Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

“Tháng hai. Lấy mực ra và khóc.” – Thi ca đương đại từ Ukraine

Ba bài thơ của Iya Kiva, do Amelia GlaserYuliya Ilchuk dịch, Tạp chí Literary Hub, ngày 25/2/2022

Phan Tấn Hải dịch từ Anh sang Việt.

z 0 poet Iya Kiva _Ukraine_2021

Nhà thơ Iya Kiva trong một cuộc phỏng vấn 2021.

“Tôi vừa nghe ba tiếng nổ,” nhà thơ Iya Kiva đăng lên trang Facebook của bà vào đêm 23/2/2022. “Hãy chờ… đang xảy ra.” Kiva, một nhà thơ, dịch giả và nhà báo, đang sống tại Kyiv kể từ mùa hè 2014, khi bà chạy thoát khỏi quê hương Donetsk sau khi bùng nổ cuộc chiến chống lại những người ly khai do Nga yểm trợ. Trong tám năm qua, Kiva là một trong nhiều nhà thơ trẻ tại Ukraine mô tả về sự tuyệt vọng đang diễn ra của chiến tranh và hy vọng tại một đất nước đang tìm một căn cước độc lập.

Kể từ những cuộc biểu tình Maidan 2013-2014, nơi dẫn tới cuộc lật đổ cựu Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych, bầu không khí quần chúng Ukraine ngập tràn trong các thảo luận văn hóa và văn học về bản chất của xã hội dân sự và khả thể về việc vinh danh sự đa dạng các kinh nghiệm. Thi ca, trong cả tiếng Nga và tiếng Ukraine, đã trở thành một phương tiện mang ý nghĩa cho quá khứ và hiện tại. Một bài thơ của Kiva mở đầu với:

Nơi đây là một đất nước. Nó ghi nhớ tai họa hạt nhân Chernobyl, trận đói Holodomor
trận thảm sát dân Do Thái Babyn Yar, những người bất đồng chính kiến, ngôi sao đỏ sáng ngời,
một lưỡi rìu hãnh diện treo trên những cái cổ đã bầm dập
và sợi dây khổng lồ cho một ki-ốt bị đóng cửa vĩnh viễn.

Bài thơ này viết vào ngày 29/8/2014, ngày của trận đánh bi thảm Ilovaisk, nơi đó 366 chiến binh Ukraine tử trận vì đạn pháo.

Trong tám năm kể từ những cuộc biểu tình Maidan 2013-2014, Ukraine mất bán đảo Crimea nơi bị sáp nhập vào Nga, và hơn 13.000 sinh mạng cho cuộc chiến ở vùng miền Đông Donbass. Trong khi quân Nga tiến về Kyiv, phần nhiều giọng điệu truyền thông Nga là sao chép y hệt từ Thế chiến 2. Tổng thống Putin liên tục so sánh các cuộc biểu tình Maidan 20133-2014 với một “pogrom” (thảm sát để diệt chủng), so sánh người biểu tình với Stepan Bandera --- một người cực hữu trong thời Thế chiến 2 có lúc về phe Đức Quốc Xã. Truyền thông Nga mô tả cuộc xâm lăng hiện nay là một nỗ lực giải phóng Ukraine ra khỏi hiểm họa Phát xít nội địa.

Bằng cách mô tả cuộc xâm lăng quân sự của Nga như trở về cuộc chiến thời Thế chiến 2 chống phát xít phương Tây, Điện Kremlin thuyết phục dân Nga rằng Ukraine nên bị chiếm đóng và rằng bọn “quân phiệt” chống Nga cần bị lật đổ. Trong bài diễn văn đọc trước khi cho quân xâm lăng, Putin vừa hạ nhục Ukraine như một quốc gia được sáng tạo từ Liên bang Xô Viết, vừa mượn giọng điệu Xô Viết để phong thánh cho hành vi xâm chiếm với cớ ý thức hệ. Những tham chiếu mơ hồ này tới chủ nghĩa quốc gia lịch sử và chủ nghĩa chống Do Thái gợi lại kiểu Xô Viết đẩy nhóm sắc dân này chống lại sắc dân kia bằng cách tố cáo họ là chủ nghĩa dân tộc.

Một cách bi hài, tám năm chiến tranh vừa qua giữa Ukraine và quân ly khai do Nga yểm trợ ở vùng Donbass cũng dẫn tới một vận động dân sự từ đó vinh danh chủ nghĩa đa ngôn ngữ và sự đa dạng văn hóa ở Ukraine. Chắc chắn rằng, một thiểu số dân Ukraine thực sự đã vinh danh một di sản chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, tự thân [cách mạng] Maidan có đặc tính rằng những người biểu tình đại diện cho các bối cảnh đa dạng chính trị, sắc tộc và xã hội. Trong khi vài người kêu gọi giải phóng Ukraine ra khỏi mọi ảnh hưởng Nga, những người khác chống lại với đòi hỏi là Ukraine phải bao gồm các cộng đồng nói tiếng Nga. Cuộc thắng cử long trời năm 2019 của Volodydmyr Zelensky – một người nói tiếng Nga nhưng có dòng máu Ukraine gốc Do Thái – đã che mờ các cáo buộc đương thời về một đất nước Ukraine có tinh thần chống Nga và chống cả Do Thái.

