Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Sự tiến hóa văn hóa (kỳ 9)

Ronald F. Inglehart

Nguyễn Quang A dịch

image7_thumb_thumb_thumb_thumb_thumb_thumb

9. THE SILENT REVOLUTION LỘN NGƯỢC: SỰ LÊN CỦA TRUMP VÀ CÁC ĐẢNG DÂN TÚY ĐỘC ĐOÁN*

Tổng quan

Là có khả năng để xem sự sống sót như đương nhiên làm cho người dân cởi mở hơn với các ý tưởng mới và khoan dung hơn với các nhóm ngoài. Sự bất an có tác động ngược lại, khuyến khích một Phản xạ Độc đoán trong đó người dân siết chặt hàng ngũ đằng sau các nhà lãnh đạo mạnh, với sự đoàn kết nhóm-nội mạnh, sự tuân thủ cứng nhắc với các chuẩn mực nhóm và sự bác bỏ những người ngoài. Ba thập kỷ an toàn đặc biệt được các nền dân chủ phát triển trải nghiệm sau Chiến tranh Thế giới II đã mang lại các thay đổi văn hóa rộng khắp, kể cả sự lên của các đảng Xanh và sự truyền bá dân chủ. Sự tăng trưởng kinh tế đã tiếp tục kể từ 1975, nhưng trong các nước thu nhập-cao hầu như tất cả lợi lộc đã thuộc về những người trên đỉnh. Hầu hết dân cư, nhất là những người ít-giáo dục hơn, đã trải nghiệm sự an toàn tồn tại giảm mạnh, nuôi dưỡng sự ủng hộ cho các phong trào dân túy độc đoán bài ngoại như Brexit của Anh ra khỏi Liên Âu, National Front (Mặt trận Dân tộc) của Pháp và sự tiếp quản Đảng Cộng hòa của Donald Trump. Việc này nêu ra hai câu hỏi: (1) “Cái gì thúc đẩy người dân ủng hộ các phong trào độc đoán bài ngoại trong các nước thu nhập-cao?” và (2) “Vì sao phiếu bài ngoại trong các nước này bây giờ lại cao hơn mức nó đã là vài thập niên trước?” Hai câu hỏi có các câu trả lời khác nhau.

Sự ủng hộ cho các phong trào dân túy độc đoán bài ngoại được thúc đẩy bởi một phản ứng dữ dội chống lại sự thay đổi văn hóa. Từ đầu, các nhóm sinh hậu-Duy vật trẻ hơn đã ủng hộ các đảng bảo vệ môi trường một cách không cân xứng, trong khi những người già hơn, ít an toàn hơn ủng hộ các đảng độc đoán bài ngoại, trong một sự đụng độ giá trị giữa thế hệ lâu dài. Nhưng trong ba thập niên qua, các tác động thời kỳ (period effects) mạnh đã hoạt động để làm tăng sự ủng hộ cho các đảng bài ngoại: một phần lớn dân cư đã trải nghiệm thu nhập thực tế và sự an toàn việc làm giảm sút, cùng với một dòng chảy vào to lớn của những người di cư và những người tị nạn. Phản ứng văn hóa dữ dội giải thích vì sao các cá nhân cho trước ủng hộ các phong trào dân túy độc đoán bài ngoại – nhưng sự an toàn tồn tại giảm sút giải thích vì sao sự ủng hộ cho các phong trào này bây giờ là lớn hơn sự ủng hộ 30 năm trước.

Từ Cách mạng Thầm lặng đến Phản xạ Độc đoán

Hơn 40 năm trước, cuốn The Silent Revolution (Cách mạng Thầm lặng) cho rằng khi người dân coi sự sống sót là đương nhiên, họ trở nên cởi mở hơn với các ý tưởng mới và khoan dung hơn với các nhóm ngoài. Cho nên, như chúng ta đã thấy, mức an toàn tồn tại cao chưa từng thấy mà các nền dân chủ phát triển đã trải nghiệm sau Chiến tranh Thế giới II đã gây ra một sự thay đổi giữa thế hệ tới các giá trị hậu-Duy vật, mang lại sự nhấn mạnh lớn hơn đến quyền tự do biểu đạt, dân chủ hóa, bảo vệ môi trường, sự bình đẳng giới và sự khoan dung với những người đồng tính, những người khuyết tật và những người nước ngoài.1

Sự bất an có tác động ngược lại. Trong hầu hết sự tồn tại của nó, loài người đã sống chỉ ở trên mức chết đói và dưới sự khan hiếm cùng cực, tính bài ngoại là hiện thực: khi lãnh thổ của một bộ lạc tạo ra chỉ đủ thức ăn để duy trì nó, và một bộ lạc khác tiến vào, nó có thể đem lại một cuộc đấu tranh trong đó một bộ lạc hay bộ lạc kia sống sót. Sự bất an như vậy kích thích một Phản xạ Độc đoán bài ngoại. Ngược lại, các mức an toàn tồn tại cao nổi lên sau Chiến tranh Thế giới II đã trao nhiều dư địa hơn cho sự lựa chọn tự do cá nhân và sự cởi mở với những người ngoài.

Trong thời hậu-chiến, nhân dân của các nước phát triển đã trải nghiệm hòa bình, sự thịnh vượng chưa từng có và sự nổi lên của các nhà nước phúc lợi, làm cho sự sống sót an toàn hơn bao giờ hết. Các nhóm sinh hậu chiến đã lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên, mang lại một sự thay đổi giữa thế hệ tới các giá trị hậu-Duy vật.2 Sự sống sót là một mục tiêu trung tâm đến mức khi nó có vẻ không an toàn, nó chi phối toàn bộ chiến lược sống của người dân. Ngược lại, khi sự sống sót có thể được coi là đương nhiên, nó mở đường cho các chuẩn mực mới liên quan đến mọi thứ từ định hướng tình dục đến các định chế dân chủ. So với các giá trị trước kia, mà nhấn mạnh sự an toàn kinh tế và thân thể trên tất cả, những người hậu-Duy vật là ít tuân thủ chủ nghĩa hơn, cởi mở hơn với các ý tưởng mới, ít độc đoán hơn và khoan dung hơn với các nhóm ngoài. Nhưng các giá trị này phụ thuộc vào các mức an toàn kinh tế và thân thể cao. Chúng đã không nổi lên trong các nước thu nhập-thấp, và đã phổ biến nhất giữa các tầng lớp trẻ hơn và an toàn hơn của các nước thu nhập-cao.3

Ba thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh và sự an toàn kinh tế và thân thể cao được trải nghiệm bởi các nền dân chủ phát triển sau Chiến tranh Thế giới II đã mang lại các thay đổi văn hóa rộng khắp, đóng góp cho sự lên của các đảng Xanh và sự lan rộng của dân chủ.

Các thập niên an toàn đặc biệt này đã dẫn đến sự bình đẳng giới tăng lên, sự khoan dung tăng lên với các nhóm ngoài, và sự nhấn mạnh tăng lên đến bảo vệ môi trường và sự tự trị cá nhân. Trong vài thập niên qua, các nước này đã tiếp tục có sự tăng trưởng kinh tế, nhưng hầu như tất cả lợi lộc đã thuộc về mười phần trăm trên đỉnh; những người ít giáo dục hơn đã trải nghiệm thu nhập thực tế giảm sút và một vị trí tương đối giảm xuống còn mạnh hơn. Đồng thời, sự di cư ồ ạt cũng đã kích sự ủng hộ cho các đảng dân túy độc đoán.

Trong chừng mực nào đó, chủ nghĩa hậu-Duy vật đã là kẻ đào mồ của chính nó. Từ lúc bắt đầu, sự nổi lên của các thay đổi văn hóa triệt để đã kích động một phản ứng giữa các tầng lớp già hơn và ít an toàn hơn, cảm thấy bị đe dọa bởi sự xói mòn của các giá trị quen thuộc. Vì thế, Ignanzi đã mô tả sự lên của các đảng cực hữu ở châu Âu như một “Phản-Cách mạng Thầm lặng.”4 Một phản ứng Duy vật chống lại các thay đổi văn hóa đã dẫn đến sự nổi lên của các đảng bài ngoại như National Front của Pháp. Việc này đã mang lại sự bỏ phiếu giai cấp xã hội sụt giảm, làm xói mòn các đảng cánh Tả định hướng giai cấp-lao động mà đã thực hiện các chính sách tái phân phối trong hầu hết thế kỷ thứ hai mươi. Hơn nữa, các vấn đề phi-kinh tế mới được những người hậu-Duy vật đưa vào đã làm lu mờ các vấn đề kinh tế Tả-Hữu cổ điển, kéo sự chú ý ra xa khỏi sự tái phân phối tới các vấn đề văn hóa, dọn đường thêm nữa cho sự bất bình đẳng tăng lên.5

Bốn mươi năm trước, cuốn Silent Revolution đã thăm dò các hệ lụy của sự thịnh vượng cao và các nhà nước phúc lợi tiên tiến phổ biến trong thời hậu-chiến. Cuốn sách bạn đang đọc thăm dò các hệ lụy của một pha mới mà các nước đã phát triển cao đang bước vào – pha của Xã hội Trí tuệ Nhân tạo. Pha phát triển mới này tạo ra các cơ hội tuyệt vời – nhưng nó có một nền kinh tế kẻ-thắng-ăn-cả (winner-takes-all) mang lại sự bất bình đẳng tăng lên dốc đứng. Trừ phi được bù lại bằng các chính sách thích hợp của chính phủ, việc này làm xói mòn dân chủ và tính cởi mở văn hóa nổi lên trong thời hậu-chiến.

