Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

Một buổi đi bán sách

Phan Thúy Hà

Bác Thắng gọi điện báo mình mang sách đến 53 Nguyễn Du để bán. Mình ngần ngại. Vì mình chỉ bán sách qua ib sđt và địa chỉ trên fb, thỉnh thoảng đi ship, chứ chưa khi nào đưa sách ra ngoài bán. Bác nói, cháu cứ mạnh dạn đi, hôm đó có buổi Tọa đàm học thuật, với đề tài cuộc chiến Nga Ukraine, bác muốn giới thiệu sách cháu, sẽ có nhiều người quan tâm. Cháu đến để nghe bác nói chuyện luôn.

 

Một buổi sáng đi ra ngoài thì vẫn hay hơn là ở trong nhà.

Theo giấy mời ghi: 8h30 phút tại Phòng hội thảo tầng 3 Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 2021, triển khai công tác năm 2022 và Tọa đàm với chủ đề “Nhận diện cuộc chiến Nga – Ukraine và lập trường Việt Nam”. Diễn giả: Đinh Hoàng Thắng.

Rủ con trai nó không đi, mình rủ cô cháu gái đi cùng, cho đỡ ngại.

Ôm thùng sách đi lên tầng ba.

Chưa đến 8h30 mà đã bắt đầu. Mình rón rén đứng ngoài cửa nhìn vào tìm bác Thắng. Bác đi ra, nói nhỏ, cháu tìm chỗ nào đó mà bày sách. Rồi bác quay vào chỗ luôn.

Mình không thấy có chỗ nào hợp lý để bày sách. Mà cảm giác cũng gường gượng, nên mình quyết định làm một người đến nghe. Mình để thùng sách ngoài lang, đi vào trong.

Một anh đứng ở vị trí bục giảng đang nói từ lúc nãy tới giờ. Mình chỉ nghe được đại khái nội dung: mời các bác về.

Hội trường có khoảng ba chục người, đều là các bác cao tuổi. Anh kia nói xong không thấy một ai phản ứng gì cả. Im lặng chừng trong ba phút. Mình thấy bác Thắng đứng dậy, xách cặp ra cửa, nói nhỏ với mình, cháu bán sách nhé, bác đi có việc.

Mình hơi vui khi nhìn thấy bác Đại Định, lại chào bác, bác cũng vui khi thấy mình. Rồi thấy bác Nguyễn Quang A đến, sau đó là bác Chu Hảo, và nhiều bác nữa, đều là giáo sư, tiến sĩ, viện trưởng… Mình hiểu ra ngay vấn đề.

Mọi người bắt đầu ồn ào. Anh kia nói tiếp, đại khái, Ukraine hiện là vấn đề nhạy cảm, không thể tổ chức toạ đàm học thuật ở đây được. Các bác không được phép, mời các bác ra về…

Một bác nói: Họp bàn công việc của Viện, và trong khuôn khổ ấy, mời diễn giả là nhà ngoại giao có uy tín, có trách nhiệm, am hiểu về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại nói về một đề tài nóng bỏng..

Một bác nói: Không cho toạ đàm thì chúng tôi họp tổng kết vậy.

Anh kia nói: Họp cũng không được, mời các bác ra về.

Một bác giọng ôn tồn: Nếu anh lo vấn đề nhạy cảm thì mời anh ở lại giám sát chúng tôi có nói gì nhạy cảm không.

Một bác giọng nổi nóng: Thế anh đưa cái lệnh cấm tổ chức toạ đàm chúng tôi xem. Có giấy tờ gì không?

Anh kia cũng bắt đầu nóng.

Vài người lặng lẽ rời hội trường. Vài người mới đến.

Mình nhìn bác Đại Định, bác cười, bình thường mà cháu, họ không cho thì ta về thôi, bình thường, có gì đâu.

Anh kia vẫn đang nói, loáng thoáng như là các vị lại còn mời cả người nước ngoài đến nữa.

Một bác giọng mất bình tĩnh: “Anh cứ nói thẳng là mấy thằng phản động về đi”.

Các cô lễ tân bê từng khay hoa quả, trà nước bày lên bàn. Bác đứng bác ngồi bác, không bác nào im lặng nữa. “Tôi từng dạy ở trường chính trị đây”. “Tôi từng dạy trường an ninh”. “Chúng tôi không về đấy, anh em chúng tôi mấy năm covid không được gặp nhau hôm nay mới có dịp”. “Tôi là tôi định đến đây để kể cho mọi người một kỷ niệm về người Ukraine, tôi đã từng ở Ba Lan, ở Ukraine, tôi thương nhớ lắm, chứ có phải đến nói gì phản động đâu”. “Chúng tôi đều là trí thức, trên tám mươi cả rồi”. Một thanh niên trẻ giọng rất ôn tồn, vẻ như cầu xin: “Các bác đây đều là thầy giáo của em, là những người uyên bác, lịch sự, xin phép anh…”.

Cháu mình hỏi, dì ơi sao dì bảo đi bán sách mà.

Mình thấy thương các bác quá, sáng nay rất lạnh nữa chứ, bác thì đi xe ôm bác thì đi xe đạp đến, bác nào cũng ăm ắp cảm xúc muốn được nói ra, muốn được nghe.

Không bán sách thì mình tặng sách vậy. Sách mình chắc cũng hợp với các bác, nên mình ra hành lang lấy ít sách ra bẽn lẽn tặng sáu bác đứng gần đó sáu cuốn sách. Rồi hai dì cháu ra về.

Xuống cầu thang thấy anh kia đang chặn mọi người không cho lên. Ra cổng, thấy bốn, năm người vừa đến nhưng họ kéo cổng lại không cho vào nữa. Mình dắt xe ra về, thấy bác Đại Định, mình mời bác sang cà phê Mai ngồi chút cho vui.

Đang ngồi ở tầng một thì bác Thắng gọi, cháu bán được cuốn sách nào không, mang sách lên tầng ba quán cà phê Mai nhé.

Vậy là hội thảo tầng 3 Liên hiệp hội Việt Nam chuyển sang tầng 3 cà phê Mai.

Bàn cà phê có mười người. Có bác Đại, bác Đại Định, bác Hùng, bác Quang A, bác Thắng và mấy bác nữa mình không biết tên.

Và, bất ngờ thú vị nhất, là có chị Nataliya.

Câu chuyện quanh bàn cà phê ấm áp, sôi nổi.

Mình mang sách ra tặng các bác. Chị Nataliya nói, chị cũng có sách tặng. Chị đi xuống và bê lên một thùng sách, nhỏ hơn thùng sách mình một chút.

Thế là người này ký sách tặng người kia. Chị Nataliya cũng vui chuyện, mình cảm thấy xúc động, ký sách tặng chị với mọi người mà tay cứ run.

Mình nghĩ mọi người đã quen với những sự cố thế này rồi, chẳng buồn gì.

Tối nay, viết đoạn kỷ niệm lần đầu mang sách đi bán.

Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Tiếc mấy đĩa hoa quả

Nguồn: FB Phan Thúy Hà