Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

Bóng đá và cuộc đời (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 135)

Tương Lai

clip_image002Croatia đánh bại Brazil trong trận tứ kết World Cup gây nên một chấn động chẳng khác gì một trận động đất! Đó là điều kỳ diệu của bóng đá. Và rồi di chấn của trận “động đất bóng đá” ấy xáo động mãi trong tôi chưa kịp lắng xuống thì tin Croatia bị Argentina đánh bại, chấm dứt cơn mơ của Luka Modric – một ngôi sao trong bầu trời suốt cả thập kỷ lấp lánh trong mắt tôi – khiến di chấn chưa kịp lắng xuống lại dồn lên. Thế là phải ráng ngồi vào bàn phím máy tính cho dù mấy ngày mệt nhoài với liên miên những thử máu, xét nghiệm rồi đến chầu tại phòng mạch của các bác sĩ.

clip_image004Bàn phím giục giã, chữ nghĩa hiện ra trên màn hình máy tính những Messi, Neymar, Modric gợi nhớ về những trận bóng đá, và rồi hình như cũng không là chỉ chuyện bóng đá! Ý tưởng thức dậy ý tưởng, trong dòng chảy của hoài niệm cứ gợi lên một miền đất xa ngái mà tôi đã từng đến từ buổi chưa hiểu kịp về bóng đá Croatia, chỉ biết chiêm ngưỡng cảnh đẹp của đất nước nhỏ bé quật cường này mà tôi chỉ hiểu hết sức sơ sài qua việc vội vã tìm đọc qua loa trước khi bắt đầu một chuyến đi Châu Âu năm 1998, nghĩa là cách nay đã gần ba thập kỷ.

Nhưng về bóng đá thì khác, kỷ niệm sống động lại khắc khoải từ một hoài niệm sâu lắng về người bạn quá cố của tôi, anh Phan Hồng Giang – một cây bút tài năng với những đóng góp không nhỏ vào nền văn hoá nước nhà trong nghiên cứu, giảng dạy, dịch thuật của một phong cách tài hoa và uyên bác – và một khoảnh nho nhỏ trang viết dành cho bóng đá, môn thể thao mà anh yêu thích mà mỗi kỳ World Cup hay các cuộc đua tài của bóng đá Châu Âu, bóng đá Châu Mỹ... anh không bỏ sót một trận nào.

Thế rồi có lần anh gửi qua email mấy dòng mà anh cho là một sự động viên tôi: “Báo một tin vui với anh: trong bài viết vừa rồi tôi có nêu tên anh về một bài viết rất sắc sảo, thế mà báo Nhân Dân dám để nguyên không gạch bỏ. Nói thế để anh vui, vì còn có báo, mà lại là “báo Đảng” dám bỏ qua lệnh [ngầm] rất ngặt nghèo [lệnh bất thành văn]: cấm không được đăng bài và không được dẫn ra tên của Tương Lai trên trang báo. Tôi biết là anh còn bị căm hơn Chu Hảo nhiều, cho nên tôi nói để anh biết”. Nói báo Đảng, anh muốn tránh tên báo Nhân Dân, cho dù báo chính thống nào chẳng là báo đảng, đều cùng chung một “siêu” Tổng Biên tập không cần gắn tên hiệu vào “báo” nào cả. Mà báo Nhân Dân thì tôi chẳng xa lạ gì khi đã từng có dịp đăng liên tục những bài viết theo dạng tản văn chính trị như Bàn về lý tưởng, Rèn bản lĩnh, Hiểu về khái niệm Nghĩa vụ và Lương tâm... (những phạm trù đạo đức học) đăng trang trọng ở trang 2 thời anh Hoàng Tùng là Tổng Biên tập, anh Tô Vương là người đặt bài và đến nhà nhận bản thảo. Và rồi việc ấy bị dừng lại khi anh Hoàng Tùng thôi không làm Tổng Biên tập nữa.

Sau đó, có lần gặp anh và anh Vũ Oanh tại cuộc họp tại Hội trường Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà tôi vừa đọc bài phát biểu khá căng. Cả hai anh cùng cười và anh Hoàng Tùng vừa tủm tỉm nói: “Cậu phát biểu thế thì họ nghe sao nổi mà báo nào nó dám đăng, phải điều chỉnh ngòi bút một chút thì may ra. Nhưng tôi hiểu là cậu vẫn thế”. Tôi cười, nắm thật chặt tay cả hai và thành thật: “Thưa với cả hai ông anh, “Rằng quen mất nết đi rồi. Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao”. Xin các anh vì lời cụ Nguyễn Du mà dành cho thằng em hai chữ đại xá. Và em cũng dự liệu là sau bài phát biểu này thì người ta cũng cho “nghỉ thôi”. Thì “tẻ vui cũng một kiếp người” mà, thằng em “đến phong trần cũng phong trần như ai”, thưa hai anh.

clip_image006Không hiểu sao khi làm Tổ trưởng Tổ Nghiên cứu Lý luận do Tổng Bí thư Lê Duẩn lập ra và trực tiếp chỉ đạo, anh Hoàng Tùng lại gọi tôi vào và còn thương lượng để ngồi nhờ xe của anh Đào Duy Tùng nhà ở ngõ Phan Chu Trinh gần nhà tôi, vì tôi là thành viên duy nhất của “Tổ Nghiên cứu” đạp xe đạp đến Hồ Tây để họp. Dài dòng đôi điều để giải thích vì sao tôi trân trọng dòng thư vắn biểu lộ tấm lòng của bạn tôi, một trí thức dũng cảm đã từng ký vào “Kiến nghị 72” và bức hình chụp nhóm trí thức đến Văn phòng Ban Sửa đổi Hiến pháp ở 35 Hùng Vương, Hà Nội để trực tiếp đưa kiến nghị anh đã đứng cùng tôi, nhằm nhớ về những kỷ niệm cầm bút, chỉ vì báo Nhân Dân để nguyên tên tôi mà không xoá đi trong bài viết về bóng đá của Phan Hồng Giang. Đào bới mãi trong óc sau khi tìm kỹ trong Hồ sơ lưu của máy tính không có, tôi phải gọi cho Phan Hồng Giang là tôi đã viết gì mà anh đã dẫn ra. Anh đã gửi cho tôi đọc lại bài viết của anh về bóng đá và câu tôi viết cho anh sau khi đọc bài viết ấy: “Mình sẵn sàng đánh đổi những bài đã viết trên báo để có được một bài như cậu đã viết”. Thế rồi sau trận chung kết World Cup giữa Croatia và Pháp 1998 trên đất Nga, năm mà đội tuyển Croatia bị đội tuyển Pháp đánh bại, tôi lại ngồi trước bàn phím máy tính để cố sao theo kịp được Phan Hồng Giang – người bạn quý đã quá cố – đang phiêu du nơi miền cực lạc chắc sẽ có nhiều điều kỳ diệu hơn bóng đá. Nhưng dù kỳ diệu cỡ nào chắc Phan Hồng Giang cũng vẫn không thể quên cái mệnh đề mà hai chúng tôi đều tâm đắc anh gửi cho tôi, khi cùng nhau nhấm nháp ly cà phê Chu Hảo đưa mời tại phòng chờ của Trung tâm Hội nghị Quốc tế 37 Hùng Vương, trước khi sang 35 Hùng vương đưa Kiến nghị 72: “Nhà báo là người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại”. Người viết câu ấy là một nhà báo từng có mặt ở những vùng nóng bỏng nhất trên hành tinh.

Thì chẳng phải vì sứ mệnh cao cả của báo chí, nhiều nhà báo vẫn đang dấn thân vào những nơi nguy hiểm nóng bỏng của đất nước Ukraina đang chiến đấu không lùi bước trước bom đạn của cuộc chiến tranh xâm lược của Putin. “Viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng”, New York Times từng giật một cái tít đậm như vậy. Thế thì vì sao nhà báo vẫn dấn thân? Francesca Borri, nữ phóng viên chiến trường người Italia từng bị bắn vào đầu gối khi tác nghiệp ở Syria nói rằng cô đến đấy vì “có gì đó bóp nghẹt lương tâm tôi”.