Iya Kiva, tương tự như nhiều người đương thời của bà, do dự mang lấy một di sản Ukraine thống nhất. Các bài thơ của bà hiển lộ sự gắn bó mạnh mẽ của bà đối với một đất nước vẫn còn đang nỗ lực tự đi tìm một căn cước quốc gia, cũng như hình ảnh của bà thiếu vắng một căn cước sắc tộc đơn độc. Kiva, người nói và viết về cội nguồn hòa lẫn trong bà – Nga, Ukraine và Do Thái – viết trong cả tiếng Nga và tiếng Ukraine, và là dịch giả từ tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Belarus. Căn cước của người nói nhiều thứ tiếng được định nghĩa bởi sự giao thoa của nhiều ngôn ngữ vùng Đông Âu.

Mặc dù bà đang chuyển hướng sang viết tiếng Ukraine nhiều hơn, các bài thơ của bà đậm đà chất văn học Nga (trong một bài thơ dưới đây, bà dẫn câu thơ năm 1912 của Pasternak, “Tháng hai. Lấy mực ra và khóc.”) Các bài thơ chiến tranh của Kiva mô tả một đất nước non trẻ đang tuyệt vọng nắm lấy đời sống.

Amelia Glaser, Cambridge, MA

Đây là bài đầu tiên trong một chuỗi nhiều bài về thơ đương đại từ Ukraine.

___()___

Ba bài thơ của Iya Kiva (sinh năm 1984)

Quan tài này cho bé, này cậu bé, đừng sợ, hãy nằm xuống,
Một viên đạn có tên là đời sống được nắm chặt trong bàn tay bé.
.
Chúng ta không tin vào sự chết, hãy nhìn – những thánh giá đầy nghịch lý
Bé có nghe chăng – tất cả các tháp chuông đã cắt đứt lưỡi của chúng?
.
Chúng ta không quên bé, hãy tin thế, hãy tin thế, hãy…
Niềm tin chảy máu dọc theo lằn chỉ bên trong tay áo của bé,
.
Thánh ca, kinh nguyện, thánh vịnh phồng lên trong cổ họng bé
giữa mùa đông buốt giá này, tất cả đều mặc vải quân phục,
.
Và Tháng Hai, lấy mực ra, đang khóc sụt sùi.
Và nến nhỏ giọt lên mặt bàn, cháy bỏng và cháy bỏng…

Dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh, do Amelia Glaser và Yuliya Ilchuk, 2014

--- ---

và khi tới phiên tôi bị giết
mọi người bắt đầu nói tiếng Lithuanian
mọi người bắt đầu gọi tôi là Yanukas
triệu hồi tôi về đất mẹ của họ
.
Chúa ơi, tôi đã nói tôi không phải dân Lithuanian
Chúa ơi, tôi đã nói thế với họ bằng tiếng Do Thái
Chúa ơi, tôi đã nói thế với họ bằng tiếng Nga
Chúa ơi, tôi đã nói với họ bằng tiếng Ukraine
.
kia nơi sông Kalmius chảy hòa vào sông Neman
một em bé đang khóc trong một nhà thờ.

Dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh, do Amelia Glaser và Yuliya Ilchuk, 2016

--- ---

để ngậm một cây kim im lặng trong miệng bạn
để khâu chữ của bạn trong sợi chỉ trắng
để sụt sùi trong khi chìm vào nước bọt
để giữ không phải la khóc tới phun máu
để ngậm nước của một ngôn ngữ trên lưỡi của bạn
mà nó cứ rò rỉ như một chậu rỉ sét
để khâu các dấu thập trên các chỗ thực sự là yếu
như các cuộn băng quấn người bị thương trong bệnh viện
để học để tìm các cội nguồn của một kiếp người
mà nó vẫn chưa biết tên của nó.

Dịch từ tiếng Ukraine sang tiếng Anh, do Amelia Glaser và Yuliya Ilchuk, 2019

____________________________

Iya Kiva là một nhà thơ, dịch giả và nhà báo đang sống tại Kyiv, Ukraine. Bà là tác giả hai tập thơ, Further from Heaven (Podal’she ot raya, 2018) và The First Page of Winter (Persha storinka zimy, 2019), và được trao nhiều giải thưởng cho thơ và các bản dịch của bà.

Amelia Glaser là Phó Giáo sư về Văn học Đối chiếu và Nga văn tại U.C. San Diego. Bà là tác giả của Jews and Ukrainians in Russia’s Literary Borderlands (2012) và Songs in Dark Times: Yiddish Poetry of Struggle from Scottsboro to Palestine (2020).

Yuliya Ilchuk là Phó Giáo sư về Văn học và Ngôn ngữ Slavic tại Stanford University. Bà là tác giả của Nikolai Gogol: Performing Hybrid Identity (2021).

Ghi chú: Ba bài thơ nơi đây không có nhan đề riêng. Nghĩa là, cả ba đều chung một nhan đề “Tháng hai. Lấy mực ra và khóc.”)