Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 225): Hồng Vân Trần Quý: Chiều Hải Đảo

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2023)

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

*Chú thích: Bản nhạc CHIỀU HẢI ĐẢO không có phần audio của bài nhạc (dạng MP3, hoặc Youtube). Lý do: Dù đã bỏ rất nhiều thì giờ nỗ lực tìm kiếm, chúng tôi đành phải chịu thua và quyết định cho công bố phóng ảnh các bài nhạc với hy vọng, một ngày nào đó, sẽ có các độc giả ưa chuộng chuyên mục Dòng nhạc kỷ niệm tiếp tay gởi đến chúng tôi phần audio còn thiếu sót. Mong lắm thay! (T.Vấn & Bạn Hữu)

 

Đọc thêm:

clip_image010

Ảnh: thanhthuy.me

Từ đồi thông tình sử

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Hồng Vân nổi tiếng trong giới nghe nhạc bình dân miền Nam với hàng trăm bản bolero. Ông tên thật là Trần Công Quý, quê nhà bên kia vĩ tuyến 17, chuyển vào nam định cư tại Đà Lạt từ năm 1954, sống bằng nghề dạy nhạc và sáng tác ca khúc.

Năm 1960, ông cùng gia đình chuyển về Sài Gòn. Hồng Vân tiếp tục viết nhạc, dạy nhạc kiếm sống. Trên một tờ nhạc Hồng Vân in năm 1958 có đề mẩu quảng cáo giới thiệu “lò luyện”: “Các bạn yêu ca nhạc muốn trở thành danh ca từ sân khấu, đại nhạc hội, phòng trà đến các đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và trên mặt đĩa nhựa VN, mời các bạn ghi tên theo lớp ca nhạc Hồng Vân do chính nhạc sĩ Hồng Vân hướng dẫn với sự cộng tác của nhóm ca nhạc sĩ danh tiếng nhứt Thủ Đô - Sài Gòn (nhóm Nguyễn Văn Đông) phụ trách tập luyện. Kết quả bảo đảm sử dụng tài nghệ ngay”.

Hai lớp nhạc của Hồng Vân nằm ở địa chỉ 274 Đề Thám, Sài Gòn và 16/47 Trần Bình Trọng, Đồng Nai. Đây chính là hai trong số những “lò luyện” uy tín, nơi vào nghề của nhiều giọng ca thời bấy giờ. Hồng Vân có nhiều ca khúc nổi tiếng: Gió lạnh đêm hè, Như tượng đá, Chuyện người con gái hái sim… và cũng trả nghĩa cho Đà Lạt với chùm ca khúc về tình sử Đồi thông hai mộ (gồm: Đồi thông hai mộ phần 1 và Tiếng vọng đồi thông, tức Đồi thông hai mộ phần 2) hay Trăng sáng đồi thông, Vĩnh biệt đồi thôngChuyện hồ Than Thở.

Nguồn: Trích từ https://thanhnien.vn/da-lat-mot-thoi-huong-xa-con-mua-phun-cua-thanh-pho-buon-post602295.html