Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Sự tiến hóa văn hóa (kỳ 5)

Ronald F. Inglehart

Nguyễn Quang A dịch

image7_thumb_thumb

5. SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA, CHẬM VÀ NHANH: QUỸ ĐẠO PHÂN BIỆT CỦA CÁC CHUẨN MỰC CHI PHỐI SỰ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG TÍNH DỤC*

Dẫn nhập

Như chúng ta đã thấy, các mức cao của sự an toàn kinh tế và thân thể cổ vũ một sự thay đổi từ các giá trị Duy vật sang hậu-Duy vật. Điều này làm cho mọi người thuận lợi hơn cho các sự thay đổi xã hội đa dạng, trải từ sự nhấn mạnh lớn hơn lên sự bảo vệ môi trường đến dân chủ hóa. Nó cũng mang lại sự chấp nhận tăng lên về sự bình đẳng giới và sự đồng tính dục.1

Suốt lịch sử, hầu hết các xã hội thấm nhuần các chuẩn mực hạn chế phụ nữ ở các vai trò của người vợ và người mẹ, và bêu xấu sự đồng tính dục và bất cứ hành vi tình dục khác nào không liên kết với sự sinh sản.2

Các mức an toàn cao mang lại sự chấp nhận tăng lên về sự bình đẳng giới và hành vi khác bị làn nản lòng bởi các xã hội nông nghiệp cần các tỷ lệ sinh cao để duy trì dân cư của chúng. Trong nửa thế kỷ qua các chuẩn mực văn hóa này đã thay đổi chậm trong các xã hội thu nhập-cao, chủ yếu qua sự thay thế dân cư giữa thế hệ – nhưng quá trình này gần đây đã đạt một ngưỡng mà tại đó sự thay đổi văn hóa nhanh đã bắt đầu, dẫn đến những sự thay đổi mức xã hội lớn như số tăng lên của phụ nữ giữ các chức vụ quyền lực và sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Các xã hội tiên tiến không còn đòi hỏi các tỷ lệ sinh cao nữa, và chúng đã giảm đột ngột. Công nghệ kiểm soát sinh đẻ hữu hiệu, các dụng cụ tiết kiệm lao động, các phương tiện chăm sóc trẻ được cải thiện và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh rất thấp làm cho có thể cho phụ nữ để có các sự nghiệp toàn thời gian và các con – với hay không có một ông chồng. Các chuẩn mực Ủng hộ sinh sản truyền thống không còn cần đến nữa và chúng nhường đường cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, mà cho phép mọi người chọn cách ứng xử riêng của họ.

Nhưng các chuẩn mực văn hóa cơ bản không thay đổi ngay lập tức. Như sự bền bỉ của tôn giáo chứng minh, chúng nói chung thay đổi chậm. Mặc dù các nhà lý luận xã hội hàng đầu của thế kỷ thứ mười chín đồng ý rằng tôn giáo đang hướng tới sự tuyệt chủng, một phần của dân số thế giới giữ các giá trị tôn giáo truyền thống trong năm 2004 đông hơn trong năm 1980.3 Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, các chuẩn mực liên quan đến sự bình đẳng giới, sự ly dị, sự phá thai, và sự đồng tính dục đang thay đổi với tốc độ đáng chú ý, mặc dù sự thay đổi này từ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản sang các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân được hầu như tất cả các tôn giáo lớn đề xuất.

Mọi người không tự nguyện từ bỏ các chuẩn mực truyền thống chi phối sự bình đẳng giới và hành vi tình dục, như là rõ rệt từ sự phản đối bền bỉ đối với sự phá thai, hôn nhân đồng giới và sự bình đẳng giới ngay cả trong các xã hội an toàn về mặt kinh tế như Hoa Kỳ. Sự bám chặt vào các chuẩn mực phong cách sống truyền thống vẫn là mạnh hơn trong các nước chịu các điều kiện bất an làm cho mọi người bám lấy các chuẩn mực quen thuộc. Nhưng khi một xã hội đạt các mức an toàn tồn tại cao, và sự sống sót được xem là đương nhiên, người dân ngày càng trở nên cởi mở cho các chuẩn mực mới.

Nếu sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho sự nổi lên của các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, chúng ta kỳ vọng các chuẩn mực này trở nên phổ biến hơn giữa các công chúng của các nước giàu hơn công chúng của các nước nghèo – mà chính xác là cái chúng ta tìm thấy.

Khi một xã hội đạt một mức đủ cao của sự an toàn kinh tế và thân thể mà các nhóm sinh trẻ hơn lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên, nó khởi động một sự thay đổi giữa thế hệ từ các chuẩn mực-sinh tồn sang các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Nhưng các tác động của sự đạt ngưỡng này không tự thể hiện ngay lập tức: cho đến khi họ đạt tuổi trưởng thành, các nhóm sinh được hình thành dưới các điều kiện mới có ít ảnh hưởng. Ngay cả khi họ bước vào tuổi trưởng thành, họ vẫn là một thiểu số và cần thêm vài thập kỷ trước khi họ trở thành một đa số của dân cư trưởng thành. Vì thế, chúng ta không xử lý một hiện tượng trong đó sự tăng trưởng kinh tế trong một năm đem lại một sự tăng lên tương ứng về sự nhấn mạnh đến các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong năm tiếp theo. Thay vào đó, chúng ta xử lý một quá trình thay thế dân cư giữa thế hệ mà có thể phản ánh các ngưỡng đạt được bốn mươi hay năm mươi năm sớm hơn.

Tuy nhiên, sự thay thế dân cư giữa thế hệ đã từ từ làm cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân ngày càng được chấp nhận trong các xã hội thu nhập-cao – và chúng có vẻ đạt một điểm lật (tipping point) mà tại đó quan điểm thịnh hành chuyển từ sự bác bỏ sang sự chấp nhận các chuẩn mực mới. Tại điểm này, ảnh hưởng của chủ nghĩa tuân thủ đổi cực: thay cho các thái độ ngăn cản khoan dung, nó cổ vũ chúng, đột ngột làm tăng tốc nhịp độ thay đổi văn hóa.

Như thế khi một xã hội đạt các mức an toàn tồn tại cao, các thay đổi văn hóa nhanh có thể xảy ra – nhưng điều này xảy ra chỉ sau một độ trễ của vài thập niên giữa thời gian khi các điều kiện an toàn nổi lên, và thời gian khi các chuẩn mực mới trở nên chi phối. Thí dụ, các phép màu kinh tế Tây phương, các nhà nước phúc lợi và Hòa bình Dài tất cả đều nổi lên khá sớm sau 1945. Nhưng các hệ quả thực tiễn của các sự kiện này chỉ bắt đầu tự biểu lộ hai mươi năm muộn hơn, khi nhóm sinh sau chiến tranh đầu tiên trở nên xác đáng về mặt chính trị như những người trưởng thành trẻ: Thời đại Sinh viên Phản kháng đã nổ ra trong 1968, khi những người sinh từ 1945 đến 1955 trong tuổi teen và đầu tuổi hai mươi của họ.4 Sự phản kháng sinh viên trong các xã hội công nghiệp tiên tiến đã tiếp tục suốt các năm 1970 nhưng đã vẫn là một hiện tượng thiểu số gợi lên các phản ứng tiêu cực mạnh mẽ. Nhưng vào các năm 1980, các thành viên già hơn của các nhóm sinh hậu chiến trong tuổi ba mươi và bốn mươi của họ, chiếm các vị trí ảnh hưởng trong xã hội. Vào các năm 1990, những người hậu-Duy vật đã trở nên đông như những người Duy vật, và các chuẩn mực được xem là lệch lạc trong các năm 1960 trở thành phải đạo. Những ảnh hưởng tuân thủ chủ nghĩa bắt đầu đảo cực giữa những mảng tăng lên của dân cư trưởng thành của các nước thu nhập-cao, đem lại sự thay đổi văn hóa nhanh. Như chúng tôi sẽ chứng minh:

1) Các sự thay đổi giá trị kéo theo những sự trễ thời gian rất dài giữa sự bắt đầu của các điều kiện dẫn đến chúng, và các thay đổi xã hội chúng tạo ra. Đã có một thời gian trễ 40–50 năm giữa khi các xã hội Tây phương đạt các mức cao đầu tiên của sự an toàn kinh tế và thân thể sau Chiến tranh Thế giới II, và sự xuất hiện của các thay đổi xã hội liên quan như sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

2) Một bộ phân biệt của các chuẩn mực liên quan đến sự bình đẳng giới, sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục ủng hộ một chiến lược ủng hộ sinh sản mà đã là thiết yếu cho sự sống sót của các xã hội tiền-công nghiệp nhưng cuối cùng đã trở nên thừa. Bộ các chuẩn mực này bây giờ đang di chuyển trên một quỹ đạo mà là riêng biệt khỏi quỹ đạo của các thay đổi văn hóa khác.