Phản ứng Văn hóa dữ dội và sự Lên của các Đảng Dân túy Độc đoán Bài ngoại

Sự thay đổi giữa thế hệ tới các giá trị hậu-Duy vật đã gây ra sự ủng hộ cho các phong trào bênh vực hòa bình, bảo vệ môi trường, các quyền con người, dân chủ hóa và sự bình đẳng giới. Các sự phát triển này đầu tiên đã biểu lộ trong chính trị của các xã hội thu nhập-cao vào khoảng 1968, khi thế hệ hậu-chiến trở nên đủ già để có tác động chính trị, khởi động một thời sinh viên phản kháng.6 Sự thay đổi văn hóa này đã biến đổi các xã hội hậu-công nghiệp, khi các nhóm tuổi trẻ hơn thay thế các nhóm tuổi già hơn trong dân cư.

Luận đề của The Silent Revolution đã tiên đoán rằng khi những người hậu-Duy vật trở nên đông hơn họ sẽ mang các vấn đề phi-kinh tế mới vào chính trị và xung đột giai cấp xã hội giảm sút. Những người hậu-Duy vật được tập trung giữa các tầng lớp an toàn hơn và có giáo dục tốt hơn, nhưng họ là tương đối thuận lợi cho sự thay đổi xã hội. Do đó, dù được tuyển mộ từ các tầng lớp an toàn hơn mà về mặt truyền thống ủng hộ các đảng bảo thủ, họ đã hướng tới các đảng ủng hộ sự thay đổi chính trị và văn hóa.

Từ đầu, việc này đã kích một phản ứng văn hóa dữ dội giữa những người già hơn và ít an toàn hơn cảm thấy bị đe dọa bởi sự xói mòn của các giá trị quen thuộc. Hơn hai mươi năm trước, tôi đã mô tả việc này khích thích sự ủng hộ các đảng dân túy bài ngoại như thế nào, trình bày một bức tranh mà ngày nay xác đáng một cách nổi bật:

Chiều Duy vật/hậu-Duy vật đã trở thành cơ sở của một trục mới của sự phân cực chính trị ở Tây Âu. Trong các năm 1980, các đảng bảo vệ môi trường đã nổi lên ở Tây Đức, Hà Lan, Bỉ, Austria và Thụy Sĩ. Trong các năm 1990 chủng đã có những đột phá ở Thụy Điển và Pháp, và đang bắt đầu cho thấy các mức ủng hộ đáng kể ở nước Anh. Trong mỗi trường hợp, sự ủng hộ cho các đảng này đến từ một khối cử tri hậu-Duy vật một cách không tương xứng. Như hình Hình 8.2 [được in lại như Hình 9.1 ở đây] chứng minh, khi chúng ta di chuyển từ đầu Duy vật tới đầu hậu-Duy vật của thể liên tục, tỷ lệ phần trăm có ý định bỏ phiếu cho đảng bảo vệ môi trường trong nước họ tăng lên dốc đứng … Những người hậu-Duy vật thuần khiết [cả 5 mục tiêu trên hình] là năm đến mười hai lần chắc có khả năng bỏ phiếu cho các đảng bảo vệ môi trường hơn những người Duy vật thuần khiết [0 mục tiêu trên hình].

image

Hình 9.1 Có ý định bỏ phiếu cho các đảng chính trị bảo vệ môi trường, theo các giá trị hậu-Duy vật trong bốn nước có các đảng như vậy.

Nguồn: Inglehart, 1997: 243 (gốc là Hình 8.2).

Tây Đức đã là sân khấu của sự đột phá đầu tiên của một đảng bảo vệ môi trường trong một quốc gia công nghiệp lớn. Trong năm 1983 đảng Xanh đã đủ mạnh để vượt qua rào cản 5 phần trăm của Đức và bước vào quốc hội Tây Đức. Nhưng gần đây hơn, đảng Xanh đã đọ sức chống lại một đảng Republikaner được đặc trưng bởi chủ nghĩa bảo thủ văn hóa và tính bài ngoại. Trong các cuộc bầu cử quốc gia năm 1994, đảng Xanh đã giành được 7 phần trăm phiếu. Đảng Republikaner, mặt khác, đã bị bêu xấu như những người kế thừa của bọn Nazi và giành được chỉ hai phần trăm phiếu, không đủ để có được sự đại diện nghị viện. Tuy nhiên, các lực lượng bài ngoại đã có một tác động đáng kể lên chính trị Đức rồi, thúc đẩy các đảng đã được củng cố để thay đổi lập trường chính sách của chúng nhằm để thâu nạp khối cử tri Republikaner. Các cố gắng này đã gồm một sửa đổi hiến pháp Đức: để cắt bớt dòng chảy vào của những người nước ngoài, điều khoản đảm bảo quyền tự do tỵ nạn chính trị đã bị loại bỏ trong năm 1993, một quyết định được ủng hộ bởi đa số hai phần ba của quốc hội Đức.

Sự lên của Đảng Xanh ở Đức cũng đã có một tác động lớn, vì đảng Xanh là nhiều hơn một đảng sinh thái rất nhiều. Họ tìm cách để xây dựng một loại xã hội khác cơ bản với mô hình xã hội công nghiệp thịnh hành. Họ đã tích cực ủng hộ một dải rộng các sự nghiệp hậu-Hiện đại từ, giải trừ quân bị đơn phương đến sự giải phóng phụ nữ, các quyền của người đồng tính, các quyền cho những người khuyết tật và các quyền công dân cho những người di cư không-Đức.

Inglehart, 1997: 243–245.

clip_image005

Hình 9.2 Chiều Tả-Hữu dựa vào giai cấp-xã hội và chiều chính trị hậu-Hiện đại ở Đức.

Nguồn: Inglehart, 1997: 245.

Đảng Xanh và đảng Republikaner định vị ở các cực đối lập của một chiều Chính trị Mới, như Hình 9.2 cho biết. Đảng Republikaner đã không gọi mình là Đảng Chống-Môi trường và đảng Xanh đã không gọi mình là Đảng Ủng hộ-người Di cư, nhưng chúng chủ trương các chính sách đối lập nhau về các vấn đề này và các vấn đề then chốt khác. Một cực phản ánh động học Cách mạng Thầm lặng, trong khi cực kia phản ánh Phản xạ Độc đoán mà thúc đẩy sự ủng hộ cho các đảng độc đoán bài ngoại.

Các đảng cũ hơn được dàn hàng trên trục Tả–Hữu truyền thống được xác lập trong một thời đại khi các sự chia tách chính trị bị chi phối bởi xung đột giai cấp xã hội. Trên trục này (chiều ngang của Hình 9.2) Đảng Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa (những người cộng sản-trước kia) đã ở bên cực Tả, tiếp theo bởi đảng Dân chủ Xã hội, với đảng Dân chủ Tự do và đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo ở bên Hữu. Mặc dù hầu hết người dân nghĩ đảng Xanh ở bên Tả, họ thực sự rơi trên một chiều mới. Về truyền thống, các đảng bên Tả đã dựa vào một khối cử tri giai cấp-lao động, và chủ trương tái phân phối thu nhập. Trong sự tương phản nổi bật, cánh Tả hậu-Duy vật hấp dẫn trước hết cho một khối cử tri giai cấp trung lưu và chỉ quan tâm yếu ớt đến cương lĩnh cổ điển của cánh Tả. Nhưng những người hậu-Duy vật thiện cảm mạnh mẽ với các thay đổi chính trị và văn hóa lớn, mà thường xuyên gây ác cảm cho khối cử tri giai cấp-lao động truyền thống của cánh Tả, khích thích sự lên của các đảng độc đoán bài ngoại. Tương tự, trong khi các tác giả xuất chúng nhắc đến các đảng sau như các đảng Cực Hữu hay các đảng cánh Hữu Cấp tiến, điều này gợi ý rằng chúng giống các đảng bảo thủ truyền thống nhiều hơn. Việc này có thể gây lầm lạc bởi vì trong khi cánh hữu truyền thống phần lớn thu hút sự ủng hộ của nó từ các mảng giàu có hơn của xã hội và trao ưu tiên cao nhất cho sự giảm thuế và quy chế chính phủ, các đảng dân túy độc đoán thu hút sự ủng hộ của họ chủ yếu từ các tầng lớp ít-giáo dục, và chủ yếu được thúc đẩy bởi tính bài ngoại và sự bác bỏ sự thay đổi văn hóa nhanh.

Trục dọc trên Hình 9.2 phản ánh sự phân cực giữa các giá trị hậu-Duy vật và các giá trị độc đoán bài ngoại. Tại một cực của trục Chính trị Mới này chúng ta thấy sự cởi mở với sự đa dạng sắc tộc và sự bình đẳng giới; và ở cực đối diện chúng ta thấy sự nhấn mạnh đến các giá trị độc đoán và bài ngoại.

Như Hình 9.3 chứng minh, từ đầu, ngang năm xã hội công nghiệp tiên tiến 70 phần trăm những người Duy vật thuần khiết [thanh 0 trên hình] đã ủng hộ một chính sách hành động quả quyết [affirmative action-bênh vực người yếu thế] đảo ngược – cho rằng “Khi việc làm là khan hiếm, các chủ sử dụng lao động phải trao ưu tiên cho [công dân của chính họ] hơn những người di cư.” Giữa kiểu hậu-Duy vật thuần khiết [thanh 5 trên hình], chỉ 25 phần trăm ủng hộ việc trao sự ưu tiên cho các công dân bản địa.7 Tương tự, trong trả lời cho câu hỏi về liệu họ thích có những người di cư hay công nhân nước ngoài như các hàng xóm của mình, những người Duy vật sáu lần có khả năng hơn những người hậu-Duy vật để nói họ không muốn những người nước ngoài như các hàng xóm.

 

imageHình 9.3 Sự ủng hộ cho việc trao ưu tiên cho các công dân của chính người ta hơn cho những người di cư, khi việc làm là khan hiếm – ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Tây Đức và Thụy Điển.

Nguồn: Inglehart, 1997: 247.