Vâng, lương tâm. Tôi vẫn cố viết những bài báo không thể đăng trên báo chính thống để chỉ đưa lên mạng “cho gió cuốn đi” do sự giục giã của lương tâm. Tôi gửi bài “Tổng thống và cơn mưa”, một bài viết trên “Mênh mông thế sự” vào ngày 22.7.2018 (đã in vào sách “Mênh mông Thế sự để gió cuốn đi 2018”, trang 181) gửi đến cho Phan Hồng Giang – ông bạn kém tôi 5 tuổi – để chia sẻ những nỗi niềm không muốn viết ra. Anh dí dỏm trả lời: “Thế là con người hơn tôi 5 năm xem đá bóng và cũng 5 năm trải nghiệm cuộc sống xô bồ và đảo lộn hệ giá trị cuộc sống mà không chỉ phút chốc là anh hùng chuyển sang tội đồ trong những trận thư hùng trên sân cỏ, mà là những cuộc tranh bá đồ vương, được làm vua, thua vào lò đầy rẫy sự bẩn thỉu chứ không đẹp như những cuộc đối đầu trên sân cỏ, người giành vinh quang đã đến ôm hôn và an ủi đối thủ của mình và hẹn về một cuộc đấu sắp tới. Bài viết về bóng đá của tôi đã bị đẩy lùi rồi, cái bóng của cây cổ thụ đã nhỉnh cao lên với năm năm đứng vững trong dông bão đang tạo ra bóng mát cho cái cây vừa độ tuổi đang cố vươn lên. Giá quy luật của bóng đá cũng được vận dụng để “thuần hoá” quy luật của cuộc đời anh TL nhỉ”. Mượn bài viết về bóng đá tôi đã gửi đến Phan Hồng Giang như một lời tưởng niệm người bạn quý, một trí thức dấn thân cho cái đẹp, cái thiện, cái chân đích thực, tôi trích đăng một số đoạn trong bài đã gửi ấy như là một nén hương thắp lên để nhớ anh, một học giả đáng kính mà bình sinh không bỏ qua một trấn đấu nào của World Cup những năm anh còn đọc và còn viết:

clip_image008Nắng mưa là chuyện của trời. Đa đoan là chuyện chúng ta đang bàn. Thế nên đôi khi cái ngẫu nhiên của trời đất lại là nguồn cơn của lắm chuyện đa đoan! Cơn mưa trút xuống sân Luzhniki ở Maxcơva buổi trao chiếc cúp vàng danh giá sau trận chung kết World Cup ngày 15.7.2018 giữa đội Croatia và đội Pháp vừa rồi đã làm nhòe phấn son trên gương mặt của chính khách. Hiềm một nỗi, không phải là phấn son trên dung nhan cần son phấn! Mà là làm nhòe hình ảnh của một ông Tổng thống vốn rất chú ý đến việc PR chính mình bằng những màn rất đáng khâm phục khiến thiên hạ từng lác cả mắt, như tự lái máy bay phản lực siêu thanh, cỡi trần cưỡi gấu chạy như bay, chui vào tàu ngầm lặn xuống Baikal, hồ sâu nhất thế giới ở Siberia, biểu diễn Judo trong tư cách “bát đẳng huyền đai” mà Liên đoàn Judo quốc tế [IJF] tấn phong.

clip_image010Cơn mưa đổ xuống sân vận động Luzhniki sau trận chung kết WC 2018 khi bà Tổng thống Croatia chúc mừng huấn luyện viên đội tuyển Croatia. Thế rồi, trận chung kết bóng đá kết thúc, khán giả phải chờ đến gần nửa giờ để ban tổ chức chuẩn bị cho buổi lễ long trọng trao các danh hiệu cao quý của World Cup. Các nguyên thủ quốc gia của Pháp, của Croatia, của Bỉ và các quan chức của FIFA… đã tề tựu đông đủ, thì cơn mưa tai ác ập đến. Mưa nặng hạt dần, rồi xối xả trút xuống đầu các quan khách và cầu thủ. Một chiếc ô đen khá rộng vội giương lên che cho ngài Tổng thống nước chủ nhà. Vâng chỉ một chiếc ô. Và vì chỉ duy nhất có một, nên các cận vệ phải che cho Putin, Tổng thống của mình. Chẳng đáng trách họ! Trọng trách của họ là đảm bảo an toàn cho Tổng thống của mình, phải bảo vệ bằng bất cứ giá nào, trong bất cứ tình huống nào như đã được huấn luyện kỹ càng. Thì chẳng phải rồi sau đó người ta cũng kiếm ra được mấy chiếc ô, tuy có bé hơn, để che mưa cho các vị khách đó thôi. Oái oăm một nỗi, có lẽ trong giáo trình huấn luyện và kịch bản phải xử lý, có thể người ta quên dạy cách ứng xử tế nhị với phụ nữ, với khách mời mà đất nước họ phải chu toàn mọi nhẽ! Một ngẫu nhiên tai quái là vào chung kết lại là hai đội bóng Pháp và Croatia, mà Tổng thống của Croatia lại là một phụ nữ!

Đứng bên cạnh Putin là Tổng thống Pháp Macron và bà Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic, người phụ nữ duy nhất có mặt trong hàng quan chức đang gội mưa! Chính vì thế, đập vào mắt mọi người là hình ảnh ngài Tổng thống Putin vô tư cười nói dưới chiếc ô giữa cơn mưa như trút khiến mọi người đều ướt sũng, trong đó có vị nữ Tổng thống, khách mời đặc biệt của Nga vào dịp hy hữu này.

Bà Tổng thống thì lại vẫn vô tư dầm mưa để ôm hôn các cầu thủ Croatia của mình, trước hết là đội trưởng Modric, ngợi khen họ đã dũng cảm, kiên cường trên cả mức tuyệt vời, cho dù đã phải nhường quyền đăng quang cho đội Pháp. Rồi cũng dưới mưa, bà Tổng thống ôm hôn các cầu thủ Pháp vừa đánh bại đội nhà. Trong chiếc áo bóng đá truyền thống của Croatia, không rõ bà đã nói những gì với các cầu thủ và huấn luyện viên của họ vào thời điểm khắc nghiệt này. Nhưng hình như, nước mắt, nụ cười mà cơn mưa bất chợt đã làm cho gương mặt phụ nữ của vị Tổng thống chói sáng trong đôi mắt của cả thế giới. Hãng Reuters đưa tin “Cảnh tượng đẹp nhất tại World Cup. Mưa như trút nước, không có ô dù và bà Kolinda Grabar Kitarovic ôm từng cầu thủ của đội Croatia và Pháp, ngay cả khi Croatia vừa thua trận. Thật sự ấm áp và xúc động. Không chính trị, chỉ có thể thao! Chúc mừng cả hai đội!”.

Khi dẫn ra những điều trên, tôi không nhằm đối chiếu bà Kolinka với ông Putin, vị Tổng thống Nga mạnh mẽ và không kém lịch thiệp như những gì tôi đã thấy, đặc biệt trong dịp ông đến Hà Nội. Phải chăng vì vậy, tôi thấy hụt hẫng trước ứng xử của ngài Tổng thống Nga trong trận mưa rào kia. Trong sâu thẳm suy tư có cái gì đó xao động, bỗng khiến gợi nhớ đến câu “đã buồn vì trận mưa rào, lại đau vì nỗi ào ào gió đông”. Hai câu thơ hàm súc và mang âm hưởng của thơ mới kia tương truyền là của Nguyễn Trãi theo Quách Tấn, tuy tôi vẫn còn ngờ ngợ về cách giải thích đó, song dù sao thì tứ thơ vẫn khơi dậy trong tôi một mối u hoài. Nhưng thôi, hãy trở về với thực tại. Các cận vệ của Putin có thể vẫn chỉ dành chiếc ô duy nhất vào lúc đó cho vị nguyên thủ quốc gia mà họ phải chăm sóc, nhưng Putin thì không. Ông là hình ảnh của một quốc gia mà lãnh thổ nằm trên cả hai châu lục Âu Á chạy dài từ Tây sang Đông. Ông đang cố gắng làm sống lại sức mạnh của một siêu cường. Chỉ một cử chỉ nhỏ, có thể là rất nhỏ trong hành vi, trong phẩm tính của một vị Tổng thống, ông sẽ làm xấu đi hình ảnh đất nước ông! Nghiệt ngã của một chính khách trong vai trò của họ, chính là ở chỗ này đây.