3) Mặc dù các giá trị cơ bản với nhịp thay thế dân cư giữa thế hệ, sự thay đổi từ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản sang các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân đã đạt một điểm lật nơi các áp lực tuân thủ đã đổi cực và bây giờ đang tăng tốc các sự thay đổi giá trị mà một thời chúng kháng cự, đem lại các sự thay đổi xã hội lớn như sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Lý thuyết và các Giả thuyết

Phân tích của chúng tôi đề cập đến hai hiện tượng riêng biệt:

1. Thứ nhất là một sự thay đổi từ “các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản” (nhấn mạnh các vai trò giới truyền thống và bêu xấu bất kể hành vi tình dục nào không liên kết với sự sinh sản) sang “các Chuẩn mực-Ủng hộ Lựa chọn-Cá nhân” (ủng hộ sự bình đẳng giới và sự khoan dung đồng tính dục). Hàng thập niên trước, Lesthaeghe và Surkyn5 và Van de Kaa,6 chứng minh rằng sự thay đổi giữa thế hệ từ các giá trị Duy vật sang hậu-Duy vật đã dẫn đến các tỷ lệ sinh thấp hơn của con người ở Tây Âu. Chương này đề cập đến sự thay đổi khác, gần đây hơn về các chuẩn mực xã hội liên quan đến sự bình đẳng giới và sự khoan dung những người đồng tính dục. Sự thay đổi văn hóa này có các hệ quả chính trị quan trọng, khuyến khích luật pháp mới liên quan đến giới và định hướng tình dục.

2. Hiện tượng thứ hai là tốc độ của sự thay đổi văn hóa – mà bình thường chuyển động với nhịp độ rất chậm của sự thay thế dân cư giữa thế hệ. Khi các điều kiện định hình các năm trước-trưởng thành của thế hệ trẻ hơn của một xã hội là khác thực chất với các điều kiện định hình các nhóm già hơn, thì sự thay đổi giá trị giữa thế hệ xảy ra. Nó tiến triển với một thời gian trễ nhiều-thập niên giữa sự nổi lên của các điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi, và thời gian khi một xã hội như một toàn bộ đã chấp nhận các giá trị mới.

Nhưng quá trình có thể đạt một một điểm lật mà tại đó ý kiến thịnh hành trở nên thuận lợi cho các chuẩn mực mới và các áp lực tuân thủ đổi cực. Trong các nước thu nhập-cao, sự thay đổi từ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản sang các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân gần đây đã đạt điểm này. Thay cho việc kháng cự tác động của sự thay thế dân cư giữa thế hệ, chủ nghĩa tuân thủ bây giờ tăng cường nó, đem lại sự thay đổi văn hóa nhanh.

Các Khảo sát giá trị đã nhắc tới các chuẩn mực liên quan đến sự bình đẳng giới và định hướng tình dục trong các đợt kế tiếp của các khảo sát từ 1981 đến 2014. Mặc dù các chuẩn mực bén rễ sâu hạn chế các vai trò của phụ nữ và bêu xấu sự đồng tính dục đã bền bỉ từ thời Kinh thánh đến thế kỷ thứ hai mươi, các khảo sát này bây giờ cho thấy những thay đổi đầy kịch tính trong các nước thu nhập-cao từ một đợt khảo sát sang đợt tiếp, với sự ủng hộ tăng lên cho sự bình đẳng giới và sự khoan dung những người đồng tính dục.

Việc này đang làm thay đổi xã hội. Trong hầu hết lịch sử thành văn, hôn nhân đồng giới đã không tồn tại trong các xã hội lớn. Trong năm 2000 nó được hợp pháp hóa ở Hà Lan, tiếp theo bởi một số tăng lên của các nước khác. Tương tự, cho đến gần đây phụ nữ đã là các công dân loại hai trong hầu hết các nước, không giành được sự bỏ phiếu (thậm chí trong các nước đã phát triển) cho tới tận thế kỷ thứ hai mươi. Trong những năm gần đây, phụ nữ đã được bàu vào các chức vụ chính trị chóp bu trong nhiều nước.

Sự Tiến hóa Văn hóa và sự Thay đổi sang các Chuẩn mực Lựa chọn Cá-nhân

Nhiều ngàn xã hội đã tồn tại, hầu hết trong số đó bây giờ đã tuyệt chủng. Chúng đã thấm nhuần các chuẩn mực đa dạng rộng liên quan đến sự bình đẳng giới và hành vi sinh sản. Một số xã hội nông nghiệp đã cổ vũ việc có nhiều con, trong khi những xã hội khác nhấn mạnh sự đầu tư cao hơn vào ít con hơn. Nhưng tất cả các xã hội tiền-công nghiệp sống sót lâu, đã cổ vũ các tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ sinh của các xã hội thu nhập-cao ngày nay rất nhiều. Các xã hội tiền-công nghiệp đã khuyến khích các tỷ lệ sinh cao bởi vì chúng đối mặt với tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao và ước lượng tuổi thọ thấp, khiến cho cần thiết tạo ra số con lớn nhằm để thay thế dân cư. Ngay cả các xã hội Tây Âu (mà nhấn mạnh sự đầu tư cao hơn vào số con ít hơn), đã sinh sáu đến tám con trên phụ nữ.7 Trong sự tương phản nổi bật, các xã hội Tây Âu đương thời bây giờ chỉ sinh từ 1,1 đến 1,9 con trên phụ nữ.

Các nhân tố kinh tế tăng cường xu hướng cho các xã hội nông nghiệp để có các tỷ lệ sinh cao: việc có nhiều con đã là có lợi về mặt kinh tế, nhưng khi sự phát triển tiếp diễn, việc có nhiều con trở thành một trách nhiệm kinh tế.

Không phải tất cả các xã hội tiền-công nghiệp đã khuyến khích các tỷ lệ sinh cao. Từ thời Kinh thánh đến thế kỷ thứ hai mươi, một số xã hội (như những người Shaker) đã đòi hỏi sống độc thân – nhưng các xã hội này đã biến mất. Hầu như tất cả các xã hội mà sống sót như các quốc gia độc lập ngày nay, đã khắc sâu các vai trò giới và các chuẩn mực sinh sản khuyến khích các tỷ lệ sinh đẻ cao. Theo đó, công chúng của mọi xã hội thu nhập thấp hay thu nhập trung bình thấp được bao gồm trong các Khảo sát giá trị – không có ngoại lệ duy nhất nào – đều đặt sự nhấn mạnh tương đối mạnh đến các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản. Các chuẩn mực này khuyến khích phụ nữ nhường lại các vai trò lãnh đạo cho đàn ông và cống hiến hết mình cho việc mang thai và nuôi nấng con. Chúng cũng bêu xấu bất kể hình thức nào của hành vi tình dục mà không liên kết với sự sinh sản, như sự đồng tính dục, sự phá thai, sự ly thân hay sự thủ dâm.

Trong một số nước con gái hay bà góa của các vua, từ Cleopatra đến Ekaterina Đại đế, đã có thể thừa kế ngai vàng, với một phụ nữ cai trị đất nước trong khi các phụ nữ còn lại đã là các công dân hạng-hai. Bởi vì dính đến số bé tẹo của phụ nữ, việc này đã có một tác động không đáng kể lên mức sinh con của xã hội, làm cho nó tương thích với các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản truyền thống. Gần đây hơn nhiều, các phong trào quyền bỏ phiếu của phụ nữ đã nổi lên, với phụ nữ giành được quyền bỏ phiếu khoảng năm 1920 trong các nền dân chủ về mặt lịch sử là Tin Lành và khoảng 1945 trong các nền dân chủ về mặt lịch sử là Công giáo. Đấy đã là một tiến bộ lớn, nhưng việc cho phép phụ nữ bỏ phiếu mỗi lần trong vài năm đã vẫn có ít tác động lên các tỷ lệ sinh. Các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản truyền thống đã bắt đầu xói mòn rõ rệt trong các năm 1960 và 1970 khi các nhóm sinh sau chiến tranh đầu tiên trở thành xác đáng về mặt chính trị.

Sự an toàn tồn tại Tăng lên và sự Thay đổi Văn hóa

Sự sống sót đã trở nên ngày càng an toàn. Ước lượng tuổi thọ, thu nhập và sự đến trường học đã tăng lên từ 1970 đến 2010 trong mọi khu vực của thế giới.8 Sự nghèo, sự mù chữ và tỷ lệ tử vong đang giảm trên toàn cầu.9 Và chiến tranh, tỷ lệ tội phạm và bạo lực đã giảm đột ngột trong nhiều thập niên.10

Thế giới bây giờ đang trải nghiệm thời kỳ dài nhất mà không có chiến tranh giữa các cường quốc lớn trong lịch sử thành văn. Việc này, cùng với các phép màu kinh tế hậu-chiến và sự nổi lên của nhà nước phúc lợi, đã tạo ra các điều kiện mà dưới đó một phần lớn của những người sinh ra kể từ 1945 ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Australia và New Zealand đã lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên, mang lại các sự thay đổi giữa thế hệ hướng tới các giá trị hậu-Duy vật và các giá trị Tự-thể hiện (như Chương 2 đã chứng minh). Hầu hết các xã hội không còn đòi hỏi các tỷ lệ sinh sản cao, mà đã rớt xuống đột ngột – nhất là trong các xã hội thu nhập-cao nơi tỷ lệ ước lượng tuổi thọ đã gần như tăng gấp đôi trong thế kỷ qua11 và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm xuống một phần ba mươi của mức 1950 của chúng.12 Trong nhiều năm, đã không còn cần cho phụ nữ để sinh sáu đến tám đứa con nữa nhằm để thay thế dân cư.

