Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes tới Kinh Tin Kính thời Philiphê Bỉnh – vài nhận xét thêm (phần 26C) (kỳ 3)

Nguyễn Cung Thông

Phụ Trương

Kinh Tin Kính của đạo Ki Tô tóm lược giáo lý, các tuyên xưng thường được đọc trong những buổi cầu nguyện/thánh lễ. Trong KTK ta thấy khái niệm về một Thượng Đế (Monotheism - người dựng nên trời đất), khái niệm về ba ngôi (Trinity, Chúa Cha, Chúa Thánh Thần và Chúa Con cùng một bản thể). KTK cũng lược kể lịch sử Chúa Giê Su từ thời Đức Mẹ đồng trinh Maria cho đến khi bị đóng đinh trên thánh giá, sống lại và phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tương phản với truyền thống đạo Phật, không đề cập đến người (nguồn) tạo ra thế giới (thành ra có người gọi PG là Non-theism). Thay vì chú trọng đến tha lực hay được cứu rỗi, PG chú trọng bốn chân lý[1] trong cuộc đời a) Khổ đế b) Tập đế c) Đạo đế và d) Diệt đế và dẫn đến sự tự cứu (tự lực) hay chuyển hóa ba nghiệp của mình, v.v. Thế giới ngày nay (2022) có nhiều biến động, và chưa bao giờ hết ta được hiểu thêm về lòng tin của đạo Hồi[2]: chỉ thờ thánh Allah duy nhất (không có thượng đế ngoài thánh Allah và Muhammad là vị Thiên Sứ của Ngài). Công nghệ thông tin hiện đại cũng cho ta tiếp cận các bản Kinh Tin Kính của đạo Ki Tô, đạo Phật, đạo Hồi ... dễ dàng hơn (ưu điểm) trong lịch sử con người, tuy nhiều thông tin như vậy thì cũng dễ sinh ra nhầm lẫn (khuyết điểm). Trong phạm vi giới hạn của bài này, người viết (NCT) chú trọng về cách diễn tả KTK (thứ nhất/KTK1) qua các dạng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ theo dòng thời gian. Do đó, phần văn bản (tài liệu luôn kiểm chứng được) trở nên rất quan trọng và vì vậy người đọc nên tham khảo chi tiết các tài liệu này trong khi đọc bài viết cho dễ cảm thông hơn. Bài này không bàn về nguồn gốc của các bản KTK1 và KTK2 trong lịch sử hình thành các giáo hội Ki Tô.

1. Kinh Tin Kính (Đàng Ngoài) trích từ cuốn "Chrestomathie annamite” (Quảng Tập Viêm Văn) của Edmond Nordemann (in năm 1898). Bản kinh này có tất cả 158 chữ. So sánh với bản KTK của Philiphê Bỉnh (157 chữ) thì chỉ có khác ở hai chỗ (a) Tôi tin có phép Phi Ri Tô San Tô > Tôi tin nhân phép Phi Ri Tô Sang Tô (đổi có thành nhân) (b) Tôi tin Phi Ri Tô San Tô > Tôi tin kính Phi Ri Tô Sang Tô (thêm chữ kính):

clip_image002

clip_image004

Để ý cách viết lời (trời), lọn (trọn). xinh (sinh), xống (sống), đanh (đinh) của bản KTK này (Đàng Ngoài), câu rút (Đàng Trong dùng thánh giá, cây thánh giá).

2. Kinh Tin Kính trích từ Sách Các Phép (LM Halario[3] de Jesu - khoảng 1736), có 144 chữ (không kể hai chữ chớ gì ~ A Men ở sau cùng). Nội dung bằng chữ quốc ngữ rất ít viết hoa và ngắt câu "Tôi tin có Deo cha có phép vô cŭ (cùng/NCT) là đứng (đấng/NCT) dựng nên mlời (trời/NCT) cùng đất và có Jesu chi ri xi tô một con người chúa chúng tôi là kẻ ở trong lòng mẹ bởi phi ri tô sang tô sinh ra bởi ma ri a đồng trinh chịu nạn chưng thì phông thi ô phi là tô chịu đóng đanh chịu chết cùng chịu táng đã xuống đến địa ngục ngày thứ ba đã sống lại bởi trong kẻ chết đã lên trên mlời ngự bên hữu Deo cha có phép vô cùng bởi đấy sẽ xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết tôi tin có phi ri tô sang tô th' (thánh viết tắt/NCT) i ghê ri ja ở khép (khắp/NCT) mọi nơi thiên hạ sự thông công các thánh phép tha các tội sự sống lại về xác thịt sự sống vô cùng - chớ gì". Đọc phần chữ quốc ngữ cho ta cảm tưởng là tác giả (Halario de Jesu) đã dịch trực tiếp từ tiếng La Tinh sang tiếng Việt, hay theo cú pháp của tiếng La Tinh chứ không theo cách viết tiếng Việt truyền thống.