clip_image012clip_image014Và ông Putin phải gánh lấy sự nghiệt ngã ấy. Putin có thể lặn xuống cái hồ sâu nhất trên thế giới, ở đó ông có thể ngắm vẻ tuyệt mỹ và đầy bí ẩn của hồ Baikal vốn từng là niềm xúc động trong trái tim người Nga, nhưng lại làm cho trái tim Nga buốt giá vì sự vô ý bỗng trở thành vô cảm trước cơn mưa rào tai ác. Ai đó đã sử dụng kỹ thuật photoshop để biến con ngựa ông Putin cưỡi thành con gấu nâu khiến cho người cưỡi nó tăng thêm tính hấp dẫn ngoạn mục, nhưng lại không thể dùng kỹ thuật đó để chuyển chiếc ô đang che cho ông Tổng thống nước chủ nhà sang che cho bà Tổng thống Croatia, khách mời danh dự của trận chung kết bóng đá lịch sử lần đầu tiên tổ chức trên thủ đô nước Nga. Phải vậy để thể hiện sự tế nhị rất nhạy cảm, nét văn hóa ứng xử không thể thiếu trong một nguyên thủ của một quốc gia với một bề dày văn hóa rất đáng nể trọng. Nên nhớ là ông Putin đã phải tiêu đến 15 tỷ USD cho World Cup 2018, chi phí nhiều nhất trong các World Cup từng được tổ chức. Người Nga phải chuẩn bị nhiều năm trời để có một World Cup rất hoành tráng trong bối cảnh phức tạp của thế giới và trong những rắc rối mà nước Nga phải đối phó. Nước Nga đã thực thi sứ mệnh vẻ vang của mình một cách xuất sắc, World Cup 2018 đã thành công rực rỡ. Vâng, thật là rực rỡ, nếu không có trận mưa tệ hại kia! Một bình luận như cứa sâu vào trái tim người Nga: “Cái ô to của Putin che cho ông ta, còn nước Nga thì ướt lướt thướt”.

Phải chăng đây là bài học vỡ lòng cho những ai có ý định ngồi lên cái ghế quyền lực trong buổi nhiễu nhương lành ít dữ nhiều này, cho dù có ngụy biện rất chi là biện chứng, từ ham quyền lực chuyển sang không ham, rồi tùy diễn biến lại ham thêm mãi. Tuy vậy, bài học phản diện thì dù sao cũng chỉ mang tính răn đe, e rằng bài học chính diện có tính thuyết phục hơn chăng? Hình ảnh bà Tổng thống Croatia có thể là bài học chính diện đó. Thì đây, hãy nghe bà: “Tôi đến trận chung kết không phải với tư cách một chính trị gia hay tổng thống… mà là một người hâm mộ cuồng nhiệt của bóng đá Croatia và một người từng chơi bóng khi còn bé”, bà nói trước giờ bóng lăn. “Bất chấp kết quả thế nào, dù tôi tin đó là một chiến thắng, chúng tôi cũng đã là người chiến thắng rồi”. Báo chí phương Tây đưa nhiều chi tiết rất thú vị về người phụ nữ với chiếc áo caro đỏ trắng, luôn cổ vũ hết sức cuồng nhiệt trong suốt cả trận đấu trên hàng ghế của các cổ động viên Croatia, chỉ đến khi Croatia bước vào vòng 1/8, người ta mới ngỡ ngàng phát hiện ra đó chính là bà Tổng thống Croatia. Rồi phải đến trận tứ kết giữa Nga và Croatia thì Chủ tịch FIFA Gianni Infantino mới thuyết phục được bà đến khu vực VIP.

Điều này cũng dễ hiểu thôi khi biết rằng, chi phí cho chuyến đi cổ vũ bóng đá của bà Tổng thống là hoàn toàn tự túc, vé máy bay hạng phổ thông, tự trả tiền vé vào sân cho mình và đồng thời tự khấu trừ lương những ngày không làm việc! Bà Kolinda Grabar-Kitarovic là một người thông thạo tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, có thể hiểu được tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Ý. clip_image015Không ít người cho rằng thế giới cần nhiều hơn những nhà lãnh đạo ấm áp và tài năng như nữ Tổng thống Croatia, một nhà lãnh đạo vừa nghiêm túc, vừa thân thiện.

Chao ôi tôi lại đang chìm sâu vào ảo tưởng và nỗi day dứt triền miên về vận nước mà những tội đồ đích thực chuyển thành anh hùng tạm thời nhưng trong thâm tâm lại âm ỷ nỗi lo một ngày không đẹp trời nào đó lại nhận được cái trát hầu toà hay một lệnh bỏ túi đưa ngay vào lò luôn rừng rực ngọn lửa “nhân tình, nhân ái, nhân bản” khiến củi khô hay củi tươi liên tục cháy rụi. Khác xa một trời một vực giữa những cuộc đối đầu trên sân cỏ (đương nhiên sân cỏ cũng không thiếu những toan tính bẩn thỉu và đôi khi tàn nhẫn của những ông chủ đang chi tiền cho trò chơi cuốn hút trên toàn cầu này và cũng đương nhiên những thể chế, những hợp đồng, những quy định luôn được tìm ra để hạn chế bớt những cái xấu đó). Cuộc sống luôn phải tự mở đường cho chính nó. Và chúng ta lại trở về vơi bóng đá mà tạm quên đi những nhiễu nhương của cuộc đời với dáng vẻ trần trụi của nó

Bốn năm trước trên đất Nga, Croatia thất bại 4-2 trong trận chung kết trước đội tuyển Pháp. Cùng năm đó, Luka Modric – đội trưởng của đội Á quân, đứng dưới đội tuyển Pháp – nhận danh hiệu Ballon d'Or. Thế hệ hiện nay của Croatia được truyền cảm hứng và đang tiếp bước đội hình từng về thứ 3 tại World Cup 1998 trên đất Pháp sau khi thất bại tại bán kết trước đội chủ nhà. Năm đó, đội hình Croatia có những tên tuổi đã trở thành huyền thoại của bóng đá thế giới như Davo Suker, Zvonimir Boban. Một tờ báo ở Hà Nội đưa tin: “Họ là thần tượng của đất nước, chúng tôi muốn làm những gì tốt nhất có thể như họ từng đạt được, thậm chí có thể tốt hơn”, đội trưởng Luka Modric nói trước khi vòng chung kết World Cup 2022 khởi tranh.

Serbia là đội tuyển của một đất nước mặc nhiên trở nên độc lập, là hệ quả của nội chiến. Còn Croatia phải chiến đấu và chiến thắng để độc lập và có đường biên giới như ngày nay. Đó là hai trạng thái cảm xúc khác nhau”, ông Trégourès miêu tả về nguồn gốc sức mạnh tinh thần của đội tuyển Croatia. Đội trưởng đội tuyển Croatia Luka Modric không dưới một lần miêu tả bản thân là “đứa con của chiến tranh, và bóng đá là con đường để thoát khỏi những gì xảy ra xung quanh anh”. Thế nhưng, Croatia ngày nay không còn là hố bom như đất nước này từng trải qua vào cuối thập niên 1990.