Một trục Chính trị Mới cũng đã nổi lên ở nhiều nước khác, kể cả Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hà Lan, Italy và Austria. Thành công của các đảng mới một phần phụ thuộc vào chúng khéo léo thế nào để định hình sự hấp dẫn của chúng bên trong các ràng buộc thể chế của nước họ: một hệ thống hai-đảng, thí dụ, có khuynh hướng bóp nghẹt các đảng mới.8 Nhưng trong năm 2016, các phong trào Chính trị Mới đã đột phá ở Hoa Kỳ, bất chấp hệ thống hai-đảng của nó, kích thích các cuộc nổi loạn lớn bên trong mỗi trong hai đảng lớn – với Trump, được hậu thuẫn bởi các cử tri già hơn, ít an toàn hơn, thâu tóm sự đề cử Tổng thống Cộng hòa và Sanders, được hậu thuẫn bởi các cử tri trẻ hơn, có giáo dục tốt hơn, đưa ra một thách thức mạnh cho sự đề cử Dân chủ.

Vì sao chủ nghĩa độc đoán bài ngoại bây giờ lại mạnh mẽ hơn 30 năm trước đến vậy?

Phản ứng dữ dội chống lại chủ nghĩa hậu-Duy vật thúc đẩy các đảng dân túy độc đoán là không mới – nó đã có mặt trong hàng thập kỷ. Cái mới là sự thực rằng, trong khi các đảng này một thời đã là một hiện tượng bên rìa, ngày nay chúng đe dọa tiếp quản các chính phủ của các nước lớn.

Sự lên của các đảng dân túy độc đoán bài ngoại nêu ra hai câu hỏi: (1) “Cái gì thúc đẩy người dân ủng hộ các phong trào này?” và (2) “Vì sao sự bỏ phiếu độc đoán bài ngoại bây giờ lại cao hơn vài thập niên trước nhiều đến vậy?” Như chúng tôi đã gợi ý, hai câu hỏi có các câu trả lời khác nhau.

Sự ủng hộ cho các đảng này được thúc đẩy bởi một phản ứng dữ dội chống lại các thay văn hóa liên kết với sự lên của các giá trị hậu-Duy vật và Tự-thể hiện, hơn là bởi các nhân tố kinh tế. Nguyên nhân gần nhất của sự bỏ phiếu dân túy là một nỗi lo âu phổ biến rằng các thay đổi văn hóa tỏa khắp và một dòng chảy vào của những người nước ngoài làm xói mòn cách sống người ta biết từ thời thơ ấu. Mặc dù chúng thường được gọi là các đảng cánh Hữu Cấp tiến,9 đề tài chung chủ yếu của các đảng này là một phản ứng chống lại sự nhập cư và sự thay đổi văn hóa.10 Quả thực, vài người có uy tín hàng đầu cho rằng phải gọi các đảng này là các đảng Chống-nhập cư thay cho là các đảng cánh Hữu Cấp tiến, bởi vì đấy là mẫu số chung của chúng.11 Các tác giả xuất chúng khác gợi ý gọi chúng là các đảng Dân tộc chủ nghĩa–Độc đoán–Truyền thống.12 Tôi thích nhãn “các đảng dân túy độc đoán” hơn. Một chuyên gia uy tín hàng đầu trong lĩnh vực, Herbert Kitschelt, kết luận rằng: “Chúng ta phải nhìn một cách ngờ vực vào ý tưởng rằng cánh hữu cấp tiến thuần túy là một hiện tượng của chính trị oán giận giữa ‘sự chia tách xã hội mới’ của những người lao động kỹ năng-thấp và chất lượng-thấp trong các vùng nội thành, hay rằng sự lên của chúng có thể được quy theo bất kể cách cơ học nào cho các mức tăng lên của thất nhiệp và sự bất an việc làm ở châu Âu.”13 Một chuyên gia hàng đầu khác, Cas Mudde cũng nghi ngờ ngang thế về các giải thích kinh tế thuần túy cho sự lên của các đảng này.14

Các nhân tố kinh tế như thu nhập và tỷ lệ thất nghiệp là các bộ tiên đoán yếu một cách đáng ngạc nhiên về sự bỏ phiếu dân túy độc đoán.15 Các thăm dò ngay sau bỏ phiếu (exit polls) từ cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016 cho thấy rằng những người quan tâm nhất đến các vấn đề kinh tế đã bỏ phiếu một cách [nhiều] không tương xứng cho bà Clinton, còn những người coi nhập cư là vấn đề cốt yếu nhất đã bỏ phiếu cho Trump.16

Sau khi trở thành Tổng thống, sự ủng hộ cho Trump đã tiếp tục dựa vào một sự chia tách văn hóa giữa thế hệ hơn là vào các nhân tố kinh tế rất nhiều. Như Hình 9.4a chứng minh, trong tháng Ba 2017 chỉ 20 phần trăm công chúng Mỹ ít hơn 30 tuổi đã có thái độ thiện chí với Trump – khi so với 52 phần trăm của những người 65 tuổi và già hơn: các thành viên của nhóm già hơn chắc có khả năng ủng hộ Trump nhiều hơn hai lần số thành viên của nhóm trẻ hơn. Thu nhập đã là một bộ tiên đoán yếu hơn nhiều về sự ủng hộ cho Trump. Như Hình 9.4b cho biết, những người với thu nhập gia đình dưới 50.000$ đã chỉ chắc có khả năng ủng hộ Trump ít hơn những người với thu nhập trên 100.000$ một chút và mối quan hệ với thu nhập là phi tuyến cong.

image

Hình 9.4 (a) Sự ủng hộ cho Trump theo tuổi trong năm 2017 (b) Sự ủng hộ cho Trump theo thu nhập trong năm 2017.

Nguồn: Economist/YOUGOV survey, March 13–14, 2017.

Phân tích Dữ liệu Khảo sát Xã hội Âu châu phủ 32 nước thấy rằng sự ủng hộ dân túy độc đoán mạnh nhất đến từ các chủ sở hữu nhỏ, không phải từ những người lao động chân tay được trả lương kém.17 Chỉ một trong năm biến kinh tế được kiểm định – tình trạng thất nghiệp – đã là một bộ tiên đoán đáng kể về sự ủng hộ cho các đảng dân túy độc đoán bài ngoại. Nhưng khi năm nhân tố văn hóa như các thái độ-chống nhập cư và các giá trị độc đoán được kiểm định, tất cả năm trong số chúng đã tiên đoán mạnh mẽ sự ủng hộ cho các đảng này. Sự ủng hộ dân túy độc đoán được tập trung giữa thế hệ già hơn, các đàn ông, đa số sùng đạo và sắc tộc – các nhóm giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Các cử tri già hơn chắc có khả năng hơn các cử tri trẻ hơn rất nhiều để ủng hộ các đảng này, mặc dù các tỷ lệ thất nghiệp là cao hơn giữa những người trẻ. Và, mặc dù phụ nữ có khuynh hướng có các việc làm lương thấp, đàn ông chắc có khả năng hơn nhiều so với phụ nữ để ủng hộ các đảng dân túy độc đoán.

Trong ba thập niên qua, sự ủng hộ cho các đảng dân túy độc đoán bài ngoại đã đến chủ yếu từ các cử tri già hơn, Duy vật chủ nghĩa hơn. Nhưng 30 năm trước, đảng Republikaner và National Front đã tương đối nhỏ. Trong các cuộc bầu cử quốc gia 2017, sự ủng hộ cho AfD [Alternative für Deutschland] (một đảng kế vị của Republikaner) đã tăng lên gần 13 phần trăm, làm cho nó thành đảng lớn thứ ba của Đức.18 Và trong 2017, lãnh tụ của National Front đã nổi lên như một trong hai ứng viên hàng đầu cho Tổng thống Pháp. Các thứ khác ngang nhau, thì người ta sẽ kỳ vọng rằng, khi các nhóm sinh trẻ hơn, hậu-Duy vật hơn thay thế các nhóm sinh già hơn trong dân cư, sự ủng hộ cho các đảng này sẽ teo đi. Nhưng khi xử lý sự thay đổi giữa thế hệ, ta phải tính đến các điều kiện hiện tại hay “các tác động thời kỳ” cũng như các tác động nhóm sinh. Hãy xem điều này hoạt động thế nào.

Một trong những phân tích nhóm sinh lớn nhất đã từng được thực hiện lần vết sự thay đổi từ các giá trị Duy vật sang các giá trị hậu-Duy vật giữa các công chúng của sáu nước Tây Âu, phân tích các khảo sát được thực hiện trong hầu như mỗi năm từ 1970 đến 2009, phỏng vấn vài trăm ngàn người trả lời (Chương 2 đã trình bày chi tiết phân tích này). Hình 9.5 cho thấy một mô hình được đơn giản hóa của các kết quả. Từ đầu, các nhóm sinh trẻ hơn đã hậu-Duy vật hơn các nhóm sinh già hơn một cách đáng kể, và chúng vẫn thế. Phân tích nhóm sinh đã tiết lộ rằng sau gần 40 năm, các nhóm sinh cho trước đã vẫn hậu-Duy vật như chúng là lúc bắt đầu. Họ đã không trở nên Duy vật hơn khi họ già đi: đã không có bằng chứng nào về các hiệu ứng vòng-đời. Do đó, sự thay thế dân cư giữa thế hệ đã mang lại một sự thay đổi dài hạn lớn từ các giá trị Duy vật sang các giá trị hậu-Duy vật. Nhưng các tác động thời kỳ mạnh, phản ánh các điều kiện kinh tế hiện thời, cũng đã hiển nhiên. Từ 1970 đến 1980, dân cư như một toàn bộ đã trở nên Duy vật hơn trong sự phản ứng lại với một suy thoái kinh tế lớn – nhưng với sự phục hồi kinh tế sau đó tỷ lệ của những người hậu-Duy vật đã phục hồi. Tại bất kể thời điểm nào, các nhóm tuổi trẻ hơn đã hậu-Duy vật hơn (và chắc có khả năng hơn để ủng hộ các đảng Xanh hơn) các nhóm sinh già hơn (những người chắc có khả năng hơn để ủng hộ các đảng bài ngoại). Nhưng tại bất kể thời điểm nào, các điều kiện kinh tế xã hội hiện thời có thể làm cho dân cư như một toàn bộ Duy vật nhiều hơn (hay ít hơn) – và chắc có nhiều khả năng (hay ít khả năng) hơn để ủng hộ các đảng bài ngoại.

clip_image013

Hình 9.5 Mô hình phân tích nhóm sinh. Tỷ lệ phần trăm của những người hậu-Duy vật trừ tỷ lệ phần trăm của những người Duy vật trong sáu nước Tây Âu, 1971–2009.

