Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

Kể chuyện “Cậu bé giúp lễ” trong tranh Nguyễn Văn Tùng

Hà Vũ Trọng

clip_image002

clip_image004 

Bức vẽ thước phim đơn sắc 33mm lướt qua với những khung hình trình chiếu một chặng đường của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tùng, từ cuộc triển lãm Bến quê với những ấn tượng hoà thanh sóng vỗ của miền duyên hải Quảng Bình, cách nhau ba tháng, ở giữa có dấu chỉ chặng đàng thập giá, giờ tới khung hình flash back kể lại chuyện Cậu bé giúp lễ, khai mạc ngày 10 tháng 12 ở tại Mây Artspace (36/70 Nguyễn Gia Trí, Q. Bình Thạnh) – và cũng là dịp của Mùa vọng Giáng sinh năm nay. Có lẽ đây là một hoài niệm của chính hoạ sĩ về thuở nhỏ giúp lễ ở một xứ đạo miền Trung, khiến ta nhớ tới cảnh mở màn đầu tiên trong phim Cinema Paradiso: cậu bé giúp lễ Salvatore đang ngủ gật trong khi giúp cha xứ phụng vụ thánh lễ… rồi 30 năm sau Salvatore trở thành nhà làm phim nổi tiếng, anh bừng tỉnh khỏi cơn “ngủ gật”, hồi tưởng và kể lại câu chuyện tuổi thơ của mình ở một xứ đạo nhỏ miền quê…

Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tùng, tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật Huế, hiện sống ở quê nhà, huyện Quảng Trạch, thuộc tỉnh Quảng Bình, nơi đây hạt giống đức tin vốn được giáo sĩ De Rhodes gieo trồng đầu tiên từ Đàng Ngoài vào những vùng dọc sông Gianh, bắt đầu từ huyện Quảng Trạch, vì vậy vùng đất này hiện nay có nhiều giáo xứ và giáo họ nhất tỉnh, đời sống đạo người Công giáo nơi đây cũng sầm uất và hết sức sốt sắng. Nghệ thuật bắt đầu từ nơi ta đang ở. Điều này minh chứng trong hầu hết tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tùng về vùng đất quê nhà, thậm chí có thể thấy cả những dấu ấn khổ nạn cho đức tin của người Công giáo nơi đây trong những tác phẩm của anh.

clip_image006

“Chúa là gia nghiệp của con”, 100x120cm, acrylic trên bố

Triển lãm chủ đề Cậu bé giúp lễ gồm khoảng 40 bức với bút pháp biểu hiện, vận dụng bảng màu chủ đạo tối giản được rút từ ba màu của bộ áo lễ theo phong cách Roma dành cho các chú giúp lễ: bộ áo đỏ và trắng hoặc đen và trắng. Tư thái của các cậu bé giúp lễ có thể ví như những tiểu thiên sứ Cherub thường thấy trong tranh cổ điển, rất dễ thương, với vẻ đẹp thanh cao, sốt sắng và trang nghiêm trong các buổi lễ phụng vụ. Ngoài một vài bức miêu tả các cậu bé giúp lễ đang phục vụ tại cung thánh, những bức còn lại chủ yếu miêu tả các chú giúp lễ chung với nhau hoặc riêng, thường trong một không gian tĩnh tâm như trong phòng thánh với xung quanh là ảnh tượng thánh (hoặc hoạ phẩm), hoặc trong một không gian nội tâm của trời đất giao hoà. Các chú giúp lễ đang cầu nguyện hoặc suy niệm, đọc sách thánh, có vị thiên thần bản mệnh che chở giúp sức, đang lần chuỗi hạt, hoặc trong ban hát thánh ca, đang cầm giấy học thuộc các câu kinh phụng vụ, dưới chân thánh giá hay tượng Đức Mẹ, đang xông bình hương, cầu nguyện một mình trên tháp chuông, hoặc mường tượng như vị chủ chăn trong áo chiếc áo phép Alba màu trắng giữa đàn chiên... Công việc giúp lễ và phụng vụ sốt sắng đó cũng có thể gieo mầm ơn gọi cho một số cậu bé nuôi ý muốn vào chủng viện sau này (như trong bức miêu tả một thiên sứ bên ngoài cửa đến truyền tin là ơn kêu gọi, và cậu bé đứng trước chọn lựa con đường thập giá với quả banh màu đỏ đang lăn trên sàn có lẽ biểu tượng cho sự hi sinh tận hiến, sau lưng là bức ảnh cha Trương Bửu Diệp). Đôi khi miêu tả tâm trạng xao xuyến lúc đang cầu nguyện trước giờ giúp lễ, cậu bé bỗng chia trí quay lưng với thập giá, hướng ra khung cửa dõi theo một tà áo trắng thoáng qua ở bên ngoài…

clip_image008

“Thiên thần bên ô cửa”, 80x100cm, acrylic trên bố

Một biểu tượng suy niệm chính của Kitô giáo không thể thiếu hầu như trong toàn bộ Cậu bé giúp lễ là thập tự giá – dấu chỉ của sự thương khó và cứu chuộc, và là dấu chỉ đức tin của người Công giáo. Đây cũng là dấu chỉ về con đường kêu gọi sống đời tận hiến, con đường thánh giá trở thành con đường sống, được tìm thấy trong sự phục vụ Chúa tức là phục vụ tha nhân. Công việc phục vụ thầm lặng tuy nhỏ mọn của các cậu bé giúp lễ đã được hoạ sĩ phát biểu ngắn gọn cho cuộc triển lãm: “Bộ tranh thể hiện về những cậu bé giúp lễ ở trong nhà thờ, một sự hồn nhiên, trong sáng thánh thiện. Người thầm lặng phục vụ giúp đỡ cha xứ trong những lần hiệp thông thánh lễ…Như Chúa đã từng nói: “Ai muốn làm lớn nhất, phải tự làm nhỏ nhất và phục vụ…”.