Nhưng các chuẩn mực văn hóa bén rễ sâu thay đổi chậm chạp. Hầu như tất cả các tín ngưỡng chính của thế giới nhấn mạnh các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản – và chúng làm rất mạnh mẽ. Các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản không được trình bày như các vấn đề của sự phán xét cá nhân. Chúng được cho là các giá trị tuyệt đối, sự vi phạm chúng sẽ đem lại sự nguyền rủa muôn đời. Đã là cần để làm cho các sự trừng phạt văn hóa này mạnh mẽ bởi vì các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản đòi hỏi người dân đè nén các thôi thúc tự nhiên mạnh. “Các Con sẽ không phạm tội ngoại tình” đi ngược lại các mong muốn bén rễ sâu; đòi hỏi phụ nữ dành đời họ cho việc mang thai và sự nuôi nấng con kéo theo những hy sinh to lớn; và xác định sự đồng tính dục như hành vi tội lỗi, phi-tự nhiên áp đặt sự tự kìm-nén nghiêm khắc và sự căm ghét những người đồng tính dục.

Các chuẩn mực này không còn cần nữa cho sự sống sót xã hội, nhưng các giá trị bén rễ sâu kháng cự sự thay đổi. Tuy nhiên, hiện đại hóa mang lại các mức an toàn kinh tế và thân thể cao.13 Những người lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên, làm cho họ ngày càng cởi mở với các ý tưởng mới. Như các Chương 3 và 4 đã chứng minh, các giá trị Tự-thể hiện – mà gồm sự khoan dung đồng tính dục – đã trở nên phổ biến trong các xã hội với các điều kiện sống an toàn.

Lý thuyết Hiện đại hóa Tiến hóa

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa cho rằng mức độ mà người dân trải nghiệm các mối đe dọa đối với sự sống sót của họ có các tác động tỏa khắp lên các chuẩn mực văn hóa của xã hội của họ. Các phép màu kinh tế hậu-chiến và các nhà nước phúc lợi của Tây Âu đã dẫn đến sự nổi lên của một thế hệ phần lớn hậu-Duy vật được sinh ra sau 1945, nhưng thế hệ này đã không trở nên rõ rệt về mặt chính trị cho đến 20 năm muộn hơn, khi họ đạt tuổi trưởng thành – đóng góp cho thời đại phản kháng sinh viên của cuối các năm 1960 và các năm 1970. Tại điểm đó, đã có một khoảng cách khổng lồ giữa các giá trị của nhóm sinh hậu-chiến đầu tiên này và tất cả các nhóm tuổi già hơn.

Nhưng những người 20-tuổi cuối cùng trở thành những người 30-tuổi và rồi 40-tuổi và rồi 50-tuổi. Khi các nhóm sinh hậu-chiến thay thế các nhóm tuổi già hơn, các giá trị của họ lan ra từ từ. Ngày nay, các chuẩn mực xã hội của Tây Âu là khác sâu sắc với các chuẩn mực của 1945. Trong 1945, sự đồng tính dục đã vẫn là tội phạm trong hầu hết các nước Tây Âu; bây giờ nó là hợp pháp trong hầu như tất cả các nước đó. Sự đi nhà thờ đã giảm đầy kịch tính, các tỷ lệ sinh sản đã sụt xuống dưới mức thay thế, và phụ nữ đã giành được các chức vụ chính trị cao. Nhưng đã có một độ trễ 40 đến 50 năm giữa sự bắt đầu của các điều kiện thuận lợi cho các thay đổi này, và thời điểm khi các giá trị mới được xã hội như một toàn bộ chấp nhận.

Độ trễ thời gian dài giữa lúc bắt đầu của các điều kiện thuận lợi cho các thay đổi văn hóa bén rễ sâu và thời gian khi chúng biến đổi một xã hội có nghĩa rằng tình trạng kinh tế xã hội hiện thời không giải thích các thay đổi văn hóa hiện thời. Sự thay đổi giữa thế hệ đối với các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân ở các nước Tây phương bây giờ đã đạt đủ đà mà có vẻ không chắc tự đảo ngược mình. Nhưng, như chúng ta đã thấy, các nước này hiện đang trải nghiệm sự trì trệ kinh tế, sự bất bình đẳng tăng lên và thất nghiệp cao, mà thường được đổ cho sự nhập cư ồ ạt. Nhiều người nhập cư gần đây là những người Islamic và sự thù địch đối với họ bị làm cho trầm trọng thêm bởi chủ nghĩa khủng bố Islamic được công bố rầm rộ. Ngày nay, phụ nữ và những người đồng tính không có vẻ đe dọa, nhưng những người di cư Muslim thì có vẻ. Do đó, trong các năm gần đây, các đảng dân túy vị chủng (ethnocentric populist) đã giành được các phần phiếu chưa từng thấy trong các cuộc bầu cử quốc gia. Rõ ràng, không phải mọi khía cạnh của sự thay đổi văn hóa đang di chuyển với cùng nhịp độ.

Trong các xã hội tiền-công nghiệp, sự khoan dung về sự phá thai, sự đồng tính dục và sự ly dị vẫn cực kỳ thấp và các áp lực tuân thủ ngăn cấm mọi người khỏi sự bày tỏ sự khoan dung. Tại Ai Cập, thí dụ, 99 phần trăm công chúng lên án sự đồng tính dục trong các kháo sát gần đây – mà có nghĩa rằng ngay cả những người đồng tính đã lên án sự đồng tính dục.

Nhưng sự thay thế dân cư giữa thế hệ đã từ từ làm cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân ngày càng có thể chấp nhận được trong các xã hội thu nhập-cao – ban đầu giữa các sinh viên và rồi giữa xã hội như một toàn bộ. Một điểm lật, nơi qua điểm thịnh hành thay đổi từ sự bác bỏ sang sự chấp nhận các chuẩn mực mới, đang tới và thay cho ngăn cấm các thái độ khoan dung, chủ nghĩa tuân thủ và tính mong muốn xã hội bắt đầu cổ vũ chúng. Khi các thái độ trở nên khoan dung hơn, những người đồng tính ra mặt. Số tăng lên của những người nhận ra rằng vài trong số những người họ biết và thích là những người đồng tính, khiến họ trở thành khoan dung hơn – cổ vũ nhiều người đồng tính hơn ra mặt, trong một vòng phản hồi dương.14

Nói vắn tắt, khi một xã hội đạt các mức an toàn tồn tại cao và người dân lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên, các sự thay đổi văn hóa nhanh có thể xảy ra – nhưng điều này xảy ra với một sự trễ thời gian vài thập kỷ giữa khi các điều kiện an toàn nổi lên đầu tiên, và khi các chuẩn mực mới trở nên chiếm ưu thế.

Các Giả thuyết

Lý thuyết này tạo ra các giả thuyết sau đây:

Giả thuyết 1. Có một hội chứng của chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, trong đó các công chúng của một số xã hội tán thành một bộ cố kết của các chuẩn mực Ủng hộ sinh sản truyền thống, trong khi các công chúng của các xã hội khác ủng hộ một bộ của các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân liên quan đến sự bình đẳng giới và sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục. Sự ủng hộ hay phản đối các thành phần khác nhau của hội chứng này đi cùng nhau.

Giả thuyết 2. Các mức an toàn tồn tại cao là thuận lợi cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Các công chúng của các xã hội với GDP trên đầu người cao, ước lượng tuổi thọ cao và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp (ba chỉ báo về sự an toàn tồn tại được sử dụng ở đây) sẽ chắc có khả năng để ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân hơn các công chúng với các mức thấp. Tương tự, bên trong các nước cho trước, các tầng lớp an toàn nhất sẽ chắc có khả năng nhất để ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân.

Giả thuyết 3. Trong 50 năm qua, các mức an toàn tồn tại đã tăng lên đáng kể trong các nước đã phát triển, tạo ra các sự khác biệt lớn giữa các giá trị của các nhóm tuổi trẻ hơn và các nhóm tuổi già hơn. Vì thế, khi các nhóm tuổi trẻ hơn thay thế các nhóm tuổi già hơn, chúng ta sẽ quan sát một sự thay đổi giữa thế hệ từ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản sang các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân.

Giả thuyết 4. Bởi vì sự thay đổi này phản ánh mức an toàn tồn tại thịnh hành trong các năm trước-tuổi trưởng thành của những người sinh ra vài thập niên trước, bộ tiên đoán mạnh nhất về mức ủng hộ cho các giá trị mới của một xã hội sẽ không là mức hiện tại của GDP trên đầu người, ước lượng tuổi thọ và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, mà là các mức đã thịnh hành vài thập niên trước.

