Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2022

Văn Việt cà phê cuối năm đón bạn phương xa

Ngô Thị Kim Cúc

Nhân vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Giao chị Phạm Tư Thanh Thiện về thăm cháu nội, Văn Việt mời anh chị cà phê cùng bè bạn.

Những ngày cuối tháng 12, trong khi Hà Nội, miền Bắc và miền Trung đang mưa lạnh thì Sài Gòn trời rất đẹp, dìu dịu nhờ những con mưa về đêm, cái đẹp mùa cuối năm ở Sài Gòn quen thuộc... Một năm sắp qua với bao nhiêu khó nhọc cho người dân, bao nhiêu bản án cho quan chức, bao nhiêu ký ức buồn thương cho những người đã mất đi chồng, vợ, con, cháu, anh, chị, em, bà con, bằng hữu trong đại dịch...

Chỉ trước đây vài ngày, báo đưa tin hàng vạn công nhân bị cho nghỉ việc vì công ty không nhận được đơn hàng. Dịch cúm-tàu đã tước đi chén cơm manh áo của biết bao người lao động tay-làm-hàm-nhai. Năm hết tết tới, những công nhân thất nghiệp này góp người vài chục ngàn đồng, ngồi (buồn) với nhau trước khi chia tay trở về quê, bởi túi rỗng thì không thể tiếp tục đương đầu với vật giá ở thành phố nổi tiếng tiêu dùng nhứt nước này.

Trong email báo tin sắp về, anh Nguyễn Ngọc Giao cho biết: “... Các đồng chí BCA [Bộ Công an – KC] vừa thông báo là visa của tôi sẽ được cấp tại sân bay. Vợ chồng tôi sẽ bay chuyến thứ tư tới, về tới Tân Sơn Nhất sáng thứ năm 1/12... Chủ yếu ở SG, nơi cháu nội Nina sẽ ăn mừng sinh nhật 3 tuổi vào đúng ngày tết âm lịch (22.1.23). Rất mong có dịp gặp các anh chị...”.

Mừng cho anh chị sắp được sum họp gia đình, nhưng chi tiết “visa được cấp tại sân bay” khiến mọi người lo âu: Nếu đã tới sân bay Tân Sơn Nhất - Sài Gòn mà không về được nhà thăm con cháu thì thương lắm, chưa kể tiền vé máy bay uổng phí cộng với bao nhiêu công phu chuẩn bị, và phải quay lại Pháp trong tâm trạng không thể vui với sự đối xử từ quê-hương-đất-nước-thân-yêu.

Thật đáng mừng là trong email sau đó, anh Nguyễn Ngọc Giao cho biết anh chị đã về tới nhà, giải tỏa những thắc thỏm từ kinh nghiệm được tích lũy lâu ngày của chúng tôi.

Thật đáng mừng khi cuộc gặp mặt cà phê cuối năm rất đông vui. Ngoài những anh chị cư-dân-Sài-Gòn, còn có anh Chu Hảo từ Hà Nội vào, nhà văn-dược sĩ Trần Thanh Cảnh dân quan họ – cộng tác viên của Văn Việt –, và nhà văn Nguyễn Quang Vinh xứ bọ lần đầu góp mặt.

Vui, cảm động, thương yêu..., bao nhiêu chuyện mới cũ được chia sẻ chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Dẫu sao, nói ít vẫn hiểu nhiều, gặp mặt và thấy nhau còn khỏe mạnh, đầu óc vẫn sáng suốt chưa lú lẫn, là thấy an tâm và cảm ơn mọi điều, cảm ơn sự kiên trì của từng người đã tự bảo vệ được sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của mình...

Chỉ còn vài tuần là đã sang năm mới 2023. Trái đất vẫn quay bất chấp bao biến cố mà con người tàn bạo tấp lên đầu nhau. Dịch bịnh và hậu dịch bịnh, chiến tranh kinh tế, chiến tranh thứ thiệt bị-chuyển-đổi-tên với những âm mưu thâm độc và những vũ khí tân kỳ hơn... Nhân loại vẫn chưa tìm ra cách hữu hiệu nhứt để con người có thể sống hòa bình an ổn bên nhau như lẽ ra phải vậy.