Theo Reuters, Croatia hiện là một thành viên của Liên minh châu Âu EU và vừa gia nhập cộng đồng tự do di chuyển Schengen. Croatia là nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, khoảng 18.000 USD/năm, gấp đôi nước láng giềng Serbia. “Nhưng đất nước nhỏ bé này vẫn tự nhận thức họ là một sự dị thường trong thế giới bóng đá. Và người Croatia tự hào vì điều ấy”, ông Trégourès nói. Có một chi tiết đáng chú ý: Regragui cho rằng cách tốt nhất để các cầu thủ thoải mái là cho phép mẹ của họ cùng có mặt. Sau chiến thắng đầy kịch tính trên loạt penalty trước Tây Ban Nha, một đoạn video ghi lại cảnh huấn luyện viên Regragui chạy lên khán đài để ôm hôn mẹ mình được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Nhưng hãy trở lại với Luka Modric. Phải nhớ lại những trận đấu chuẩn bị cho trận đấu làm nên lịch sử của Modric và đồng đội như lượt trận cuối vòng bảng EURO 2020. Modric đã lập siêu phẩm với cú trivela nâng tỷ số lên 2-1 trong chiến thắng 3-1 trước Ba Lan, giúp Croatia qua “khe cửa hẹp” vào vòng 1/8 (thua 3-5 trước Tây Ban Nha ở hiệp phụ sau khi đã kiên cường đá hòa 3-3 sau 90 phút thi đấu chính thức).

Với pha lập công tuyệt đẹp vào lưới Scotland, Modric đã vào lịch sử với tư cách là cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn ở một kỳ EURO (35 tuổi, 286 ngày). Kỷ lục cầu thủ trẻ nhất ghi bàn tại EURO cũng thuộc về Modric khi năm 2008 hạ gục đội Áo từ chấm phạt đền, ghi bàn duy nhất của trận đấu khi mới 22 tuổi, 273 ngày. Modric cũng là cầu thủ đầu tiên của Croatia ghi bàn trong ba kỳ Euro (2008, 2016 và 2020).

clip_image017Trong vai trò “nhạc trưởng” của đội bóng Croatia, Modric thường lùi sâu về phần sân nhà nhận bóng để điều phối và tổ chức tấn công. Sau đó lại xuất hiện bên phần sân đối phương để tung ra những đường chuyền quyết định, hoặc dứt điểm. Khi Croatia không có bóng, Modric cùng với Brozovic, Kovacic là những người đánh chặn từ xa, giúp hàng thủ hạn chế tối đa sức ép. Trước khi Messi đánh bại Livakovic từ khoảng cách 11 mét, Croatia là đội chơi nhỉnh hơn. Sự cơ động của hàng tiền vệ giúp họ kiểm soát bóng nhiều. Modric năng nổ hoạt động khắp mặt sân, trong khi Messi gần như chỉ đi bộ trong nửa giờ thi đấu đầu tiên. Nhưng sau khi hết hiệp một, Croatia choáng váng. Họ nhận liên tiếp hai bàn thua từ phút 34 đến phút 39, đều từ những tình huống có dấu giày của Alvarez. Ở bàn nâng tỷ số, tiền đạo Man City bứt tốc từ giữa sân, tận dụng sai lầm phá bóng hụt của cả Juranovic và Borna Sosa, dứt điểm cận thành hạ gục Livakovic. Lần đầu tiên Croatia không thể ghi bàn ở các vòng knock-out World Cup. Tinh thần của họ xuống thấp sau hai bàn thua liên tiếp, và nó chạm đáy sau pha kiến tạo kinh điển của Messi. Gvardiol đeo bám rát và nỗ lực đuổi theo đàn anh sau mỗi lần bị đánh lừa, nhưng trung vệ 20 tuổi đầu hàng ở pha lắc người quyết định của Messi. Alvarez, cầu thủ duy nhất của Man City còn trụ lại World Cup 2022, nhờ đó dễ dàng đệm bóng vào khung thành gần như bỏ trống để ghi bàn thứ tư tại giải. Argentina còn có nhiều cơ hội để thắng đậm hơn, nhưng 3-0 cũng là đủ với Messi và đồng đội. Sân Lusail chứng kiến thầy trò Lionel Scaloni bị Saudi Arabia quật ngã trong ngày ra quân, nhưng cũng là nơi Argentina trình diễn thứ bóng đá đẹp mắt để lần thứ sáu vào chung kết World Cup. Và cũng chính tại Lusail, Messi có thể chạm tới thứ mà anh khao khát nhất trong phần còn lại sự nghiệp, khi Argentina gặp Pháp hoặc Morocco ở chung kết.

Gvardiol bất lực đến tuyệt vọng khi phải đối đầu với chủ nhân bảy Quả bóng Vàng. Pha bóng như tóm tắt toàn bộ trận đấu. Croatia không còn cho thấy sức chiến đấu mãnh liệt và sự lọc lõi như hai vòng knock-out kế trước, nơi họ đấu hơn 120 phút mỗi trận. Bên phía Argentina, Messi lại toả sáng, còn những đồng đội của anh cũng thi đấu quả cảm với quyết tâm giúp siêu sao 35 tuổi giành được thứ mà anh xứng đáng có: chức vô địch World Cup. Âm thanh chát chúa tạo nên từ quả bóng va chạm với khung thành, đặt dấu chấm hết cho Brazil ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Sân Education City như “nổ tung” bởi tiếng hò reo ăn mừng chiến thắng của Croatia xen lẫn giọt nước mắt từ những chiếc áo vàng đổ gục xuống mặt cỏ. Tỷ số của cuộc chiến cân não trong trận đối đầu định mệnh của loạt sút luân lưu và tỷ số 4-2 nghiêng về phía Croatia là tỷ số “oan nghiệt” cuối cùng của trận đấu tứ kết đầu tiên tại World Cup 2022. Phải nói rằng Brazil đã chơi một trận hay và màn vũ điệu samba trên sân cỏ thật là uyển chuyển và hấp dẫn, nhưng như vậy là chưa đủ. Bởi vì đối thủ của họ, Croatia còn hay hơn, quyết liệt hơn và bản lĩnh hơn.

Thật sự là trong thâm tâm tôi cũng thấy đau và thành thật chia sẻ những giọt nước mắt của Neymar và những cầu thủ áo vàng trên sân cỏ vì tôi nghĩ, Brazil vào chung kết với Pháp có thể là “hợp lý” hơn và cũng bay bổng hơn cho cuộc chạm trán trên sân cỏ của hai châu lục với những đại diện xứng đáng của họ là đội tuyển Pháp và đội tuyển Brazil của những giàn sao nổi bật và lấp lánh nhất cho bóng đá thế kỷ XX bước sang hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Nhưng đó là logic của cuộc sống đời thường. Sân cỏ lại có cái logic bóng đá nghiệt ngã nhưng thú vị hơn rất nhiều.

Có lẽ sự nghiệt ngã và thú vị là ở sự kiện Croatia với Modric áo ca rô của sắc cờ truyền thống với những chàng trai dũng cảm và kiên cường của một đất nước 5 triệu dân hạ gục Brazil của Neymar áo vàng truyền thống với một nước chiếm 2,70% dân số thế giới, đứng thứ 6 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước. Dân số hiện tại của Brazil là 215.940.166 người vào ngày 14/12/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Nhưng điều thú vị đáng kể ra nên là chuyện màu cờ sắc áo mà đội tuyển Croatia và đội tuyển Brazil khoác lên mình niềm tự hào đất nước để làm đẹp màu cờ sắc áo ấy.

Trang phục thi đấu ban đầu của tuyển Brazil chủ yếu là màu trắng, nhưng sau trận thua đáng xấu hổ trước Uruguay tại World Cup 1950 trên sân nhà, Liên đoàn Bóng đá nước này tổ chức cuộc thi nhằm tìm kiếm một thiết kế mang lại cho “Selecao” bản sắc mới. Mauricio Drumond, một nhà sử học thể thao và giáo sư ở Rio de Janeiro cho biết: “Trước đó, mọi người nghĩ rằng không nên mang màu áo của quốc gia vào đồng phục thi đấu vì bóng đá không đại diện cho đất nước. Sau đó, nó đã thay đổi cả lịch sử”. Cuộc thi thu hút nhiều người và một thiếu niên khi ấy đến từ thị trấn Pelotas tên Aldyr Garcia Schlee, về sau trở thành một họa sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng, đã phác thảo hơn 100 ý tưởng khác nhau trước khi gửi đi tác phẩm hoàn chỉnh của mình. Thời điểm Brazil trở thành đội tuyển thành công nhất của môn thể thao vua – vô địch World Cup vào các năm 1958, 1962 và 1970 – chiếc áo đấu màu vàng của họ cũng phát triển mạnh mẽ, trở thành một biểu tượng văn hóa. Cùng với việc Pele nổi tiếng trên toàn thế giới, tất cả đều nhìn vào Brazil như một sự vĩ đại.