Giả thuyết 5. Mặc dù sự thay thế dân cư giữa thế hệ kéo theo các độ trễ thời gian dài, sự thay đổi văn hóa có thể đạt một điểm lật tại đó các chuẩn mực mới được cảm nhận như chiếm ưu thế. Các tác động đáng mong muốn xã hội khi đó đảo cực: thay cho việc làm trễ các thay đổi liên kết với sự thay thế dân cư giữa thế hệ, chúng tăng tốc các thay đổi đó – đem lại sự thay đổi văn hóa nhanh.

Giả thuyết 6. Khi chúng trở nên chiếm ưu thế, các chuẩn mực mới có thể có các hệ quả lớn mức-xã hội, như các hạn ngạch giới trên các danh sách bầu cử, hay sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Dữ liệu và các Phương pháp

Chúng tôi kiểm định các giả thuyết này đối lại dữ liệu từ các Khảo sát giá trị, mà phủ dải đầy đủ của sự phát triển kinh tế, gồm 22 nước thu nhập-thấp, 29 nước thu nhập trung bình-thấp, 20 nước thu nhập trung bình cao và 28 nước thu nhập-cao, như được World Bank phân loại trong năm 2000 (các nước này được liệt kê trong phụ lục A3.1).15

Các Khảo sát giá trị cũng phủ tất cả các vùng văn hóa chính, gồm các nước đông dân nhất trong mỗi nhóm. Các câu hỏi được phân tích ở đây được hỏi theo dạng đồng nhất trong các đợt kế tiếp của các khảo sát này.

clip_image002

Hình 5.1 Sáu khía cạnh của sự khoan dung, theo mức phát triển kinh tế.

Tỷ lệ phần trăm bày tỏ các quan điểm khoan dung về chủ đề cho trước. Hành văn câu hỏi được thấy trong Bảng 5.1.

Các câu hỏi liên quan đến sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục được đo trên các thang 10-điểm, với các điểm 6 qua 10 được mã hóa như khoan dung. Các câu hỏi liên quan đến sự bình đẳng giới có các câu trả lời khoan dung và bất khoan dung. Các nước được bao gồm trong mỗi loại được liệt kê trong phụ lục A3.1.

Biến phụ thuộc của chúng ta là các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Mặc dù sự thay đổi giá trị xảy ra ở mức cá nhân, chúng ta trước hết quan tâm đến việc này dẫn thế nào đến những thay đổi mức xã hội. Sự thay đổi giá trị không tự động thay đổi các luật và các định chế của một xã hội, nhưng nó có làm cho các sự thay đổi như vậy ngày càng chắc có khả năng. Sự thay đổi văn hóa mức cá nhân dẫn đến sự thay đổi mức xã hội theo hai cách: thứ nhất, các elite và các định chế dân chủ nhất thiết sẵn sàng đáp lại các sở thích quần chúng, nhưng ngay cả các nhà lãnh đạo chuyên quyền là không được miễn nhiễm với chúng. Hơn nữa, bởi vì các elite đã lớn lên bên trong một xã hội cho trước, trong dài hạn họ có khuynh hướng phản ánh các chuẩn mực thịnh hành của các xã hội đó.

Đôi khi được gợi ý rằng việc tổng hợp (aggregating) dữ liệu mức-cá nhân lên mức xã hội bằng cách nào đó bị hư hỏng. Diễn giải này là sai lầm. Hơn 60 năm trước, trong bài báo kinh điển của ông về ngụy biện sinh thái (ecological fallacy), Robinson đã chỉ ra rằng các mối quan hệ giữa hai biến ở mức cá nhân không nhất thiết là như nhau như các mối quan hệ ở mức tổng hợp (aggregate).16 Đấy là một sự thấu hiểu quan trọng, nhưng nó không có nghĩa rằng việc tổng hợp là sai – nó đơn giản có nghĩa rằng ta không thể cho rằng một mối quan hệ là đúng ở một mức cũng đúng ở mức kia. Các nhà khoa học xã hội đã tổng hợp dữ liệu mức-cá nhân để xây dựng các chỉ số (index) mức-quốc gia như các tỷ lệ sinh sản từ lâu đến mức chúng có vẻ quen thuộc và chính đáng – nhưng chúng không chính đáng hơn dữ liệu chủ quan được tổng hợp. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của nó là một thuộc tính quan trọng mức-quốc gia của bất kể nước nào – nhưng tất cả sự sống hay chết được các cá nhân thực hiện. Tương tự, sự bất bình đẳng thu nhập là một biến mức-quốc gia hợp lệ và có ý nghĩa, mặc dù nó dựa vào thu nhập của các cá nhân.

Bảng 5.1 Các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản vs. các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân

(Phân tích nhân tố thành phần chính)

Câu trả lời:

Hệ số tải

Sự đồng tính dục chẳng bao giờ được biện minh

–0,90

Khi các việc làm là khan hiếm, đàn ông có nhiều quyền tới một việc làm hơn phụ nữ

–0,89

Sự ly dị chẳng bao giờ được biện minh

–0,89

Về toàn bộ, đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà làm

–0,88

Sự phá thai chẳng bao giờ được biện minh

–0,80

Một sự giáo dục đại học là quan trọng cho một con trai hơn cho một con gái

–0,78

Các số điểm dương [âm] cao cho biết sự ủng hộ cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân [các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản].

Nguồn: dữ liệu mức-quốc gia từ 80 nước bao gồm trong các Khảo sát Giá trị.

Trong chương này, các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân được đo ở cả mức cá nhân và mức xã hội. Chúng ta tình cờ tìm thấy các mối quan hệ nhân quả tương tự ở cả hai mức: các cá nhân tự do an toàn và các nước tương đối an toàn xếp hạng cao nhất trên các chuẩn mực này. Nhưng bởi vì chương này tập trung vào sự thay đổi văn hóa dẫn tới các thay đổi chính trị xã hội như thế nào, các phân tích chủ chốt của chúng ta được thực hiện ở mức xã hội.

Bảng 5.1 cho thấy một phân tích nhân tố mức-quốc gia mà chứng minh rằng ba câu hỏi liên quan đến sự chấp nhận sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục và các câu trả lời cho ba câu hỏi liên quan đến sự chấp nhận sự bình đẳng giới có một xu hướng mạnh để đi với nhau. Hệ số tải nhân tố (factor loading) của mỗi câu hỏi cho thấy các câu trả lời cho câu hỏi đó tương quan mạnh thế nào với một chiều cơ bản Ủng hộ-sinh sản versus lựa chọn-Cá nhân. Hệ số tải quanh 0,90 cho biết rằng chúng đi với nhau trong một mối quan hệ hầu như một-một. Các công chúng của một số xã hội có khuynh hướng thuận lợi mạnh mẽ cho sự bình đẳng giới và tương đối khoan dung với sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục, trong khi các công chúng của các xã hội khác có khuynh hướng có các thái độ không tán thành đối với tất cả sáu câu hỏi. Bởi vậy, chúng tôi sử dụng các câu trả lời cho sáu câu hỏi này để đo mức độ mà một xã hội (hay một cá nhân) ủng hộ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản truyền thống hay các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân.17

Biến độc lập then chốt của chúng tôi là một index về sự An toàn Tồn tại (Existential Security), dựa vào số điểm nhân tố từ một phân tích các thành phần chính (PCA) của các mức ước lượng tuổi thọ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và GDP/đầu người của mỗi nước.18 Chúng cũng đề cập đến một chiều duy nhất, cho thấy các hệ số tải 0,97, –0,97 và 0,90 một cách tương ứng trong năm 1960. Dữ liệu ngang-quốc gia đáng tin cậy là sẵn có kể từ 1960, cho phép chúng tôi xây dựng index này ở các điểm thời gian khác nhau.

Mặc dù những người nhấn mạnh các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân cũng có khuynh hướng nhấn mạnh các giá trị hậu-Duy vật, sự thay đổi từ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản sang lựa chọn-Cá nhân cho thấy hành vi phân biệt và đang di chuyển với một nhịp độ nhanh hơn nhiều so vối sự thay đổi từ các giá trị Duy vật sang hậu-Duy vật.19

Phân tích Kinh nghiệm và các Phát hiện

Giả thuyết 1. Tồn tại một hội chứng của các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, trong đó các công chúng của một số xã hội tán thành các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản truyền thống, trong khi công chúng của các xã hội khác ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân liên quan đến sự bình đẳng giới và sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục.

Như Bảng 5.1 chứng minh, sự chấp nhận hay bác bỏ tất cả sáu chỉ báo về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân đi cùng nhau, với các công chúng của một số xã hội là tương đối thuận lợi cho sự bình đẳng giới, sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục, trong khi công chúng của xã hội khác bác bỏ chúng. Một chiều nổi lên, với các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản và các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân ở các cực đối lập.

Giả thuyết 2. Các mức an toàn tồn tại cao là thuận lợi cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân.

