Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

Tìm cha

Hồi ức của Vũ Hồng Ánh (con gái út của cụ Vũ Đình Huỳnh)

 

- Mẹ ơi con đói!

Con bé lay lay áo mẹ, giọng nó khản đặc… Đã hai ngày rồi mẹ chở nó trên chiếc xe đạp Phượng Hoàng đi khắp nơi tìm cha nó, kể cả những người bạn của chồng bà đang chức quyền mà bà nghĩ là họ biết – nhưng đâu đâu cũng chỉ nhận được câu trả lời: “Rất tiếc là tôi không biết chị ạ”. Thậm chí họ không dám mời vào nhà… dù xưa kia bà đã che chở cho họ trong vòng vây của mật thám Pháp, bất chấp hiểm nguy!… Điều gì đã làm cho họ trở nên hèn đến thế? Mất nhân cách đến thế? Phải chăng người xưa đã có câu “Khi vui thì vỗ tay vào/Khi gặp hoạn nạn thì nào thấy ai” bây giờ đã đúng với hoàn cảnh của bà lúc này?!

clip_image002

Vũ Hồng Ánh (4 tuổi) và bố tại nhà riêng, Hà Nội

Cả tuần sau cái ngày họ (những người đồng chí của chồng bà) đến bắt ông ấy đi bà không được biết họ giam ông ở đâu, bà đến nhà tù Hỏa Lò họ cũng bảo không có ai tên như vậy… sau này bà chỉ được biết bốn chữ đó là “xử lý nội bộ” – chỉ nội bộ thôi nhưng là bảy năm không xét xử???

Ngày đó mẹ đưa nó vào tận Hà Đông – bà nghĩ rằng những ngôi nhà đóng kín cổng kia hẳn đang giam giữ chồng bà, mãi về sau này con bé cũng không lý giải được vì sao mẹ nó lại có ý nghĩ lạ lùng đó…

- Gọi bố đi con!

Người mẹ dừng xe lại một ngôi nhà đóng im ỉm… giống như bao ngôi nhà khác mà hai mẹ con đã dừng lại qua bao ngày rong ruổi khắp nơi.

- Bố ơi bố!

Hai bàn tay nhỏ xíu bụm lại, giọng của con bé trở nên yếu hẳn, nó không thể gào to như hôm qua và sáng nay được nữa, nó đói…, nó muốn uống nước… nhưng hôm nay mỗi lần nhìn mẹ nó thấy tóc mẹ lưa thưa, lốm đốm bạc và lay nhẹ khi một cơn gió đi ngang, nó chợt nghĩ “Mẹ giống Vua Lia”… Và, nó muốn ôm lấy mẹ, muốn nói với mẹ thật nhiều nhưng nó lại không làm được điều đó chỉ bởi vì nó nhận biết rằng bất cứ một lời nào lúc này cũng trở nên vô nghĩa. Mẹ nó đã khác xưa, nụ cười hiền hậu không còn mà thay vào đó là nét mặt vô hồn.

- Cố nhịn thêm một chút con ạ, để xem có cái quán nào gần đây mẹ sẽ mua cái gì cho con ăn.

- Vâng ạ!

Người mẹ đạp xe mãi rồi cũng có một cái quán nghèo nàn với mấy chén nước trà và vài quả bưởi, bà già chủ quán với những mảnh vá trên áo quần cũng nghèo nàn như chính cái quán của bà ấy. Thế là hai mẹ con sống bằng quả bưởi của bà lão cho đến khi trở về nhà thì trời đã tối mịt.

Nó nhớ lại chín ngày trước đó, tan lớp nó chạy như bay ra đến chân đê làng Xuân Đỉnh – nơi bố nó chiều nào cũng đứng chờ để đón nó về (thời đó tất cả trường ở Hà Nội đều đóng cửa, học sinh Hà Nội phải sơ tán đến những vùng ngoại ô hay về nông thôn để học), việc đầu tiên là leo lên xe rồi nói “Đi thôi bố!” – cái xe mobilette mà sau này người ta hay gọi là “cá xanh” với một sự dè bỉu thì ngày đó (1967) lại là “xịn” của Hà Nội, ngồi sau xe bố chở miệng nó ríu rít kể đủ chuyện cho bố nghe… Nhưng hôm nay con đê vẫn đó, cái chỗ bố hay đậu xe trống trơn. “Sao hôm nay bố đến đón chậm thế nhỉ?”, nó chờ và chờ mãi… cố căng mắt để nhìn vào con đường trước mặt hy vọng thấy bố đến…

Trời dần tối. Nó tự nhủ “Mình phải tự đi về thôi”… nghĩ như vậy và chân nó bước đi theo con đê bởi đó là đường duy nhất ra đến bên tàu điện Chợ Bưởi, đó cũng là bến cuối cùng, rồi từ đó nó sẽ men theo đường ray mà về đến Bờ Hồ, mà khi về được đến Bờ Hồ thì đường về nhà không có gì phải lo nữa, nó thuộc như lòng bàn tay.

Con bé đi, đi mãi… nó muốn lên tàu điện để cho hai cái chân đỡ mỏi nhưng khốn nỗi nó chưa bao giờ tiêu tiền, mẹ cũng không cho tiền bao giờ thì nó lấy đâu ra tiền mà đi?

Tiếng “leng keng” của tàu điện trước kia khiến nó thấy vui vui – giờ cũng vẫn tiếng “leng keng” ấy lại khiến nó có cảm giác bơ vơ… Đó là cái cảm giác lần đầu tiên đến trong cuộc sống đầy ắp những yêu thương của nó. Con bé vội quệt nhanh những giọt nước mắt và rảo bước… Nó miên man nghĩ đến cha nó và những người bạn cứ thưa dần của ông, nghĩ đến không khí trầm lắng trong gia đình thời gian này, một linh cảm nào đó như nôn nao cồn cào trong tâm hồn bé nhỏ… Con bé đã đứng trước cổng nhà nó lúc nào không hay.

- Bố ơi mở cửa cho con!

Nó đứng đó tưởng như thời gian ngừng trôi…

- Bố ơi mở cửa cho con! – Nó gào lên chứ không phải là gọi nữa.

Nó nghe tiếng chân của mẹ đi ra phía cửa:

- Lạy Chúa tôi! Chẳng còn ai nhớ đến con bé Út nữa.

- Bố đâu hả mẹ?

Miệng hỏi nhưng chân nó chạy lao vào nhà, nó tìm khắp các phòng, vừa tìm vừa gọi bố… Nhà cửa ngổn ngang những sách truyện, các tủ đều mở tung… Nó quay ra thì mẹ đã đứng đó từ bao giờ, bà ôm lấy nó rồi nói: “Họ đưa bố đi hồi chiều rồi con ạ”. Nó cảm nhận hai cánh tay của mẹ run lên khi ôm nó. Lẽ ra ôm lấy mẹ thì nó lại đẩy và xa ra và chạy về phòng của cha nó úp mặt lên gối và khóc nức nở… Nó nằm đó không rõ bao lâu rồi như chìm vào giấc ngủ lơ mơ… Nó nghe thấy mẹ nó nói với người chị gái: “Để cho em ngủ con ạ! Ơn Chúa! May quá hồi chiều con bé không phải chứng kiến cảnh chúng nó bắt bố đi, cổ tay của bố to quá không dùng còng số 8 được nên chúng nó đã trói… bằng… dây… thừng”. Mẹ nó nói trong tiếng nấc…

Năm đó con bé vừa tròn 10 tuổi.

clip_image004

Vũ Hồng Ánh và bố năm 1983 tại đường hoa Nguyễn Huệ, Sài Gòn