Chúng tôi không có cơ sở dữ liệu đồ sộ mà sẽ cần đến để tiến hành một phân tích nhóm sinh của sự bỏ phiếu cho các đảng dân túy độc đoán bài ngoại tương tự như phân tích này về các giá trị Duy vật/hậu-Duy vật, nhưng là rõ rằng các lực mạnh mẽ đã hoạt động để làm tăng sự ủng hộ cho các đảng này. Một trong những đặc trưng nổi bật của sự bỏ phiếu dân túy độc đoán bài ngoại là sự liên kết mạnh của nó với tuổi: các cử tri già hơn một cách nhất quán có khả năng hơn các cử tri trẻ hơn rất nhiều để bỏ phiếu cho các đảng này, phản ánh một hình mẫu lâu bền của các sự khác biệt giữa thế hệ mà đã hiển nhiên rồi trong các năm 1990.

Bình thường, hình mẫu này của các sự khác biệt giữa thế hệ sẽ có khuynh hướng từ từ làm giảm sự bỏ phiếu cho các đảng Dân túy Độc đoán khi các nhóm sinh trẻ hơn, ít bài ngoại hơn thay thế các nhóm sinh già hơn trong dân cư trưởng thành. Nhưng, thay vào dó, chúng ta thấy rằng sự bỏ phiếu cho các đảng này đã tăng lên đáng kể trong 30 năm qua. Điều này ngụ ý sự tồn tại của một tác động thời kỳ mạnh – một tác động đủ mạnh để bù nhiều hơn cho tác động của sự thay thế dân cư. Cái gì dẫn đến tác động thời kỳ mạnh mẽ này?

Hai nhân tố là hiển nhiên ngay lập tức. Thứ nhất là thu nhập thực tế giảm sút và bất bình đẳng kinh tế tăng lên mà nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này đã nhấn mạnh.19 Diễn giải này là nhất quán với một khối bằng chứng lớn rằng sự bất an kinh tế là thuận lợi cho tính bài ngoại. Quả thực, là có vẻ hợp lý đến mức thật bất ngờ để thấy rằng các nhân tố kinh tế không phải là bộ tiên đoán chính của sự bỏ phiếu Dân túy Độc đoán: bằng chứng kinh nghiệm cho biết một cách nhất quán rằng sự bỏ phiếu này được thúc đẩy bởi phản ứng văn hóa dữ dội hơn là bởi các nhân tố kinh tế. Mặc dù sự bất an kinh tế tăng lên không phải là nguyên nhân gần nhất của sự bỏ phiếu Dân túy Độc đoán, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đã không sai: nó đóng một vai trò cốt yếu sớm hơn trong quá trình nhân quả, giúp giải thích vì sao sự bỏ phiếu Dân túy Độc đoán ngày nay là mạnh hơn 30 năm trước rất nhiều.

Nhân tố thứ hai dẫn đến sự thay đổi dài hạn tới việc bỏ phiếu Dân túy Độc đoán cũng hiển nhiên ngang thế: đó là các mức cao chưa từng thấy của sự di cư vào các nước thu nhập-cao. Có liên quan đến cả hai nhân tố, và chúng bổ sung cho nhau. Sự di cư ồ ạt giúp giải thích vì sao mà một số nước an toàn nhất và (cho đến gần đây) khoan dung nhất như Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Hà Lan bây giờ có các đảng dân túy độc đoán bài ngoại mạnh: chúng đã là mục tiêu của các dòng di cư lớn nhất chính xác bởi vì chúng là các nước thịnh vượng với các mạng phúc lợi xã hội mạnh, mà (cho đến gần đây) đã tương đối mến khách đối với những người tị nạn và những người di cư. Mặc dù họ có thể vào Liên Âu qua Italy hay Hy Lạp, ít người di cư muốn ở lại đó, bởi vì các điều kiện là hấp dẫn hơn nhiều ở Bắc Âu.

Trong các thập niên gần đây, phần lớn dân cư của các nước thu nhập-cao đã trải nghiệm thu nhập thực tế giảm sút, sự an toàn việc làm giảm sút và sự bất bình đẳng thu nhập tăng lên, mang lại sự bất an tồn tại tăng lên. Việc này đã xảy ra trong khung cảnh của dòng chảy vào ồ ạt của những người di cư và những người tị nạn. Chương đầu tiên của cuốn sách này đã trình bày bằng chứng từ nhiều nguồn cho biết rằng sự bất an kích một Phản xạ Độc đoán liên kết với sự tuân thủ nhóm-nội và tính bài ngoại. Dữ liệu khảo sát thêm gần đây xác nhận rằng tính bài ngoại tăng lên trong thời bất an.20 Bằng chứng lịch sử chỉ ra cùng các kết luận. Dưới các điều kiện tương đối an toàn của năm 1928, toàn bộ cử tri Đức đã xem bọn Nazi như một đảng bên rìa điên rồ, cho chúng ít hơn 3 phần trăm phiếu trong các cuộc bầu cử quốc gia. Nhưng với sự bắt đầu của Đại Suy thoái, bọn Nazi đã giành được 44 phần trăm phiếu bàu trong năm 1933, trở thành đảng mạnh nhất trong Reichstag (Quốc hội Đức) và tiếp quản chính phủ. Trong Đại Suy thoái một số nước khác, từ Tây Ban Nha đến Nhật Bản, cũng đã rơi vào dưới sự cai trị Phát xít.

Tương tự, trong năm 2005 công chúng Đan Mạch đã khoan dung một cách nổi bật khi sự xuất bản tranh biếm họa mô tả Mohammed đã dẫn đến việc đốt các lãnh sự quán Đan Mạch và các đòi hỏi giận dữ rằng các chỉ dụ Muslim chống lại sự báng bổ có ưu tiên cao hơn tự do ngôn luận. Tại đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tranh biếm họa trong 2005–2006, đã không có phản ứng dữ dội nào.21 Nhưng sau Đại Suy thoái 2007–2009, đã có. Trong 2004, trước khi khủng hoảng nổ ra, Đảng Nhân dân Đan Mạch chống-Muslim công khai đã giành được 7 phần trăm phiếu bàu; trong năm 2014, nó giành được 27 phần trăm, trở thành đảng lớn nhất của Đan Mạch. Phản ứng văn hóa dữ dội, hơn là sự tước đoạt kinh tế, đã là bộ tiên đoán mạnh nhất về phiếu bàu cho Đảng Nhân dân Đan Mạch – nhưng sự bất an kinh tế tăng lên đã khiến cho nhân dân ngày càng có khả năng hơn để bỏ phiếu cho họ.22

Trong các nước thu nhập-cao, vào bất kể thời gian cho trước nào, các cử tri trẻ hậu-Duy vật chắc có khả năng ít hơn những người Duy vật rất nhiều để ủng hộ các đảng bài ngoại – nhưng dân cư như một toàn bộ đã ngày càng chắc có khả năng để làm vậy. Phản ứng văn hóa dữ dội giải thích phần lớn vì sao những người cho trước bỏ phiếu cho các đảng bài ngoại – nhưng sự an toàn kinh tế và thân thể giảm sút giúp giải thích vì sao các đảng này ngày nay mạnh hơn 30 năm trước rất nhiều.

Sự giảm sút thu nhập thực tế hàng thập kỷ và sự bất bình đẳng tăng lên, cùng với sự di cư ồ ạt chưa từng thấy, đã tạo ra một tác động thời kỳ kéo dài ủng hộ sự bỏ phiếu dân túy. Như thế, mặc dù nguyên nhân gần nhất của sự bỏ phiếu dân túy là phản ứng văn hóa dữ dội, mức độ cao hiện thời của nó phần lớn phản ánh sự an toàn kinh tế giảm sút, sự bất bình đẳng kinh tế tăng lên và sự di cư ồ ạt mà nhiều tác giả đã nhấn mạnh.

Sự thực rằng các tác động nhóm sinh có thể cùng tồn tại với các tác động thời kỳ là không hiển nhiên về mặt trực giác và có khuynh hướng bị bỏ qua, nhưng nó giải thích sự nghịch lý có vẻ rằng các nhân tố kinh tế không giải thích vì sao các cá nhân cho trước bỏ phiếu cho các đảng dân túy – nhưng giúp giải thích vì sao sự bỏ phiếu dân túy bây giờ là mạnh hơn trong quá khứ rất nhiều. Nó cũng giúp giải thích vì sao, ở Hoa Kỳ, phiếu bàu đã thay đổi mạnh nhất từ Obama (trong năm 2012) đến Trump (trong 2016) trong các hạt mà đã trải nghiệm suy giảm kinh tế – cho dù ở mức cá nhân, sự bỏ phiếu cho Trump đã chủ yếu được thúc đẩy bởi phản ứng văn hóa dữ dội.

Sự Phân biệt Thái độ đối với những Người Nước Ngoài

Như Chương 5 đã chứng minh, các thái độ thân thiện đối với sự bình đẳng giới và những người đồng tính đã lan ra nhanh ở các nước thu nhập-cao – nhưng sự khoan dung với những người di cư đã không. Vì sao?

