Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

Bổ túc và hoàn chỉnh thuyết về “Hấp Lực” của Einstein

Lê Tất Điều

Thuyết về Hấp Lực là một khám phá tuyệt vời, thể hiện trí thông minh siêu đẳng cùng thiên năng về Vật Lý của Albert Einstein. Nó bổ túc thuyết của Newton và trả lời được câu hỏi hóc búa, trước Einstein không ai, kể cả Newton, trả lời được: Cái gì tạo ra Hấp Lực?

Đáng lẽ thuyết này đã hướng dẫn nhân loại tiến thật xa trên đường tìm hiểu vũ trụ, thấy rõ cấu trúc, sự vận hành của nó, đồng thời khám phá nhiều bí mật, phá bỏ các huyền thoại phi vật lý. Nhưng, ngược lại, nó không gặt hái nhiều kết quả tốt, mà còn tạo cảm hứng cho một mớ lý thuyết quái gở.

Chỉ vì thuyết thì hay mà định nghĩa lại tối tăm, gần như vô nghĩa.

Trước Einstein, các khoa học gia tin rằng có một năng lực huyền bí hút mọi thứ vào trung tâm trái đất cũng như các thiên thể. Einstein khám phá ra là không có cái gì hút cái gì cả, hiện tượng Hấp Lực xảy ra khi các khối vật chất chọc, đẩy, kéo, làm biến dạng KHÔNG GIAN.

Không gian có thể bị kéo, đẩy, vo tròn, bóp méo được sao?

Đang ngẩn ngơ không hiểu thì lại bị Einstein phang thêm cho một búa tối tăm mặt mũi bằng cái định nghĩa này:

“Hấp Lực là sự uốn cong của không gian thời gian tạo ra bởi những khối vật chất” (gravity is due to the curvature of space and time by masses).

Thế là, kẻ phàm phu tò mò mon men ngó vào thế giới Vật Lý của các cụ bị một phen chới với, hoảng hồn, chỉ chực co giò bỏ chạy cho khỏi… vỡ đầu.

“Sự uốn cong không gian - thời gian” là cái “sự” quái quỷ gì?

Hãy tạm coi món “không gian, thời gian cong” có thực, thử xem nó ích lợi gì cho việc tạo sinh Hấp Lực.

Vùng “không-thời gian cong” nếu có thực chỉ là phần nhỏ trong một chuỗi những chuyển biến, sự việc. Nó là giai đoạn cuối, và cũng là hình ảnh mô tả phần kết quả của những chuyển biến xảy ra trước đó. Đứng một mình, nó mơ hồ, khó hiểu, gần như vô nghĩa. Nó không quan trọng. Những sự việc, chuyển biến trước đó mới quan trọng, mới giúp ta hiểu Hấp Lực từ đâu mà ra, do đâu mà có.

Tưởng tượng: một chàng cảnh sát có nhiệm vụ làm biên bản về một tai nạn, chỉ cung cấp bản tường trình ngắn ngủn thế này: “Tai nạn là cảnh tượng một nạn nhân nằm còng queo vì xe cộ”. Chàng sẽ mất việc.

Các diễn biến xảy ra trước khi nạn nhân nằm còng queo mới là những yếu tố tối cần thiết, phải nêu ra trong bản tường trình. Nạn nhân bị một chiếc xe vượt đèn đỏ? phóng quá tốc độ? hay leo lên lề, v.v. cán? Hay chính nạn nhân vì đang say bí tỉ, đi đứng loạng quạng, tự mình đâm đầu vào chiếc xe đậu ở lề đường? Những chi tiết ấy không thể bỏ qua. Còn chuyện nạn nhân té nằm còng queo, hay nằm thẳng cẳng, chỉ là kết quả của tai nạn, là hình ảnh cuối cùng.

Chàng cảnh sát có nhiệm vụ tường trình những yếu tố, diễn biến dẫn tới tai nạn.

Einstein, người lập thuyết, có trách nhiệm cung cấp một định nghĩa chứa đựng những yếu tố, diễn biến tạo thành Hấp Lực. Tiếc thay, cụ chỉ ban cho đời một tấm hình chụp không gian, thời gian bị vật thể uốn cong!

Cái định nghĩa ngắn ngủn, tối như hũ nút ấy, lại chứa đựng những dữ kiện, kết luận phi-vật-lý.