Như Hình 5.1 chứng minh, các công chúng của các nước thu nhập-cao chắc có khả năng hơn rất nhiều công chúng của các nước thu nhập-thấp để giữ thái độ khoan dung đối với tất cả sáu chỉ báo của các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Tính trung bình ngang sáu khoản, trong các nước thu nhập-thấp chỉ 38 phần trăm công chúng có thái độ khoan dung, so với 80 phần trăm trong các nước thu nhập-cao.20 Các phát hiện này xác nhận giả thuyết rằng các mức an toàn tồn tại cao là thuận lợi cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân – nhưng trước khi kiểm định giả thuyết này chắc chắn hơn, hãy để chúng tôi thăm dò một đặc trưng then chốt của biến độc lập chính của chúng tôi, sự an toàn tồn tại:

Giả thuyết 3 cho rằng, trong chừng mực các xã hội đã đạt các mức an toàn tồn tại cao, sự ủng hộ cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân sẽ trở nên phổ biến hơn theo thời gian. Điều này quả thực đã xảy ra, như Hình 5.2 chứng minh. Sự ủng hộ cho các chuẩn mực này đã tăng tại 40 trong số 58 nước mà chúng ta có dữ liệu chuỗi-thời gian ít nhất mười năm – và, phù hợp với khẳng định rằng các thay đổi này liên kết với sự an toàn tồn tại, nó đã tăng ở 23 trong 24 nước thu nhập-cao, với một trường hợp lệch lạc (Italy) cho thấy chỉ một sự giảm rất nhỏ.

clip_image004

Sự thay đổi số điểm trung bình về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân 3 thang, từ khảo sát sớm nhất đến muộn nhất

Hình 5.2 Những thay đổi trong các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân từ khảo sát sớm nhất sẵn có đến khảo sát muộn nhất sẵn có trong tất cả các nước có chuỗi thời gian ít nhất mười năm.

Giả thuyết 3 cũng cho rằng bộ tiên đoán mạnh nhất về sự ủng hộ của một xã hội cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân sẽ không phải là mức hiện thời của nó về sự an toàn tồn tại (như được đo bằng GDP trên đầu người, ước lượng tuổi thọ và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh) mà là mức đã thịnh hành vài thập niên trước các chuẩn mực này được đo.

image

Hình 5.3 Tác động của mức an toàn tồn tại của một nước tại các điểm thời gian khác nhau lên sự tuân thủ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản vs. các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân khoảng năm 2009. Con số là tỷ lệ phần trăm của phương sai về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong khảo sát muộn nhất sẵn có mà được giải thích bởi số điểm của một nước về index an toàn tồn tại được đo trong năm cho trước.

Hình 5.3 so sách sức mạnh tiên đoán của mức an toàn tồn tại của một nước được đo tại các điểm thời gian khác nhau trước khảo sát trong đó các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân được đo (khoảng 2009).21 Hai số đo sớm nhất của chúng tôi – sự an toàn tồn tại trong 1960 và 1970 – là các bộ tiên đoán mạnh nhất của các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân khoảng 2009 (mỗi bộ tiên đoán giải thích hầu như 70 phần trăm của biến thiên ngang-quốc gia). Ngạc nhiên như nó có thể có vẻ – nhưng như Giả thuyết 3 tiên đoán – các số đo sớm hơn nhiều này giải thích nhiều phương sai hơn sự an toàn tồn tại được đo trong 1980, 1990, 2000 hay tại thời gian khảo sát giải thích. Điều này thật đáng chú ý. Bình thường, phiên bản mạnh nhất của một bộ tiên đoán là bộ được đo ngay trước biến phụ thuộc.22 Như thế, các ý định bỏ phiếu được đo một tuần trước một cuộc bầu cử thường là các bộ tiên đoán mạnh của sự bỏ phiếu thực tế hơn các ý định bỏ phiếu được đo một tháng trước bầu cử – mà là một bộ tiên đoán mạnh hơn các ý định bỏ phiếu sáu tháng hay một năm trước cuộc bầu cử. Như Silver chứng minh, nếu một khảo sát được thực hiện một năm trước cuộc bầu cử cho thấy rằng một ứng viên Thượng viện Hoa Kỳ có một sự dẫn trước năm điểm trước các đối thủ của mình, thì xác suất để ứng viên đó sẽ thực sự thắng chỉ tốt hơn xác suất tung đồng xu ngẫu nhiên một chút.23 Nhưng khi khảo sát đến gần cuộc bầu cử hơn, sức mạnh tiên đoán của nó trở nên mạnh hơn một cách vững chắc. Một khảo sát được thực hiện một tuần trước bầu cử cho thấy cùng năm điểm dẫn trước có một likelihood (khả năng) 89 phần trăm tiên đoán chính xác kết quả, và một khảo sát được tiến hành một ngày trước bầu cử có một likelihood 95 phần trăm là chính xác. Thời gian trễ thích hợp phụ thuộc vào chủ đề được thăm dò, nhưng các độ trễ nhiều hơn một năm là lạ.24

Ở đây, bộ tiên đoán mạnh nhất của chúng ta về sự chấp nhận các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong 2009 của một công chúng, là một index an toàn tồn tại dựa vào Ước lượng tuổi thọ, Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và GDP trên đầu người của nước của họ gần 50 năm trước biến phụ thuộc. Vì sao?

Chúng ta đang đề cập đến các chuẩn mực văn hóa bén rễ sâu đặc biệt được thiết lập rồi trong thời Kinh thánh và cho thấy ít sự thay đổi trong nhiều thế kỷ. Cách tiếp cận phân tích chuỗi thời gian thông thường, trong đó sự thay đổi trên biến phụ thuộc được tiên đoán bởi những thay đổi sớm hơn một chút trong các biến độc lập là không thích hợp ở đây, vì biến phụ thuộc – các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân – liên kết với các truyền thống tôn giáo và văn hóa kháng cự mạnh mẽ sự thay đổi và phần lớn thay đổi qua sự thay thế dân cư giữa thế hệ. Sự nổi lên của các mức tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp và các mức ước lượng tuổi thọ và an toàn kinh tế cao trong 1960 đã thuận lợi cho sự thay đổi trong các chuẩn mực này – nhưng nó cần hàng thập niên để cho tác động của chúng trở nêm rõ ràng ở mức xã hội.

image

Hình 5.4 Tác động của sự an toàn tồn tại được đo tại các điểm thời gian khác nhau, lên tính sùng đạo và lên các Giá trị Duy vật/hậu-Duy vật được đo trong khảo sát muộn nhất sẵn có. Tầm quan trọng của Chúa và các giá trị hậu-Duy vật được đo trong khảo sát sẵn có muộn nhất cho mỗi nước (năm trung vị là 2008), trong 96 và 94 nước một cách tương ứng.

Tất cả ba thành phần của index an toàn tồn tại cho thấy cùng hình mẫu lạ này: các số đo gần đây của ước lượng tuổi thọ (và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và GDP/trên đầu người) có một tác động yếu hơn nhiều lên sự chấp nhận các chuẩn mực mới điều chỉnh sự bình đẳng giới và hành vi sinh sản so với các số đo sớm hơn – với các mức đã tồn tại trong 1960 hay 1970 giải thích nhiều phương sai hơn rất nhiều trong các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong năm 2009, so với các số đo gần đây hơn.

Điều này cũng đúng về tính sùng đạo (như được đo bởi tầm quan trọng được cảm nhận của Chúa trong đời sống của người ta). Tính sùng đạo là một trong tất cả những thái độ quần chúng bén rễ sâu nhất và rất khó thay đổi. Lần nữa ở đây, sự an toàn tồn tại trong 1960 hay 1970 là một bộ tiên đoán mạnh hơn đáng kể của tính sùng đạo trong 2009, so với sự an toàn tồn tại trong 2000 hay 2008, như Hình 5.4 chứng minh.

Điều này cũng đúng về các giá trị hậu-Duy vật. Sự an toàn tồn tại trong 1960 hay 1970 giải thích khoảng hai lần nhiều hơn của phương sai trong mức Chủ nghĩa hậu-Duy vật của một nước trong khảo sát mới nhất (khoảng 2010), như sự an toàn tồn tại trong 2000 hay 2008 giải thích, như Hình 5.4 cũng chứng minh. Các giá trị này phản ánh mức an toàn đã thịnh hành trong các năm trước-tuổi trưởng thành của một nhóm sinh cho trước.25

Một bài báo gần đây đã kiểm định giả thuyết rằng các mức an toàn tồn tại cao là thuận lợi cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, sử dụng phân tích hồi quy – một kỹ thuật thống kê được thiết kế để giúp chọn ra cái nào gây ra cái nào.26 Các kết quả của các phân tích này ủng hộ Giả thuyết 2, cho biết rằng mức an toàn tồn tại của một xã hội trong 1970 giải thích đầy đủ 65 phần trăm của sự biến thiên ngang-quốc gia trong sự chấp nhận các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân khoảng 2009 của nó. Các phát hiện cũng cho thấy rằng các giá trị hậu-Duy vật giải thích phương sai thêm về sự ủng hộ cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Các ưu tiên giá trị hậu-Duy vật nổi lên nếu người ta lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Chúng đề cập đến các khía cạnh của sự an toàn tồn tại, như các tỷ lệ bạo lực giảm sút mà không được thâu tóm bởi index an toàn tồn tại của chúng tôi. Do đó, sự an toàn tồn tại trong 1970 cộng với mức các giá trị Duy vật/hậu-Duy vật của một quốc gia giải thích 73 phần trăm của biến thiên ngang-quốc gia về sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Vì hầu như tất cả các tôn giáo lớn đều thấm nhuần các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản, chúng ta kỳ vọng tính sùng đạo có một tác động âm lên các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Đúng thế: thêm tính sùng đạo vào phương trình làm tăng một cách khiêm tốn phương sai được giải thích, theo hướng âm được tiên đoán.