Giống các khía cạnh khác của sự thay đổi giữa thế hệ, tính bài ngoại cho thấy cả các tác động lứa sinh và các tác động thời kỳ, nhưng thái độ đối với những người nước ngoài là khác biệt. Chúng đã bị ảnh hưởng bởi một dòng chảy vào chưa từng thấy của những người di cư và những người tị nạn. Việc này đã xảy ra trong khung cảnh với sự đưa tin ồ ạt về các cuộc tấn công khủng bố (thông thường của những người nước ngoài) truyền cảm nhận rằng những người nước ngoài là nguy hiểm. Trong các thập niên gần đây, truyền thông đại chúng Tây phương đã trình bày có chủ ý các hình ảnh tích cực về những người đồng tính và các phụ nữ được giải phóng – hầu như chắc chắn có đóng góp cho các thái độ công chúng ngày càng thuận lợi đối với họ. Mặc dù truyền thông đại chúng đã không chủ ý truyền các hình ảnh tiêu cực về những người nước ngoài, sự đưa tin rộng rãi của chúng về chủ nghĩa khủng bố đã có tác động đó. Các hành động khủng bố được thiết kế để thu hút sự phơi ra cực đại với truyền thông, và chúng nhận được nó. Ở mức độ to lớn. World Values Survey đã phủ chín nước nói tiếng Arab, và tôi đã trở thành bạn với một số người Arab. Chỉ hơi phóng đại để nói rằng hầu như tất cả những người Arab tôi đích thân biết là những người dấn thân, lý thú, thân thiện – và tất cả những người Arab tôi nghe về trên truyền hình là những kẻ khủng bố.

Trong các nước thu nhập-cao, sự nguy hiểm khách quan về chết do hút thuốc (hay thậm chí do đi xe đạp) là lớn hơn sự nguy hiểm bị giết bởi một kẻ khủng bố rất nhiều – thế nhưng các phương tiện truyền thông (nhất là TV) hiếm khi nhắc đến các mối nguy hiểm của việc hút thuốc (hay xe đạp), nhưng cung cấp sự đưa tin ồ ạt về các sự cố khủng bố. Điều này được tăng cường bởi sự thực rằng trước bất kỳ chuyến bay nào, quá trình cởi áo choàng và giày của bạn, mở hành lý của bạn và lấy máy tính của bạn ra nhằm để bị khám, truyền một cách tế nhị thông điệp rằng những kẻ khủng bố đang ẩn náu trong mọi sân bay.

Phụ nữ và những người đồng tính đã luôn luôn có mặt – nhưng những người nước ngoài đã trở nên dễ thấy hơn nhiều qua sự di cư ồ ạt. Từ 1970 đến 2015, dân cư Hispanic của Hoa Kỳ đã tăng từ 5 phần trăm đến hơn 20 phần trăm. Thụy Điển, mà trong năm 1970 được cư trú hầu như hoàn toàn bởi sắc dân Thụy Điển, bây giờ có số dân sinh ở nước ngoài là 16 phần trăm; tại Thụy Sĩ, dân số sinh ở nước ngoài đã tăng lên hơn 28 phần trăm. Trong năm 2013, 20 phần trăm dân số Đức có xuất xứ di cư. Dòng chảy vào của số đông những người lạ khác nhau dễ thấy có khuynh hướng kích một Phản xạ Độc đoán bén rễ sâu mà đã có thể tiến hóa trong pha săn bắt và hái lượm tiền sử của loài người, khi nó được liên kết với sự sống sót. Phản xạ đó vẫn còn với chúng ta ngày nay (và xu hướng để phản ứng với nó thậm chí có thể có một thành phần di truyền, như Chương 1 gợi ý).23 Sự thay đổi văn hóa nhanh, kết đôi với sự di cư quy mô lớn, có khuynh hướng làm cho những người già hơn cảm thấy rằng họ không còn sống trong đất nước trong đó họ đã lớn lên nữa – làm cho họ cảm thấy bị nhổ bật rễ và gây ra sự ủng hộ của họ cho các đảng dân túy độc đoán bài ngoại hứa hẹn chặn sự nhập cư.

Các tác động thời kỳ dựa vào sự nhập cư và sự bất bình đẳng thu nhập tăng lên đã không quét sạch các sự khác biệt nhóm sinh trong các xã hội đã phát triển: những người trả lời trẻ hơn, có giáo dục hơn (mà có khuynh hướng là những người hậu-Duy vật) tiếp tục là những người chắc rất ít có khả năng ủng hộ các đảng dân túy độc đoán hơn phần còn lại của dân cư. Nhiều thành viên của các nhóm sinh trẻ hơn trong các xã hội này đã lớn lên dưới các điều kiện an toàn trong khung cảnh đa-sắc tộc và thấy tính đa dạng ít đe dọa hơn những người già hơn đã thấy. Và trong hầu như tất cả các nước thu nhập-cao, những người trả lời trẻ hơn là ít bài ngoại hơn những người trả lời già hơn một cách đáng kể, như Hình A4.1 trong phụ lục 4 chứng minh.24

Do đó, mặc dù sự an toàn kinh tế và thân thể giảm sút cổ vũ sự ủng hộ tăng lên cho chủ nghĩa độc đoán bài ngoại, các sự khác biệt văn hóa liên kết-với tuổi tiếp tục là các bộ tiên đoán mạnh nhất về những ai bỏ phiếu cho các đảng dân túy.

Kẻ đào Mộ của Chính Nó: Sự Thay đổi từ Chính trị dựa vào-Giai cấp sang Chính trị dựa vào-Giá trị

Trong hầu hết thế kỷ thứ hai mươi, các cử tri giai cấp-lao động trong các nước đã phát triển chủ yếu đã ủng hộ các đảng thiên-Tả, trong khi các cử tri giai cấp trung lưu và giai cấp trên đã ủng hộ các đảng thiên-Hữu bảo thủ về mặt kinh tế.25 Các chính phủ cánh Tả đã đem lại sự tái phân phối và sự bình đẳng thu nhập tăng lên, phần lớn qua ảnh hưởng của chúng lên quy mô của nhà nước phúc lợi.26 Các đảng cánh Tả dựa vào giai cấp đã chiến đấu thành công cho sự bình đẳng kinh tế lớn hơn.

Khi thế kỷ tiếp tục, tuy vậy, các thế hệ hậu chiến đã nổi lên với một quan điểm hậu-Duy vật, mang lại sự nhấn mạnh giảm sút đến sự tái phân phối kinh tế và sự nhấn mạnh tăng lên đến các vấn đề phi-kinh tế. Điều này, cộng với các dòng di cư lớn từ các nước thu nhập-thấp với các văn hóa và tôn giáo khác, đã kích thích một phản ứng trong đó phần lớn giai cấp lao động chuyển sang cánh Hữu, trong sự bảo vệ các giá trị Truyền thống.

clip_image015

Hình 9.6 Sự nổi bật thay đổi của các vấn đề kinh tế vs. phi-kinh tế trong các tuyên ngôn đảng của 13 nền dân chủ Tây phương, 1950–2010.

Nguồn: Dữ liệu Tuyên ngôn Đảng từ Austria, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Italy, Netherlands, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ, trong Zakharov (2016). Ghi chú: Bảng A.1 trong phụ lục cho thấy Zakharov đã mã hóa thế nào các vấn đề như kinh tế hay phi-kinh tế.

Các vấn đề kinh tế cổ điển đã không biến mất. Nhưng sự nổi bật tương đối của chúng đã giảm xuống một mức mà các vấn đề phi-kinh tế trở nên nổi bật hơn các vấn đề kinh tế trong các cương lĩnh vận động của các đảng chính trị Tây phương. Hình 9.6 cho thấy các vấn đề được nhấn mạnh trong 13 nền dân chủ Tây phương đã tiến hóa thế nào từ 1950 to 2010. Các vấn đề kinh tế đã luôn luôn nổi bật hơn các vấn đề phi-kinh tế từ 1950 đến khoảng 1983, khi các vấn đề phi-kinh tế trở nên nổi bật hơn. Kể từ đó trở đi, các vấn đề phi-kinh tế đã chi phối sân khấu.

Hơn nữa, sự lên của các vấn đề hậu-Duy vật đã có khuynh hướng trung hòa sự phân cực chính trị dựa vào giai cấp. Cơ sở xã hội của sự ủng hộ cho cánh tả đã đến ngày càng từ giai cấp trung lưu, trong khi một phần đáng kể giai cấp lao động đã chuyển sang cánh hữu. Vì thế, như Hình 9.7 chứng minh, sự bỏ phiếu giai cấp xã hội đã sụt giảm rõ rệt. Nếu 75 phần trăm của giai cấp lao động đã bỏ phiếu cho cánh Tả trong khi chỉ 25 phần trăm giai cấp trung lưu đã làm vậy, ta sẽ nhận được một index bỏ phiếu giai cấp là 50. Đấy là khoảng

image

Hình 9.7 Xu hướng về bỏ phiếu giai cấp trong năm nền dân chủ Tây phương, 1947–2012. Nguồn: 1947–1992 dữ liệu từ Inglehart, 1997: 255. Dữ liệu gần đây hơn cho Hoa Kỳ từ các khảo sát ANES; cho các nước khác, từ các khảo sát Euro Barometer, tính trung bình động (moving average) của các index bỏ phiếu giai cấp từ khảo sát gần đây nhất trước, sau và trong năm cho trước, bổ sung với dữ liệu từ từ các khảo sát bầu cử quốc gia (British Election Survey, 1992, 1997, 2001, 2005, 2010; German Election Study 1998, 2002, 2005, 2009; Politbarometer. 2012). Dữ liệu Hoa Kỳ từ 1948 qua 2008 là từ Paul Abramson et al., 2015: 128–129. Bởi vì việc lấy mẫu không nhất quán của dân cư không-da trắng ngang các khảo sát, chúng phản ánh sự bỏ phiếu giai cấp giữa dân cư da trắng. Một index tương tự, dựa vào dữ liệu thăm dò ngay sau khi ra khỏi nơi bỏ phiếu từ cuộc bầu cử 2016, mang lại một index bỏ phiếu giai cấp −8.

nơi toàn bộ cử tri Thụy Điển đã định vị trong năm 1948 – nhưng vào 2008, index của Thụy Điển đã rớt xuống 24. Nhưng sự bỏ phiếu giai cấp Thụy Điển đã vẫn tương đối cao: ở Pháp và Đức các index bỏ phiếu giai cấp đã sụt từ khoảng 30 xuống khoảng 5 và ở Hoa Kỳ, chúng đã rớt xuống zero và thậm chí còn thấp hơn. Giai cấp và thu nhập đã trở thành các chỉ báo yếu hơn nhiều về các sở thích chính trị so với các vấn đề văn hóa: những người phản đối sự phá thai và hôn nhân đồng giới đã ủng hộ các ứng viên Tổng thống Cộng hòa hơn các ứng viên Dân chủ với độ chênh lệch rộng. Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 thực sự cho thấy một index bỏ phiếu giai cấp âm, với các cử tri giai cấp-lao động da trắng chắc có khả năng hơn để bỏ phiếu cho Trump hơn cho bà Clinton. Toàn bộ cử tri đã chuyển từ sự phân cực dựa vào giai cấp sang sự phân cực dự vào giá trị, tháo dỡ một liên minh mà một thời đã mang lại sự tái phân phối kinh tế.