Sự phi lý của nhóm từ “uốn cong thời gian”

Nhóm từ ngữ này rất tai hại cho thuyết, có tác dụng phá hoại. Nó diễn dịch sai lầm tài quan sát, trí phán đoán và lập luận thật hay của Einstein về Hấp Lực, biến định nghĩa thành phi lý và vô nghĩa.

Khi vật thể gặp gỡ một món tuyệt đối vô thể chất như thời gian, không thể tạo ra một tác động vật lý nào, huống chi là Hấp Lực.

Nhóm từ “uốn cong không gian” cũng phi vật lý và vô nghĩa không kém.

Không gian chứa đựng cả vũ trụ, muôn vật, muôn loài, nhưng tự nó, theo đúng định nghĩa, là một vùng trống rỗng tuyệt đối, để cho tất cả có chỗ cư ngụ. Tảng đá, đám mây đứng ở đâu thì chỗ đó không còn là không gian nữa, mà có tên mới là tảng đá, đám mây… Phần trong một cái thùng rỗng chưa xứng đáng mang danh không gian thuần túy, vì còn chứa không khí, và vô lượng thực thể nhỏ bé khác.

Vật thể di chuyển trong một vùng trống rỗng tuyệt đối, không “đè” lên (hay cứ tạm gọi là làm cong) một cái gì... sẽ không thể tạo ra Hấp Lực. Vì nó không gặp ĐỐI LỰC, một yếu tố tối cần thiết cho Hấp Lực.

Thành ra định nghĩa của Einstein còn huyền bí, khó hiểu hơn chính cái món Hấp Lực nhiều.

Nếu cụ phán xong như thế rồi… thôi thì con cháu tàn đời trong cõi tăm tối, mù sương!

May quá, Einstein dùng hình ảnh người nhảy trên trampoline [tấm bạt nhún – chú thích của Văn Việt] để giảng rõ những điểm cốt lõi trong lý thuyết của cụ. Các khoa học gia, nhờ đó, có được những giải thích sáng sủa, nhiều chi tiết rõ ràng hơn như sau:

Bạn có thể hình dung đường cong Hấp Lực của Einstein bằng cách bước lên một cái trampoline. Ta thấy khối lượng thân thể ta đè xuống làm cong giãn mặt vải. Thảy một quả bóng lên, quả bóng sẽ lăn xuống chỗ trũng quanh bàn chân ta. Ta càng nặng ký, mặt trampoline càng trũng sâu hơn. Vật thể càng nặng, không gian càng bị uốn cong nhiều, (nghĩa là Hấp Lực càng lớn). (American Museum of Natural History)

clip_image001

(Photo & picture - Wikipedia)

Thay “không gian, thời gian” bằng mặt vải căng của trampoline lập tức thuyết nghe hợp lý, có ý nghĩa ngay – ý nghĩa vật lý.

Bàn chân đè lên mặt vải trampoline, làm nó căng ra, trĩu xuống, lập tức tạo một đối lực đẩy ngược lên. (Đối lực đủ mạnh để giúp ta nhảy cao hơn thường lệ).

Hấp Lực xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa bàn chân ta và mặt vải trampoline.

Bùn đất, cát bụi dưới chân ta sẽ bị vải đẩy lên, bắt dính chặt vào bàn chân ta, như bị bàn chân ta “hút”. Thiếu mặt vải trampoline, bàn chân ta “đè” lên khoảng trống, không gặp đối lực, không tạo ra Hấp Lực.

Thế là mọi chuyện sáng tỏ. Các yếu tố tạo thành Hấp Lực hiện ra đầy đủ, rõ ràng. Nhân loại đã khám phá thêm một bí mật lớn của Tạo Hóa. Ta có quyền mở tiệc ăn mừng rồi chứ?

Chưa đâu! Các khoa học gia còn vô tình hành hạ trí óc bà con thêm cả trăm năm nữa bằng cách diễn giảng… trật lất về hiện tượng Hấp Lực trên mặt vải trampoline!