Chúng tôi không có áo đấu in cờ như bạn thấy với Mỹ”, ông Drumond nói. “Áo thi đấu của Brazil đại diện cho chính đất nước này. Thiết kế là lá cờ, nhưng cũng là bộ trang phục”. Không khó để thấy những chiếc áo vàng được trưng bày ở Qatar, của những người hâm mộ Brazil thực thụ hoặc cả các cổ động viên từ nhiều quốc gia khác ủng hộ Neymar và đồng đội. Mặc dù thiết kế hầu như không đổi, nó xuất hiện tại các giải đấu và khắp nơi trong nhiều thập kỷ. ESPN kết luận tính nhất quán là một phần tạo nên ảnh hưởng của chiếc áo đấu.

Thiết kế của Schlee được chọn và lịch sử theo sau. clip_image019Đúng vậy. Aleksandar Holiga, Tổng Biên tập của trang web thể thao Croatia Telesport, cho biết có mối liên hệ giữa những kẻ ca rô trên đồng phục của Croatia và quốc kỳ của họ. Họa sĩ Miroslav Sutej là chủ nhân của cả hai thiết kế. Đối với một quốc gia giành được độc lập vào năm 1991, mối liên hệ này là một niềm tự hào. Và rồi những giọt nước mắt của Neymar ướt đẫm chiếc áo vàng cũng thấm ướt chiếc áo carô của Modric khi anh ôm hôn Neymar, đối thủ vừa chiến bại của mình.

Chiếc áo đấu mang Croatia đến với sự công nhận của thế giới. Đội tuyển Croatia ra mắt trận thi đấu vào năm 1990, trước cả khi giành độc lập, trong trận giao hữu với Mỹ. Tuy nhiên, chiếc áo đấu của họ chỉ thật sự bùng nổ và nổi tiếng khắp thế giới khi dự Euro 1996 (vào tứ kết) và World Cup 1998 (giành hạng 3). Đó là thời điểm Davor Suker nổi danh toàn cầu. Ông được coi là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất thập niên 1990, người giành chiến thắng Chiếc giày vàng tại Cúp thế giới.

Vì thế, báo chí chú ý đến chuyện kể về đất nước mới mẻ này, và rồi màu áo của đội tuyển bóng đá Croatia khắc sâu vào tâm trí người hâm mộ. “Tôi nghĩ đó là lý do Croatia bám lấy và không thay đổi thiết kế. Nó mãi mãi gắn liền với việc giành độc lập và được quốc tế công nhận”, ông Holiga tự hào nói. “Kể từ đầu những năm 1990, chiếc áo đấu kiểu bàn cờ với kẻ caro đỏ trắng có mặt khắp mọi nơi ở Croatia, đơn giản vì đó là cách dễ nhất và thú vị nhất để nói về họ”. Còn Pete Hoppins, nhà thiết kế làm việc với cả Croatia và Brazil (và nhiều đội khác) trong suốt 8 năm tại Nike, thì khẳng định: “Áo đấu của Croatia trở thành một biểu tượng đại chúng. Trường hợp của Croatia hiếm gặp. Khi thấy vẻ ngoài của chiếc áo đấu, người ta nhắc ngay về bóng đá”. Trên sân Education City thuộc tứ kết World Cup 2022, Brazil và Croatia hứa hẹn mang tới màn trình diễn đầy màu sắc. Không chỉ là cuộc chiến của hai đội tuyển hàng đầu thế giới, mà còn là của những chiếc áo đấu biểu tượng: Brazil với gam màu vàng không thể nhầm lẫn, Croatia với kẻ caro đỏ trắng đan xen bắt mắt. Áo đấu của hai đội tuyển này là nghệ thuật đỉnh cao trong thiết kế. “Tôi nghĩ Brazil đối đầu Croatia là một trong những điểm nhấn của World Cup này”, ông Devlin nói: “Tôi thật sự mong được thấy sự trộn lẫn vào nhau giữa hai màu áo khi các cầu thủ chiến đấu trên sân”. Có ý nghĩa đằng sau những gì các cầu thủ Brazil và Croatia đang khoác lên mình. Khoác chiếc áo đấu sọc đỏ trắng, những Perisic, Kovacic, Luka Modric… như bỗng hóa “mình đồng da sắt” với thể lực phi thường. Họ vừa chơi 120 phút trước Nhật Bản để giành vé đi tiếp, rồi lại tiếp tục lặp lại điều tương tự ở cuộc đọ sức với Brazil. Và, ở cả hai cuộc đọ sức kể trên, Croatia luôn là đội bị dẫn bàn trước, rồi bằng ý chí quật cường không thể bẻ gãy, họ lại vùng lên để có bàn gỡ đúng lúc, trước khi tiễn đối thủ của mình về nước theo dõi World Cup.

clip_image022Đúng là trên sân Education City thuộc tứ kết World Cup 2022, Brazil và Croatia hứa hẹn mang tới màn trình diễn đầy màu sắc. Không chỉ là cuộc chiến của hai đội tuyển hàng đầu thế giới, mà còn là của những chiếc áo đấu biểu tượng: Brazil với gam màu vàng không thể nhầm lẫn, Croatia với kẻ caro đỏ trắng đan xen bắt mắt. Áo đấu của hai đội tuyển này là nghệ thuật đỉnh cao trong thiết kế. “Tôi nghĩ Brazil đối đầu Croatia là một trong những điểm nhấn của World Cup này”. Và rồi sân cỏ lại trả về lại cho nó cái logic của bóng đá, đội bóng của Luka Modric phải nhường bước trước Argentina dày dạn kinh nghiệm và thực lực với một giàn sao lấp lánh hội tụ ánh sáng vào siêu sao Messi.

Hãy nhìn vào tấm ảnh, cậu bé có nét đẹp sáng sủa dễ thương (được khoanh tròn) chính là cầu thủ đang ôm Messi sau pha ghi bàn từ kiến tạo của Messi, BBC, Daily Mail, AS, Gazzetta... đồng loạt ca ngợi pha đi bóng kiến tạo của thủ quân Argentina trong tình huống ấn định chiến thắng 3-0 trước Croatia ở bán kết World Cup 2022, đó là Alvarez. Daily Mail cho rằng Messi hoàn toàn áp đảo Gvardiol. Tờ báo Anh viết: “Gvardiol bị đánh bại không phải một, hai, mà là ba lần trong pha chạy cánh đầy mê hoặc của Messi. Guardiol kém Messi 15 tuổi, nhưng ở thời điểm đó, khoảng cách tuổi tác dường như đảo ngược. Có vẻ như Messi trẻ hơn, đầy tự tin, kiêu ngạo và hoạt bát, trong khi Guardiol như một con ngựa chiến già nua và bị dẫn vào trận chiến cuối cùng, không thể theo kịp đối thủ ngày một nhanh hơn”. Tờ báo Tây Ban Nha AS thì ví von hình ảnh thất bại của Croatia như chiến binh vĩnh cửu giương cờ trắng. Và ngay cả Luka Modric cũng không thể xử lý được “người đến từ Sao Hỏa, Messi”.

clip_image024

Cần nhớ rằng, bàn nâng tỷ số lên 2-0 của Alvarez đánh sụp tinh thần chiến đấu của Croatia, đồng thời giúp Argentina thoải mái triển khai lối chơi phòng ngự - phản công. Phút 69, họ ghi bàn thứ ba khi Messi đi bóng lắt léo, vượt qua sự đeo bám của trung vệ Josko Gravidol rồi chuyền vào cho Alvarez đặt lòng cận thành.