Ai có thể ngăn chặn những tham vọng phi nhân?

Ai có thể trừng phạt những cái đầu chỉ chứa toàn điều ác?

Ai có thể... ???

Là những người-bình-thường, chúng ta chỉ có thể giữ cho trong người mình vẫn chảy thứ máu sạch của con người, thứ máu không bị nhiễm bẩn vì các thứ giả danh, dối trá và tàn độc. Giữ cho bản thân mình cũng chính là giữ cho cả những người chung quanh, để họ không phải đề phòng, không phải đối phó, không phải kinh hoàng nhận ra mình đã bị lừa dối, bị phản bội, bị bán đứng...

Mong một năm mới 2023 SẠCH hơn hẳn so với năm cũ 2022...

.................................

*Vài thông tin về anh Nguyễn Ngọc Giao:

Anh Nguyễn Ngọc Giao sinh tại Bắc Ninh năm 1940, theo gia đình di cư vào nam năm 1954.

Ở tuổi mười tám, anh du học ở Pháp, tốt nghiệp Cao học Toán và giảng dạy Toán học tại trường Đại học Paris 7 (Denis Diderot) từ 1963 đên 2005; giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Phiên dịch (ESIT, Paris).

Ở tuổi hai mươi, anh là Hội viên sáng lập Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam tại Pháp (1965), Hội Liên hiệp Việt kiều tạị Pháp (1969); và vào năm 1976, sáng lập Hội Người Việt Nam tại Pháp.

Tại Hội nghị Paris (1968-1973), anh là phiên dịch cho phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Anh ở trong ban biên tập các báo: Đoàn Kết, Tạp chí tiếng Pháp Vietnam, Diễn Đàn (từ 1991 đến nay), Tạp chí Thời đại mới.

Là người phiên dịch Pháp-Việt tại những hội nghị quốc tế.

Là người chuyển ngữ một số tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Pháp; và chuyển ngữ cuốn Lịch sử Thế kỷ 20 của Eric J. Hobsbawmdịch sang tiếng Việt.

Nội tướng của anh, chị Phạm Tư Thanh Thiện từng là Phó ban Tiếng Việt của đài RFI – Pháp.

 

1 - Sao chép

1. Đủ mặt tất cả, chỉ thiếu anh Lưu Trọng Văn đang bấm máy: Chu Hảo, Trần Thanh Cảnh, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Viện, Phạm Tư Thanh Thiện, Nguyễn Ngọc Giao, Hoàng Hưng, Mạc Văn Trang Kim Chi, Ý Nhi, Nguyễn Hồng Anh, Hoàng Dũng, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Thanh Văn, Nguyễn Quang Vinh, Ngô Thị Kim Cúc (từ phải qua)

 

2 - Sao chép

2. Bốn chàng trai tóc-màu-mây: Mạc Văn Trang, Chu Hảo, Nguyễn Ngọc Giao, Hoàng Dũng (từ trái qua)

 

3 - Sao chép

3. Ba người: Ý Nhi, Kim Chi, Mạc Văn Trang (từ trái qua)

 

4 - Sao chép

4. Bốn người, bốn kiểu mắt kiếng: Chu Hảo, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Viện, Vũ Ngọc Tiến (từ trái qua)

 

5 - Sao chép

5. Những người có mặt sớm nhứt: Lưu Trọng Văn, Nguyễn Ngọc Giao, Phạm Tư Thanh Thiện, Hoàng Dũng (từ trái qua)

 

6 - Sao chép

6. Anh Chu Hảo tặng sách cho anh Nguyễn Ngọc Giao: Chu Hảo, Lưu Trọng Văn, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Hồng Anh, Phạm Tư Thanh Thiện (từ trái qua)

 

7 - Sao chép

7. Những cái ôm nói lên bao điều: Chu Hảo (Hà Nội), Mạc Văn Trang (Sài Gòn) (từ trái qua)

 

8 - Sao chép

8. Dân Sài Gòn lâu ngày gặp nhau cũng rất vui mừng: Ý Nhi, Nguyễn Thị Khánh Trâm, Phạm Tư Thanh Thiện (từ trái qua)

 