Bài báo này cũng sử dụng phân tích hồi quy đa-mức để kháo sát tỉ mỉ các tác động tương tác xuyên-mức của sự an toàn tồn tại với các biến mức-cá nhân. Nó tìm thấy rằng, trong khi giáo dục không có tác động nào lên sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong các nước với các mức an toàn tồn tại thấp, giáo dục có một tác động mạnh lên sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong các nước với các mức an toàn tồn tại cao. Nói cách khác, chúng ta không thể quy sự lên của các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân cho bản thân các mức giáo dục tăng lên tự chúng: trong các xã hội ít an toàn hơn, giáo dục có ít tác động – nhưng trong các nước với các mức an toàn tồn tại cao, giáo dục liên kết mạnh với sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Điều này gợi ý rằng các xã hội thu nhập-cao đã đạt một điểm lật nơi các chuẩn mực mới đã trở nên thịnh hành giữa các tầng lớp có giáo dục hơn. Các tác động tương tác khác cho biết rằng tính sùng đạo có một tác động (âm) mạnh hơn lên sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong các nước ít an toàn hơn, trong khi thu nhập và các giá trị hậu-Duy vật có các tác động mạnh hơn lên sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong các nước nhiều an toàn hơn. Nói cách khác, tôn giáo đóng một vai trò lớn trong củng cố các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản truyền thống trong các xã hội với các mức an toàn tồn tại thấp, nhưng từ từ mất sức mạnh của nó để làm vậy khi các xã hội đạt các mức an toàn cao. Ngược lại, cả thu nhập và các giá trị hậu-Duy vật có ít tác động lên các chuẩn mực chi phối các vai trò giới và hành vi sinh sản trong các xã hội ít an toàn hơn, nhưng có tác động tăng lên trong các xã hội với các mức an toàn tồn tại cao.

Cái gì gây ra các thay đổi này? Phân tích về các thay đổi trong sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân từ khảo sát sẵn có sớm nhất đến muộn nhất cho biết rằng mức an toàn tồn tại của một xã hội là bộ tiên đoán mạnh nhất duy nhất – tự nó, giải thích cho 40 phần trăm của sự thay đổi thuần.27 Mức các giá trị Duy vật/hậu-Duy vật của một nước cũng có một tác động đáng kể lên sự thay đổi về sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, và mức tính sùng đạo của môt nước cũng có một tác động (âm) đáng kể lên sự thay đổi về sự ủng hộ cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân.

Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một nước từ 1990 đến 2010 là một chỉ báo (indicator) thay đổi, nó không có một tác động đáng kể lên các sự thay đổi về sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân – thực ra, các tỷ lệ tăng trưởng cao liên kết âm với sự thay đổi sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Mặc dù nó có thể có vẻ ngạc nhiên, mức an toàn tồn tại của một nước là một bộ tiên đoán mạnh hơn về các sự thay đổi về sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân so với tỷ lệ gần đây của sự tăng trưởng kinh tế – mà thực sự chỉ theo hướng sai.

Bất chấp châm ngôn rằng chỉ sự thay đổi có thể giải thích sự thay đổi, bằng chứng kinh nghiệm rộng hơn xác nhận phát hiện này. Các nước thu nhập-cao chắc có khả năng để cho thấy sự ủng hộ tăng lên cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trên tất cả sáu chỉ báo lựa chọn-Cá nhân hơn các nước kém thịnh vượng hơn. Nhưng các nước với các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây đã ít có khả năng hơn để cho thấy sự ủng hộ tăng lên cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân so với các nước với các tỷ lệ tăng trưởng thấp: các mức kinh tế cao là một bộ tiên đoán tốt hơn của sự ủng hộ tăng lên cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân so với các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao.

Điều này là đúng bởi vì chúng ta đang đề cập đến các chuẩn mực bén rễ sâu đặc biệt. Sự thay đổi không bắt đầu cho đến khi đạt được một ngưỡng mức-an toàn-cao, và các kết quả trở nên rõ ràng muộn hơn nhiều, qua sự thay thế dân cư giữa thế hệ. Cuối cùng, tất nhiên, quá trình phản ánh sự thay đổi, vì sự đạt được ngưỡng này phản ánh nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế mà đóng góp cho các mức an toàn tồn tại cao. Sự thay đổi được gây ra bởi sự thay đổi. Nhưng các độ trễ thời gian dài đến mức trong thời gian quá độ (mà có thể là 50 năm hay hơn), mức an toàn tồn tại của một nước cung cấp một bộ tiên đoán chính xác hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế gần đây – hay những sự thay đổi gần đây về ước lượng tuổi thọ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, và GDP trên đầu người – của nó cung cấp.

Trong các thập niên gần đây, các nước thu nhập-thấp và thu nhập trung bình-thấp đã có các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của các nước thu nhập-cao rất nhiều: các nước với các tỷ lệ tăng trưởng cao nhất vẫn ở dưới ngưỡng mà tại đó người dân bắt đầu chấp nhận các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Điều này giải thích vì sao các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao gần đây tương quan âm với sự ủng hộ tăng lên cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân.

Khi sự ủng hộ cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân đạt một mức nơi ý kiến chi phối trong một môi trường xã hội cho trước trở nên ủng hộ lựa chọn-Cá nhân, thì nó có thể đảo cực của các hiệu ứng đáng mong muốn xã hội – tạo ra những sự thay đổi nhanh hơn nhiếu so với những thay đổi từ một mình sự thay đổi giá trị giữa thế hệ. Điều này là lạ.

Thí dụ, như chúng ta đã thấy trong Chương 2, sự thay đổi từ các giá trị Duy vật sang hậu-Duy vật chủ yếu là do sự thay thế dân cư giữa thế hệ. Mặc dù các thăng giáng ngắn hạn xảy ra, số điểm trung bình của một nhóm sinh cho trước trên index các giá trị Duy vật/hậu-Duy vật thay đổi rất ít từ ý kiến sớm nhất đến muộn nhất ngang một khoảng thời gian 38-năm. Nhưng giữa dân cư như một toàn bộ, đã có một sự thay đổi đáng kể hướng tới các giá trị hậu-Duy vật: số điểm trung bình trên index Duy vật/hậu-Duy vật đã tăng 30 điểm cho mẫu kết hợp sáu-quốc gia. Sự thay đổi này đã là do sự thay thế dân cư giữa thế hệ một cách áp đảo: bên trong một nhóm sinh cho trước, sự thay đổi thuần trung bình đã là một sự tăng chỉ 5 điểm.

Sự thay đổi từ các giá trị Duy vật sang hậu-Duy vật đã hầu như hoàn toàn được thúc đẩy bởi sự thay thế dân cư giữa thế hệ. Những sự thay đổi về tính sùng đạo cho thấy một hình mẫu tương tự. Mặc dù tính sùng đạo đã tăng lên trong hầu hết các nước nguyên-cộng sản, trong các thập niên gần đây nó đã giảm trong hầu hết các nước thu nhập-cao – và sự giảm sút này hầu như hoàn toàn phản ánh sự thay thế dân cư giữa thế hệ, như chương trước đã chứng minh.

imageHình 5.5 Các thay đổi trong các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân do sự thay thế dân cư giữa thế hệ, và do những thay đổi bên trong-lứa sinh, trong 14 xã hội thu nhập-cao. Dựa vào số điểm nhân tố trung bình trên các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân 3.

Nguồn: Values Surveys trong 14 nước thu nhập-cao được liệt kê trong Hình 6.2.

Các sự thay đổi về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân cho thấy một hình mẫu rất khác, như Hình 5.5 (dựa vào cùng 14 nước thu nhập-cao) chứng minh. Ở đây, các tác động của sự thay thế dân cư giữa thế hệ được tăng cường bởi những thay đổi lớn bên trong các lứa sinh cho trước – với mỗi nhóm tuổi đang trở nên ủng hộ đáng kể cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân trong 2009 hơn nó đã ủng hộ trong 1981.28 Mặc dù sự thay thế dân cư giữa thế hệ liên kết với một sự tăng 0,265 trên index các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, những sự thay đổi bên trong các lứa sinh cho trước giải thích cho một sự tăng còn lớn hơn với 0,435 điểm. Chúng ta không thể chứng minh rằng các sự thay đổi bên trong-lứa sinh này phản ánh những thay đổi về các hiệu ứng đáng mong muốn xã hội (mà là khó một cách cố hữu để đo vì chúng ngụ ý rằng người ta không thể chấp nhận giá trị bề ngoài của các phép đo của mình) nhưng sự giải thích này có vẻ hợp lý. Nếu đúng, nó xác nhận giả thuyết rằng những sự thay đổi nhanh cá biệt về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân đang xảy ra trong các xã hội thu nhập-cao bởi vì các áp lực tuân thủ đã đảo cực.