Nhắc đến Alvarez chính là nhắc đến một nét đẹp của bóng đá. Nét đẹp đó, nói chính xác hơn “hiện tượng bóng đá”, thể hiện một quy luật của sự vận động và phát triển của bóng đá đích thực, là sự tôn trọng tài năng cá nhân trong mối quan hệ tự do và đồng điệu với cộng đồng - môi trường sống - của những con người tự nguyện và tự giác gia nhập vào cộng đồng ấy. Chính trong môi trường đó mà những ngôi sao bóng đá xuất hiện, rồi những “siêu sao”, những “thiên tài bóng đá” nổi bật lên, trong khoảnh khắc của một quãng đời hoặc cả cuộc đời thì tuỳ vào năng lượng sống được tích luỹ của từng cá nhân. Đương nhiên, không thể không nói đến những “thiên bẩm” mà một cá thể nào đó may mắn có được. Hình ảnh cậu bé Alvarez lúc 11 tuổi với đôi mắt sáng ngời nhìn Messi – thần tượng của chú bé – có lẽ cũng đã gợi lên phần nào những điều vừa nói.

Argentina sẽ đá chung kết ngày 18/12, với đội thắng trong cặp đấu giữa Pháp và Morroco. Đây là lần thứ năm đội bóng này vào chung kết và họ hy vọng có thể lần thứ ba vô địch thế giới, sau năm 1978 và 1986. Lần gần nhất Argentina góp mặt ở chung kết World Cup là năm 2014, nhưng Messi và các đồng đội khi đó thua Đức 0-1 bởi bàn thắng được ghi ở hiệp phụ của Mario Gotze. Bàn nâng tỷ số lên 2-0 của Alvarez đánh sụp tinh thần chiến đấu của Croatia, đồng thời giúp Argentina thoải mái triển khai lối chơi phòng ngự - phản công. Phút 69, họ ghi bàn thứ ba khi Messi đi bóng lắt léo, vượt qua sự đeo bám của trung vệ Josko Gravidol rồi chuyền vào cho Alvarez đặt lòng cận thành.Nhắc đến Alvarez chính là nhắc đến sự kỳ diệu của bóng đá. Sự kỳ diệu làm nổi bật một quy luật về tài năng cá nhân được phát huy lên mức cao nhất trong một cộng đồng cùng chung ý hướng. Nói sâu hơn, đó là một môi trường sống tạo điều kiện chứ không làm thui chột đi những mầm mống tài năng vừa mới nhú lên đã bị chà đạp bởi những giáo điều cứng nhắc của ý thức hệ, lập trường và sự “dễ bảo” sẵn sàng cúi đầu tuân phục những đòi hỏi, những áp đặt của quyền lực độc đoán và ép buộc vô lý, thậm chí đôi lúc là ngu xuẩn!

clip_image026Brazil lần thứ hai liên tiếp dừng bước ở tứ kết, trong khi Croatia chỉ cách chung kết thứ hai liên tiếp một trận nữa. Perisic từng đánh đầu gỡ hoà cho Croatia trước Nhật Bản ở vòng 1/8, trước khi đại diện châu Á bị loại trên loạt đá luân lưu. Khả năng đá luân lưu của Croatia tiếp tục được thể hiện trước đội bóng số một thế giới tại tứ kết. Neymar đã có thể là người hùng Brazil khi anh mở tỷ số ở phút cuối hiệp phụ thứ nhất, từ tuyệt phẩm phối hợp. Nhưng Croatia gỡ hoà ở phút 117 nhờ công của tiền đạo Bruno Petkovic. Trong loạt đá luân lưu, Neymar được xếp đá thứ năm và rồi chưa đến lượt anh, Brazil đã bị loại khỏi World Cup 2022. Và chính ở những giây phút đầy kịch tính này, người ta lại cảm nhận được sâu thêm vẻ đẹp của bóng đá.

Khi Neymar không kìm được nước mắt sau trận thua ở loạt đá luân lưu, nhiều cầu thủ Brazil lẫn Croatia đến an ủi và động viên ngôi sao 30 tuổi. Vào lúc ấy một cậu bé mặc áo Croatia số 4 của Ivan Perisic đến chỗ Neymar. Sau khi được Neymar bắt tay và ôm hôn, cậu bé vỗ vỗ vào Neymar với cử chỉ an ủi. Cậu bé ấy 10 tuổi ấy là Leonardo Perisic, con trai của tiền vệ Ivan Perisic. Đi cùng Leonardo còn có em gái Manuela 8 tuổi, nhưng cô bé chỉ đứng từ xa nhìn Neymar. Sau đó, hai anh em cùng chạy đi.

clip_image028Liệu người ta có thể nhìn thấy cậu bé Leonardo rồi cũng trở thành những ngôi sao bóng đá theo cha anh mình, những Neymar, Modric, Alvarez, Messi của những Word Cup sẽ diễn ra như hành trình của Alvarez đến với thần tượng của mình với pha kiến tạo của Messi – thần tượng từ lúc còn là cậu bé 11 tuổi – cho mình ấn định chiến thắng 3-0 với Croatia, để rồi Messi trực tiếp thực hiện quả phạt đền mở tỷ số ở phút 34. Năm phút sau đó, Alvarez đột phá từ giữa sân rồi sút đối mặt thủ môn Dominik Livakovic nhân đôi cách biệt. Modric đã thành thật ca ngợi đối thủ vừa hạ gục mình bằng cái ôm thân thiết với đôi mắt đẫm lệ: “Xin chúc mừng và chúc may mắn trong trận chung kết tới. Tôi hy vọng Messi sẽ vô địch World Cup cùng Argentina bởi cậu ấy xứng đáng với điều đó. Messi là cầu thủ hay nhất lịch sử và đã thể hiện được đẳng cấp ở giải đấu lần này”, Mundo Deportivo dẫn chia sẻ từ đội trưởng tuyển Croatia.

Nỗ lực của Morocco cũng được ghi nhận qua những tiếng vỗ tay không ngớt dành cho họ sau trận. Trở thành đội châu Phi đầu tiên vào bán kết World Cup đã là kỳ tích. Trong cái nhìn của tôi khi theo dõi trận bán kết Pháp Marocco, đội tuyển Marocco đá hay hơn đội tuyển Pháp. Có lúc họ áp đảo đội Pháp cho dù bị dẫn trước một bàn. Dù được ủng hộ bởi 55.000 cổ động viên trên khán đài, bàn thua ngay phút thứ 5 đẩy thầy trò Walid Regragui vào thế khó. Họ buộc phải từ bỏ lối chơi phòng thủ để dâng cao tìm bàn gỡ, chấp nhận nguy cơ bị phản công. Đây là lần đầu Morocco bị một cầu thủ đối phương làm tung lưới tại World Cup 2022 và cũng là lần đầu họ bị dẫn.

Có những sự nao núng và hơi bối rối trong lối chơi của Morocco. Diễn biến càng khó khăn hơn khi thủ quân Romain Saiss phải rời sân do tái phát chấn thương cùng với đó là Nayef Aguerd bị đau trong lúc khởi động, Morocco phải thi đấu mà không có cặp trung vệ tốt nhất. Tuy nhiên, họ vẫn xứng đáng được khen ngợi với tinh thần chiến đấu quả cảm trong 90 phút.

Phải chăng Morocco có phần không may ở bàn thua đầu tiên. El Yamiq trượt chân trong nỗ lực chặn đường chuyền của trung vệ Raphael Varane cho Antoine Griezmann. Achraf Hakimi và Achraf Dari chặn hai cú sút liên tiếp từ Kylian Mbappe. Nhưng bóng bật đến vị trí của Theo Hernandez, và hậu vệ này tung người vô-lê, khiến Bono bất lực dù đã lao ra khép góc. Cả hai pha dứt điểm trúng đích của Pháp dẫn đến bàn thắng. Morocco cũng hai lần sút trúng đích. Một trong số đó là tình huống dứt điểm rất căng của Azzedine Ounahi, khiến thủ thành Hugo Lloris phải hết sức vất vả mới ngăn cản nổi. Quả là quá không may mắn cho đội bóng Bắc Phi khi vào phút cuối từ một pha phạt góc, Jawad El Yamiq tung người móc bóng rất đẹp và đầy uy lực nhưng Lloris thủ thành đội Pháp đã đẩy bóng được ra ngoài mặc dầu quả bóng không may mắn đó đã chạm vào cột dọc, nó không nhảy vào trong mà lại bật ra ngoài.

