Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

Văn Việt đi thăm chị Thụy Vũ, mừng chị có nhà mới

Ngô Thị Kim Cúc

Những ngày đầu năm mới 2023, đi thăm bè bạn dường như là chuyện tất nhiên sau đại dịch. Chị Nguyễn Thị Thụy Vũ ở tít Lộc Ninh, thời gian qua con trai chị lại xây nhà mới (trên mảnh đất ông bà ngoại để lại). Vì vậy chị phải qua ở nhờ nhà hàng xóm, không tiện để thăm viếng.

Nhà nay đã làm xong, lại nghe chị Thụy Vũ sức khỏe không còn được như trước nên mọi người nôn nóng được gặp lại chị.

Khởi hành lúc tám giờ ở Sài Gòn nhưng đầu giờ chiều xe mới tới thị xã Lộc Ninh, dù đường không đông xe và mặt đường khá tốt so với trước. Ngôi nhà mới rất bề thế, tiện nghi, đẹp một cách giản dị và sang trọng, là công phu chăm chút của con trai chị, Nguyễn Khôi Hạo.

Khác với những lần trước luôn gọi điện thăm hỏi nhiều lần khi xe vẫn đang trên đường, rồi sau đó ra tận cổng nhà đứng chờ, lần này chị xuất hiện khá trễ, khách vào nhà rồi chị mới từ trong phòng chầm chậm bước ra chào.

So với trước, chị Thụy Vũ có gầy đi và chậm hẳn lại. Đó là những gì mà một người sắp bước vào tuổi chín mươi không thể tránh, nhứt là sau đại dịch và sau thời gian không nối kết với bè bạn trong tám tháng làm nhà.

Chị trở nên nặng tai hẳn, kề sát tai trái còn nghe được vẫn phải nói rất to. Và vì không nghe được nên nói cũng ít đi, giọng nhỏ và yếu hẳn. Trước đây, trong những lần gặp nhau, chị luôn nói nhiều và có thể nói hàng giờ đồng hồ, kể bao nhiêu chuyện thời quá khứ lắm thăng trầm của mình, của cả một gia đình, một dòng họ.

Hỏi thăm, Khôi Hạo cho biết chị vẫn có thể ăn uống bình thường nhưng đã bắt đầu quên nhiều thứ.

Tuy nhiên, ngoài Kim Cúc chị vẫn nhớ Nguyễn Trọng Hiệp – một độc giả thân thiết đã gần như là người nhà khi chị còn đi lại Sài Gòn được. Phải giải thích cho chị việc chị Ý Nhi không có mặt do phải ở nhà chăm sóc anh Lộc đang bị mệt. Dù sao, chị vẫn hóm hỉnh và tinh nghịch không khác trước.

Khánh Trâm mang theo mấy tập sách của chị để xin chữ ký, chị ghi lời đề tặng với chữ viết vẫn cứng cáp, rất đẹp. Khi mở ảnh anh Tô Thùy Yên trên điện thoại và hỏi ai đây, chị nói: “Người lạ”. Đưa vào sát mặt chị, chị nhứt định né ra, như một cô gái đầy e thẹn. Chị vẫn thích nói dù không nghe được. Nếu có máy trợ thính, chắc chị sẽ có thể cải thiện tình trạng khi lại nối kết với bè bạn và cuộc sống bên ngoài.

Chia tay, mọi người đều cầu mong lần gặp tới sẽ thấy chị khỏe mạnh trở lại, đúng như chị, người đàn bà viết văn mạnh mẽ, đầy tự trọng và kiêu hãnh để vượt qua bao thử thách khắc nghiệt của thời thế đổi thay.

Còn tôi, lại nhớ tới lần về Vĩnh Long mấy năm trước, để thăm ngôi trường tiểu học mà chị là cô giáo trước khi lên Sài Gòn theo nghiệp viết. Điều buồn nhứt là, khi trở lại thăm ngôi nhà mà ông nội chị, tri phủ Nguyễn Viết Liêm đã thuê thợ mộc từ miền Trung vào xây dựng với vô số bức chạm khắc cực kỳ quý giá, thì chủ mới của ngôi nhà đã đập hết cho xây lại. Nghe đâu những tác phẩm gỗ đẹp đẽ đó đã được chuyển lên tầng trên, nên nhìn từ ngoài vào không còn thấy được.

Mửng cho chị Thụy Vũ lại được con trai “đền” cho ngôi nhà mới cũng rất đẹp và nhiều hoa kiểng, để những năm tháng cuối đời chị lại thanh thản bên con cháu, mà quên đi những điều bất như ý đã trải qua...

... Và quên cả chuyện từng có một nhà văn với bút danh Nguyễn Thị Thụy Vũ...

1 (1)

Trong bộ quần áo màu lam thêu rất đẹp, chị Thụy Vũ lại khoe: Có khách mới mặc bộ này, ngày thường cứ xà lỏn áo cánh... "Bà già" tinh nghịch này vẫn tếu như trước, chỉ tiếc là chị đang yếu đi...

2 (1)Tấm ảnh đầy đủ nhứt trong phòng khách : Hoàng Dũng, Hoàng Hưng, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Khánh Trâm, Thụy Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Khôi Hạo (từ trái qua)

3 (2)Bữa trưa trên đường đi: Ngô Thị Kim Cúc, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Thị Khánh Trâm (từ trái qua)

4 (2)Chị Thụy Vũ đang háo hức "duyệt" ảnh chụp mới nhứt của mình.
Nguyễn Thị Khanh Trâm, Thụy Vũ, Ngô Thịu Kim Cúc (từ trái qua)

5 (2)Hoàng Hưng và Hoàng Dũng (từ trái qua)

6 (2)Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Thị Khánh Trâm (từ trái qua)

7 (1)

Hoàng Hưng, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Khánh Trâm, Thụy Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Trọng Hiệp

(từ trái qua)

8.8 (1)Ngôi nhà mới của gia đình chị Thụy Vũ mà con trai chị - Nguyễn Khôi Hạo mới xây xong.

9 (2)Sân nhà có rất nhiều hoa kiểng.

10 (3)Ngôi nhà cổ ở Vĩnh Long mà tri phủ Nguyễn Viết Liêm đã cho xây dựng.
Ảnh chụp năm 1917, khi chị Thụy Vũ về thăm lại nhà cũ nay đã thuộc về chủ khác, cho thấy nhà dù đã bị sửa, mất mặt tiền ngày xưa và bị hàng rào che kín nhưng bên trong tất cả vẫn còn được giữ nguyên .

11 (2)Phần mặt tiền tòa nhà làm bằng gỗ được chạm khắc rất tinh xảo.

12Bên trong ngôi nhà cổ, những cột lim bề thế vẫn thách thức thời gian

13Chị Thụy Vũ đang nghĩ gì khi trở về ngôi nhà đã ôm giữ thời thơ ấu và thời thiếu nữ của mình...

Ảnh chụp ngày 4 tháng 1 năm 2020, trước khi dịch cúm-tàu bùng phát.
Ngôi nhà cổ của gia đình chị Thụy Vũ đã bị/được chủ mới xây dựng lại, không còn dấu vết nào của những gì xưa cũ.

14 (1)

Chị Thụy Vũ bên những người hàng xóm cũ.
Ngôi nhà cổ đã biến mất, cùng với quá khứ của gia đình chị.