image

3. Bản Nôm Kinh Tin Kính (LM Béhaine) - in năm 1774 dựa vào trang đầu - chụp từ thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch.32 trang 52r, 52v, 53r.

image

Bản KTK bản A (1774) bằng chữ quốc ngữ/NCT có 159 chữ không kể A Men: "Tôi tin kính Dêu cha o có phép tắc vô cùng dựng nên trời đất o tôi lại tin kính một con Dêu cha o Giê Su Khi Ri Xi Tô o là chúa chúng tôi o bởi phép đức chúa Xi Phi Ri Tô Sang Tô o mà Người xuống thai o sinh bởi bà Ma Ri A đồng trinh o mà chịu nạn bởi Phong Xi Ô Phi La Tồ o khiến đóng đinh gác lên cây câu rút o chết mà bèn lấp o xuống địa ngục ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà lại sống o lên trời ngự bên hữu Dêu cha có phép tắc vô cùng o ngày sau bởi trời lại xuống phán xét cho kẻ sống và kẻ chết o tôi tin kính chúa Xi Phi Ri Sang Tô o tôi tin có Sang Ta o Y Kê Rê Xa o Ca Tô Li Ca o các thánh cùng thông công o tôi tin có tha tội o tôi tin thịt mình lại sống o tôi tin hằng sống vậy o A Men". Để ý các cách dùng thời LM Maiorica, Philiphê Bỉnh như Sang Ta Y Kê Rê Xa (Sancta Ecclesia, Béhaine/1772-1773) trở thành Hội Thánh (bản Nôm 1837, Taberd/1838), Dêu (Béhaine/1772-1773) trở thành Đức Chúa Trời (Taberd/1838), Xi Phi Ri Tô Sang Tô trở thành Thánh Thần, gần với tiếng Việt hiện đại.

4. Bản Nôm Kinh Tin Kính (LM Béhaine thảo năm 1774 ở trên) - tái bản[4] năm 1837 có 155 chữ (KTK bản B): "Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi lại tin kính Con Một Đức Chúa Cha là Đức Chúa Giê Su Khi Ri Xi Tô là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma Ri A đồng trinh mà chịu nạn bởi Phong Xi Ô Phi La Tô khiến đóng đinh trên cây Thánh giá, chết mà bèn lấp, xuống địa ngục, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh cùng thông công, tôi tin phép tha tội, tôi tin thịt mình ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy. A Men".

image

5. Đoạn đầu Kinh Tin Kính bằng chữ quốc ngữ chép tay của LM Philiphê Bỉnh - hoàn toàn ăn khớp[5] với bản Nôm: “Tôi tin kính Deo Cha hay blọn (trọn) vậy dựng nên blời (trời) đất … Spirito Santo … Igreja …” và “thánh Ma Ri A chịu thai mà sinh đẻ đồng trinh”. Ngoài ra phần này còn giải thích nguồn gốc của KTK. Hình chụp lại từ tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh còn lưu trữ tại thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch.9

clip_image020

clip_image022

clip_image024


[1] Tham khảo thêm bài viết "Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đề" cùng tác giả (NCT) trên trang này chẳng hạn https://thuvienhoasen.org/a4820/phuong-phap-giai-quyet-van-de-va-tu-dieu-de, v.v.

[2] Tổng số người theo đạo Ki Tô là 31.1%, theo PG là 6.6%, theo đạo Hồi là 24.9%, theo Ấn Độ giáo là 15.2% (thống kê năm 2020). Một số học giả cho rằng thế chiến thứ ba có thể xấy ra vì bất đồng quan điểm tôn giáo, một phần cũng do không hiểu rõ niềm tin (KTK) của các tôn giáo để rồi sinh ra hiềm khích, nhất là khi văn hóa ngôn ngữ bất đồng lại càng phóng đại sự cách biệt giữa các tôn giáo cùng cộng hưởng với ảnh hưởng kinh tế!

[3] Có tác giả ghi tên ông là là Hilario (td. GS Trần Văn Toàn) – xem bài viết liên hệ trên trang này chẳng hạn http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=97&ia=10136.

[4] Trích từ cuốn "Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ" Doãn Ninh/Lê Bảo Tịnh phiên âm và chú giải - 2001 (sđd).

[5] Điều này cho thấy khả năng rất cao là bản Nôm KTK được chép lại bởi chính LM Philiphê Bỉnh. Nếu hai bản Nôm và chữ quốc ngữ khác nhau thì vấn đề phải được xem lại cho thêm chính xác!