Thu nhập Thực tế Giảm và sự Bất bình đẳng Thu nhập Tăng lên

Trong 40 năm qua, thu nhập thực tế và sự an toàn tồn tại của một nửa dân cư ít giáo dục hơn của nhiều xã hội thu nhập-cao đã giảm sút. Bất bình đẳng kinh tế đã giảm ở các xã hội công nghiệp tiên tiến trong hầu hết thế kỷ thứ hai mươi, nhưng từ khoảng 1970 nó đã tăng lên dốc đứng, như Piketty đã chứng minh.27 Để lấy một ví dụ, trong năm 1915, 1 phần trăm những người Mỹ giàu nhất đã kiếm được khoảng 18 phần trăm của thu nhập quốc gia. Từ các năm 1930 đến các năm 1970, phần của họ đã rớt xuống dưới 10 phần trăm – nhưng vào năm 2007, nó đã tăng lên lên đến 24 phần trăm. Trường hợp Hoa Kỳ còn xa mới là độc nhất: tất cả trừ một nước OECD mà dữ liệu là sẵn có đã trải nghiệm sự bất bình đẳng thu nhập trước thuế và trước chuyển giao tăng lên từ 1980 đến 2009.28

Công trình của Piketty đã được sửa chữa về vài điểm, nhưng khẳng định của ông rằng sự bất bình đẳng kinh tế đang tăng lên trong các nước đã phát triển rõ ràng là chính xác. Ông phân tích sự tiến hóa của sự bất bình đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp và Thụy Điển từ 1900 đến 2010. Bằng chứng của ông cho thấy rằng vào đầu thế kỷ thứ hai mươi tất cả bốn nước Âu châu đã có các mức bất bình đẳng thu nhập cao hơn Hoa Kỳ, với một phần mười trên đỉnh của dân cư chiếm từ 40 phần trăm đến 47 phần trăm của tổng thu nhập. Sự bất bình đẳng đã giảm đáng kể từ đó trở đi, cho nên từ 1950 đến 1970 phần của thập phân vị trên đỉnh đã trải từ 25 đến 35 phần trăm của tổng thu nhập. Kể từ 1980, sự bất bình đẳng thu nhập đã tăng lên – nhiều đến mức ở Hoa Kỳ, thập phân vị đỉnh bây giờ chiếm khoảng 48 phần trăm của tổng thu nhập.

image

Hình 9.8 Phần của thập phân vị trên đỉnh trong tổng thu nhập ở châu Âu và Hoa Kỳ, 1900–2010.

Nguồn: Dựa vào dữ liệu từ Piketty, 2014: 323; các nguồn dữ liệu của ông được thấy trong http://piketty.pse.ens.fr/capital21c.

Mặc dù tất cả năm nước trong Hình 9.8 cho thấy một hình mẫu chữ-U, có sự biến thiên ngang-quốc gia nổi bật phản ánh hệ thống chính trị của mỗi nước – vì bất bình đẳng kinh tế rốt cuộc là một vấn đề chính trị. Thụy Điển nổi bật lên: mặc dù nó đã có các mức bất bình đẳng cao hơn Hoa Kỳ một cách đáng kể trong đầu thế kỷ thứ hai mươi, vào các năm 1920 Thụy Điển đã đạt các mức thấp hơn bốn nước khác – và đã duy trì chúng cho đến hiện nay. Tại Hoa Kỳ, thập phân vị trên đỉnh nhận được hầu như nửa tổng thu nhập trong 2010, trong khi ở Thụy Điển nó nhận được chỉ 28 phần trăm. Văn hóa nhà nước phúc lợi tiên tiến do Đảng Dân chủ Xã hội chi phối-lâu của Thụy Điển đưa ra có vẻ có các tác động lâu dài. Ngược lại, các chế độ tân-bảo thủ do Ronald Reagan và Margaret Thatcher lãnh đạo trong các năm 1980 đã làm yếu các nghiệp đoàn lao động và đã cắt bớt mạnh các quy chế nhà nước. Chúng để lại một di sản trong đó những người bảo thủ trong các nước đó tìm cách giảm chi tiêu chính phủ với lòng sốt sắng tôn giáo – và Hoa Kỳ (và Vương quốc Anh với một mức độ ít hơn) bây giờ cho thấy các mức bất bình đẳng thu nhập cao hơn các xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển khác. Có vẻ nhiều hơn sự ngẫu nhiên thuần túy rằng hai nước này gần đây biểu hiện các phản ứng bài ngoại mạnh mẽ nhất được thấy giữa các xã hội đã phát triển cao, đưa đến việc bầu Trump vào chức Tổng thống và sự rút Anh ra khỏi Liên Âu.

Những thay đổi đầy kịch tính xảy ra khi các nước nguyên-cộng sản từ bỏ các nền kinh tế do nhà nước-vận hành của chúng là bằng chứng thêm rằng sự bất bình đẳng thu nhập phản ánh hệ thống chính trị của một nước. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã mang lại những sự tăng lên còn lớn hơn về sự bất bình đẳng thu nhập so với ở phương Tây.29 Khoảng 1980, hầu hết các chế độ cộng sản đã có sự bất bình đẳng kinh tế tương đối thấp nhưng, như Hình A5.1 trong phụ lục cho biết, cả Trung Quốc và Nga bây giờ có các chỉ số bất bình đẳng Gini còn cao hơn Hoa Kỳ hay Vương quốc Anh.

Piketty cho rằng sự bất bình đẳng tăng lên là trạng thái bình thường, mà tạm thời được bù bởi các cú sốc bên ngoài (hai cuộc Chiến tranh Thế giới và Đại Suy thoái). Nhưng bằng chứng lịch sử không ủng hộ khẳng định này. Sự bất bình đẳng đã bắt đầu giảm trong nhiều nước tư bản chủ nghĩa trước Chiến tranh Thế giới I, và quy chế nhà nước phúc lợi lớn đã tiếp tục được chấp nhận lâu sau Chiến tranh Thế giới II. Quả thật, Thụy Điển đã thiết lập một trong những nhà nước phúc lợi tiên tiến nhất thế giới mà không tham gia vào cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới.

Các nhân tố chính trị ở bên ngoài mô hình của Piketty cho nên ông xử trí chúng như các cú sốc ngẫu nhiên. Nhưng chúng còn xa mới ngẫu nhiên. Sự bình đẳng hay sự bất bình đẳng kinh tế cuối cùng phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực chính trị giữa các ông chủ và các công nhân, mà thay đổi vào các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Sự quá độ từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp đã tạo ra cầu tăng lên cho các công nhân công nghiệp. Ban đầu họ đã bị bóc lột, nhưng khi họ được tổ chức trong các nghiệp đoàn lao động và các đảng chính trị định hướng-giai cấp-lao động, họ đã có khả năng bầu ra các chính phủ tái phân phối thu nhập, đã điều tiết tài chính và công nghiệp và đã thiết lập các nhà nước phúc lợi mang lại sự bình đẳng thu nhập tăng lên suốt hầu hết thế kỷ thứ hai mươi. Kể từ khoảng 1970, lao động được tổ chức đã teo đi thành một thiểu số nhỏ của lực lượng lao động, làm yếu ảnh hưởng chính trị của nó. Sự tái phân phối và sự điều tiết nền kinh tế của chính phủ bị cắt bớt trong thời đại Reagan–Thatcher; và sự lên của xã hội tri thức có khuynh hướng thiết lập một nền kinh tế kẻ-thắng-ăn-cả (winner-takes-all) trong đó các phần thưởng chủ yếu thuộc về những người ở trên đỉnh.

Đường Cong Con Voi

Một cuốn sách xuất sắc của Branko Milanovic đặt các phát hiện của Piketty vào khung cảnh toàn cầu, chứng minh rằng sự bất bình đẳng tăng lên không phải là một đặc tính vốn có của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: nó phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của chúng.30 Như Milanovic chứng minh, thế giới như một toàn bộ đang trở nên giàu hơn, nhưng nó làm vậy trên một quỹ đạo rất không đều mà ông mô tả như một “đường cong con voi.” Đường cong này được Hình 9.9 miêu tả, mà cho thấy sự tăng thêm khắp-thế giới về thu nhập thực tế trên đầu người từ 1988 đến 2008. Phần mười nghèo nhất của dân số thế giới (đuôi con voi ở đầu trái của đường cong) đã có sự tiến bộ khiêm tốn, với thu nhập thực tế tăng lên 15 phần trăm. Nhưng hầu hết dân số thế giới đã trải nghiệm sự tăng thêm lớn về thu nhập thực tế. Sự tăng thêm lớn nhất được tạo ra bởi 40 phần trăm gần điểm A (hầu hết sống ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia) – mà thu nhập thực tế của họ đã tăng 80 phần trăm trong thời kỳ 20-năm này. Trong sự tương phản sắc nét, thập phân vị gần điểm B (hầu hết sống trong các xã hội thu nhập-cao của Tây Âu, Hoa Kỳ, Canada, Australia và Nhật Bản) đã bắt đầu từ một cơ sở cao hơn nhiều, nhưng đã không có sự tăng thêm nào trong 20 năm này – và đối với một phần lớn dân cư, thu nhập thực tế đã giảm. Điều này chính xác là ngược lại với cái người dân được các chính trị gia dẫn dắt để kỳ vọng, các chính trị gia đã thúc đẩy sự giải điều tiết, các thuế thấp hơn và sự dựa nhiều hơn vào các thị trường trong cuộc cách mạng Reagan–Thatcher.

image

Hình 9.9 Sự tăng thêm tương đối về thu nhập thực tế trên đầu người theo mức thu nhập toàn cầu, 1988–2008.