Đọc lại lời diễn giảng: Phần đầu nói rằng đạp chân lên trampoline, tạo Hấp Lực thì đúng. Nhưng sau đó giải thích thêm rằng chỗ trampoline cong nhiều có Hấp Lực mạnh, cong ít Hấp Lực yếu, bằng thí dụ: “Thảy trái banh lên chỗ mặt vải trampoline cong trũng xuống thì banh sẽ lăn về phía bàn chân – vì chỗ đó có Hấp Lực mạnh” – thì sai hoàn toàn.

Trái banh lăn xuống chỗ trũng cạnh bàn chân vì Hấp Lực của trái đất, chẳng dính dáng gì tới cái Hấp Lực ta vừa tạo ra bằng cách giẫm lên trampoline.

Dựng trampoline thẳng đứng lên như bức tường là biết liền.

Ta đạp vào trampoline dựng đứng, dù thật mạnh, làm mặt vải thật cong, rồi thảy trái banh lên chỗ cong ấy, nó rơi ngay xuống đất, chứ không “lăn vào chỗ trũng”. (Cần nói thêm: chỉ có mặt vải trampoline bị đạp thì cong thôi. Đạp vào không khí, nước, hay “không gian” cùng nhiều thể chất khác, chân ta sẽ bị không khí, nước, không gian, v.v. bao kín quanh tức khắc.)

Chỉ những vật nằm dưới bàn chân ta, “kẹt” giữa hai đối lực của bàn chân và mặt vải trampoline, là dính chặt, không rơi, hưởng trọn vẹn Hấp Lực vừa được tạo ra.

Trái banh nếu bị nằm “kẹp chả” như thế, cũng sẽ không rơi vì chân ta và mặt vải trampoline tạo Hấp Lực mạnh hơn Hấp Lực của trái đất.

Vậy thì hôm nay, ta cho “thời gian - không gian cong” về hưu, cũng mời những lời giải thích sai lầm về thí nghiệm trampoline đi chỗ khác chơi, để bạn cùng tôi, ta dựng đứng cái trampoline lên tìm sự thật.

Sự thật là chỉ cần hai khối thể chất ép lên nhau là có ngay Hấp Lực.

Bạn đạp chân hay đẩy một bàn tay lên mặt vải trampoline, vùng nằm giữa tay chân bạn và mặt trampoline là vùng của Hấp Lực. Trái banh lọt vào vùng ấy cũng sẽ “dính cứng”.

Bàn chân, bàn tay bạn không “hút” trái banh.

Mặt vải trampoline cũng không hút trái banh.

HẤP LỰC LOẠI 1

Trở lại với bầu trời.

Các thiên thể di chuyển liên tục đè lên không gian, một sự trống rỗng tuyệt đối, không thể tạo Hấp Lực. Nhưng Hấp Lực vẫn có. Vậy thì chúng phải “đè” lên một cái gì đó nằm trong không gian.

Một nhà bác học cùng thời với Eintein, Fritz Zwicky (1898-1974), khi nghe biết về thuyết của Einstein, đã nói ngay:

“Thuyết này chứng tỏ Chất Đen thực sự hiện hữu.”

Ông này không có thiên tài tìm ra thuyết, nhưng coi bộ tức khắc hiểu rõ và hiểu đúng cấu trúc và tiến trình tạo Hấp Lực hơn cả Einstein. “Cái gì đó” trong không gian, một thành tố quan trọng của Hấp Lực, ông đã thấy: Chất Đen.

Chất Đen giúp cho không gian hết trống rỗng tuyệt đối. Nó là mặt vải trampoline, liên tục làm đối lực trên mặt các tinh cầu, các vật thể... và do đó tạo thành Hấp Lực, xin tạm gọi là Hấp Lực loại 1.

HẤP LỰC LOẠI 2

Trong những vùng không gian gần tuyệt đối trống rỗng có Hấp Lực không? Vẫn có đấy, nhờ Chất Đen. Ở đây, Hấp Lực, tạm xếp vào loại 2, sinh ra theo một tiến trình khác.

Một tinh cầu nổ tung cực mạnh, sức nổ thình lình tạo ra ở “chỗ đứng trước đó” của nó một khoảng trống gần tuyệt đối. Chất Đen sẽ tức khắc tràn vào để lấp đầy khoảng trống. Tâm điểm của loại Hấp Lực này nằm chính giữa tinh cầu vừa nổ. Nếu tinh cầu lớn, hoặc sức nổ mạnh đủ tạo một khoảng trống vĩ đại thì Chất Đen, như dòng nước, sẽ cuốn tất cả những tinh cầu, vật thể nhỏ quanh đó, đẩy hết vào vùng rỗng không. Những diễn biến này có thể tạo ra một Hố Đen nhỏ.