9 - Sao chép

9. Ba mái đầu - Ba cái đầu... Ước có thể nhân lên thành triệu cái... Mạc Văn Trang, Chu Hảo, Nguyễn Ngọc Giao (từ trái qua)

 

10 - Sao chép

10. Ảnh toàn thể, chỉ thiếu Kim Cúc đang bấm máy: Chu Hảo, Trần Thanh Cảnh, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Viện, Phạm Tư Thanh Thiện, Nguyễn Ngọc Giao, Hoàng Hưng, Mạc Văn Trang, Kim Chi, Ý Nhi, Nguyễn Hồng Anh, Hoàng Dũng, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Thanh Văn, Nguyễn Quang Vinh, Lưu Trọng Văn (từ trái qua)

 

11 - Sao chép

11. Câu lạc bộ nữ: Phạm Tư Thanh Thiện, Kim Chi, Ngô Thị Kim Cúc, Ý Nhi, Nguyễn Thị Khánh Trâm (từ trước ra sau, từ trái qua)

 

12 - Sao chép

12. Hai thế hệ: Chu Hảo, Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Ngọc Giao, Hoàng Dũng (từ trái qua)

 

13 - Sao chép

13. Năm người đẹp: Mạc Văn Trang, Chu Hảo, Kim Chi, Nguyễn Ngọc Giao, Hoàng Dũng (từ trái qua)

 

14 - Sao chép

14. Ba nàng duyên dáng: Nguyễn Hồng Anh, Ý Nhi, Nguyễn Thị Khánh Trâm (từ trái qua)

 

15 - Sao chép

15. Đàn ông bận rộn, đàn bà chỉ cười: Phạm Tư Thanh Thiện, Kim Chi, Chu Hảo, Nguyễn Ngọc Giao, Hoàng Dũng (từ trái qua)

 

16 - Sao chép

16. Những người lần đầu gặp nhau: Chu Hảo, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Ngọc Giao, Phạm Tư Thanh Thiện (từ trái qua)

 

17 - Sao chép

17. Chị Kim Chi tới bắt tay nhà-văn năm-nào-cũng-ra-một-cuốn-mới Nguyễn Viện

 

18 - Sao chép

18. Nhìn ảnh đã thấy không-khí-sôi-nổi: Phạm Tư Thanh Thiện, Nguyễn Ngọc Giao, Trần Thanh Cảnh, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng, Chu Hảo, Bùi Văn Nam Sơn (từ trái qua)

 

19 - Sao chép

19. Ba người quê Bắc: Nguyễn Viện (Bắc di cư 1954), Vũ Ngọc Tiến (mới “thiên đô” từ Hà Nội vào Sài Gòn), Trần Thanh Cảnh (quê Bắc Ninh, đang ở Hà Nội) (từ trái qua)

 

20 - Sao chép

20. Hai thế hệ: Nguyễn Thanh Văn, Bùi Văn Nam Sơn, Hoàng Dũng, Nguyễn Hồng Anh (từ trái qua)

 

21 - Sao chép

21. Bàn-chữ-nhựt tự-do: Ai cũng được nói, ai cũng được nghe... Nguyễn Viện, Trần Thanh Cảnh, Hoàng Hưng, Lưu Trọng Văn, Nguyễn Thanh Văn, Bùi Văn Nam Sơn (từ trái qua)

 

22 - Sao chép

22. Bịn rịn chia tay: Lưu Trọng văn, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng, Chu Hảo, Nguyễn Viện, Bùi Văn Nam Sơn (từ trái qua)

 

23 - Sao chép

23. Bốn người, hai áo xanh, hai áo hoa: Kim Chi, Mạc Văn Trang, Nguyễn Hồng Anh, Ý Nhi (từ trước ra sau, từ trái qua)

 

24

24. Thêm một pô ảnh đủ người (thiếu Kim Cúc đang bấm máy): Nguyễn Ngọc Giao, Phạm Tư Thanh Thiện, Chu Hảo, Bùi Văn Nam Sơn, Hoàng Dũng, Mạc Văn Trang, Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Thị Khánh Trâm, Ý Nhi, Hoàng Hưng, Nguyễn Viện, Lưu Trọng Văn, Kim Chi, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Thanh Văn, Trần Thanh Cảnh (từ trái qua)