Nguồn: Milanovic, 2016: 11.

Những người thắng trong các thập niên gần đây đã là người dân của Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, còn những kẻ thua đã hầu như là tất cả mọi người sống ở các nước thu nhập-cao. Nhưng những sự tăng thêm tuyệt đối lớn nhất là của một phần trăm toàn cầu tại điểm C – những người rất giàu trong các nước thu nhập-cao – những người đã bắt đầu với thu nhập rất cao và đã kiếm được những sự tăng thêm to lớn, làm tăng đột ngột sự bất bình đẳng.

Sự bất bình đẳng tăng lên và sự bần cùng của những người nghèo không phải là một khía cạnh không thể tránh được của chủ nghĩa tư bản. Nó phản ánh giai đoạn phát triển của một xã hội. Mặc dù sự bất bình đẳng đã tăng lên trong các nước thu nhập-cao, thu nhập thực tế đã tăng lên cho hầu hết người dân tại Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác. Vì sự chuyển đổi từ các nền kinh tế nông nghiệp sang các nền kinh tế công nghiệp tạo ra cầu cho số đông công nhân công nghiệp, làm tăng sức mạnh mặc cả của họ. Sự chuyển đổi từ các nền kinh tế công nghiệp sang các nền kinh tế dịch vụ có tác động ngược lại, làm xói mòn sức mạnh của lao động có tổ chức, vì tự động hóa thay thế con người – đầu tiên làm xói mòn sức mạnh mặc cả của các công nhân công nghiệp và sau đó, như một giai đoạn muộn hơn, làm xói mòn sức mạnh mặc cả của các nhà chuyên nghiệp có giáo dục cao.

Các nước thu nhập-cao bây giờ đang chuyển vào một pha tiên tiến của xã hội tri thức – pha Xã hội Trí tuệ Nhân tạo. Việc này có khuynh hướng tạo ra các mức bất bình đẳng ngày càng cao. Trong xã hội công nghiệp chi phí của việc sản xuất và phân phối các sản phẩm vật chất là đáng kể, cho nên có những sản phẩm nghách (nich) cho một dải rộng sản phẩm trải từ các sản phẩm rất rẻ đến các sản phẩm rất đắt. Nhưng một khi bạn sản xuất một sản phẩm tri thức như (sản phẩm của) Microsoft, hầu như chẳng tốn gì cả để tạo ra và phân phối các bản sao thêm. Không có nhu cầu nào để mua bất cứ thứ gì nhưng sản phẩm đỉnh, mà có thể chiếm toàn bộ thị trường, tạo ra những phần thưởng khổng lồ cho những người tạo ra sản phẩm đỉnh, nhưng chẳng gì cả cho bất kể nhà sản xuất khác nào. Sự bất bình đẳng trở nên còn tồi tệ hơn với sự chuyển đổi sang Xã hội Trí tuệ Nhân tạo – một pha phát triển trong đó hầu như việc làm của bất kể ai có thể được thay thế bằng các chương tình máy tính, làm cho có thể để nén toàn bộ lực lượng lao động và chuyển lợi lộc kinh tế cho những người ở trên đỉnh. Việc thuê ngoài (outsourcing) chỉ là một vấn đề thoáng qua: ngay cả Trung Quốc bây giờ đang bắt đầu tự động hóa các nhà máy của nó. Vấn đề dài hạn là tự động hóa, và việc dựng các bức tường và các rào cản thương mại sẽ không giải quyết nó.

Người ta có thể quy sự thực, rằng hầu hết dân số thế giới kiếm được những lợi lộc kinh tế lớn trong 20 năm qua, cho cú sốc ngẫu nhiên nào đó mà không biết làm sao đã không tác động đến các nước thu nhập-cao. Nhưng có vẻ chắc có khả năng hơn nhiều rằng thành tích tương phản của Trung Quốc–Ấn Độ– Indonesia–Thái Lan–Việt Nam versus thành tích của các nước thu nhập-cao phản ánh sự thực rằng hai nhóm nước ở các pha khác nhau của hiện đại hóa. Trung Quốc–Ấn Độ–Indonesia–Thái Lan–Việt Nam đang tiến hành sự chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, trong đó sức mạnh mặc cả của người dân trung bình một cách cố hữu là lớn hơn so với trong các nền kinh tế tri thức. Các nước thu nhập-cao đã tiến hành sự chuyển đổi từ các xã hội công nghiệp sang các nền kinh tế tri thức, trong đó các việc làm hết sức được phân biệt theo các mức giáo dục, trao cho những người có ít giáo dục ít hay không sức mạnh mặc cả nào. Hơn nữa, ngay cả những người có giáo dục cao mất sức mạnh mặc cả của họ khi các nước này trở thành các xã hội trí tuệ nhân tạo, nơi hầu như việc làm của tất cả mọi người có thể được tự động hóa, để họ bị phó mặc cho những người kiểm soát các công ty lớn.

Đừng Chú ý đến Người Đó đằng sau Hậu trường

Những người bảo thủ cho rằng sự bất bình đẳng tăng lên thực sự không quan trọng. Chừng nào nền kinh tế như một toàn bộ đang tăng trưởng, mọi người sẽ trở nên giàu hơn, và chúng ta không phải chú ý đến những sự bất bình đẳng tăng lên.

Nhưng mọi người không trở nên giàu hơn. Trong hàng thập kỷ, thu nhập thực tế của giai cấp lao động của thế giới phát triển đã sụt giảm, trong khi cơ sở vật chất của cái được tính như một tiêu chuẩn sống có thể chấp nhận được đã tăng lên. Trong thế kỷ thứ mười chín, việc có đủ ăn được tính như làm ăn tốt và “Một con gà trong mỗi chiếc nồi” đã là một khẩu hiệu chính trị truyền cảm hứng. Muộn hơn, khẩu hiệu “Một xe hơi trong mỗi garage” đã là một mục tiêu tham vọng. Ngày nay, việc có một xe hơi và đủ ăn là phần của một tiêu chuẩn sống tối thiểu trong các nước thu nhập-cao, nhưng giai cấp lao động có các triển vọng việc làm bấp bênh và một nhận thức về lợi lộc kinh tế khổng lồ kiếm được bởi những người trên họ – và họ cảm thấy bị loại khỏi các ích lợi của sự tăng trưởng. Một nhận thức tăng lên về địa vị tương đối giảm sút của họ đang định hình việc họ thấy địa vị xã hội của họ thế nào: trong năm 2000, 33 phần trăm công chúng Hoa Kỳ mô tả bản thân họ như “giai cấp lao động”; vào năm 2015, con số đó đã tăng lên 48 phần trăm.31

Các nhà kinh tế học bảo thủ đã quen để cho rằng ngay cả các thuế rất cao trên những người kiếm tiền trên đỉnh sẽ không quyên góp đủ tiền để thay đổi tình hình một cách đáng kể. Điều đó không còn đúng nữa. Sự bất bình đẳng đã tăng nhanh đến mức vào năm 2007, 1 phần trăm trên đỉnh đã mang về nhà 24 phần trăm tổng thu nhập của Hoa Kỳ 32 và trong 2011 một phần trăm hộ gia đình trên đỉnh kiểm soát 40 phần trăm sự giàu có của quốc gia.33 Trong năm 2014, Wall Street đã chi trả phần thưởng khoảng gấp đôi tổng thu nhập của tất cả những người Mỹ làm việc toàn thời gian với lương liên bang tối thiểu.34 Và trong năm 2015, các nhà quản lý của 25 quỹ tự bảo hiểm (hedge fund) được trả nhiều hơn tất cả các giáo viên vườn trẻ ở Hoa Kỳ.35

Kể từ đầu thế kỷ thứ hai mươi, có vẻ là một quy luật tự nhiên rằng hiện đại hóa đã mang lại tuổi thọ kỳ vọng tăng lên. Nhưng kể từ năm 2000 ước lượng tuổi thọ của những người da trắng không-Hispanic trung niên ở Hoa Kỳ đã giảm xuống.36 Sự giảm sút tập trung giữa những người với ít hơn giáo dục đại học, và phần lớn được quy cho sự lạm dụng ma túy, sự lạm dụng rượu bia và tự tử. Đấy là một dấu hiệu của tình trạng khó chịu nghiêm trọng. Hiện tượng có thể so sánh được duy nhất trong thời hiện đại là sự giảm mạnh về ước lượng tuổi thọ nam giới mà đã đi cùng với sự sụp đổ của Liên Xô. Trong các nền kinh tế tri thức, sự tăng trưởng kinh tế không còn nâng tiêu chuẩn sống của mọi người nữa – hay thậm chí ước lượng tuổi thọ của họ nữa.