Đến đây ta có đủ dữ liệu cho một định nghĩa mới:

Trong không gian, Hấp Lực sinh ra do sự tương tác giữa các khối vật chất và Chất Đen. Khắp vũ trụ, Hấp Lực nảy sinh giữa vùng bị kẹp giữa hai khối thể chất đang ép lên nhau.

Như thế, tìm Hấp Lực, đâu cần phải nhìn lên trời tìm đường cong không gian - thời gian. Giống như chất đen ép lên các thiên thể, chân người ép lên vải trampoline… Hấp Lực thiên tạo, nhân tạo do các khối vật chất ép lên nhau hiện hữu khắp thế gian.

Hãy nhìn hai ngón tay bạn, ngón cái và ngón trỏ (hai khối thể chất nhỏ tí teo), cầm một hòn bi lên. Khi dùng sức để tiến về phía nhau, hai ngón tay tạo Hấp Lực giữ cho hòn bi không rơi. Giản dị thế thôi.

Đến đây, mới đi được nửa đường. Câu hỏi kế tiếp là:

Trong tiến trình tạo Hấp Lực, các thiên thể ép lên chất đen hay ngược lại?

Tinh cầu, hành tinh, v.v. không có máy móc hay lực nội tại, bẩm sinh nào để giúp chúng tự di động. Chỉ có chất đen chuyển động vần vũ ép lên chúng, xô đẩy muôn vật trong vũ trụ, tạo Hấp Lực mọi nơi, mọi lúc.

Địa cầu và các thiên thể bị dòng chất đen cuốn đi. Bị vây quanh và xô đẩy, chúng xoay tròn, tiến tới trong không gian, giống như loài cây cỏ lăn (tumbleweed) cuộn lăn theo gió.

Công việc bổ túc và hoàn chỉnh định nghĩa về Hấp Lực đã tạm ổn. Nhưng trọng trách tìm hiểu về Hấp Lực bắt ta phải đi xa hơn:

Tại sao Chất Đen chuyển động khắp vũ trụ với sức mạnh kinh hồn?

Cần một bức tranh lớn, một cái nhìn toàn diện để trả lời câu hỏi này:

Bức tranh toàn diện

Vũ trụ đang nở lớn và cần một khối lượng chất đen khổng lồ trong mỗi sát na để duy trì sự lớn dậy ấy. Độ lớn càng lúc càng tăng. Với vận tốc di chuyển cực nhanh, chính khối chất đen này tạo nên sức đẩy mạnh nhất vũ trụ. Sức đẩy ấy, khi đụng – ép lên – quán tính (inertia) – hay sức ì, sức trì kéo, kháng lực – của bất cứ khối thể chất nào cũng tạo sinh Hấp Lực.

Đây là bức tranh toàn cảnh: Trong khi thi hành trọng trách làm nở vũ trụ, chất đen liên tục tạo áp lực, xô đẩy tất cả các khối thể chất trong không gian về mọi hướng, giống hệt những dòng sông, dòng suối cuốn đi tất cả những món nổi trôi trong nước.

Khác với dòng nước chỉ đẩy lên bên ngoài, phần vỏ của mọi vật, chất đen với phần thể lỏng đặc biệt của nó luôn luôn thẩm thấu vào tận trung tâm mọi vật thể, đẩy lên tất cả những phân tử, nguyên tử của khối vật chất, khiến chúng di chuyển, xoay tròn và còn bay quanh quỹ đạo của nhau. Nó cung cấp áp lực đều khắp trên muôn vật lớn nhỏ, tạo hấp lực từ bên ngoài đến chỗ sâu thẳm bên trong – khắp mọi nơi. (Ông Thần trong Hố Đen).

Chất Đen từ đâu tới?

Câu trả lời đầy đủ chi tiết sẽ được trình bày trong bản tường trình kết quả cuộc nghiên cứu về sự hình thành, cấu trúc và vận hành của vũ trụ.

 

(6 tháng 2/2022)

Phim: THE BIG QUESTION

The Extremely Complicated Traffic System

that Reveals the Universe’s Structure _­ Part I