Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

Nhà văn Nguyễn Viện: 'Viết từ lề trái để tự do cách tân'

Nhà văn Nguyễn Viện, hiện sống tại Sài Gòn đã nói về tác phẩm mới và các biến cố từ viết sách 'ngoài lề' ở Việt Nam khi trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt vào đầu tháng 6.

Nhà văn Nguyễn Viện cho biết sách của ông không được in chính thức tại Việt Nam, và phải in ở nước ngoài, "Trong bối cảnh như ở Việt Nam, chúng tôi phải chấp nhận một số rủi ro nhất định. Nói thật là sau khi chúng tôi in "Đĩ thúi" lần đầu thì chúng tôi đã gặp khá nhiều rắc rối. Đầu tiên những sách mà tôi tặng bạn bè đều bị thu hồi hết. Tức là an ninh đến từng người bạn mà tôi tặng sách để thu hồi. Đồng thời cá nhân tôi đã được mời lên số 4 Phan Đăng Lưu [...] đó là cơ quan an ninh điều tra của TP HCM."

Nhà văn Nguyễn Viện đã kể về biến cố cuối năm 2001 sau khi ông đăng tác phẩm đầu tiên trên tạp chí Hợp Lưu ở nước ngoài và đã bị buộc nghỉ việc ở báo Thanh Niên và gặp những hậu quả khác.

"Thứ nhất là tôi đã bị xóa tên hoàn toàn trên các diễn đàn. Không những tôi không được đăng bất cứ một truyện ngắn nào, một bài thơ nào trên các hệ thống chính thống, ngay cả bản thân tên tôi cũng không được nhắc tới trong bất cứ phương tiện truyền thông nào. Thậm chí một số sinh viên làm luận văn có tên tôi bị buộc phải gạch tên. Theo tôi biết thì một số đại học, Đại học Sư phạm Hà Nội có ý định mời tôi ra đó giao lưu với sinh viên và họ đã bị áp lực nào đó tôi không thể xuất hiện. Hội đồng Anh cũng định mời tôi trao đổi văn học với công chúng, nhưng buổi trao đổi đó tới phút cuối, bị áp lực cũng bị hủy."

"Tôi không nghĩ mình có độ nguy hiểm, quan trọng như vậy. Vì nếu tôi nguy hiểm như vậy thì tôi không ngồi đây bây giờ."

Ông cho biết mình đã bị sự kiểm soát của an ninh nhà nước Việt Nam.

"Chúng tôi vẫn có những sinh hoạt mà chúng tôi gọi là sinh hoạt ngoài lề, và đôi khi chúng tôi cũng gọi mình là những nhà văn ngoài lề. Nói ngoài lề thì chúng ta có thể mường tượng với những gì ở trong lề. Cái đó chỉ là một khái niệm thôi. Chứ thật ra chúng tôi là những người tự do. Chúng tôi có một nhóm bạn trước đây cũng hay thường xuyên ngồi với nhau, để trao đổi mọi vấn đề, những ưu tư về văn học, triết học và ngay cả những chuyện chính trị nữa. Tất cả những cuộc cà phê, cà pháo kiểu đó chúng tôi hoàn toàn nói trong một tinh thần hoàn toàn tự do, không húy kỵ một điều gì."

Nhà văn Nguyễn Viện cũng cho rằng vẫn còn hy vọng vào những người trẻ, "ở góc độ nào đó họ không đụng chạm vào chính quyền, không sát sườn với thực tế xã hội, nhưng họ đã có cái gì đó cởi mở hơn, phóng khoáng hơn, tự do hơn. Điều này xuất phát từ trào lưu chung của thế giới, và thay đổi xã hội ở trong nước."

Khi bình luận về việc liệu Việt Nam sẽ có giải Nobel Văn chương trong tương lai hay không, nhà văn Nguyễn Viện nói, "Những người có điều kiện nhất, ở đây tôi muốn nói chính quyền hay Hội Nhà văn, họ đã không tạo điều kiện đủ cho sự vươn lên đó của văn học. Bởi vì đã có những rào cản nhất định trong tự do sáng tạo. Trở lại trường hợp cô Lập Nhật, cô ấy đã có giải thưởng của Văn Việt, nhưng cô ấy đã chịu áp lực phải từ chối giải đó. Điều đó ít nhiều làm cho các nhà văn trẻ phải tránh né một số vấn đề, phải tránh né một số suy nghĩ của mình. Họ phải viết thế nào đó để có thể in được. Riêng việc viết thế nào để in được cũng là một rào cản".

Kính mời các bạn xem video đầy đủ cuộc phỏng vấn theo đường link sau:

https://www.facebook.com/BBCnewsVietnamese/videos/1742015842827974