Morocco vào hiệp hai với quyết tâm cao độ. Có những lúc, họ khiến Pháp không thể đưa bóng qua vạch giữa sân. Nhưng những cơ hội lần lượt trôi qua đôi chân của các cầu thủ Bắc Phi. Attiatt-Allah sút trượt khi bóng tìm đến anh trước khung thành, trong khi những quả tạt của Sofiane Boufa hay Hakim Ziyech không thể vượt qua trung vệ Ibrahima Konate, người đã chơi xuất sắc. Hamdallah có một tình huống hiếm hoi dẫn được bóng vào vòng cấm địa đôi Pháp, nhưng pha xử lý quá cầu toàn khiến anh không thể dứt điểm.

Morocco chiến đấu đến cùng, nhưng những gì còn lại với họ chỉ là sự tiếc nuối khi pha dứt điểm trong thời gian bù giờ của Hamdallah bị Jules Kounde cản trước vạch vôi. Những nỗ lực của Morocco được ghi nhận qua những tiếng vỗ tay không ngớt của các cổ động viên đến từ Bắc Phi và tất cả những người ngối trên khán đài theo dõi trận đấu dành cho họ sau trận đấu mà rõ ràng là thần may mắn không mỉm cười với họ. Một đội bóng quật cường với lối đá rất linh hoạt và có lúc cũng rất dữ dội làm rung chuyển cầu trường.

Trở thành đội châu Phi đầu tiên vào bán kết World Cup đã là kỳ tích. Cả Châu Phi ca ngợi tinh thần quả cảm và nỗ lực hết mình của những chiến binh Morocco trên sân cỏ. Tối 17/12, Morocco sẽ gặp Croatia ở trận tranh giải ba. Một ngày sau sẽ là cuộc đối đầu đáng chờ đợi giữa Pháp và Argentina ở trận chung kết.

clip_image030Điều hơi lạ cần lưu ý là nhà đương kim vô địch Pháp, xứng đáng đại diện cho Châu Âu sau khi đã hạ gục đội tuyển Anh vốn được cho là nhiều khả năng đăng quang lần này, đội tuyển Pháp với những tên tuổi nổi bật như Mbappe, Benzema, Griezmann, Varane hay Giroud... xông xáo và đẹp mắt trên sân cỏ, ấy thế mà dường như trên các mặt báo và trên mạng truyền thông người ta vẫn nói nhiều về Messi và đội tuyển Nam Mỹ gắn liền với hình ảnh của siêu sao Argentina “người đến từ Sao Hỏa, Messi”. Người ta phê phán nụ cười của Mbappe có tính chế giễu thủ quân đội tuyển Anh dá hỏng quả phạt đền. Nhưng riêng tôi thì đó là nét bộc trực hồn nhiên của một tài năng trẻ khá đáng yêu trên sân cỏ giữa những thách đố nghiệt ngã mà họ đã vượt qua. Nụ cười ấy là một sức mạnh của một cầu thủ.

Chắc rồi phải có những phân tích và đào sâu hơn về tâm lý và đòi hỏi của người đời trong bối cảnh của thế giới với World Cup 2022 tại Qatar mà Tổng thống Pháp Macron clip_image032kêu gọi phải phi chính trị hóa thể thao! Nhưng liệu có thể loại bỏ yếu tố chính trị ra khỏi hoạt động này được chăng. Hãy hỏi ông Macron vì động cơ nào mà ông kêu gọi phải “phi chính trị trong hoạt động thể thao” khi mà người ta có thể đọc được trong lời Tuyên bố hùng hồn của Tổng thống Pháp động cơ chính trị ẩn sâu trong những mối quan hệ với Qatar, một quốc gia Ả Rập giàu có và đang có tiếng nói khá quyết định trong những hợp đồng kinh tế giàu sức thu hút. Và trước hết sẽ là kỳ đăng cai World Cup mà Pháp tiếp nhận từ Qatar.

Ở đây cũng chỉ là nhân một tuyên bố của một Tổng thống mà bàn thêm về sự tự do trong bóng đá. Chỉ riêng việc đội trưởng đội tuyển Anh Harry Kane đã kiên quyết rằng anh ấy muốn đeo băng đội trưởng “One Love” đủ nói lên quyền tự do của con người là có sức mạnh như thế nào. Đội tuyển Anh, với sự góp mặt của một số cầu thủ ngôi sao có nguồn gốc là người dân tộc và chủng tộc thiểu số, thường được ca ngợi vì thông điệp tiến bộ về mặt xã hội và chính trị, bao gồm cả việc lên án rõ ràng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

clip_image034Còn Liên đoàn Bóng đá Đức (DFB) thì thông báo: “Chúng tôi muốn sử dụng chiếc băng đội trưởng của mình để bảo vệ những giá trị mà chúng tôi luôn giữ gìn ở đội tuyển Đức, đó là sự đa dạng và tôn trọng lẫn nhau. Cùng các quốc gia khác, chúng tôi muốn tiếng nói của mình được lắng nghe”. DFB cho rằng đây là quyền đương nhiên, không liên quan đến yếu tố chính trị.Đó là lý do thông điệp từ chiếc băng rất quan trọng đối với chúng tôi”, DFB viết thêm trong tuyên bố. “Việc không được đeo băng đội trưởng giống như phủ nhận tiếng nói của chúng tôi. Dù vậy, chúng tôi vẫn giữ vững lập trường ban đầu”. Và họ quyết định chụp một tấm hình tập thể, tất cả các cầu thủ Đức đều bịt miệng để biểu thị sự phản đối sự xâm phạm quyền tự do của con người, trước hết là tự do ngôn luận. Liên đoàn Bóng đá Đức (DFB) thông báo: “Chúng tôi muốn sử dụng chiếc băng đội trưởng của mình để bảo vệ những giá trị mà chúng tôi luôn giữ gìn ở đội tuyển Đức, đó là sự đa dạng và tôn trọng lẫn nhau. Cùng các quốc gia khác, chúng tôi muốn tiếng nói của mình được lắng nghe”. DFB cho rằng đây là quyền đương nhiên, không liên quan đến yếu tố chính trị. “Đó là lý do thông điệp từ chiếc băng rất quan trọng đối với chúng tôi”, DFB viết thêm trong tuyên bố. “Việc không được đeo băng đội trưởng giống như phủ nhận tiếng nói của chúng tôi. Dù vậy, chúng tôi vẫn giữ vững lập trường ban đầu”.

clip_image036Tổng Thư ký RSF Christophe Deloire được dẫn lời trong thông cáo rằng: “Các thể chế độc tài - toàn trị đang lấp chỗ trống trong các nhà tù của họ nhanh chóng hơn qua việc giam cầm các nhà báo. Kỷ lục mới về số nhà báo bị bỏ tù khẳng định nhu cầu cấp thiết phải chống lại những chính phủ vô đạo đó và lan tỏa đoàn kết tích cực đến với những ai mang lý tưởng tự do báo chí, độc lập và đa nguyên”. Nhưng đã đến lúc phải trở lại với bóng đá của hai đội tuyển đại diện cho hai châu lục sẽ bước vào trận chung kết sắp tới. Sau thất bại 0-3 trước Argentina ở bán kết World Cup 2022, huấn luyện viên Zlatko Dalic cũng tán dương Messi, cầu thủ hay nhất trận. “Không cần phải nói nhiều về Messi. Cậu ấy là cầu thủ hay nhất thế giới. Niềm vui bóng đá trở thành một cuộc rượt đuổi cảm xúc vô tư, khoáng đạt và thú vị đối với rất nhiều người, trở thành một hoạt động văn hoá, giải toả bớt những ngột ngạt, của môi trường sống đang đầy rẫy bụi bậm đầu độc cuộc sống vốn đang quá oi bức, ngột ngạt và bê bối.