Bằng chứng lịch sử cũng gợi ý rằng điều này là thế. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2004, hôn nhân đồng giới đã không được nhiều người ưa chuộng đến mức, nhằm để tăng số người đi bầu giữa các nhà bảo thủ xã hội, các nhà chiến lược Cộng hòa đã đưa sự trưng cầu dân ý cấm hôn nhân đồng giới lên lá phiếu trong các bang dao động chủ chốt. Sự cấm đã được chuẩn y trong mỗi trường hợp. Suốt từ 1998 đến 2008, đã có 30 trưng cầu dân ý toàn bang tìm cách cấm hôn nhân đồng giới, và tất cả 30 cuộc đã thành công. Nhưng triều đã đột ngột đổi hướng. Trong 2012, đã có năm cuộc trưng cầu dân ý toàn bang mới về chủ đề, công chúng đã bỏ phiếu ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Trong các trường hợp gần đây, các tòa phúc thẩm nói chung đã đánh ngã các hạn chế về hôn nhân đồng giới và trong 2015 Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết rằng Hiến pháp bảo đảm một quyền cho hôn nhân đồng giới: thậm chí các thẩm phán già đã có vẻ cảm thấy rằng một sự thay đổi xã hội bước ngoặt đang xảy ra và đã muốn ở “bên đúng của lịch sử.”

Giả thuyết 6 cho rằng khi các chuẩn mực mới trở nên chi phối về mặt văn hóa chúng có các hệ quả lớn mức xã hội, như số tăng lên của các phụ nữ giành được các vị trí quyền lực, hay sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Sự phổ biến của các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân có thể mang lại những sự thay đổi mức xã hội quan trọng. Như Hình 5.6 chứng minh, pháp luật liên quan đến sự đồng tính dục liên kết chặt chẽ với mức độ mà các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân đã nổi lên giữa các công chúng cho trước. Thang được sử dụng ở đây trải từ số điểm “1” trong các nước nơi sự đồng tính dục có thể bị trừng trị với sự trừng phạt tử hình, đến một số điểm “8” trong các nước nơi hôn nhân đồng giới là hợp pháp. Các nước xếp hạng cao trên các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân chắc có khả năng hơn nhiều để chấp nhận luật pháp thuận lợi cho những người đồng tính dục (r = 0,79).

imageHình 5.6 Luật pháp quốc gia liên quan đến sự đồng tính dục trong 2012, theo sự chấp nhận công khai sự bình đẳng giới, sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục (r = 0,79). Dựa vào số điểm trung bình của nước trên index các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân 6-khoản. Luật pháp liên quan đến những người đồng tính trong 2012 được tải từ LGBT Portal (cực của thang gốc được đảo lại để làm cho số điểm cao phản ánh luật pháp khoan dung).

Thang: 1 = hình phạt tử hình cho sự đồng tính dục, 2 = hình phạt nặng, 3 = hình phạt tối thiểu, 4 = sự đồng tính dục là bất hợp pháp nhưng không được thực thi, 5 = các sự kết hợp (unions) đồng giới không được chấp nhận, 6 = hình thức nào đó của sự chung sống (partnership) đồng giới nhưng không phải hôn nhân, 7 = các sự kết hợp (union) đồng giới được thừa nhận nhưng không thực hiện, 8 = hôn nhân đồng giới được thực hiện. Không trường hợp sẵn có nào với mã 4 hay 6.

Có vẻ không chắc rằng tương quan mạnh này giữa các giá trị mức-quần chúng và pháp luật xã hội tồn tại bởi vì luật pháp định hình các giá trị. Hôn nhân đồng giới đầu tiên trở thành hợp pháp trong 2000, nhưng các giá trị có liên quan đã lan rộng trong hàng thập kỷ. Trong 2001 Hà Lan trải nghiệm một sự trào dâng đột ngột về hôn nhân đồng giới. Nguyên nhân gần nhất đã là sự thực rằng quốc hội Hà Lan đã vừa hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Nhưng nguyên nhân gốc rễ đã là sự thực rằng một sự thay đổi từ từ đã xảy ra trong thái độ của công chúng Hà Lan hướng tới sự đồng tính dục. Trong Khảo sát Giá trị 1981, hầu như một nửa những người Hà Lan đã bày tỏ không tán thành sự đồng tính dục (những người già đã ít khoan dung hơn những người trẻ rất nhiều) – nhưng những người Hà Lan đã khoan dung hơn bất kể công chúng khác nào được khảo sát. Trong hầu hết các nước, 75–99 phần trăm công chúng đã không tán thành sự đồng tính dục. Các thái độ này từ từ trở nên khoan dung hơn qua một sự thay đổi giá trị giữa thế hệ. Vào 1999, sự không tán thành giữa công chúng Hà Lan đã rớt xuống ít hơn một nửa mức 1981 của nó. Một năm sau, quốc hội Hà Lan đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, một số tăng lên của các nước khác đã mau chóng tiếp theo – tất cả các nước đó đã có các công chúng tương đối khoan dung.29

clip_image017

Số điểm trung bình về Số đo Trao quyền Giới của LHQ

Hình 5.7 Các mức xã hội của sự Trao quyền Giới, theo như sự ủng hộ quần chúng cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân (r = 0,87).

Như Hình 5.7 chứng minh, các nước xếp hạng cao về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân cũng có khuynh hướng xếp hạng cao về Số đo Trao quyền Giới của LHQ (phản ánh mức độ mà phụ nữ giữ các chức vụ cao trong đời sống chính trị, kinh tế và hàn lâm). Tương quan giữa index lựa chọn-Cá nhân sáu-khoản và số đo Trao quyền Giới của LHQ là 0,87. Những sự thay đổi lập pháp (như sự chấp nhận các hạn nghạch giới) có lẽ giúp hợp pháp hóa các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, nhưng lần nữa ở đây, các chuẩn mực cơ sở đã đang thay đổi trong 50 năm, Trong khi những sự thay đổi lập pháp là tương đối gần đây. Các thay văn hóa rõ ràng đã đi trước các thay đổi thể chế, và có vẻ đã đóng góp cho chúng.

Khẳng định rằng các định chế xác định văn hóa không đứng vững dưới ánh sáng của bằng chứng lịch sử, mà gợi ý rằng văn hóa và các định chế ảnh hưởng lẫn nhau, với sự thay đổi văn hóa đôi khi đi trước sự thay đổi thể chế.

Kết luận

Chúng tôi đã giả thuyết rằng các mức an toàn tồn tại cao đang đóng góp cho một sự thay đổi giữa thế hệ từ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản sang các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân, và bằng chứng từ ba thập kỷ qua cho thấy rằng các thay đổi này quả thực đã xảy ra. Một vài biến liên kết với sự an toàn tồn tại giải thích hầu hết biến thiên ngang-quốc gia về sự ủng hộ các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân – và chúng cũng giải thích hầu hết sự thay đổi về sự ủng hộ các mức chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân từ 1981 đến 2014. Mặc dù trong các nước thu nhập-cao, các tầng lớp có giáo dục và an toàn hơn chắc có khả năng nhất để giữ các chuẩn mực mới, bản thân giáo dục không thúc đẩy các thay đổi này: các chuẩn mực này không liên kết với giáo dục trong các nước thu nhập-thấp.

Mặc dù sự lên của các giá trị hậu-Duy vật và tầm quan trọng giảm sút của tôn giáo trong các nước thu nhập-cao đã chuyển động với nhịp độ của sự thay thế dân cư giữa thế hệ, các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân bây giờ đang lan ra nhanh hơn nhiều. Điều này có vẻ phản ánh một sự đảo ngược của các tác động tuân thủ liên kết với các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản giữa các công chúng của các xã hội thu nhập-cao.

Trong thế kỷ qua, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm đột ngột và ước lượng tuổi thọ tăng lên đã tạo ra các điều kiện nơi phụ nữ không còn dành cả đời họ để sinh và nuôi nấng số đông con nhằm để thay thế dân cư. Sự kiềm chế và sự tiết-dục liên kết với các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản truyền thống đã không còn cần cho sự sống sót xã hội nữa – và sự thay đổi tới các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân đã là thuận lợi cho các mức cao hơn của sự an lạc chủ quan, như Chương 8 sẽ chứng minh. Sau các độ trễ thời gian dài liên kết với sự thay thế dân cư giữa thế hệ, sự truyền bá của các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân có vẻ đã đạt một điểm lật nơi các áp lực tuân thủ đã đổi cực – hết sức tăng tốc độ thay đổi.

