn còn suốt thời kỳ cổ điển, nhưng sự rút thăm đã không phải chủ yếu là một cách để biết ý chí của các vị thần. Nó đã rất thế tục hơn ở Tây Á, nơi không có sự phân biệt thực tế nào giữa cái Aquinas muộn hơn có thể gọi là sors divinatoria sors divisoria. Quan điểm đương thời của chúng ta, mà xem sự rút thăm trong chính trị và sự rút thăm trong bói toán như các thực thể hoàn toàn tách biệt, bản thân nó phụ thuộc vào một quá trình lịch sử có lẽ đã bắt đầu ở Hy Lạp Cổ xưa. Sự sáng chế của một dụng cụ đặc thù cho sự rút thăm tư pháp (và có lẽ chính trị), kleroterion, là bằng chứng về quá trình này. Trong một mức độ ít hơn, sự rút thăm đã cũng được thế tục hóa một phần ở Rome, vì urna versatilis đã không được dùng cho sự bói toán. Tuy nhiên, nó đã không được dùng để làm ngang bằng quyền lực giữa các giai cấp và vì thế đã không có chiều dân chủ; nghi lễ hình như đã là trung tâm hơn nhiều đối với các thủ tục rút thăm Roma so với các thủ tục Athen.

Tóm lại, tổng quan ngắn của chúng tôi minh họa rằng sự rút thăm chính trị trong thời Cổ đã đóng ba vai trò khác nhau: Nó đã thánh hóa thủ tục tuyển chọn, nó đã bảo đảm sự bình đẳng tượng trưng hoặc giữa tất cả các công dân hay giữa một elite nhỏ, và đã giúp duy trì tính vô tư. Cuối cùng, tuy vậy, Athens, nơi chiều dân chủ là trung tâm của đời sống công và liên kết mật thiết với lý tưởng về chính phủ tự quản dân chủ, đã là đặc biệt: Chỉ một số nhỏ các thành phố theo sự dẫn đầu của nó về khía cạnh đó.


[1] Theo Thánh Jerome, vài đoạn trong Decretum Gratiani định nghĩa giới tăng lữ (clergy), nói về mặt từ nguyên, như kleros, hay những người mà số phận của họ được dành cho Chúa. Trong khung cảnh trung cổ, tuy vậy, điều này đã không còn là một sự dẫn chiếu đến sự rút thăm nữa nói một cách nghiêm ngặt, mà đến sự may rủi theo nghĩa số phận và sự chọn thiêng liêng. Tuy nhiên, Sắc lệnh không nhắc đến sự cấm chọn ngẫu nhiên cho các chức vụ tôn giáo (Decretum Gratiani, Distinctio XXI, C. I; Pars secunda, Cause XII, Question I, C. V và C VII). Rất cảm ơn Julien Théry vì bình luận sáng suốt của ông về các điểm này.

[2] “The Shape of Ancient Dice Suggests Shifting Beliefs in Fate and Chance,” February 18, 2018, www.theatlantic.com/scicence /archive/2018/02/dice-dice-baby/553742/?utm_source=atltw

[3] Cho một tổng hợp chung về sự rút thăm trong truyền thống Do thái, xem Shraga Bar-On (2020).

[4]Tôi mang ơn Vincent Azoulay vì bình luận khai sáng của ông về những câu nổi tiếng của Pericles và luận đề thuyết phục của ông về sự tham gia công dân.

[5] Vào cuối nền Cộng hòa, sự bỏ phiếu bộ lạc xảy ra đồng thời, nhưng kết quả được công bố theo từng bộ lạc theo một thứ tự được xác định ngẫu nhiên; các hệ quả như thế đã vẫn thế (Lintott 1999, p. 48; Taylor 1966, pp. 179–181).

(Còn tiếp)