Hãy chỉ nói một hình ảnh của tiền đạo Alvarez của Argentina. Vào phút 32 của trận đấu, Alvarez thoát vào cấm địa và bị thủ thành Dominik Livakovic phạm lỗi, đem về quả phạt đền, để đội trưởng Lionel Messi mở tỷ số cho Argentina. Bảy phút sau, tiền đạo 22 tuổi rê dắt từ giữa sân vào cấm địa rồi ghi bàn nhân đôi cách biệt. Messi chạy đến ôm và chúc mừng Alvarez. Nhưng khoảnh khắc đặc biệt hơn đến ở phút 69, khi Messi rê bóng độc diễn vượt qua trung vệ Josko Gvardiol để chuyền chính xác cho Alvarez đệm cận thành ấn định thắng lợi 3-0. Đây là bàn thứ tư của Alvarez tại World Cup 2022, nhưng là bàn đầu tiên được Messi trực tiếp kiến tạo. Tiền đạo 22 tuổi chạy đến ôm chầm Messi, thần tượng của từ lúc 11 tuổi. Ngay cả trong mơ, tiền đạo 22 tuổi có lẽ cũng không thể hình dung được những gì vừa diễn ra. Alvarez biết đến trái bóng khi hơn ba tuổi. Lúc anh lên năm tuổi, Messi đã chơi trận đầu tiên cho Argentina. Tiền đạo sinh năm 2000 thần tượng M10 từ đó.

Trong nhà anh, tràn ngập ảnh của huyền thoại đồng hương. Tại Copa America 2011, cậu bé 11 tuổi rời quê nhà ở thị trấn Calchin, lên thành phố Cordoba với quãng đường 123 km. Alvarez muốn tới xem Argentina gặp Costa Rica ở lượt cuối vòng bảng, và mục đích khác là chụp ảnh cùng thần tượng Messi. Alvarez được toại nguyện. “Chơi bóng cùng Messi là tuyệt vời nhất”, Flashsport dẫn lời Alvarez. “Khi còn nhỏ, tôi luôn mơ ước điều đó. Anh ấy là hình mẫu của bóng đá thế giới, cũng là cầu thủ giỏi nhất. Messi sống cũng rất đơn giản và khiêm nhường, giúp chúng tôi học hỏi nhiều điều”. Alvarez ở tuổi 11 cũng không phải cậu bé tầm thường đã được Real Madrid quan tâm và muốn chiêu mộ. Nhưng khi đó anh chưa đủ tuổi ký hợp đồng, và nếu muốn, phải chờ tới năm 18 tuổi. Cuối cùng, tiền đạo này không chờ được và gia nhập River Plate. Tại đó, anh ghi 22 bàn qua 45 trận trên mọi đấu trường trong năm 2021, được trao giải Cầu thủ xuất sắc năm của bóng đá Nam Mỹ – danh hiệu từng ghi nhận cho Pele, Diego Maradona hay Neymar.

Tháng 1/2022, vào sinh nhật tuổi 22, Alvarez ký hợp đồng với Man City có thời hạn tới hè 2027. Dù chủ yếu đóng vai dự bị cho Erling Haaland, Alvarez vẫn thường gây ấn tượng mỗi khi đá chính. Qua 20 trận cho Man City mùa này, anh ghi bảy bàn. Alvarez cũng tới World Cup 2022 với tư cách cầu thủ dự bị cho đàn anh Lautaro Martinez. Tuy nhiên, sau hai trận đầu đá chính gây thất vọng, Martinez mất vị trí vào Alvarez, và kể từ đó “số 9” chơi bùng nổ. Trong bốn trận đá chính tại World Cup, anh ghi bốn bàn – nhiều hơn gấp đôi những gì cựu tiền đạo Sergio Aguero làm được cho Argentina.

Đúng là “tre già măng mọc”. Tiếp bước Messi sẽ có những Alvarez, rồi sẽ có nhưng ngôi sao xuất hiện trên bầu trời bóng đá, lại có những “thiên tài” trên sân cỏ, và sao lại không là cậu con nhà Perisic đã đến an ủi Neymar và được siêu sao của đội tuyển Brazil ôm chặt vào lòng khi chưa kịp ngăn giọt nước mắt đàn ông sau trận thua đau đớn của một cường quốc bóng đá với một quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 214 triệu người – trước Croatia nhỏ bé với năm triệu dân. Và rồi vào tối 18.12.2022 đội bóng kiên cường với đội trưởng Luca Modric dũng cảm đã đem về cho đất nước mình tấm Huy chương đồng về sự quả cảm và đầy bản lĩnh chiến đấu của những chiến binh dày dạn kinh nghiệm và dẻo dai trên sân cỏ. Modric, lại phải nhắc đến tên anh! Liệu đó có phải là quy luật của bóng đá, và cũng có thể là quy luật của cuộc đời!clip_image038 Tài năng, thật sự tài năng thì ở bất ciứ hoàn cảnh nào cũng toả sáng. Nhưng cũng phải nói thêm là những chiến binh Marocco cũng chiến đấu kiên cường như họ đã thể hiện trong các trận trước đây, và nhiều lúc họ dồn ép khung thành của Livakovic khiến cho người thủ môn dày dạn kinh nghiệm phải hết sức vất vả phá tan những cuộc tiến công dồn dập của đối phương. Nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, bảo toàn lực lượng và đi đến vinh quang. Đó là nét đẹp của bóng đá với quy luật nghiệt ngã của nó. Phải chăng những ánh sao lấp lánh trên sân cỏ cũng rọi sáng thêm quy luật của cuộc đời.

Thì chẳng thế sao khi nước Việt ta thời Trần thế kỷ XIII chắc chưa đến bốn triệu dân với diện tích chỉ bằng một nửa diện tích đất nước ta hôm nay nhưng đã ba lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông, thế lực xâm lược mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, vó ngựa của chúng đã xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu đến sát mép nước Biển Đen tạo nên một đế chế rộng lớn từ bờ Thái Bình Dương đên bên kia Địa Trung Hải. Và hiện nay cũng nên biết rằng khi tiến hành cuộc xâm lược Ucraina thì mục tiêu của Putin còn là tìm cách biến Biển Đen thành vùng “ao nhà” của mình.

Biết đến cội nguồn của nó mới thấy hết được ý nghĩa sâu xa chiến công kỳ điệu mà ông cha ta đã lập được. Đó là bài học của cuộc đời, không bao giờ được quên lãng, nhất là trong buổi nhiễu nhương mà những tin tức nóng bỏng thường nhật trên mặt báo, trên màn hình tivi chỉ là những củi gộc còn tươi hay củi khô đã lộ dạng được tống vào lò một cách “nhân ái, nhân tình, nhân bản” mà lờ đi hiểm hoạ từ kẻ thù sát nách chưa từng nguôi giấc mộng bành trướng.

Nhân bản ư? Xét cho cùng, đó là dám là người, dám làm người sao cho xứng đáng với phẩm tính người, biết tự khẳng định mình, không cúi đầu, hèn hạ nhằm giữ bằng được cái ghế quyền lực đang lung lay mà phải quỳ gối tìm chỗ dựa từ kẻ thù xâm lược. Có phẩm tính làm người đó mới nói đến nhân tình, nhân ái được.

Chính trong mối liên tưởng đó mà nghĩ về những nét đẹp mang tính quy luật của bóng đá, đó là tài năng cá nhân là yếu tố nổi bật khi tài năng đó gắn kết với cộng đồng, đó cũng là sở hữu cá nhân gắn liền với quyền tự do của mỗi con người, tiền đề quyết định để sản sinh ra ngôi sao trên sân cỏ. Áp đặt, kỳ thị và cưỡng bức sẽ làm cho tài năng cá nhân bị thui chột, vì thế mà nó bị loại bỏ không bàn cãi trong bóng đá. Mong sao ánh sáng được rọi chiếu vào những ngôi sao trên sân cỏ cũng lấp lánh trong cuộc đời. Những lấp lánh đó nếu chưa rọi chiếu được vào những “siêu sao” thì ít nhất cũng làm mờ bớt đi những nhố nhăng, tai quái, bịp bợm làm ô nhiễm môi trường sống của con người hôm nay.

Ngày 18.12.2022