Huy động Chính trị Định hình sự Lên và Xuống của Bất Bình đẳng

Sự bất bình đẳng phản ánh cân bằng quyền lực chính trị giữa các elite và quần chúng – mà được định hình bởi hiện đại hóa. Công nghiệp hóa ban đầu đã đem lại sự bóc lột tàn nhẫn của các công nhân, lương thấp, ngày làm việc dài, và sự đàn áp các nghiệp đoàn. Nhưng cuối cùng, sự huy động nhận thức đã thu hẹp khoảng cách giữa các elite và quần chúng bằng việc sửa lại sự cân bằng của các kỹ năng chính trị. Đô thị hóa đã dưa người dân vào sự gần gũi hơn; các công nhân được tập trung vào các nhà máy, tạo thuận lợi cho sự liên lạc giữa họ, và sự biết đọc biết viết phổ biến hàng loạt đã đưa họ tiếp xúc với chính trị quốc gia, cho phép các công nhân tổ chức hoạt động hiệu quả. Trong cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi, các nghiệp đoàn đã giành được quyền để tổ chức, cho phép các công nhân mặc cả một cách tập thể. Sự mở rộng quyền bỏ phiếu đã trao phiếu cho các công nhân, và các đảng chính trị thiên-tả đã huy động họ. Các cử tri mới được huy động này cuối cùng đã bàu các chính phủ thực hiện các chính sách tái phân phối như các thuế lũy tiến, bảo hiểm xã hội và các nhà nước phúc lợi rộng rãi, làm cho sự bất bình đẳng giảm xuống trong hầu hết thế kỷ thứ hai mươi.

Nhưng đó là khi các đảng mạnh của cánh Tả tái phân phối còn tồn tại. Dưới các điều kiện hiện thời, những người giàu có khả năng định hình các chính sách chính phủ theo những cách làm tăng sự tập trung của cải. Trong năm 2012, công chúng Mỹ đã phát hiện ra rằng tỷ phú ứng viên Tổng thống Mitt Romney bị đánh thuế với một thuế suất thấp hơn thuế suất của thư ký của ông. Và trong 2016, bất chấp các yêu cầu lặp đi lặp lại, tỷ phú ứng viên Tổng thống Donald Trump đã từ chối đưa ra các tờ khai thuế thu nhập của ông, gợi lên niềm tin phổ biến rằng ông đã không đóng phần thuế của mình. Gilens trình bày bằng chứng rằng chính phủ Hoa Kỳ đáp ứng một cách trung thành với các sở thích của mười phần trăm giàu có nhất của các công dân nước này đến mức “dưới hầu hết hoàn cảnh, các sở thích của tuyệt đại đa số người Mỹ hình như không có tác động thực chất lên các chính sách nào chính phủ chấp nhận hay không chấp nhận.”37

Mạng lưới an sinh một thời đã bảo vệ công chúng Mỹ đang bị tháo dỡ, khi các chính trị gia và các công ty cắt bớt về chăm sóc sức khỏe, an ninh thu nhập và tiền lương hưu.38 Tại Hoa Kỳ, các định chế tài chính sử dụng hai đến ba nhà vận động hành lang cho mỗi đại biểu trong Quốc hội – phần lớn khuyên họ đừng điều tiết các ngân hàng chặt hơn.39 Sự thực rằng Quốc hội đã rất miễn cưỡng để điều tiết các ngân hàng, thậm chí sau khi sự điều tiết không thỏa đáng khu vực tài chính, đã dẫn đến Đại Suy thoái (2008) tốn việc làm và nhà ở của hàng triệu người, gợi ý rằng sự đầu tư (vào vận động hành lang) này sinh lời tốt.

Stiglitz lập luận một cách thuyết phục rằng một thiểu số bé tẹo của các cá nhân cực giàu đã có được ảnh hưởng chính trị ghê gớm ở Hoa Kỳ, mà họ đang dùng để định hình các chính sách làm tăng một cách có hệ thống sự tập trung của cải, làm xói mòn sự tăng trưởng kinh tế và làm giảm đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng.40 Hacker và Pierson cho rằng chính trị kẻ-thắng-ăn-cả ở Hoa Kỳ dựa vào một liên minh giữa doanh nghiệp lớn và các chính trị gia bảo thủ mà đã cắt thuế đối với những người giàu từ 75 phần trăm trong 1970 xuống ít hơn 35 phần trăm trong năm 2004 và đã giảm mạnh sự điều tiết nền kinh tế và các thị trường tài chính.41 Đấy quả thực là nguyên nhân gần nhất. Nhưng khả năng của những chính trị gia Mỹ để chấp nhận các chính sách đơn phương ủng hộ-doanh nghiệp đã được nâng cao bởi sự làm yếu lao động được tổ chức, bởi toàn cầu hóa và xu hướng tới một nền kinh tế kẻ-thắng-ăn-cả. Năm mươi năm trước, các nhà tư bản và các chính trị gia bảo thủ có lẽ đã tham lam và thông minh như họ là ngày nay – nhưng họ đã bị kiềm chế bởi một liên minh của các nghiệp đoàn lao động mạnh và các đảng chính trị thiên-tả mà đã có khả năng bù lại cho quyền lực của những người giàu, và thiết lập những chính sách tái phân phối. Sự giảm sút của các đảng dựa vào lao động và sự lên của một nền kinh tế kẻ-thắng-ăn-cả đã làm xói mòn liên minh chính trị này, và sự bất bình đẳng đang tăng lên trong hầu như tất cả những nước đã phát triển cao.

Sự bất bình đẳng tăng lên và sự bất an kinh tế đang gây ra sự bất mãn chính trị mạnh mẽ rồi. Như chương tiếp theo lập luận, sự bất bình đẳng và sự bất an chắc có khả năng trở nên còn trầm trọng hơn khi các xã hội này chuyển vào một pha chín muồi của xã hội tri thức – pha Xã hội Trí tuệ Nhân tạo.

* Phần lớn của chương này đã xuất hiện như Inglehart, 1997 và Inglehart and Norris, 2017.

GHI CHÚ

Chương 9 The Silent Revolution đảo Ngược: Sự Lên của Trump và các Đảng Dân túy Độc đoán

1 Inglehart, 1971; Inglehart, 1977; Inglehart, 1990.

2 Như Chương 3 đã chứng minh, các giá trị hậu-Duy vật là phần của một sự thay đổi còn-rộng hơn từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện. Để đơn giản hóa tuật ngữ, tôi sử dụng “hậu-Duy vật” trong chương này để mô tả sự thay đổi văn hóa rộng hơn này.

3 Inglehart, 1971; Inglehart, 1977; Inglehart, 1990.

4 Ignazi, Piero, 1992. “The Silent Counter-revolution,” European Journal of Political Research, 22(1), 3–34; Ignazi, Piero, 2003. Extreme Right Parties in Western Europe. Oxford University Press.

5 Inglehart, 1990; Inglehart, 1997.

6 Inglehart, 1990; Inglehart, 1997; Inglehart and Welzel, 2005; Norris and Inglehart, 2011.

7 Bộ câu hỏi các giá trị Duy vật/hậu-Duy vật 12-khoản gồm năm khoản đề cập đến các giá trị hậu-Duy vật. Do đó, số điểm hậu-Duy vật của một cá nhân có thể trải từ zero đến 5, phụ thuộc vào bao nhiêu khoản hậu-Duy vật được trao ưu tiên cao.

8 Norris, 2005.

9 Kitschelt, Herbert with Anthony J. McGann, 1995. The Radical Right in Western Europe: A Comparative Analysis. Ann Arbor: University of Michigan Press; Betz, Hans-Georg, 1994. Radical Right-wing Populism in Western Europe. New York: Springer.

10 Ivarsflaten, 2008.

11 Van der Brug, Fennema and Tillie, 2005; Koopmans, R. et al., 2005.

12 Với các đảng Xanh–Thay thế (Alternative)–Tự do chủ nghĩa (Libertarian) ở cực đối lập của một chiều Chính trị Mới. Xem Marks, Gary, Liesbet Hooghe, Moira Nelson and Erica Edwards, 2006. “Party Competition and European Integration in the East and West: Different Structure, Same Causality,” Comparative Political Studies 39, 2: 155–175.

13 Kitschelt with McGann, 1995.

14 Mudde, 2007.

15 Sides and Citrin, 2007.

16 US Election, 2016.

17 Inglehart and Norris, 2016.

18 www.dw.com/ en/ newpollshowsalternativeforgermanygainingsupport/a-19569448 (truy cập 29 tháng Mười 2017).

19 Kitschelt, 1995; Mudde, 2007.

20 Inglehart, Moaddel and Tessler, 2006; Billiet, Meuleman and De Witte, 2014.

21 Sniderman et al., 2014.

22 Inglehart, 2015.

23 Chiao, Joan Y. and Katherine D. Blizinsky, 2009. “Culture–Gene Coevolution of Individualism–Collectivism and the Serotonin Transporter Gene,” Proceedings of the Royal Society B 277, 1681: 529–553.

24 Hầu hết các nước thu nhập-trung bình và thu nhập-thấp không cho thấy hiện tượng này; một số nước thậm chí cho thấy các mức còn cao hơn đáng kể về tính bài ngoại giữa những người trẻ hơn giữa những người già.

25 Lipset, 1960.

26 Bradley et al., 2003; Iversen and Sostice, 2009.

27 Piketty, 2014.

28 World Bank, 2015.

29 Whyte, Martin K., 2014. “Soaring Income Gaps: China in Comparative Perspective,” Daedalus 143, 2: 39–52.

30 Milanovic, Branko, 2016. Global Inequality: A New Approach for the Age of Globalization. Cambridge, MA: Harvard University Press.

31 www.gallup.com/poll/182918/fewer-americans-identify-middle-classrecent-years.aspx (truy cập 29 tháng Mười 2017).

32 Saez and Zucman, 2014.

33 Stiglitz, 2011.

34 Wolfers, 2015.

35 www.politifact.com/truth-o-meter/statements/2015/jun/15/hillary-clinton/hillary-clinton-top-hedge-fund-managers-make-more-/ (truy cập 29 tháng Mười 2017).

36 Case and Deaton, 2015.

37 Gilens, 2012.

38 Hacker, 2008.

39 Stiglitz, 2013.

40 Stiglitz, 2013.

41 Hacker and Pierson, 2010.