Nghiên cứu tương lai về sự thay đổi giá trị giữa thế hệ phải tính đến các độ trễ thời gian dài đáng chú ý giữa sự bắt đầu của các điều kiện thuận lợi cho các thay đổi mức-cá nhân và thời điểm tại đó chúng tạo ra các thay đổi mức-xã hội. Nó cũng phải điều tra kỹ các điều kiện mà dưới đó sự thay đổi giá trị không chuyển động với nhịp độ của sự thay thế thế hệ. Bằng chứng được xem xét ở đây gợi ý, nhưng không chứng minh, rằng sự thay đổi giá trị có thể đạt một điểm lật tại đó các áp lực tuân thủ đảo cực, tăng tốc những sự thay đổi mà một thời chúng đã làm trễ. Như Chương 9 chứng minh, tính bài ngoại cho thấy hình mẫu ngược lại: mặc dù các nhóm sinh trẻ hơn trong các nước thu nhập-cao ít bài ngoại hơn các nhóm sinh già hơn, tính bài ngoại đã không giảm trong nhiều nước thu nhập-cao – hình như bởi vì dòng chảy vào quy mô lớn của những người di cư và những người tỵ nạn, và mỗi sợ phổ biến – được kích động bởi sự đưa tin ồ ạt về các hoạt động khủng bố – rằng những người nước ngoài có thể là những kẻ khủng bố.

Sự thay đổi nhanh từ các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản sang các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân đã kích thích các phản ứng tiêu cực mạnh mẽ giữa các nhà bảo thủ xã hội trong nhiều nước. Trong bầu cử 2016 Donald Trump đã huy động các tình cảm bài ngoại và phân biệt giới tính để giành được chức Tổng thống Mỹ. Nhưng cơ sở xã hội cho thành phần phân biệt giới tính của những sự hấp dẫn như vậy có vẻ đang teo đi. Bằng chứng được xem xét ở đây gợi ý rằng, sau hàng thế kỷ ổn đinh, các chuẩn mực truyền thống liên quan đến sự bình đẳng giới và định hướng tình dục đang xói mòn nhanh chóng trong các xã hội thu nhập-cao, trong một sự thay đổi văn hóa mà đã bắt đầu biến đổi rồi sự lập pháp liên quan đến sự đồng tính dục và mức độ mà phụ nữ giữ các chức vụ quyền lực. Mặc dù bà đã không giành được chức Tổng thống, Hillary Clinton đã là phụ nữ đầu tiên thắng phiếu phổ thông bàu Tổng thống – với một độ chênh lệch gần ba triệu phiếu. Nếu giả như Hoa Kỳ hoạt động trên nguyên tắc một người, một phiếu, bà Clinton đã là Tổng thống.


* Chương này dựa vào Inglehart, Ponarin and Inglehart, 2017.

GHI CHÚ

Chương 5 Sự Thay đổi Văn hóa, Chậm và Nhanh: Quỹ đạo Phân biệt của các Chuẩn mực Chi phối Bình đẳng Giới và Định hướng Tình dục

1 Inglehart, 1990.

2 Nolan and Lenski, 2015

3 Norris and Inglehart, 2004.

4 Inglehart, 1990.

5 Lesthaeghe, Ron and Johan Surkyn, 1988. “Cultural Dynamics and Economic Theories of Fertility Change,” Population and Development Review, 141: 1–46.

6 Van de Kaa, Dirk J., 2001.“Postmodern Family Preferences: From Changing Value Orientation to New Behavior,” Population and Development Review 27: 290–331.

7 Broadberry, Stephen and Kevin H. O’Rourke (eds.), 2010. The Cambridge Economic History of Modern Europe: 1700–1870. Cambridge: Cambridge University Press.

8 Human Development Report, 2013. The Rise of the South: Human Progress in a Diverse World. New York: United Nations Development Programme.

9 Ridley, Matt, 2011. The Rational Optimist: How Prosperity Evolves. New York: Harper Perennial; Hughes, Barry B. and Evan E. Hillebrand, 2012. Exploring and Shaping International Futures. Boulder, CO: Paradigm Publishing.

10 Gat, Azar, 2006. War in Human Civilization. Oxford: Oxford University Press; Pinker, Steven, 2011. The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined. New York: Viking Press.

11 Prentice, Thomson, 2006. “Health, History and Hard Choices: Funding Dilemmas in a Fast-Changing World,” Nonprofit and Voluntary Sector Quarterly 37, 1: 63S–75S.

12 Singh, Gopal K. and Peter C. van Dyck, 2010. Infant Mortality in the United States, 1935–2007. Rockville, Maryland: US Department of Health and Human Services.

13 Đấy là một xu hướng dài hạn, nhưng nó chịu các giao động lớn trong đó sự an toàn tồn tại giảm xuống.

14 Inglehart and Welzel, 2005; Andersen, Robert and Tina Fetner, 2008. “Cohort Differences in Tolerance of Homosexuality,” Public Opinion Quarterly 72, 2: 311–330.

15 Dựa vào các phân loại của World Bank trong năm 2000, các nước thu nhập-thấp có một thu nhập trên đầu người trung bình 1.582$ (các ước lượng PPP) và một tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh trung bình 54,5 [trong 1.000 ca sinh]; các con số này tăng lên khi chúng ta chuyển qua các nước thu nhập trung bình và giữa các nước thu nhập-cao, thu nhập trên đầu người trung bình là 27.223$ và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 4,4.

16 Robinson, William, 1950. Ecological Correlations and the Behavior of Individuals. American Sociological Review 15, 3: 351–357.

17 Các index này là các số điểm nhân tố được tạo ra bởi phân tích trong Bảng 5.1. Một cấu trúc nhân tố tương tự tuy yếu hơn cũng tồn tại ở mức cá nhân. Chúng tôi dùng một index dựa vào các phân tích lắt cắt ngang tất cả sáu khoản, nhưng chúng tôi sử dụng một index ba-khoản dựa vào các khoản liên quan đến đồng tính dục, sự ly hôn và sự phá thai trong các phân tích chuỗi thời gian, vì nó cung cấp một chuỗi thời gian dài hơn (các khoản sau đã được bao gồm trong tất cả các khảo sát kể từ 1981, nhưng các khoản đo sự bình đẳng giới chỉ sẵn có từ 1995).

18 Dữ liệu về GDP/đầu người là từ Penn World Tables; dữ liệu về tuổi thọ kỳ vọng và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là từ World Health Organization.

19 Một chiều chính khác của biến thiên ngang văn hóa là các giá trị Truyền thống vs. Thế tục-duy lý, là không tương quan với chiều Sinh tồn vs. Tự-thể hiện và ít trung tâm hơn với phân tích này.

20 Trong các thập niên gần đây, các nước Tây Âu đã trải nghệm sự nhập cư quy mô lớn từ các nước thu nhập-thấp mà tương đối bất khoan dung với các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. Vì các chuẩn mực này kháng cự sự thay đổi, việc này đã đóng góp cho những căng thẳng sắc tộc và sự ủng hộ tăng lên cho các đảng bài ngoại ở các nước này.

21 Các kết quả được thấy ở đây dựa vào các phân tích hồi quy trong đó index an toàn tồn tại cho một năm cho trước đã là biến độc lập duy nhất. Index này dựa vào tuổi thọ kỳ vọng, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và GDP/đầu người của mỗi nước trong một năm cho trước. Các phân tích hồi quy sơ bộ sử dụng ba thành phần này một cách riêng rẽ cho thấy một hình mẫu tương tự, với dữ liệu từ các năm 1960 hay các năm 1970 giải thích nhiều phương sai trong các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân hơn các số đo muộn hơn giải thích (với index an toàn tồn tại giải thích còn nhiều phương sai hơn các thành phần của nó).

22 Traugott, Michael, 2001. “Trends: Assessing Poll Performance in the 2000 Campaign,” Public Opinion Quarterly 65, 3: 389–419; Lewis-Beck, Michael S., 2005. “Election Forecasting: Principles and Practice,” British Journal of Politics and International Relations, 7: 145–164.

23 Silver, Nate, 2015. The Signal and the Noise. New York: Penguin: 63.

24 Selig, James P., Kristopher J. Preacher and Todd D. Little, 2012. “Modeling Time-Dependent Association in Longitudinal Data: A Lag as Moderator Approach,” Multivariate Behavioral Research 47, 5: 697–716.

25 Inglehart, 1971.

26 Inglehart, Ronald F., Ronald C. Inglehart and Eduard Ponarin, 2017.“Cultural Change, Slow and Fast: The Distinctive Trajectory of Norms Governing Gender Equality and Sexual Orientation,” Social Forces (January) 1–28.

27 Inglehart, Inglehart and Ponarin, 2017: Table 5.

28 Số điểm trung bình về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân được tính cho mỗi nhóm sinh, như được đo trong khảo sát sớm nhất sẵn có (1981) và khảo sát muộn nhất sẵn có (2009). Cho mỗi trong năm lứa sinh cung cấp dữ liệu từ cả hai thời kỳ, sau đó chúng tôi tính hiệu số giữa số điểm của nó trong thời kỳ sớm nhất và số điểm của nó trong thời kỳ muộn nhất. Sự thay đổi tổng thể bên trong lứa sinh đại diện trung bình của các hiệu số này. Sự thay đổi do thay thế dân cư được tính bằng việc lấy hiệu số giữa số điểm trung bình tổng thể trong thời kỳ sớm nhất và thời kỳ muộn nhất, và sau đó trừ tác động bên trong nhóm-sinh.

29 Inglehart and Welzel, 2005.