Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

Tiếc cho Kafka (Nhân vụ án Nguyễn Văn Chưởng)

Tạ Duy Anh

Trong số các tác phẩm lừng danh của Kafka, tôi bị ám ảnh nhất là tiểu thuyết "Vụ án". Hình như ông là một Gio An Tẩy giả trong văn chương, loan báo trước cả trăm năm về sự xuất hiện của những điều hãi hùng của một thế giới trong đó con người bị nghiền nát bởi quyền lực. Dưới đây là đoạn kết trong "Vụ án":

"…Còn có chuyện kháng án chăng? Còn có những lập luận bác bỏ mà người ta chưa nêu ra chăng? Nhất định thế. Cái lôgích dù không lay chuyển được thế nào đi nữa, nó cũng không cưỡng lại được một con người đương muốn sống. Viên quan tòa anh chưa gặp bao giờ ở đâu? Tòa án tối cao anh chưa đến bao giờ ở đâu? Anh giơ hai bàn tay và căng các ngón ra.

Nhưng một trong hai đứa vừa túm lấy cổ họng anh; đứa kia thọc dao vào tim anh và ngoáy ngoáy hai lần. Đôi mắt đã lờ đờ, nhưng K. vẫn còn nhìn thấy hai đứa chụm đầu vào nhau cúi xuống sát mặt anh để quan sát cảnh chót.

-Như một con chó!-Anh nói, như để gửi lại nỗi nhục nhã ở đời".

(Bản dịch của Phùng Văn Tửu)

Nhưng nếu Kafka đang sống và chứng kiến những gì vẫn ngày ngày diễn ra xung quanh chúng ta, ông sẽ thấy cái kết ấy thua xa cái kết mà ông chỉ việc coppy rồi dán vào, như dưới đây (Thay vào đoạn hai gã đàn ông phối hợp chọc dao vào cổ K.):

"…Tòa án Nhân dân thành phố… thông báo cho thân nhân người bị kết án K., biết:

Thân nhân người bị kết án K. có quyền làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt người đã bị thi hành án tử hình gửi Chánh án Tòa án nhân dân…để được xem xét giải quyết. Đơn xin nhận tử thi, tro cốt người đã bị thi hành án tử hình về mai táng, an táng phải ghi rõ họ, tên địa chỉ người nhận tử thi và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư trú; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí.

Thời hạn gửi đơn xin nhận tử thi, tro cốt người đã bị thi hành án tử hình đến Tòa án nhân dân …chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo này".

Cái kết của Kafka gây cảm giác rùng rợn, trong khi cái kết sau thì tạo ra sự ghê rợn, ghê sợ cùng nỗi ám ảnh vĩnh viễn về sự tan rã tuyệt đối của văn hóa và lương tâm, để hoàn tất quá trình "hóa thú".

Có thể là hình ảnh về văn bản

Có thể là hình ảnh về hươu