Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

Xem triển lãm Gương mặt của hoạ sĩ Út Hoa

Vũ Thành Sơn

Triển lãm trưng bày hơn hai mươi bức tranh với nhiều kích thước khác nhau nhưng hầu hết đều là những ký hoạ vẽ trên giấy được sáng tác từ 2013 đến 2022. Một thời gian khá dài, có thể đưa đến những chuyển biến, thay đổi bất ngờ lẫn không bất ngờ trong đời sống của một con người. Hoạ sĩ Út Hoa là một trong số không nhiều hoạ sĩ Việt Nam theo phong cách hội hoạ biểu hiện chọn chân dung làm chủ đề sáng tác chủ yếu trong sự nghiệp của mình. Có thể coi đó là một chọn lựa táo bạo và dũng cảm vì cơ thể nói chung, gương mặt con người nói riêng, không hẳn là đối tượng ưu tiên hàng đầu của hội hoạ trong việc tìm kiếm cái đẹp.

Những chân dung hoạ sĩ Út Hoa thực hiện phần lớn đều là chân dung của phụ nữ. Hai mươi bức tranh trong triển lãm mô tả những khía cạnh khác nhau trong đời sống của phụ nữ. Nhưng làm nên sự khác biệt trong những bức chân dung của Út Hoa chính là đường lối tạo hình (figuration). Ở đây hoạ sĩ không nhằm tìm kiếm thể hiện một thực tại vật lý của cơ thể, cái mà nhiếp ảnh sẽ làm tốt hơn rất nhiều lần, mà chủ yếu chính là để khắc hoạ nên thân phận của con người. Để thực hiện điều này Út Hoa chọn lấy từ thực tại những (hoặc một vài) yếu tố chủ chốt, từ đó tạo ra một khoảng cách cần thiết để khách thể hoá thực tại đó bằng hình tượng theo đúng phong cách của trường phái biểu hiện. Hãy chú ý đến nét mặt, chân, bàn chân, bàn tay, thế đứng/ngồi/nằm của đối tượng trong tranh của Út Hoa. Người ta không thể tìm thấy ở những bức chân dung này cái đẹp truyền thống, tròn trịa, mỹ miều, thơ mộng của cơ thể. Chỉ có ở đó những hình tượng xấu xí, thô kệch làm méo mó cơ thể và cử chỉ của con người. Nó cho thấy một đời sống thực sự khốn cùng, đau đớn và sự mỏng manh, yếu ớt của con người khi đối diện với chính mình.

Người xem tranh của hoạ sĩ Út Hoa có thể liên tưởng đến Francis Bacon, Lucian Freud hoặc Egon Schiele bởi yếu tố khốc liệt, nhưng ở Út Hoa vẫn còn vương vấn ít nhiều sự mềm mại nữ tính. Cô thiếu một sự quyết liệt đến tận cùng để có thể đi từ sự méo mó của cơ thể đến phủ nhận hình tượng của con người trong chính tranh của mình.

Điều đó, nếu tinh ý, người xem dễ dàng nhận ra ở những bức tranh sáng tác gần đây nhất của Út Hoa. Ở những tác phẩm này, người ta không còn bắt gặp những nét vẽ cứng, trần trụi, sần sùi, thô tháp, mà đã bắt đầu xuất hiện những nét trau chuốt mềm mại. Không còn những nét mặt rúm ró đớn đau, mà đã có những gương mặt đăm chiêu, lắng đọng. Bức tranh Đêm là một điển hình. Đã thấy có con chim nhỏ xuất hiện trên cánh tay cô gái, điều chưa từng có trong những bức tranh trước đây của Út Hoa.

Một dấu hiệu của sự đổi thay về phong cách?

Hay đã có những đổi thay trong cái nhìn của cô về đời sống này? Bao dung hơn, suy tư hơn và cũng khổ đau đến tận cùng hơn?

1

2

3