Phục vụ vì Chúa cũng là hi sinh, là quên mình, không đòi đền đáp, noi gương Chúa (“Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”). Cuộc triển lãm với đề tài chuyên đề Cậu bé giúp lễ không chỉ là một hoài niệm mà là một suy niệm về con đường sống tận hiến qua sự phục vụ nhỏ bé và khiêm cung của các cậu bé giúp lễ. Đó cũng là thông điệp của cuộc triển lãm – từ những bức tranh toát lên vẻ mộ đạo, khổ hạnh và thanh cao mà đời sống sùng đạo nhiều đời nơi một xứ đạo điển hình, qua những thăng trầm trong lịch sử đã vun xới và tạo dưỡng chất tâm linh cho người nghệ sĩ thể hiện thế giới riêng của mình.

Triển lãm CẬU BÉ GIÚP LỄ - Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tùng

Mở cửa từ 10-18/12/2022; Giờ mở cửa: 9:00-18:00

Địa điểm: Mây Artspace - 36/60 Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh, TP.HCM

_____

Một số tác phẩm trong triển lãm CẬU BÉ GIÚP LỄ của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tùng

clip_image010

Đồng ca

clip_image012

“Mừng Chúa giáng sinh”

clip_image014

“Đêm Noel”

clip_image016

“Thánh lễ sớm”

clip_image018

“Nhập thể với Người”

clip_image020

“Điểm chung”

clip_image022

“Trên đồi vắng”

clip_image024

“Cầu nguyện”

clip_image026

“Đôi bạn”

clip_image028

“Ngã ba đường”

clip_image030

“Chiên Thiên Chúa”

clip_image032

“Căn phòng”

*

Những chú bé giúp lễ trong tranh Picasso

Nghệ thuật Công giáo đóng một vai trò hàng đầu trong lịch sử và sự phát triển của nghệ thuật phương Tây với các chủ đề trong Kinh Thánh, như cuộc đời của Chúa Jesus, cùng với những người gắn liền với ngài, như các môn đệ, các vị thánh… Tuy vậy, sự miêu tả những sinh hoạt sống đạo của người Kitô giáo được tái hiện tương đối trễ trong hội hoạ, chẳng hạn hình ảnh chú giúp lễ hay lễ sinh vốn đóng một vai trò không thể thiếu trong truyền thống của giáo hội công giáo. Vai trò này đã hiện diện từ những thời kì đầu của Kitô giáo, lại hầu như không thấy thể hiện trong nghệ thuật thị giác cho mãi tới thế kỉ 19 và 20 mới thật sự phổ biến và trở thành đề tài yêu thích của một số hoạ sĩ, khi mà sự sinh hoạt và sùng đạo của các xứ đạo ở các địa phương (như Tây Ban Nha, Italy, Pháp…) trở nên sầm uất, đầy màu sắc và đặc thù với các hình thức lễ nghi. Đề tài chú giúp lễ thể hiện đặc sắc trong một số tác phẩm theo phong cách hiện thực cổ điển của hoạ sĩ như Charcane-Moreau (trong đó thậm chí miêu tả cả cảnh tinh nghịch của các chú giúp lễ như ăn trộm bánh thánh hoặc uống trộm rượu lễ khi cha đi vắng), hoặc nhiều bức tuyệt vời của hoạ sĩ Biểu hiện Chaim Soutin, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là Picasso vào thời kì ban đầu hay tuổi thơ ấu, Picasso đã vẽ một số bức sơn dầu đề tài chú bé giúp lễ trong xứ đạo của mình (trong số khá nhiều tranh và bản vẽ đề tài tín ngưỡng trong thời kì này), đơn cử bốn bức dưới đây.

 
clip_image034

“Thương tiếc Conchinta”, bức tranh đặc biệt này được Picasso vẽ năm 13 tuổi (1894) rất cảm động và bi thương, miêu tả lại cảnh tượng trong ngôi nhà nguyện u tối, chú giúp lễ lắc bình xông hương cùng vị chủ tế đang làm lễ an táng và nghi thức tiễn biệt bên thi hài em gái của Picasso là Cochinta qua đời lúc 8 tuổi trong một trận dịch bạch hầu.

. 
clip_image036

“Cậu bé giúp lễ cho dầu một bà cụ” (1896, vẽ năm 15 tuổi), Picasso miêu tả một cậu bé lấy dầu từ ngay bàn thờ và rót cho một bà cụ nghèo khó.

 
clip_image038 

Hai bức dưới đây kích thước khá lớn, Picasso (năm 1896) vẽ rất hoàn chỉnh theo phong cách hiện thực, miêu tả một cậu bé giúp lễ bên bàn làm lễ có bình hoa, cậu đang cầm dụng cụ dập tắt nến.

clip_image040
Và bức Rước lễ lần đầu, miêu tả một cậu bé giúp lễ khác nhỏ tuổi hơn đang đặt bình hoa lên bàn, sửa soạn buổi rước lễ lần đầu của cô em gái của Picasso tên là Lola; đây là bức tranh đầu tiên Picasso vẽ để tham dự một cuộc triển lãm mĩ thuật khi 15 tuổi.